intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu cấu trúc bài thuốc Đông y và nhận thức thuốc trừ thấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này sẽ hướng dẫn cách hiểu về cấu trúc của một bài thuốc Đông y, bao gồm cách kê đơn và các thành phần cấu tạo nên phương thuốc. Tiếp theo, bài học sẽ tập trung vào nhóm thuốc trừ thấp, giúp người học nhận biết được các vị thuốc thuộc nhóm này. Nội dung bài học sẽ bao gồm nguồn gốc, công năng và chủ trị chính của từng vị thuốc. Việc nắm vững kiến thức này sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về cách phối hợp các vị thuốc trong điều trị bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu cấu trúc bài thuốc Đông y và nhận thức thuốc trừ thấp

  1. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI THUỐC ĐÔNG Y VÀ NHẬN THỨC THUỐC TRỪ THẤP MỤC TIÊU 1. Vận dụng được cấu trúc Bài thuốc Đông y (cách kê đơn thuốc và các thành phần cấu tạo nên phương thuốc). 2. Nhận biết được các vị thuốc trừ thấp (nguồn gốc, công năng chủ trị của các vị thuốc đó). NỘI DUNG 1. Cấu trúc Bài thuốc Đông y. 1.1. Cách kê đơn thuốc 1.1.1. Yêu cầu của một đơn thuốc Một đơn thuốc phải đạt được các yêu cầu chính sau đây: - Thể hiện rõ ràng đường lối điều trị. VD: Công tà, bổ chính, phát hãn, thanh nhiệt, hòa giải, khu hàn… - Đảm bảo sự cân đối giữa các vị thuốc: + Trị nguyên nhân gọi là quân + Làm tăng cường hiệu lực cho các vị thuốc chính (hỗ trợ) gọi là thần. + Có tác dụng thứ yếu gọi là tá + Có tác dụng điều hòa hướng dẫn gọi là sứ. - Đảm bảo về liều lượng: Cho vừa đủ tác dụng, không nên quá nhiều, mà cũng không quá ít. - Đảm bảo không có sự cấm kỵ: + Các vị thuốc kỵ thai + Các vị thuốc tương phản lẫn nhau + Kiêng cữ khi uống thuốc + Áp dụng chặt chẽ các quy chế về thuốc độc đông y theo quy định của bộ y tế. + Chú trọng chất lượng thuốc, đúng quy cách dược liệu. 1.1.2. Giới thiệu các cách kê đơn thuốc - Kê theo cổ phương gia giảm: Cổ phương là bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, được truyền lại trong sách vở của nhiều thời đại y học. Mỗi cổ phương chỉ thích ứng với từng nguyên nhân, tính chất và triệu trứng nên tùy tình hình cụ thể về sức khỏe, bệnh tật, người ta có thể gia giảm điều chỉnh vị thuốc và liều lượng cho thích hợp. - Kê đơn theo đối chứng lập phương: Căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc và đối chứng với các triệu chứng thấy được trên người bệnh nhân mà kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc. - Kê đơn theo bài thuốc chung có gia giảm: Bài thuốc chung được xây dựng để giải quyết các triệu chứng chính của người bệnh, sau đó gia giảm theo thực tế lâm sàng qua triệu chứng theo tác dụng dược lý Đông - Tây y kết hợp. - Kê đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa một số bệnh nhất định: Thực tế không thể đảm bảo được tính chất toàn diện của phương pháp chữa bệnh Đông y và gặp nhiều khó khăn trước bệnh phức tạp. - Kê đơn theo toa căn bản: Đã xây dựng và áp dụng ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và ở miền Bắc sau khi hòa bình lập lại do bác sĩ Nguyễn Văn 277
  2. Hưởng lập phương. Toa thuốc căn bản có 6 tác dụng và 10 vị thuốc sau đây: Lợi tiểu: Rễ tranh; nhuận gan: Rau má; nhuận trường: Muồng trâu; nhuận huyết: cỏ mực; Giải độc cơ thể mãn trâu, cam thảo đất, ké đầu ngựa; Kích thích tiêu hóa: Gừng, củ sả, vỏ quýt. Và gia giảm theo trạng thái bệnh lý, cùng một số dược liệu có thể thay thế được trong 10 vị, tùy dược liệu địa phương sẵn có. 1.2. Các thành phần cấu tạo nên phương thuốc 1.2.1. Xuất xứ tên gọi là các thành phần trong phương thuốc Các phương thuốc y học cổ truyền được hình thành từ trong chế độ phong kiến. Do đó cách gọi các thành phần trong phương cũng tuân thủ theo quy ước về vị trí ngôi thứ của chế độ phong kiến. Đó là: Quân, Thần, Tá, Sứ. 1.2.2. Các thành phần: 1. Quân (vua) Là vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, giải quyết triệu chứng chính của bệnh. 2. Thần Một hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu chứng chính, đồng thời vị Thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó của bệnh. Có thể có nhiều nhóm Thần, giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Tá Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh. Có thể có nhiều nhóm tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng của bệnh. Chính những vị tá đã làm phong phú thêm cho tác dụng của phương thuốc. Sự đa dạng của phương thuốc thường phụ thuộc vào nhóm Tá. 4. Sứ Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh hoặc giải quyết một triệu chứng phụ của bệnh, cũng có khi mang tính chất hòa hoãn sự mãnh liệt của phương thuốc. 1.2.3. Phương pháp tiến hành nhận dạng các thành phần trong phương thuốc. a. Vị Quân Tên của vị thường lấy làm tên của bài thuốc. Ví dụ: ngân kiều tán, kim ngân là quân. Tang cúc ẩm, tang diệp là quân. Chỉ thực tiêu bĩ hoàn, chỉ thực là quân, Hoắc hương chính khí tán, hoắc hương là quân. Thường có liều lượng lớn trong phương. Đôi khi liều lượng nhỏ song tác dụng lại mạnh cũng đóng vai trò quân. Thông thường một phương thuốc chỉ có một vị quân. Tuy nhiên những phương lớn có nhiều vị để giải quyết những bệnh mãn tính, bệnh nan y người ta phải dùng phương có 2 vị quân. b. Vị Thần Thường nằm trong dãy phân loại thuốc của vị quân song có tác dụng kém hơn. Ở khác dãy phân loại, song có tác dụng tương tự như vị quân (tác dụng kém hơn) c. Vị Tá Thường nằm ở dãy phân loại khác nhau Cũng có thể có một hoặc vài vị trong cùng một dãy, song có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh. Khi trong phương có nhiều vị tá nên gộp các vị có công năng giống nhau hoặc gần giống nhau thành một nhóm. d. Vị Sứ Vị cam thảo thường đóng vai trò sử trong phương 278
  3. Nếu không có vị cam thảo trong phương cần tìm một vị nào đó mang ý nghĩa dẫn thuốc vào kinh. Ví dụ: trong phương lục vị, bổ thận âm, trạch tả đóng vai trò sứ vì trạch tả thẩm thấp lợi niệu. 2. Nhận thức thuốc trừ thấp Thuốc trừ thấp là những thuốc có khả năng trừ được tà thấp. Thuốc được chia ra làm 3 loại, loại khứ phong thấp (phát tán phong thấp) loại hóa thấp và lợi thấp. S Tên vị Nguồn Tính Công năng chủ trị T gốc vị T 1 HY Dùng bộ vị Công năng chủ trị: phận trên đắng - Trừ phong thấp: dùng trong các bệnh phong THIÊM mặt đất cay, phơi khô tính thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê Herba của cây ấm mỏi, sống lưng đau, có thể dùng riêng hoặc Siegesbecki Hy thiêm Siegesbe phối hợp với xích đồng nam thì tăng hiệu quả; ae ckia hoặc dùng hy thiêm 12g, hành 8g. orientalis L. Họ - Bình can tiềm dương: dùng trong các bệnh Cúc đau đầu hoa mắt, chân tay tê dại, các bệnh cao Asterace ae. huyết áp thường phối hợp với hạ khô thảo, bạch đồng nữ, hoặc hy thiêm, hoa hòe, mỗi vị 20g, uống dưới dạng thuốc sắc. - An thần, dùng với bệnh nhân suy nhược, mất ngủ; có thể phối hợp với lạc tiên, lá vông, mỗi thứ 12g. - Sát khuẩn giải độc, dùng trong bệnh sốt rét; hy thiêm 40-100g, sắc uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra còn dùng để chữa mụn nhọt hoặc do rắn cắn, có thể giã lá và cành non đắp vào chỗ rắn cắn. 2 KÉ ĐẦU Dùng vị - Khử phong thấp giảm đau, dùng trong các quả chín cay, trường hợp đau khớp, chân tay tê dại, co quắp, NGỰA phơi khô đắng, của cây tính phong hàn dẫn đến đau đầu, phối hợp với tang (Thương ké đầu ấm ký sinh, ngũ gia bì. ngựa nhĩ tử) Xanthiu - Tiêu độc sát khuẩn, dùng trong các trường m Fructus hợp phong ngứa, dị ứng phối hợp kim ngân strumariu Xanthii m L. Họ hoa, hoặc kim ngân cành, kinh giới trệ. Còn Cúc 279
