GIÀU NGHÈO
lượt xem 19
download
Giàu và nghèo là hai quan ni m đ i l p t x a cho t i nay. ệ ố ậ ừ ư ớ Và bất kỳ một thời đại nào? Một xã hội nào cũng đều có sự song hành giữa giàu và nghèo. Nhưng nếu nhìn qua thế giới phương Tây, thì chúng ta không nhận biết được sự khác biệt giữa giàu và nghèo. Nếu chúng ta đi sang Mỹ thì chúng ta sẽ không nhận thấy giàu và nghèo thể hiện qua bên ngoài. Nhìn qua thì ta thấy cuộc sống của họ hao hao giống nhau. Họ chỉ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÀU NGHÈO
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak GIÀU - NGHÈO Giàu và nghèo là hai quan niệm đối lập từ xưa cho tới nay. Và bất kỳ một thời đại nào? Một xã hội nào cũng đều có sự song hành giữa giàu và nghèo. Nhưng nếu nhìn qua thế giới phương Tây, thì chúng ta không nhận biết được sự khác biệt giữa giàu và nghèo. Nếu chúng ta đi sang Mỹ thì chúng ta sẽ không nhận thấy giàu và nghèo thể hiện qua bên ngoài. Nhìn qua thì ta thấy cuộc sống của họ hao hao giống nhau. Họ chỉ khác biệt là số tiền gửi ở nhà Băng của mọi người khác biệt nhau, để từ đó phân biệt được giàu và nghèo. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào thực tế ở Việt Nam. Hay chúng ta một lần dừng chân bên đất Ấn Độ, hoặc những nước chậm phát triển, thì khoảng cách giàu và nghèo rất khác biệt. Chúng ta sẽ thấy sự khác biệt của ngôi nhà, của cái xe, của cuộc sống, của cái ăn, cái mặc. Ở vùng quê, hay thành phố, chúng ta thấy rất rõ sự phân chia này. Nhưng nếu chúng ta qua Ấn Độ thì khoảng cách này còn thê thảm hơn nữa. Khoảng cách này không phải là mặc định của con người phải như thế, mà nó do quy chế của xã hội. Giữa giàu và nghèo, người ta có sự tách biệt rất rõ ràng. Ở Ấn Độ, người ta sẽ phân ra các tầng lớp khác nhau. Trong đó người giàu là tầng lớp quý tôc, luôn bóc lột sức lao động của những người yếu hơn. Còn người nghèo thì phải phục dịch cho nhà giàu. Họ không được đi học, không được kết hôn với người nhà giàu. Và thậm chí không được hưởng quyền đi ra khỏi quốc gia đó. Ở đây sự phận biệt rất rõ nét, nên họ không có cơ hội để đổi đời. Vì vậy họ là người nghèo “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nhưng ở Việt Nam thì khác, người nhà nghèo vẫn được đi học như bình thường, và sự phân biệt giai cấp trong này không rõ rệt lắm. Và họ vẫn có cơ hội trở thành người giàu có nhờ hôn nhân, học hành. Một người nhà nghèo vẫn có thể cưới hỏi một người nhà giàu, để thay đổi số phận. Chúng ta phải hiểu tại sao mình lại có cuộc sống đó? Mình phải làm sao phải khắc phục cuộc sống đó? Làm sao để chúng ta có những cuộc sống hạnh phúc an lạc, trong cuộc sống này. Giàu và nghèo chỉ là những từ nói chung chung. Còn trên thực tế chúng ta dựa vào đâu để phân biệt điều này? Trong thực tế chúng ta thấy nhà cửa có sự khang trang khác biệt, cuộc sống tiền bạc, vật chất, tiền bạc nhiều,… Tất cả những điều mà trên mức trung bình. Có nhu cầu tốt thì chúng ta xem họ là những người giàu. Còn những người làm nụng vất vả, nhà cửa không lành, bản thân ăn mặc không đầy đủ,… Tất cả những cái đó chúng ta liệt họ vào là người đó nghèo. Chúng ta thấy giàu và nghèo là hai đối cực hoàn toàn khác 1
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak biệt nhau. Vì thường thường trong xã hội chúng ta thường có thói quen ngưỡng mộ, trọng vọng, có khát vọng được giàu có. Để được có uy tín, danh dự và nhiều thứ khác. Vì vậy có những người giàu thực sự, nhưng bên cạnh đó cũng có người giàu hào nhoáng. Có những người bản thân họ không giàu, nhưng họ cố trang bị cho mình lòe loẹt để chứng minh là mình giàu có. Để có uy tín và danh dự “ Có một cô Việt kiều Mỹ khi cô trở về việt nam. Cô kể lại rằng: Trước khi ở Việt Nam sang nước ngoài thì cô làm ăn thất bại rất nhiều lần, sau những lần đó thì cô mang thân phận của một người nghèo. Cô di mượn tiền không ai cho mượn. Vì vậy buộc lòng cô đi ra chợ cô mua vàng giả để đeo. Kể từ hôm đó trở đi thì cô làm ăn mới được, lúc đó đi mượn tiền người ta mới cho”. Chính những điều như vậy mà có những người cố lòng để trang bị cho mình giàu có, để được cái gì đó. Cho nên tỉnh thoảng chúng ta cũng bị gạt những điều này, điều nọ. Đặc biệt là lừa gạt trong hôn nhân. Vì vậy chúng ta thấy giàu và nghèo cũng phản ánh chung chung. Ví dụ: Có những người bên trong thật giàu, nhưng bên ngoài họ rất đơn giản. bản thân đơn giản, xe cộ đơn giản, ăn mặc đơn giản,… Nói chung là nhu cầu của người đó rất đơn giàn. Nhưng có những khi chúng ta giàu, chúng ta cũng biểu hiện sự quý phái, sang trọng. Đây là vấn đề tùy thuộc vào cá tính, sở thích của mỗi con người. Có những người nghèo tự khép mình sống an phận trong một cái gì đó tương đối. Còn có những người nghèo, nhưng không bao giờ chấp nhận số phận đó. Buộc mình phải hào nhoáng bên ngoài như cô Việt Kiều ở trên. Những điều nêu trên không phải là tất cả, nó chỉ phản ánh chung chung một mặt nào đó của xã hội. Giàu và nghèo cũng tùy theo quan điểm và nhận thức của mỗi con người. Chứ không phải ai cũng chấp nhận những tiêu chuẩn đó là như nhau. Ở một phạm vi này, tài sản này thì người ta cho là giàu có. Nhưng ở phạm vi khác thì người ta cho là bình thường. Vì vậy giàu và nghèo cũng chỉ là cái nhìn tương đối của mỗi con người. Quan trọng nhất là trong cuộc sống đó, chúng ta tự có hạnh phúc trong bất kỳ một hoàn cảnh nào? Điều này chúng ta cần học tập và học hỏi. Tôi xin kể một câu chuyện mà nó rất gần gũi với thực tế của chúng ta. “Có một ông nhà giàu nọ. ông muốn giáo dục con mình, ông nghĩ con mình lười lao động như vậy thì sau này lớn lên nó sẽ hư. Vì vậy ông mới dẫn con ông vào trong các trang trại vùng nông thôn, nơi mà cuộc sống tương đối nghèo. Khi mà ông đẫn con đến 2
