Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n §Þa LÝ 11<br />
<br />
c«ng ty häc liÖu b¶o long<br />
§iÖn tho¹i (ZALO) liªn hÖ: 01243771012<br />
<br />
giíi thiÖu c¸c ®Ò thi chän HSG<br />
cÊp khu vùc cña c¸c tr-êng thpt chuyªn<br />
vïng duyªn h¶I vµ ®ång b»ng b¾c bé<br />
<br />
THIÕT KÕ B×A: MR.CONG<br />
<br />
gåm 96 ®Ò thi CHÝNH THøC Vµ §Ò XUÊT tõ n¨m häc<br />
2011 - 2012 ®Õn n¨m häc 2017 - 2018<br />
cã ®¸p ¸n vµ h-íng dÉn chÊm chi tiÕt<br />
<br />
Thµnh c«ng lµ mét hµnh tr×nh chø kh«ng ph¶i lµ ®iÓm ®Õn.<br />
Trªn con ®-êng thµnh c«ng kh«ng cã dÊu ch©n cña ng-êi l-êi biÕng.<br />
C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012<br />
<br />
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n §Þa LÝ 11<br />
<br />
lêi nãi ®Çu<br />
hiều năm trở lại đây, hội các trường THPT chuyên trực thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo<br />
của các tỉnh - thành phố và trực thuộc các trường Đại học vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc<br />
bộ tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cho học sinh các khối chuyên lớp 10 và lớp 11 ở các<br />
môn học như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Tin<br />
học. Với những môn học như: Toán học, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn hay Ngoại ngữ thì từ trước tới nay trên<br />
thị trường sách đã có rất nhiều đầu sách dạng “tuyển tập hay tuyển chọn” các đề thi học sinh giỏi các cấp,<br />
nhưng với bộ môn Địa lí thì đầu sách dạng này lại rất hiếm. Do vậy cuốn sách “Giới thiệu các đề thi chọn<br />
học sinh giỏi của các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ - môn Địa lí 11” được<br />
tuyển chọn, biên soạn và xuất bản nhằm mục đích:<br />
<br />
N<br />
<br />
- Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí cấp THPT có được cách nhìn chính xác và<br />
toàn diện về xu hướng ra đề thi môn Địa lí trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khối lớp 10 trường THPT chuyên<br />
của các tỉnh - thành phố và trực thuộc các trường đại học vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ.<br />
- Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí cấp THPT có thêm được nguồn tư liệu<br />
tham khảo hữu ích trong quá trình học tập và giảng dạy. Qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy<br />
và học bộ môn, đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp khu vực.<br />
Cuốn sách này có 96 đề thi, gồm đề thi chính thức và đề thi đề xuất cho kì thi chọn học sinh giỏi<br />
các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ - môn Địa lí 11, các đề thi được chọn lọc<br />
và sắp xếp theo từng năm học, từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2017 - 2018. Các đề thi trong cuốn<br />
sách này được các tác giả sưu tầm, chọn lọc từ nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, đồng nghiệp, từ Website<br />
của các Sở giáo dục - đào tạo, từ trang http:// www. dethi.violet.vn và nhiều Website có uy tín khác. Trong<br />
cuốn sách này, hầu hết các đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết, nhưng cũng có một vài đề thi không<br />
đáp án và hướng dẫn chấm. Với những đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm, các tác giả giữ nguyên văn đáp<br />
án và thang điểm để các em học sinh và quý thầy cô có thể thấy và vận dụng được cách trả lời và cho điểm<br />
đối với mỗi đơn vị kiến thức trong đề thi. Với những đề thi không có đáp án thì các em học sinh và quý thầy<br />
cô có thể tự giải để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phương pháp giải.<br />
Với vai trò là những giáo viên tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, bồi<br />
dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia môn Địa lí cấp THPT, các tác giả thấy<br />
cuốn sách sẽ là nguồn học liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh yêu thích môn Địa lí và giáo viên dạy<br />