  4. strumarii Asterace dùng để chữa phong hủi, dùng lá tươi giã nát ae. đắp mụn nhọt, nấu nước rửa vết thương. - Chống viêm, dùng trị bệnh viêm xoang hàm, xoang mũi mãn tính, có thể dùng thương nhĩ tử, bạc hà, tế tân cho vào nước, đun sôi rồi xông hơi vào mũi. - Chỉ huyết: dùng trong các trường hợp trĩ rõ chảy máu, dùng lá ké đầu ngựa hái vào đầu tháng 5, phơi khô tán nhỏ, dùng 4g uống với nước cơm. Ngoài ra còn dùng để chữa tử cung chẩy máu. - Tán kết: làm mềm các khối rắn, dùng đối với các bệnh bướu cổ, tràng nhạc (lao hạch cổ) phối hợp với hạ khô thảo, tọa giác thích, huyền sâm. 3 MÃ Dùng hạt vị - Trừ phong thấp, hoạt lạc, thông kinh, giảm của cây đắng, đau, dùng trong các bệnh phong thấp, đau khớp TIỀN TỬ mã tiền tính Strychno hàn cấp hoặc mãn tính, có thể phối hợp với thương Semen s nux- truật, ngưu tất, toàn yết, hoặc phối hợp với Strychni vomica L. Họ hương phụ, mộc hương, địa liền quế chi. Mã tiền - Mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp gân Loganiac eae có và cơ tê đau, cơ thể suy nhược; đau nhức thần mọc ở kinh ngoại biên, có thể phối hợp với đương các vùng núi nước quy, tục đoạn, ngũ gia bì, có trong thành phần ta. thuốc phong bà Giằng. - Khứ phong chỉ kinh, dùng trong các bệnh kinh giản, co quắp, chân tay bị quyết lạnh, phối hợp với bạch cương tằm, bình vôi. - Tán ứ, tiêu thũng: dùng trong các bệnh ung độc hoặc chấn thương cơ nhục sưng tấy. 4 THIÊN Là thân rễ vị - Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng trong các của cây cay, trường hợp hàn thấp tý đau nhức xương khớp, NIÊN thiên niên kiện ngọt, cơ nhục, đặc biệt các khớp vai cổ…có thể phối Homalom 280
  5. KIỆN ena tính hợp với khương hoạt, phòng phong, tế tân… occulta ôn -Thông kinh hoạt lạc: dùng trong các trường hợp (Sơn (Lour) Schott. khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau dây thực) Họ Ráy thần kinh, dây chằng; có thể phối hợp với kê huyết Araceae. Rhizoma đằng, uy inh tiên… Homalomen - Kích thích tiêu hóa: dùng trong các bệnh tỳ vị ae hư hàn ăn uống kém tiêu: phối hợp với bạch truật, bạch linh. 5 SA Là hạt vị - Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng của cây cay, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu, hoặc ăn uống NHÂN sa nhân tính Amomu ấm không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam Fructus m mộc hương, hoặc hương. Amomi ovoideu m Pierre - Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong trường và một hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương số loại khác hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, trong chi đau gáy… dùng sa nhân cùng với một số vị Amomu m. Họ thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền… Gừng ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng Zingiber aceae. chữa đau răng, viêm lợi. - An thai: dùng trong trường hợp thai động bất an hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang ký sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn. 6 THẢO Dùng vị - Làm ấm bên trong, giảm đau (ôn trung, chỉ quả chín cay, thống); dùng đối với các trường hợp do hàn QUẢ phơi khô tính của cây nhiệt thấp tích lại, dẫn đến trướng đầy, đau bụng; có Fructucs thảo quả thể phối hợp với hoắc hương, hậu phác, thành Amomi amomum aromatic bì, bán hạ. aromatici um - Kiện tỳ vị, tiêu thực, dùng trong bệnh Roxb. Họ Gừng tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, đau bụng Zingiber đi tả, hay bị nôn lợm; do tính chất của thuốc có aceae. tác dụng kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng. - Trừ ác nghịch; dùng trị sốt rét. Thường 281