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak đó. Ông cho con ông thăn quan 1 tuần lễ. Ông là người giàu có, ông muốn con ông đến những vùng nông thôn, những vùng khó khăn để biết cuộc sống ở đó. Ông rất hài lòng về chuyến đi này. Ông đinh ninh rằng: Con ông đã học được một bài học nào đó. Đó là bài học về biết tiết kiệm. Sau chuyến đi về, ông mới hỏi con ông rằng: “ Con àh! Con đi một chuyến đi, con thấy như thế nào?” Lúc đó đứa trẻ mói nói vời cha rằng: “ Thưa cha một chuyến đi rất là tuyệt”. Ông già rất là khoái trí. Ông già đang nghĩ rằng: con mình đã có sự so sánh khoảng cách giữa gia đình của ông với các gia đình sống trong vùng nông thôn đó. Và sau đó ông hỏi tiếp “ Con thấy sao thì con kể cho cha nghe”. Khi đó đứa trẻ mới trả lời rằng: “ Cha ơi! Khi con đi rồi con mới nhận thấy sự khác biệt giữa mình và họ có một khoảng cách quá xa”. Ông già khoái trí hơn, vì khi nó nói “quá xa”. Tức là đứa trẻ đã nhận thức được là mình quá giàu, còn họ thì quá nghèo. Nó nói tiếp: “Cha biết không? Con để ý từng chút luôn. Các đi các vùng nông thôn con thấy: Gia đình mình có một con chó, nhưng gia đình họ có cả bầy chó luôn cha. Gia đình mình ban đêm chỉ thắp vài bóng đèn thôi cha, nhưng họ là cả bầu trời đầy sao. Ở nơi mình chỉ có một hồ nước nho nhỏ để tắm, họ thì có cả dòng sông bạt ngàn. ở nơi mình chỉ có một mảnh đất nho nhỏ, rào xung quanh,còn họ có cả những đồng lúa mênh mông. Bên mình muốn ăn cái gì đó thì cũng phải đi mua. Nhưng họ muốn ăn gì thì họ chỉ cần ra ngoài vườn là có luôn cha. Và ở đây mình phải có hàng rào bảo vệ, cần phải thuê người bảo vệ , trong khi họ là những người gần gũi yêu thương và tự bảo vệ lấy nhau. Như vậy con thấy cuộc sống của họ hơn mình nhiều quá cha àh”. Sau khi đứa bé kể lại, ông già hết hồn. ông cảm thấy nhận thức và quan niệm, suy tư của ông và của đứa con có sự khác biệt. Khác biệt là quan niệm của chúng ta tự đặt lên những điều đó. Nếu chúng ta ai đã đọc bài HẠNH PHÚC của tôi. Thì chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với những gì mình đã có. Chúng ta sẽ cảm thấy an lạc và đời sống hạnh phúc và cao quý ở chỗ nào? Chứ không phải chúng ta có tiền là tốt, giàu là tốt, nghèo là xấu, chưa hẳn là vậy. Nếu chúng ta đã xem qua bộ phim nước mắt nhà giàu hay nhà giàu cũng khóc, chúng ta sẽ thấy được rằng: Trong cuộc sống đó nó phức tạp, đau khổ như thế nào? Cho nên về mặt tâm lý mà nói: Thông thường chúng ta có cách sống hay ngưỡng mộ những người nhiều tiền của, giàu có. Nhưng điều đó tốt hay xấu, hay là có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của chúng ta, thì chúng ta phải tìm hiểu một chút. Những người giàu thì họ hay có tâm lý 3
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak chủ quan, kiêu ngạo và đặc biệt là họ tự tin. Vì họ cảm thấy cuộc sống của mình như vậy cho nên họ dễ sinh tâm kiêu ngạo, khinh rẻ người khác. Những tật xấu đó có khi không phải sinh ra từ bản tính cổ hủ, nhưng đôi khi vì quan niệm xã hội, những người đó được xã hội nhìn nhận và họ tự dựng lên cho mình một phong cách gì đó, để sống có sự khác biệt và tự cho mình là người giàu. Trong khi người nghèo thì họ hay mặc cảm, tủi thân, tự ti. Tất cả những cái này người nghèo họ tự nghĩ như vậy. Đôi khi tự thân chúng ta có cuộc sống khổ nhưng mình chẳng lương tựa ai? Họ giàu họ cũng chẳng giúp gì được cho mình, nhưng tại sao mình lại có sự mất tự tin như vậy. Quan điểm, tư duy, nhận thức của chúng ta không biết xã hội như thế nào? Nhưng khi gặp một người giàu có chúng ta hay khép kín lại mình. Chúng ta thấy mình nhỏ bé hơn. Tôi muốn đưa cho mọi người những quan niện tích cực để trong cuộc sống này chúng ta bình thản trước những thực tế. Và như thế nào là sự giàu có đáng được ước vọng và đáng kính trọng và thế nào là sự giàu có mà chúng ta xem bình thường, coi thường như bao con người khác. Đó là một dạng tâm lý chung chung. Nếu như một người có tư duy, suy nghĩ và đạo đức thì khoảng cách này, suy nghĩ này nó sẽ hạn chế hơn. Còn một người thiếu tư duy, suy nghĩ, đạo đức thì cái này làm cho chúng ta đau khổ hơn, buồn vỡ hơn và sống có khoảng cách hơn. Và chính những điều này không khéo nó gây nên bốc đồng trong xã hội, đôi khi tự chúng ta tạo ra các nghiệp chướng, mất phước và tạo cho mình cuộc sống đau khổ. Quan niệm những người giàu và nghèo cũng có những nỗi khổ riêng biệt. Chúng ta thấy người giàu có khổ không? Tự thân của sự giàu có là tốt, nhưng không khéo chính những giàu có này lại khiến chúng ta đau khổ. Người giàu thì hay sợ mất. Người nghèo thì không có gì để mất. Vì vậy người giàu cứ sợ làm ăn thất bại, cứ sợ ăn trộm. nhìn thì như vậy, nhưng trong con người họ thì rất là hoang mang và sợ hãi. Người giàu có thêm điều sợ nữa là: Sợ người ta mượn tiền. Trong cuộc sống người giàu có hay sợ bị mượn tiền, những người nghèo đến thăm hay nha nhá người nghèo, chúng ta hay nghĩ là người đó sẽ mượn tiền mình hay nhờ vả cái gì đây?. Người giàu luôn có những câu hỏi như thế, trước khi người ta mở lời. Phần lớn những người này hay suy đoán. Những người giàu có luôn sợ người khác dùng thủ đoạn hại mình, hay họ làm những chuyện thấp hèn để hạ thấp danh dự của mình. Tất cả những người giàu có đều sợi điều này. Mà hầu như những điều sợ đó 4