môn Địa lí ở các trường THPT, đặc biệt sẽ rất hữu ích với những em học sinh và quý thầy cô tham gia bồi<br />
dưỡng, luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia. Ngoài ra cuốn sách cũng là nguồn học<br />
liệu tham khảo rất tốt cho sinh viên - giáo sinh chuyên nghành sư phạm Địa lí ở các trường Cao đẳng và Đại<br />
học.<br />
Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, chọn lọc, biên soạn nhưng cuốn sách sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót,<br />
các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các em học sinh để lần xuất bản<br />
sau được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây, các tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý đồng nghiệp<br />
đang công tác tại các trường THPT chuyên đã cung cấp tư liệu quý báu để chúng tôi xây dựng và hoàn thành<br />
cuốn sách này.<br />
Chúc các em học sinh và quý thầy cô đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình học tập và giảng<br />
dạy khi khai thác, sử dụng cuốn sách này. Mọi ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các em xin vui lòng liên<br />
hệ với các tác giả theo địa chỉ email: hoclieubaolong@gmail.com. Các tác giả trân trọng cảm ơn!<br />
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lí THPT tỉnh Nam Định<br />
Chịu trách nhiệm in ấn và phát hành: Công ty TNHH cung ứng học liệu và dịch vụ Giáo dục Bảo Long<br />
Người đại diện cho công ty, ông: Nguyễn Văn Công – Điện thoại liên hệ: 01243771012<br />
NAM ĐỊNH<br />
Ngày 10 tháng 6 năm 2018<br />
C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012<br />
<br />
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n §Þa LÝ 11<br />
<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
Kì thi chọn HSG các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc Bộ,<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC, môn ĐỊA LÍ LỚP 11, năm học 2011 – 2012<br />
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Câu 1 (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:<br />
a. Phân tích tác động của các hoàn lưu gió đến khí hậu nước ta trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến<br />
tháng 4 năm sau.<br />
b. Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta có sự tương phản rõ rệt. Giữa chúng có mối<br />
quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?<br />
Câu 2 (5 điểm)<br />
a. Các quy luật địa lí được thể hiện qua sự phân hóa của sinh vật nước ta như thế nào? Vì sao tính<br />
nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ?<br />
b. Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Vì sao có sự khác nhau đó?<br />
Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu :<br />
Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 – 2009 (Đơn vị: %)<br />
Nhóm tuổi<br />
1979<br />
1989<br />
1999<br />
2009<br />
0-14 Tuổi<br />
42,5<br />
38,9<br />
33,6<br />
25,0<br />
15- 59 Tuổi<br />
50,4<br />
53,2<br />
58,3<br />
66,0<br />
Trên 60 tuổi<br />
7,1<br />
7,9<br />
8,1<br />
9,0<br />
a. Chứng minh nhận định cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta đang ở thời kì kết thúc giai đoạn “dân số trẻ”<br />
chuẩn bị bước vào giai đoạn “dân số già”, đồng thời đang ở giai đoạn kết cấu “dân số vàng”.<br />
b. Cho biết đâu là cơ hội và thách thức của nền kinh tế nước ta trong vài chục năm tới với sự chuyển dịch<br />
cơ cấu dân số theo nhóm tuổi như trên.<br />
Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:<br />
a. Chứng minh rằng nền nông nghiệp của nước ta mang tính nhiệt đới. Nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc<br />
điểm này là gì?<br />
b. Vì sao cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn ở<br />
nước ta?<br />
c. Nhận xét về đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng nước ta.<br />