  6. dùng với bệnh sốt rét rét nhiều, sốt ít; hoặc chỉ rét mà không sốt, khi dùng có thể phối hợp với binh lang, thường sơn. Ngoài ra Lê Khánh Trai và cộng sự thấy thảo quả có tác dụng chữa rắn cắn. 7 BẠCH Là hạch vị - Lợi thấp, thẩm thấp: dùng trong các bệnh tiểu nấm ngọt, tiện bí, đái buốt, nhức, nước tiểu đỏ, hoặc đục, PHỤC phục linh nhạt, Poria tính lượng nước tiểu ít, người bị phù thũng. Khi LINH cocos bình dùng có thể phối hợp với trạch tả, xa tiền tử (Schw) (Phục Wolf. Họ (hạt mã đề). Nấm lỗ linh) - Kiện tỳ: dùng trong bệnh của tạng tỳ bị hư Polypora Poria ceae ký nhược gây ỉa lỏng, thường phối hợp với đẳng sinh trên sâm, bạch trật, hoàng kỳ co trong thành phần rễ cây thông. của bài tứ quân. - An thần: trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ hay quên; thường phối hợp với viễn chí, long nhãn, toan táo nhân. 8 TRẠCH Là củ vị - Lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt: dùng để chữa của cây ngọt, các bệnh tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái dắt, TẢ trạch tả tính Alisma hàn trị phù thũng. Có trong thành phần lục vị. Rhizoma plantago - Thanh thấp nhiệt ở đại tràng: dùng chữa ỉa Alismatis aquatica L. var. chảy orientale - Thanh thấp nhiệt ở can: dùng trong các bệnh (Sam.juz ep). Họ đau đầu, nặng đàu, váng đầu, hoa mắt. Ngoài ra Trạch tả còn có tác dụng ích khí, dưỡng ngũ tạng Alismata ceae. 9 Ý DĨ Là nhân vị - Lợi thủy: dùng để trị các bệnh phù thũng, tiểu hạt của ngọt, tiện khó khăn, đái buốt (dùng hạt, hoặc cây, lá, Semen cây ý dĩ nhạt, Coicis Coix tính rễ, sắc uống). lachryma hơi - Kiện tỳ hóa thấp, dùng để trị bệnh hư tỳ, tiêu jobi L. hàn Họ Lúa hóa kém, tiết tả, ý dĩ sao vàng cùng với một số Poaceae. các vị thuốc khác trong bài phì nhi cam tích, Ngoài ra còn dùng dùng tốt đối với trẻ em. các bộ 282
  7. phận - Trừ phong thấp, đau nhức, phối hợp với ma khác của hoàng, phòng kỷ, mộc thông. cây. - Thanh nhiệt độc, trừ mủ: dùng điều trị chứng phế hóa mủ (apces phổi), dùng rễ ý dĩ kết hợp với lô căn, đào nhân, diếp cá. - Thư cân giải kinh: dùng khi chân tay bị co quắp. - Giải độc tiêu viêm: dùng ý dĩ trong bệnh viêm ruột thừa, phối hợp với kim ngân hoa trong bệnh nổi mụn ở mặt, trứng cá (hạt ý dĩ nấu cháo ngày 10g) hoặc phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc. 1 TỲ GIẢI Là thân vị - Lợi thấp hóa trọc, dùng trong các trường hợp 0 rễ của đắng, tiểu tiện vàng đỏ, nước tiểu ít đục, đi tiểu buốt Rhizoma cây tỳ tính Dioscoreae giải bình dắt do viêm thận cấp; hoặc bệnh bạch đới của Dioscore phụ nữ, phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, a tokoro Makino. thông thảo, ngưu tất, hoàng bá. Họ Củ - Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ: dùng trong mài Dioscora các trường hợp chân tay đau nhức, đau khớp do ceae. phong hàn thấp tỳ, phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất. - Giải độc, trị mụn nhọt: phối hợp với liên kiều, kim ngân hoa, ké đầu ngựa. - Trừ thấp nhiệt đối với phần khí bị thấp nhiệt dẫn đến sốt cao, phối hợp với phục linh, mộc thông. 1 MỘC Dùng vị - Lợi thấp, lợi niệu, thông lâm: dùng đối với 1 dây của đắng, trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ngắn đỏ, đái THÔNG cây tiểu tính mộc hàn dắt, mộc thông 20g, hành tăm 5 nhánh, sắc Caulis thông uống; phối hợp với sinh địa, trúc diệp, cam Clematidis Clematis armandi thảo. Sau khi đẻ bí tiểu tiện có thẻ dùng bài armandi Franch. thuốc sau: mộc thông, vừng hạt, vông vang, Họ Hoàng hoạt thạch, hạt cau già, chỉ thực, lượng bằng liên 283
  8. Ranuncul nhau, cam thảo lượng bằng một nửa, sắc uống. aceae - Hành huyết thông kinh: dùng đối với trường phơi khô làm hợp kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình thuốc. mẩy đau nhức, đau khớp dùng mộc thông 12g, thông tahor 8g, sắc uống hoặc phối hợp với uy linh tiên, đau xương. 1 THÔNG Là lõi vị - Lợi thấp, lợi niệu thông lâm: dùng cho trường 2 xốp trắng ngọt, hợp phù do thấp nhiệt, nước tiểu ít, nước tiểu THẢO của cây nhạt, thông tính đỏ, có thể dùng phối hợp với các thuốc lợi niệu Medulla thảo hàn khác. Tetrapanacis Tetrapan ax - Hành khí thông sữa: dùng cho phụ nữ sau khi papyrifer đẻ sữa ít, sữa tắc. us Hook K.Koch. Họ Nhân sâm Araliacea e 284
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2