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak là kinh nghiệm của những người nhà giàu mà ra. Bởi vì những người giàu có đã gặp những chuyện giống giống như vậy. Cho nên mỗi người chúng ta hay bảo vệ lấy. Hay sợ mất, hay sợ người khác tống tiền mình, hay sợ người khác vay tiền mình. Người giàu rất sĩ diện, người ta có thể chịu mất một số tiền nào đó, người ta cũng không bực tức khi bị mất sĩ diện. Có những người có những sĩ diện hão, là tự mình không có khả năng đó, nhưng tự mình lại tạo ra cho mình giống như vậy, để tô cho mình những sĩ diện. Có nhưng sĩ diện đáng thương không nên có. “Có một cô gái, kinh tế cũng khá giả nhưng cô sống một cuộc sống bình dân. Nhưng cô có một người chị, đặc biệt người chị rất là sĩ diện. Người chị giàu hơn cô gái này, nhưng để được sự giàu có này thì hơi tàn nhẫn một chút. Vì vậy cô em này khuyên chị: Mình giàu có là tốt lắm rồi, đừng có như vậy, người ta sẽ ghét, mình sẽ bị mất phước. Nhưng người chị dứt khoát không bao giờ nghe. Người chị không bao giờ chơi với người em, mặc dù người em chưa bao giờ mở lời vay tiền chị bao giờ. Khi đi đến những buổi tiệc, người chị chỉ tìm đến những người giàu có đề ngồi ăn chung bàn, và kết bạn. Người chị luôn lánh mặt người em, sợ người em làm ảnh hưởng danh dự của mình. Bản thân người chị cư xử rất là ác độc với người làm. Thậm chí có những người lau nhà không sạch chị ta còn cho người ta uống nước lau nhà. Những khi gây thiệt hại cho gia đình cố sẽ cắt lại lương, cắt một cách nhẫn tâm mà không hề thấy day dứt gì hết. Gia đình của người chị, bất kỳ có ai đến thăm, kể cả cha mẹ thì cũng chỉ được ở nơi tiếp khách mà thôi. Còn những phòng khác thì không bao giờ cho khách lên, người chị khóa hết các phòng lại. Chúng ta thử nghĩ xem, chuyện gì xảy ra? Trong vòng 2 năm thôi, trong thời kỳ kinh tế suy sụp, cô này trở thành người thiếu nợ trên 2 tỷ đồng. Do bản tính sĩ diện nên cô đã vung tiền ra để che đậy sự thua lỗ của mình. Dám làm mọi thứ để nhận mình là người giàu có, để không bị người ta khinh rẻ và chê cười. Để tự bào chữa cho mình. Để rồi tự mình đi đến cảnh thiếu nợ.Từ khi rơi vào trong hoàn cảnh như vậy. Người chị đòi tự vẫn chết. Nhà chuẩn bị cầm bán mà cũng không dám nói với ai? Điện thoại thì cũng ngừng liên lạc, trong gia đình thì than với người em rằng: “Em ơi! Riêng một tháng qua chị chỉ biết ăn mì gói”. Còn ngày trước không bao giờ ăn cái gì đơn giản hết. Phải ăn những món cao lương mỹ vị, thậm chí là không bao giờ ăn cơm ở nhà, thích thì ra quán những nhà 5
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak hàng sang trọng ăn. Để bây giờ sợ ảnh hưởn đến danh dự không dám nói với ai? Mà thậm chí thà chịu chết chứ không bao giờ cho người ta biết.” Ở đây tôi không nói vấn đề gì cả, nhưng bản tính sĩ diện của người giàu là như vậy. Cho nên người giàu cũng có khổ tâm của họ, cho dù làm ăn lớn thì họ vẫn có cái khổ tâm của họ, mà thông thường chúng ta hay nói: “Thuyến to sóng to, thuyền nhỏ sóng nhỏ”. Vì vậy nhiều khi chúng ta thấy họ xây một ngôi nhà, họ là nhữn người làm ăn lớn. Chúng ta luôn khát vọng được như họ và ngưỡng mộ họ. Nhưng thử hỏi rằng: khi trong cuộc sống đó chúng ta có hạnh phúc, an lạc, tận hưởng được những gì mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống hay không mới là quan trọng. Còn việc có đó, chúng ta có thể có được. Nhưng chúng ta để làm gì? Để đau khổ? Để đày dọa? lo lắng? bất an trong cuộc đời mình. Người nghèo có khổ không? Người nghèo có nỗi khổ khác, người nghèo không lo sợ mất, người nghèo không sợ người ta vay? Người nghèo không sợ người ta tống tiền. Nhưng người nghèo có nỗi khổ riêng. Chúng ta khổ vì cuộc sống chật vật, khó thực hiện một ước mơ. Bệnh hoạn không có tiền, thậm chí có người yêu mà cũng không biết lo làm sao?. Như vậy nghèo cũng khó để có người yêu nữa. Tôi nhớ Victor Hugo có câu nói như thế này: “Khi nghèo đói đến nhà thì tình yêu cũng đội nón ra đi” . Trong cuộc sống nghèo khổ nó làm cho chúng ta rất thiệt thòi, mình không muốn nhưng nó vẫn là như vậy. Cho nên Mạnh Giang có khổ thơ nói về người nghèo như sau: Khi thiếu thốn mới thương người nghèo khó Khi chật vật mới thương kẻ gian nan Khi chúng ta nghèo đói chúng ta luôn thiệt thòi. Khi chúng ta túng quẫn chúng ta cung không có đường để chạy. Khi chúng ta thấy người nghèo khổ, chúng ta muốn cho vay, giúp đỡ người khác thì chúng ta cũng không thể làm được. Nói như vậy để chúng ta biêt được rằng: Đường cùng của những người nghèo thì rất đau khổ. Rồi về tình cảm, ở Việt Nam mình những người đã đi trước, người ta cũng từng cho mình những kinh nghiệm. Chúng ta đã nghe bài hát NHẪN CỎ chưa? Câu kết của nài hát là: “Em về tung nhẫn cỏ ra sân, để đeo nhẫn cưới huy hoàng. Người ta mua em nhẫn lụa, con anh trao em nhẫn cỏ. Thì em cũng chẳng bận tâm gì”. Chính những sự nghèo đói đó mang lại cho chúng ta sự tủi thân, có người yêu cũng bị mất nữa. Cho nên chính những điều này mà con người ta có xu hướng làm giàu. Ngày xưa Nguyễn Bính thường khuyên con gái rằng: 6