Câu 5: (3 điểm)<br />
a. Dựa vào lược đồ sau và kiến thức đã học nhận b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy nhận xét về<br />
xét và giải thích về sự phân bố của các trung tình hình ngoại thương của Hoa Kì giai đoạn 1995tâm công nghiệp lớn ở Nhật Bản.<br />
2010.<br />
Giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ (tỷ USD).<br />
Năm<br />
<br />
Xuất khẩu<br />
<br />
Nhập khẩu<br />
<br />
1995<br />
<br />
584,74<br />
<br />
770,85<br />
<br />
1998<br />
<br />
382,14<br />
<br />
944,35<br />
<br />
2000<br />
<br />
781,13<br />
<br />
1259,3<br />
<br />
2004<br />
<br />
818,52<br />
<br />
1525,68<br />
<br />
2007<br />
<br />
1162,98<br />
<br />
2016,98<br />
<br />
2010<br />
<br />
1831,9<br />
<br />
2329,7<br />
<br />
……………………..HẾT…………………<br />
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục) từ năm 2009.<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1<br />
C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012<br />
<br />
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n §Þa LÝ 11<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
Tác động của các hoàn lưu gió đến khí hậu nước ta trong khoảng thời gian<br />
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.<br />
* Xác định trong khoảng thời gian này khí hậu nước ta chịu tác động của 2<br />
hoàn lưu gió là: gió mùa Đông Bắc và gió Tín phong Bắc Bán Cầu.<br />
*. Khái quát 2 loại gió<br />
- GMĐB: có nguồn gốc từ áp cao Xibia, thổi theo hướng ĐB vào nước ta với tính<br />
chất lạnh khô và hoạt động ở miền lãnh thổ phía Bắc.<br />
- GTPBBC: có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến BCB cũng thổi theo hướng ĐB<br />
vào nước ta với tính chất nóng khô, hoạt động chủ yếu ở miền lãnh thổ phía Nam.<br />
* Ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.<br />
1. Tác động của gió mùa Đông Bắc.<br />
- Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt<br />
+ Làm hạ thấp nền nhiệt độ của nước ta trong mùa đông, đặc biệt là miền lãnh<br />
thổ phía Bắc (dc)<br />
+ Làm cho chế độ nhiệt có sự phân hóa đa dạng: nhiệt độ giảm dần từ B->N; biên<br />
độ nhiệt tăng dần từ B->N; nhiệt độ có sự khác nhau giữa ĐB và TB (dc); MN<br />
không chịu ảnh hưởng của GMĐB nên nóng quanh năm.<br />
- Ảnh hưởng đến chế độ mưa:<br />
+ Gây mưa phùn cho vùng duyên hải Bắc Bộ vào thời điểm giữa và cuối mùa<br />
Đông.<br />
+ Gây mưa cho BTB trong mùa đông (đầu Đông)<br />
- GMĐB kết hợp với địa hình làm khí hậu có sự phân hóa phức tạp cả về thời gian<br />
và không gian.<br />
+ Thời gian: chủ yếu ở miền lãnh thổ phía Bắc<br />
. Đầu mùa đông MB có kiểu thời tiết lạnh khô<br />
. Giữa và cuối mùa Đông, MB có kiểu thời tiết lạnh,ẩm có mưa phùn.<br />
+ Không gian<br />
. Đ-T: ĐB có mùa động lạnh đến sớm, kết thúc muộn; TB có mùa Đông ấm,<br />
đến muộn và kết thúc sớm (dc về chế độ nhiệt)<br />
. B-N: MB lạnh sâu sắc, ít mưa; Miền Trung (BTB) có mùa đông ấm với lượng<br />
mưa tương đối, MN nóng, khô (dc = chế độ nhiệt).<br />
2. Ảnh hưởng của gió TPBBC<br />
+ Gây mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ (dc)<br />
+ Gây mưa vào đầu đông cho miền Trung (dc)<br />
+ Thi thoảng xuất hiện kiểu thời tiết nắng ấm trong mùa Đông cho miền Bắc<br />
khi GMĐB bị quy yếu.<br />
b<br />
Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta có sự tương phản rõ rệt.<br />
Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?<br />
* Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta tương phản nhau:<br />
- Khái quát: Sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi nước ta được thể<br />
hiện ở nguồn gốc phát sinh, tuổi địa chất, tính chất địa hình …<br />
- Về qui mô diện tích: Miền đồi núi nước ta chiếm diện tích lớn 75% DTLT, phân<br />
bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây . Còn đồng bằng chiếm diện tích nhỏ 25%<br />