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak Con ơi chớ lấy chồng thi sĩ Nghèo lắm con ơi bạc lắm con. Chính cuộc đời ông là một thi sĩ, có tiếng tăm như vậy. Nhưng ông lại sống một cuộc sống lang bạt, và đau khổ. Nhà thơ hay sống bằng tưởng tượng, hay sống cuộc sống phóng khoáng, cho nên hâu như những nhà thơ ca là những người nghèo. Và vì vậy trong cuộc đói nghèo ông không giàu, ông không có tiền, ông đã hận cuộc đời, ông đã từng mất tình cảm khi ông không có đủ tiền để đáp ứng những nhu cầu của người yêu mình. Cho nên ông đã nói thêm rằng: Người ta đi lấy cái giàu sang Rời cả giang sơn bỏ đá vàng Gần nửa đời thôi,tôi đã khóc Hai lần hai chuyện bước sang ngang Sở dĩ ông không đạt được mục đích tình cảm của mình là chính mình không có tiền. Ông thấy không có tiền, mang đến cho mình sự thất bại trong tình yêu. Cho nên tôi nhớ trong xã hội có câu nói như sau: “Một ngàn câu nói không bằng cái khói của Honda”. Từ những chuyện như thế đã đưa cho chúng ta kinh nghiệm. Có những con người thấy sự tủi nhục từ nghèo khó, cho nên quyết chí kiếm tiền. Từ những chỗ đó, nhiều khi kiếm tiền bằng tội lỗi, bằng nhiều chuyện gian ác, bằng chuyện phi pháp. Vì những chỗ bị khinh rẻ, thất bại, tù túng trong cuộc sống, những người bán hêrroin họ vẫn biết là vi phạm luật pháp, vẫn biết làm điều này họ sẽ ở tù,… Thậm chí họ còn có thể bị tử hình. Biết là như vậy, nhưng vì sự tủi nhục, sự mặc cảm, họ muốn ruồng bỏ cuộc sống nghèo khổ và tù túng và họ đã đi làm những chuyện phạm pháp như thế. Trong cuộc sống nghèo khổ, ta có cái lợi là không lo những chuyện khác, nhưng mặt hạn chế, sụ tù túng, sự mặc cảm làm cho con người ta tủi phận. Cái cảm giác này luôn nung nấu trong lòng người đó. Nhưng mà chúng ta là người có sự tu học, có tư duy, thông minh và đạo đức. Chúng ta sẽ làm như thế nào? Để nói lên tính nhân quả của giàu nghèo. Tôi muốn nói với mọi người vài ý sau: Trong cuộc đời này ai cũng muốn mình giàu, mình đẹp, mình sang, mình hạnh phúc,… Tất cả chúng ta đều có ước muốn này cả, nhưng tại sao cuộc sống này nó cứ bấp bênh và vẫn chênh lệch trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta biết tại sao không? Chúng ta muốn xấu 7
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak không? Chúng ta muốn nghèo không? Chúng ta muốn bất hạnh không? Tất cả chúng ta không ai muốn những điều đó. Nhưng nó vẫn xảy ra với một số người trong xã hội. Ai cũng muốn được những điều tốt. Nhưng không phải muốn mà chúng ta được. Cuộc sồng người ta giàu có, không phải nhiều khi người ta muốn mà là cái duyên lành mà có. Cho nên ở đây chúng ta nói nhân quả giàu nghèo ở chỗ này. Cuộc đời chúng ta có cơ hội làm giàu, chúng ta cũng đừng nói người này khôn hơn người kia, không phải như vậy đâu. Cùng đi ra làm ăn thương trường, đều kinh doanh như nhau thì một người thành công, một người thấy bại.Ta nói người kia ngu hơn người này. Không phải như vậy! Mà mình phải nói rằng: Người nào phước báo hơn thì người đó thành công hơn, chứ chưa chắc ai ngu hơn ai. Nếu như người nào đó không có phước báo, cho dù có thông minh hay tham vọng cách mấy thì cũng không thể thành công được. Cho nên tôi cố từng nói với một số người: Trong cuộc thi hoa hậu, hoa hậu chưa chắc đã phải là người người đẹp nhất. Trong cuộc thi đó không ai có thể phân biệt được ai đẹp hơn ai. Chúng ta thấy họ đẹp như nhau hết. Tài năng, chiều cao, số đo ba vòng đều đạt những tiêu chuẩn mà ban tổ chức đề ra. Nhưng một người được vương miện không phải là họ đẹp hơn mà họ có. Cái đẹp này mà mình mang ra so sánh, thì có rất nhiều người đẹp, thậm chí là đẹp hơn họ nhiều, nhưng tại sao họ không được hao hậu. Cho nên phước báo của người đó tương đương với vị trí đó, thì họ sẽ có dịp để đứng vào vị trí đó. Cho nên phước báo đóng một vai trò rất quan trọng. Mình không nên làm việc vì cái ngọn. Giàu có, nghèo hèn, chúng ta phải phấn đấu, tích cực vươn lên. Chúng ta giàu cũng không nên chủ quan, tự mãn với những gì mà mình có được, để rồi mình tự rút ngắn hạnh phúc mà mình có được. Bây giờ chúng ta có một khuynh hướng, mình giàu thực ra mình cứ nghĩ là đôi bàn tay trắng này mình làm nên tất cả, khi đó mình dễ ỷ lại và chủ quan. Nhiều người giàu không biết làm bất cứ việc phước bào gì trên cuộc đời này cả. Thậm chí có người những người ăn xin đến cho cũng không cho, dù chỉ một cắc. Những người này có thể viện rất nhiều lý do để mình không làm. Họ có thể nhẫn tâm. Lãnh đạm trước những cảnh đời đau khổ. Chuyện này thì không ai trách được ai! Tiền chúng ta có thể ăn xài theo bản thân của chúng ta, không ai nói, không ai chỉ trích, đó là quyền của người đó. Nhưng chúng ta biết rằng: “ Sông có khúc, người có lúc”. Sự giàu có của chúng ta nó không thể tồn tại mãi mãi. Mỗi một người có một khoảng thời gian phước báo để giàu có ở một mức độ nào đó. Chúng ta có mặt trên trên cuộc đời này đều là do Nghiệp duyên mà ta 8
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak đã tạo trong quá khứ. Tất cả những gì mà mình đang có đều phản ánh quá khứ, những gì mình đã tạo. Có thể là một năm trước, hai năm hay thậm chí là kiếp trước. Tất cả chúng ta phải biết rằng: Nếu chúng ta không biết tạo phước duyên cho chính mình, không biết làm điều lành. Thì khoảng cách để nhận hạnh phúc và giàu có này nó sẽ thu ngắn lại. Sự nghèo khổ chủa chúng ta, nếu có nghiệp duyên phải trả, thì phải chấp nhận. Nhưng chúng ta phải phấn đầu với cuộc sống. Không phải chúng ta nghèo mà chúng ta phải chấp nhận cuộc sống đó. Và những người nghèo phải làm như thế này: Hãy tích cực làm phước. Có một nghịch lý như thế này: “Giàu thì thích hưởng thụ, nghèo thì thích làm phước”. Tại sao những người nghèo thích làm phước. Bởi vì: Những người này, họ nhận thức ra, nghèo khổ này của chúng ta là do cái gì? Họ biết họ thiếu phước, họ biết rằng mình đã sống quá ích kỷ. Nên trong cuộc đời này, mình không có may mắn để có cuộc sống giàu có. Những người giàu có, đôi khi họ cũng nhận thức ra được các điều đó, con phần lớn nếu chúng ta không có tu tập, không có đời sống tâm linh tốt, thì phần lớn khi người ta có tiền thì người ta thích hưởng thụ. Có những điều hưởng thụ mang lại tội lỗi, có những sự hưởng thụ mang đến sự sa sút của đời sống kinh tế gia đình. Những người có tiền người ta hay tìm đến những cái khoái lạc, sự vung tiền phí phạm, họ tìm đến những tệ nạn như: Bài bạc, bia rượu, tình dục, và những sự chơi bời khác. Có những người sự giàu có đưa họ vào con đường nghiện Hêrôin. Người ta đã vung tiền ra những thứ mà họ có được. Khi họ có tiền họ muốn tạo ra sành điệu, mốt, muốn thể hiện mình là người có tiền, mình giàu có. Đồng thời khi ta có tiền ta lại dung túng cho các con tự do, tự tại trong việc tiêu tiền, trong các Casino trong các quan Bar, trong khi những bọn nhỏ này đang ở tuổi vị thành niên. Họ đã đẩy con họ vào sa đà và băng hoại đạo đức. Không ai có phước bào tràn đầy trong cuộc sống này cả. Tôi lấy hình ảnh như tế này để nói về phước báo của mỗi con người. Mội con người mình sống ở trên cuộc đời này đều có những phước báo khác nhau. Như chiếc cốc đựng nước này là phước báo của chúng ta, thể tích của nó được 1 lít thì nó chỉ chứa được 1 lít nước. Nếu chúng ta cầm cả thùng nước chúng ta đổ vào thì nó cũng chỉ chứa một một lít nước. Còn những lượng nước kia nó sẽ tràn ra ngoài. Vì vậy nếu muốn cho chiếc cốc đó đựng được nhiều nước chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải be chiếc cốc đó lại, hay chúng ta thay chiếc cốc mới. Cũng như vậy, nếu muốn cho cuộc sống của chúng ta giàu có, hạnh phúc thì chúng ta phải làm thật 9
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak nhiều việc thiện để cho chiếc cốc đó to ra. Khi đó ta sẽ chứa được thật nhiều sự giàu có và hạnh phúc. Chúng ta không thể tự làm giàu cho mình, mà chúng ta phải cải tạo các nhân tố của chúng ta. Tại sao những người giàu có trong xã hội này họ lại làm nhiều việc phước thiện? Vì họ ý thức được rằng: Tiền bạc, tài sản có ra được nó rất là mong manh, họ đã nhìn thấy những người có rồi mất đi như dòng nước trôi. Chính vì thế họ biết rằng: họ không thể bảo vệ bằng đôi bàn tay này, sực mạnh này, quyền lực này. Nhưng tất cả những thứ đó không thể bảo vệ được sự giàu có cho họ. Tất cả chúng ta muốn bảo vệ được vững vàng trong cuộc sống này, chỉ có một điều duy nhất là tạo cho mình thật nhiều phước bóa mà thôi. Có nhiều người nói rằng: “Ngu quá, có tiền mà không biết hưởng thụ. Đi làm từ thiện thế này, thế khác, tốn tiền”. Có phải là họ ngu không? Họ ngu tại sao họ lại giàu hơn mình, Họ đã làm ra tiền, họ đã được làm ông chủ, họ không ngu hơn mình đâu. Nhưng tại sao họ làm những điều như vậy? Họ chính là người hiểu biết về việc này mà họ chấp nhận làm. Làm những điều đó để bảo vệ và kéo dài hạnh phúc của mình, chứ không phải là họ ngu đâu. Chúng ta cần phải nhớ điều này. Nhân quả của giàu nghèo được biểu hiện rất là rõ ràng. Cho nên khi chúng ta đã có sự hiểu biết và thông minh, biết được nhân quả. Thì khi chúng ta nghèo, chúng ta đừng trách cứ ai, đừng ghét, đừng đó kị, đừng chỉ trích những người có cuộc sống tốt hơn mình. Mình hãy trách mình là chính. Mình trách mình tạo sao sinh ra trong cuộc đời như thế này, tại sao mà mình lại như vậy?. Đời sống của mình như vậy thì mình phải tích cực làm nhiều phước báo hơn. Có những khi mình nói rằng: “Tôi nghèo quá, tôi lấy gì mà làm phước?”. Sự thật là làm phước có vô số cách để làm phước. Không phải chúng ta có dư tiền, chúng ta cho mọi người mới là làm phước. Thậm chí chúng ta thấy người ta làm phước mà mình tùy hỷ với việc đó thì cũng có phước như nhau. Ví dụ: “Một người có tiền, người ta làm từ thiện, mình không có tiền, mình không thể làm như họ. Nhưng nếu là mình biết thì mình tôn trọng những người đó. Mình nghĩ: anh chị có phước quá, anh chị có tâm thật đẹp, tôi không có tiền và phước báo như anh chị, tôi thật sự ngưỡng mộ.nếu mình có tâm cùng vui với họ,mình vẫn có phước phần nào đó thông qua việc làm của người ta. Còn ở đây, do mình nghèo, mình đó kỵ, thấy người ta làm thì mình ghét. Mình nghĩ rằng: chảnh nha, có tiền rồi mang đi cho, chắc là muốn có tiếng tăm gì đây?. mặc dù người ta không có như vậy! Nhưng mình dựng lên, để mình chỉ trích người ta. Tất cả những việc như vậy khiến cho mình tổn phước đi rất nhiều. Như vậy 10
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak cuộc sống của chúng ta nghèo, có thể nghèo hơn. Vì vậy người có hiểu biết, có đời sống tâm linh tốt, chúng ta phải để ý điều này. Khi lâm vào trong điều đó, mình không có khả năng như họ, thì mình hãy phát tâm Tùy hỷ. Thậm chí trong cuộc đời mình đi đâu gặp người đứt tay, cho một mảnh vải,. . .Hay có người nghèo 500 – 1000 đồng. Nhưng nó cũng là nhân tố giúp cho chúng ta đổi đời. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ ra cách đổi đời bằng những thứ tệ nạn xã hội, bằng những thủ đoạn. Muốn đổi đời bằng cách cướp giật của người khác để cho mình đổi đời. tất cả những hành “động phi pháp như vậy, không bao giờ giúp cho chúng ta đổi đời được. Đừng có những suy nghĩ mong manh như vậy. Đừng có nghĩ “Nấu cát thành cơn như thế”. Có nhưng cái giàu của một con người chúng ta rất là kính trọng. Nhưng cũng có cái giàu không đáng được kính trọng. Tất cả chúng ta khi rơi vào trong cuộc sống nghèo khổ, thì chúng ta hay ngưỡng mộ và khiếp sợ trước những người có tiền. Chúng ta làm như vậy có đúng không? Chúng ta sợ họ, trọng vọng họ, họ có cho mình được cái gì không? Chúng ta chỉ nên kính trọng và sợ họ với tư cách họ giàu mà có đạo đức. Mà chúng ta không kính trọng những kẻ trọc phú. Một là kẻ “di phú bất nhân”. Tức là làm giàu bằng chuyện bất nhân, bất nghĩa. Hai là những người trọc phú, tự thân mình giàu có mà không giúp ích được gì cho ai, hàng xóm hay thậm chí người thân. Hai người này chúng ta không nên khiếp sợ và kính trọng họ. Sự giàu có đó không có lợi ích cho ai? Và cũng không được kính trọng. Cho nên chúng ta chỉ sợ, tôn trọng và kính trọng những người giàu có mà có lương tâm, Đạo đức. Vì họ giàu có, họ làm lợi ích cho vô số người, cho xã hội, cho cộng đồng. Tất cả những người này chúng ta nên kính trọng, vì họ đã làm những điều mà họ có khả năng. Còn một người trọc phú có giàu như thế nào thì cũng vậy thôi. Dưới con mắt của những người hiểu biết, mà chúng ta mang sự giàu có ra để khoe, để chứng tỏ mình giàu. Nhưng không làm được lợi ích gì cho mọi người, cho đời thì họ cũng chỉ như người nghèo khó mà thôi. Thậm chí tôi còn coi thường anh, anh giàu có thì anh cũng có giúp ích được gì cho tôi. Anh có cho tôi được miếng cơm manh áo gì? Anh có giúp được người nghèo khổ cái gì? Cho nên kính trọng người giàu có, không phải họ nhiều tiền mà mình kính trọng, mà trong sự giàu có đó, họ đã làm được gì cho đời, cho xã hội này. Vì vậy nếu chúng ta là con người hiểu biết, khi có tiền chúng ta hãy biết khiêm tốn. Bởi vì tất cả sự giàu nghèo này không thể tồn tại mãi mãi. Giàu có và mất đi nó cũng chỉ nằm trong thời gian ngắn mà thôi. Thông thường 11
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak chúng ta hay nói rằng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Tức là không ai có thể giàu mãi được, và cũng không ai có thể nghèo mãi được. Điều đó cho ta thấy: giàu và nghèo vô thường. Khi mình mang thân phận nghèo, nhưng mình có ý chí, làm lớn thêm phước đức thì chúng ta có thể thay đổi cuộc sống thành giàu. Khi người giàu có không tạo những phước báo, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi thì họ đang rút ngắn thời gian giàu của họ lại. Vì vậy chúng ta phải hiểu nhân tố nào đưa đến giàu? Nhân tố nào mang tới đau khổ. Khi có được hạnh phúc trong tay, khi có tiền mình phải làm gì để bảo vệ cuộc sống này. Đây mới là điều quan trọng. Nhưng con người chúng ta có điều rất hay như thế này : “Khi chúng ta nghèo thì chúng ta từ tốn, than van,… Hay thậm chí là trách những người giàu luôn khoe khoang. Nhưng khi mình có tiền thì tự nhiên mình cũng đổi tính”. Người ta thường nói: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Khi mình nghèo thì mình hay trách người ta đủ thứ. Nhưng khi mình có tiền mình cũng thay đổi, ăn nói cũng khác, đi đứng cũng khác, chơi cũng khác,… Khi đó chúng ta đổi suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta thay đổi mình. Tại sao lại như vậy? Vì thiếu đi hiểu biết nên đã xảy ra chuyện đó. Chứ nếu chúng ta hiểu biết thì chắc chắn là không có chuyện đó xảy ra. Cho nên không có sự tu học khi có số tiền lớn trong tay, có khi lại là tai họa đối với chúng ta. Là một tai nạn để đẩy con người chúng ta vào những nguy hiểm và tội lỗi. “Có cô gái này trúng xổ số 3.000.000 USD nhưng đã hư nát cả cuộc đời. Cô đi làm tiếp thị tại một nhà hàng tại nước Anh. Năm đó cô 16 tuổi cô đang làm và cô trúng số. Khi cô có số tiền qua lớn, mà tuổi thì lại quá nhỏ để nhận biết đâu là đúng, đâu là sai. Cô đang là cô gái xinh đẹp, khi có tiền trong tay cô đã bỏ công việc mà cô đang làm. Trong vòng từ 16 – 22 tuổi. Cô trở thành một cô gái không nhà, không còn một chút gì hết. Cô đã kể lại rằng: Nếu quay ngược lại thời gian thì cô sẽ trả lại hết số tiền này cho người ta, không bao giờ cô lấy. Tại sao vậy?: Chính vì những cái này mà cô mua cuộc đời thê thảm. Có có tiền trong tay, tròn khi cô còn quá nhỏ. Nên không biết làm gì với số tiên 3.000.000 USD này. Cho nên có lên một chương trình ăn chơi. Một cái lịch về may túy, một cái lịch ăn chơi về rượu, tìm những người bạn trai cùng nghiện ngập để đồng hành với mình. Chỉ một thời gian rất ngắn thôi, tiền hêroin của cô đã chiếm 2.400.000 USD. Còn tiền chơi và tiền ăn thì cô bán thân cô vào các hộp đêm. Trong thời gian 5 năm thôi, cô trở thành một người không nhà. Người yêu cũng bỏ đi. Bây giờ cô 12
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak phải mang cái thân tàn tạ này về nương tựa với mẹ già ở một vùng quê để sống. Cô nói rằng: Nếu cho cô số tiền đó, cô sẽ trả lại hết”. khi có một số tiền trong tay, kiểu như trên trời rơi xuống. Nhưng nếu chúng ta non kém trong nhận thức, thì nó như là một thảm họa đối với chúng ta. Nếu những người hiểu nhân quả, hiểu phước báo, thì họ sẽ làm được bao điều phước thiện này trên cuộc đời. Chúng ta đã lo được cho gia đình, xã hội, công ăn việc làm cho tương lai. Cho nên giàu mà như vậy thì chúng ta có một cuộc sống bình dị thì vẫn hạnh phúc hơn. Có một câu chuyện hài như sau: “Có một ông già khi trúng số 1.000.000 USD. Cái tin trúng số này các con ông biết, mà ông không biết. Mà ông này lại bị bệnh tim. Mấy đứa con nghĩ rằng: Cha mình mà biết tin này chắc là đứt tim mà chết”. Vì vậy đã nhờ một vị mục sư đến nói cho cha mình biết, để khi biết tin thì cha mình bình thản hơn, để khỏi bị chết bất tử. Sau đó con ông này mới kể chuyện trúng số này cho vị mục sư biết. Và ông mục sư này cũng đồng ý đi. Khi đến gặp ông già, ông mục sư hỏi: “Này ông! Tôi tâm sự với ông chuyện này