DT, phân bố ở phía đông và nam đất nước.<br />
- Nguồn gốc phát sinh:<br />
+ Được hình thành trong quá trình nâng lên của các vận động kiến tạo.<br />
Ý<br />
a<br />
<br />
C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2,0<br />
1,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n §Þa LÝ 11<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Được hình thành từ những vùng sụt lún.<br />
- Độ cao và chia cắt : Miền núi có địa hình cao, dốc và chia cắt mạnh. Đồng bằng<br />
có địa hình thấp < 50 m và bằng phẳng.<br />
- Cấu tạo địa chất: Miền núi cấu trúc địa chất chủ yếu là đá vôi, đá ba zan và đá mẹ<br />
khác. Đồng bằng cấu trúc địa chất là đất phù sa.<br />
* Mối quan hệ mật thiết giữa đồng bằng và đồi núi nước ta:<br />
- Về mặt phát sinh:<br />
+ Vùng núi được hình thành do quá trình nâng cao đất đai, ngoại lực xâm thực<br />
chia cắt bán bình nguyên cổ tạo thành. Các đồng bằng được hình thành tại các<br />
vùng núi bị sụt võng (bù trừ), sau được phù sa sông, biển bồi đắp tạo lên.<br />
+ Sự phân bố sắp xếp các dãy núi có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các<br />
đồng bằng (DC). Nơi núi lùi xa về phía tây -> đồng bằng được mở rộng, đường<br />
bờ biển bằng phẳng, thềm lục địa mở rộng và nông. Nơi các nhánh núi chạy<br />
lan ra sát biển làm thu hẹp và chia cắt dải đồng bằng ven biển.<br />
- Về quá trình phát triển:<br />
+ Sản phẩm của các vật liệu xâm thực ở miền núi đã bồi đắp lên các đồng<br />
bằng qua sự vận chuyển của các dòng chảy (phù sa các con sông) -> giúp mở rộng<br />
các đồng bằng châu thổ (dc)<br />
->Địa hình đồng bằng và đồi núi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt phát<br />
sinh và các quá trình tự nhiên. Vì vậy khai thác tự nhiên miền núi không hợp lí sẽ<br />
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng đồng bằng.<br />
a<br />
Các quy luật địa lí được thể hiện qua sự phân hóa của sinh vật nước ta như thế<br />
nào? Vì sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ?<br />
a .1. Sinh vật nước ta phân hóa cả theo quy luật địa đới và phi địa đới.<br />
*. Sinh vật có sự phân hóa theo quy luật địa đới (B-N)<br />
- Phía bắc dãy Bạch Mã:<br />
+ Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông cây thường rụng lá và mùa hạ<br />
cây xanh tốt.<br />
+ Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, nhưng cũng có những loài cận nhiệt như dẻ, re<br />
và loài ôn đới như samu, pơmu; động vật có chồn, gấu.<br />
- Phía nam dãy Bạch Mã:<br />
+ Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực vật, động vật phần<br />
lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam lên.<br />
+ Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô như các cây<br />
họ Dầu; động vật là các loài thú nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá sấu…<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
1,0<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
*. Theo quy luật phi địa đới (Phân hóa theo độ cao của địa hình)<br />
- Từ độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam:<br />
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: hình thành ở những vùng núi<br />
thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ rệt, với cấu trúc nhiều tầng tán,<br />
nhiều cây dây leo.<br />
+ Chiếm ưu thế là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới mùa: rừng thường xanh, rừng<br />
nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
+ Hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng thường xanh<br />
trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi<br />
gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.<br />
- Ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng với thành phần<br />
C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012<br />
<br />
0,25<br />
<br />