nhé! Nếu mà ông trúng 1.000.000 USD thì ông sẽ làm gì? Lúc đó ông già này nói nói vui vẻ và bình thản rằng: Nếu hôm nay có trúng số được 1.000.000 USD thì tôi sẽ chia cho ông một nửa. Ông mục sư vừa nghe như vậy, vui quá… lăn ra chết”. Cái chết đó biểu hiện điều gì? Nếu chúng ta không biết sử dụng tiền. Đồng tiền đến với chúng ta một cách đột ngột thì nó là tai họa chứ không phải là phước báo. Chúng ta phải thấy rằng: chúng ta là người hiểu biết thì chúng ta có tiền thì không bất ổn như vậy đâu. Chúng ta hãy tập cách sống bình thản trước những điều này, Tất cả những gì mà nó đến được thì nó cũng đi được. Nó đến dễ nó sẽ đi dễ, nó đến khó nó đi khó. Quan trọng nhất là chúng ta phải có tư duy đạo đức trong việc nhìn nhận tiền của như thế này. Chúng ta hãy bình thản trước những điều đó, bởi vì chúng ta biết rằng: Nên sử dụng đồng tiền cho đúng mục đích sống. Nếu chúng ta quá bận lòng với số tiền nho nhỏ, thì đời chúng ta khó mà làm được việc lớn. Tại vì khi chúng ta mất bình tĩnh trong sự tư duy thì ít ít khi chúng ta nghĩ ra được việc đúng lắm. Vì vậy chúng ta nên nhớ, người làm ra được đồng tiền cực khổ thì họ giữ đồng tiền rất hay. Người quá dễ tạo ra đồng tiền thì họ giữ tiền rất là dở. Người đã từng lao động vất vả, để tạo ra công ăn việc làm, đã từng đêm hôm để có cuộc sống để có đồng lời. Thì họ sẽ bảo vệ được đồng tiền và bảo vệ cuộc sống tương đối tốt. 13
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak Còn một người ngẫu nhiên được cái gì đó, như là trời rơi xuống thì họ khó có thể bảo vệ những đồng tiền đó và cuộc sống của họ nhiều khi chỉ mang lại đau khổ. Vì vậy khi chúng ta hiểu biết rồi, đã có kinh nghiệm sống thì khi giàu ta đừng kiêu ngạo. Nếu chúng ta có tiền thì chúng ta hãy làm giống như điều Đức Phật nói: “Một người khi làm được đồng tiền và tạo ra sự giàu có thì đồng lời chúng ta làm ra được, thì đồng lời đó chúng ta chia làm ba phần. Một phần chúng ta đưa vào trong vốn cũ, để giúp cho vốn của mình tăng trưởng lớn lên. Phần thứ hai để chúng ta chi dùng các nhu cầu của gia đình. Phần thứ ba chúng ta làm tất cả những gì để có lợi cho cộng đồng và cho xã hội”. Đức phật dạy: Nếu một người làm ra được tiền của giàu có sống bằng cách chi tiêu như thế này, thì cuộc sống người đó được hạnh phúc và giàu có lâu dài. Vì vậy khi chúng ta may mắn trong cuộc đời, sinh ra chúng ta có cơ hội và duyên lành để chúng ta sống một cuộc sống tương đối đầy đủ, thì hãy nghĩ đến những người nghèo khổ. Nhiều người trong chúng ta khi nhìn thấy những người dân Châu Phi, mình nói là: Tội cho họ quá, nhưng chúng ta đâu có biết họ cũng từng là những người giàu. Họ có thể trước đây là những người giàu có, nhưng họ sử dụng đồng tiền không đúng, họ ích kỷ, trà đạp lên người khác để có tiền, họ chỉ biết dùng đồng tiền của mình vào các tệ nạn xã hội, vào các cuộc ăn chơi thì họ sẽ trở nên nghèo khổ trong tương lai.Có một nhà văn nói như sau: “Chúng ta không có quyền chọn nơi sinh ra, nhưng chúng ta có quyền chọn một phong cách sống”. Chúng ta sinh ra trong cuộc đời này hoàn toàn phụ thuộc vào nhân duyên của người đó. Như vậy những người có cuộc sống như thế nào? Thì sẽ có quả báo tương xứng với họ như vậy. Những người có cuộc sông nghèo khổ thì phải nhận thức rằng: Do mình thiếu phước, do mình không cố gắng trong cuộc sống, do mình ít giúp đỡ người khác, để rồi cuộc sống của mình khó khổ. Khi nhận thức ra được điều đó mà mình bình thản, tích cực làm phước, làm lành, cố gắng trong mọi chuyện và giúp đỡ người khác, để tạo điều kiện giúp đỡ bản thân và cải tạo cuộc sống của mình trong tương lai. Tất cả những người trên đất nước Việt Nam hay thậm chí trên thế giới này không ai là người nghèo cả. Dưới cái nhìn của con người có đạo đức, có sự hiểu biết thì giàu hay nghèo không phụ thuộc vào điều kiện vật chất hiện diện. trong cuộc sống này, nhiều khi sự giàu có sẽ mang cho chúng ta sự chật vật, vất vả, đau khổ với những thư vô tri vô giác như thế này. Tiền của, vật chất, sự sản, nó là vật vô tri. Nhưng nếu chúng ta không biết sử 14
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak dụng, thì những thứ vô tri này khiến cho chúng ta dối bời và đau khổ. Sự an lành và hạnh phúc chưa chắc dựa vào tiền bạc, tài sản của chúng ta. Hạnh phúc và an lạc dựa vào phong cách sống và đầu óc tư duy tích cực của mỗi con người chúng ta. Cho nên có nhà thơ Hy Lạp đã có bài thơ như thế này. Tâm phù ta một cõi riêng Nó là địa ngục cảnh tiên trên trời Cảnh tiên nhờ nó vui chơi Địa ngục vì nó là nơi đọa đày. Sự thật không phải những đồng tiền, sự sản của chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc và an lạc. Đôi khi nó gây cho chúng ta bao nghiệp chướng và bao nhiều điều mất tự do. Cho nên chúng ta phải dựa vào cuộc sống tự do tự tại làm mấu chốt hạnh phúc cho chính mình, hơn là lấy tiền của để mình mang ra so sánh. Chúng ta đều là những người giàu có, có kho báu ở trong nhà mà chúng ta không biết bảo vệ giữ gìn. Tài sản này chình là : Đức tính tốt, là trí tuệ, sức khỏe. Đó là những thứ vô cùng lớn trong mỗi con người chúng ta. Dù phước báo trên cuộc đời của chúng ta giàu sang cách mấy, mà chúng ta không có trí tuệ thì chúng ta vẫn rơi vào trong đau khổ như thường. Chỉ khi nào chúng ta có tuệ giác thì chúng ta mới chấm dứt khổ đau này. Vì vậy: Đây là gia tài vô cùng quý giá, là đời sống an lạc của mỗi con người chúng ta. Nếu chúng ta có tư duy, có đạo đức, có những kinh nghiệm sống thì mình sẽ nhận ra được điều này. “Có một anh chàng nghèo khổ. Khi đến thăm một người bạn chơi, thì người bạn thấy bạn mình nghèo quá. Lúc anh này nhậu và ngủ say, thì hai anh bạn giàu này có việc và đi ra khỏi nhà, muốn tặng viên ngọc để cho bạn mình thoát nghèo. Hai anh nhà giàu này đã treo viên ngọc trên vạt áo. Anh này ngủ say khi thức dậy không biết bạn mình tặng cho hạt ngọc treo trên vạt áo. Anh nhà nghèo này vẫn đi ăn xin khắp nơi. Nhiều năm sau gặp lại, anh nhà giàu mới hỏi: Ủa? năm xưa tôi cho anh một hạt ngọc quý lắm mà. Tại sao anh không mang bán để xài, để xây dựng sự nghiệp . Lúc đó anh bạn này mới sờ trên vào áo của mình và đúng là có hạt ngọc vô giá. Và lúc đó anh đem đi bán và đã thay đổi cuộc đời của mình ”. Câu chuyện này nói lên điều gì? Câu chuyện này muốn nói lên rằng: Tài sản của chúng ta là cái vô giá, có sẵn trong lòng. Nếu chúng ta nhận thức được điều này thì chúng ta 15
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak sẽ bình thản với tất cả mọi thứ trên cuộc đời. chúng ta sẽ có được hạnh phúc và bình an. Chúng ta sẽ trở về với sự cao thượng, thì chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của cuộc sống tri kiến vật chất này. Vì vậy có câu thơ như thế này: Hỡi người giàu sang bậc nhất Tha phương cầu thực xưa nay Hãy thôi làm thân cuồng tử Về đây tiếp nhận gia tài Hãy trao cho nhau hạnh phúc Và an trú phút giây này Hãy buông thả dòng sầu khổ Để nâng sự sống trên tay. Câu thơ sau để cho chúng ta thấy được: Con người chúng ta không có khổ, nhưng chúng ta đã buông tay, đã rời đi sự tự chủ này, để chúng ta chạy theo của cải vật chất, danh vị chi phối. Cho nên so sánh thấp cao gì đó để làm cho cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn. Vì vậy người có tư duy và kinh nghiệm sống, làm sao để có được cuộc bình an là quan trọng nhất. Chúng ta không phải khác nhau là nhà lụp sụp hay nhà 10 tầng. Mà khác nhau là trong 2 người này ai có cuộc sống an lành và hạnh phúc. Nếu chúng ta có tiền có của mà chúng ta sống bất an, sống trong lo sợ hãi hùng, thì chúng ta sống một cuộc sống đơn giản nhưng an lạc và hạnh phúc thì vẫn tốt hơn. Trên phương diện tương đối. Nếu trên cuộc đời này, chúng ta không thể thoát ra khỏi sự ràng buộc này thì chúng ta vẫn biết rằng: Có tiền có bạc cũng là hạnh phúc trong tương đối. Chính những hạnh phúc tương đối này, cho nên chúng ta phải bảo vệ cho mình có được cuộc sống như thế này lâu dài thì cũng là phước duyên của chúng ta. Những người giàu có là họ đã có đã gieo những nhân tốt trong qua khứ. Vì vậy để được giàu có thì ta hãy thường xuyên giúp đỡ người khác. Nghèo khổ cũng có thể thay thế được cuộc sống, bằng cách chúng ta vui với những việc thiện của người khác, và đem thân mình làm việc tốt vì mọi người hay giúp đỡ những người thân của chúng ta. Như vậy về mặt tương đối, thì tiền bạc sự sản có thể giúp cho chúng ta một phần bớt khổ. Nhưng về mặt tuyệt đối thì không phải là như vậy. Chúng ta phải hiểu những gì là tương đối trong cuộc đời này đều là nhân tố mang lại cho chúng ta sự lo lắng và đau khổ trong cuộc sống. Nhưng người trong 16
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak xã hội này hãy tích cực làm thật nhiều việc thiện, nhờ phước báo đó mà giúp cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc trong đời sống tương đối này. Qua bài giàu nghèo này! Tôi muốn mang lại cho mọi người những nhận thức, ý thức về cuộc đời. Tất cả những điều này nó không rời xa tầm tay của mọi người, mà nó nằm ngay trong tầm tay của chúng ta. Nó nằm ở khắp mọi nơi, ngay trước mắt chúng ta. Nhưng nếu chúng ta biết và hiểu được điều này thì chúng ta sẽ bảo vệ được cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, và có tình người hơn. Và những những điều đó, nó đã đắp cho chúng ta một con đường hạnh phúc để mình và mọi người cùng đi trên con đường hạnh phúc đó lâu dài. Khi đó mình sẽ thấy rằng : Mình là con người có lương tâm, có trí tuệ. Tôi mong rằng : Khi đọc xong những dòng chữ này sẽ giúp cho người nghèo khổ sẽ vượt lên được bản thân mình, Người giàu có sẽ bớt kiêu ngạo, và nhận ra rằng: Đời là vô thường, không có gì là tồn tại mãi mãi. Người có đạo đức không một lý do gì khiến họ mất phước và luôn giúp đỡ mọi người trong cuộc sống này. Hãy làm và tận dụng những khoảng thời gian mình có mặt trên cuộc đời này. Để nhân tố đó giúp cho chúng ta có được hạnh phúc trong đời này và mai sau. Cầu mong tất cả mọi chúng ta sẽ giàu có ở hiện tại và tương lai. 17
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak lak 18/09 /2010 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy con làm giàu
405 p | 6930 | 4037
-
Dạy con làm giàu - Tập 1
148 p | 2332 | 1016
-
Cha giàu - Cha nghèo (Rich Dad Poor Dad)
337 p | 1397 | 922
-
Tư duy làm giàu
4 p | 1235 | 801
-
Sách Cha giàu cha nghèo
56 p | 1197 | 596
-
cha giầu cha nghèo
5 p | 1868 | 399
-
Sách Dạy con làm giàu
337 p | 560 | 314
-
Dạy con làm giàu - Tập 7
338 p | 760 | 289
-
Sách về Dạy con làm giàu
16 p | 323 | 161
-
Học cách tiêu tiền đúng cách
34 p | 267 | 86
-
Dạy con làm giàu với nhiều cách
72 p | 139 | 36
-
Quyết tâm làm giàu
4 p | 120 | 29
-
Giải thích cho con về giàu-nghèo
3 p | 111 | 27
-
Sự khác biệt trong tư duy người giàu và người nghèo qua 17 bức ảnh
18 p | 101 | 19
-
Kết giao với người giàu và thành công
3 p | 85 | 14
-
VÌ SAO TÔI NGHÈO MÀ ANH LẠI GIÀU?.
3 p | 135 | 14
-
Người nghèo muốn làm người giàu nhanh
3 p | 91 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn