intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CANH TÁC TRÊN ĐẤT 3 VỤ LÚA

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

227
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian vừa qua, Phòng Nghiệp vụ - Sở Nông nghiệp & PTNT có tổ chức khảo sát một số mô hình chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất 3 vụ lúa. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các mô hình chuyển đổi canh tác trên đất lúa so với canh tác chuyên lúa đều có hiệu quả kinh tế cao. Đối tượng cây trồng vật nuôi trên đất lúa ngày càng đa dạng, phong phú như: đậu nành, dưa hấu, bắp, ấu, khổ qua, đậu que, cà chua, cá... Các loại cây trồng đặc thù...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CANH TÁC TRÊN ĐẤT 3 VỤ LÚA

  1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CANH TÁC TRÊN ĐẤT 3 VỤ LÚA
  2. Thời gian vừa qua, Phòng Nghiệp vụ - Sở Nông nghiệp & PTNT có tổ chức khảo sát một số mô hình chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất 3 vụ lúa. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các mô hình chuyển đổi canh tác trên đất lúa so với canh tác chuyên lúa đều có hiệu quả kinh tế cao. Đối tượng cây trồng vật nuôi trên đất lúa ngày càng đa dạng, phong phú như: đậu nành, dưa hấu, bắp, ấu, khổ qua, đậu que, cà chua, cá... Các loại cây trồng đặc thù riêng của từng vùng như: khoai lang, mè ở Bình Tân, khoai mỡ ở Mang Thít ngày càng được củng cố và phát huy về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như chất lượng. Có 18 mô hình đáng được ghi nhận, bao gồm : - (1) Mô hình: Lúa ĐX – Đậu nành HT – Lúa TĐ: ở Tân Hạnh, Thạnh Quới, Long Phước (Long Hồ), Tân Quới, Tân Lược, Thành Lợi (Bình Tân), có thu nhập bình quân 59 triệu đồng, lợi nhuận trên 40 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 2,14 lần. - (2) Mô hình: Lúa ĐX – Bắp HT – Lúa TĐ: ở Tân Quới, Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân), có thu nhập bình quân 57 triệu đồng, lợi nhuận trên 36 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,7 lần.
  3. - (3) Mô hình: Lúa ĐX – Dưa hấu HT – Lúa TĐ: ở Thành Lợi ( Bình Tân) ,có thu nhập bình quân 68 triệu đồng, lợi nhuận trên 38 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,29 lần. - (4) Mô hính Lúa ĐX – Mè HT – Lúa TĐ: ở Tân Lược (Bình Tân),có thu nhập bình quân 67 triệu đồng, lợi nhuận trên 38 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,33 lần - (5) Mô hính Lúa ĐX – Khoai lang HT – Lúa TĐ: ở Thành Đông (Bình Tân), có thu nhập bình quân 120 triệu đồng, lợi nhuận trên 85 triệu đồng, tỉ xuất lợi nhuận 2,45 lần - (6) Mô hình: Lúa ĐX – Lúa HT – Bắp TĐ: ở Trung Thành (Vũng Liêm), có thu nhập bình quân 55 triệu đồng, lợi nhuận trên 30 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,22 lần - (7) Mô hình : Lúa ĐX – Lúa HT – Dưa hấu TĐ: ở Vĩnh Xuân (Trà Ôn), Hiếu Thành, Hiếu Phụng (Vũng Liêm), Mỹ Lộc (Tam Bình), Tân Lược (Bình Tân), có thu nhập bình quân 78 triệu đồng, lợi nhuận trên 47 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,5 lần - (8) Mô hình : Lúa ĐX – Lúa HT – Màu TĐ (Dưa leo, ớt, khổ qua, đậu que) ở Thiện Mỹ (Trà Ôn): ở Hiếu Thành, Trung Chánh, Trung Thành (
  4. Vũng Liêm), có thu nhập bình quân 89 triệu đồng, lợi nhuận trên 56 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,7 lần. - (9) Mô hình : Lúa ĐX – Lúa HT – Ấu TĐ: ở Nhơn Bình (Trà Ôn), có thu nhập bình quân 87 triệu đồng, lợi nhuận trên 62 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 2,51 lần. - (10) Mô hính Lúa ĐX – Dưa hấu HT – Dưa Hấu TĐ: ở Tích Thiện (Trà Ôn), Nhơn Ngãi, Hiếu Phụng (Vũng Liêm), Mỹ Lộc, Loan Mỹ (Tam Bình), Chánh Hội, Chánh An, Tân Long, Bình Phước (Mang Thít), có thu nhập bình quân 95 triệu đồng, lợi nhuận trên 51 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,16 lần - (11) Mô hính Lúa ĐX – Bắp HT – Bắp TĐ: ở Trung Nghĩa ( Vũng Liêm), Tân Phú (Tam Bình), có thu nhập bình quân 56 triệu đồng, lợi nhuận trên 35 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,75 lần - (12) Mô hình Lúa ĐX – Khai lang HT- Dưa hấu TĐ: ở Tân Hưng,(Bình Tân), có thu nhập bình quân 126 triệu đồng, lợi nhuận trên 86 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 2,14 lần.
  5. - (13) Mô hình Lúa ĐX – Dưa hấu XH - Khai lang HT: ở Thành Lợi (Bình Tân), có thu nhập bình quân 109 triệu đồng, lợi nhuận trên 72 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,93 lần - (14) Mô hình: Lúa – Khoai mở: ở Long Mỹ (Mang Thít),có thu nhập bình quân 55 triệu đồng, lợi nhuận trên 31 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,3 lần - (15) Mô hình: Lúa – Khoai lang: ở Thành Đông, Tân Thành (Bình Tân) có thu nhập bình quân 78 triệu đồng, lợi nhuận trên 50 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,83 lần - (16) Mô hình: Lúa ĐX – Lúa HT + Cá: ở Xuân Hiệp, Hòa Bình, Nhơn Bình (Trà Ôn), Trung Nghĩa, Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), Phú Thịnh (Tam Bình), Tân Hưng (Bình Tân), Tân Long ( Mang Thít),có thu nhập bình quân 57 triệu đồng, lợi nhuận trên 36 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 0,98 lần - (17) Chuyên lúa: ở Song Phú, Tân Phú, Loan Mỹ (Tam Bình), Chánh Hội ( Mang Thít) có thu nhập bình quân 37 triệu đồng, lợi nhuận trên 17 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 0,85 lần - (18) Chuyên màu trên đất lúa: ở Bình Phước, Long Mỹ ( Mang Thít), Trung Nghĩa ( Vũng Liêm), Tân Hưng (Bình Tân) có thu nhập bình
  6. quân 186 triệu đồng, lợi nhuận trên 115 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận 1,63 lần. Đa số các loại giống cây trồng, vật nuôi được người dân sử dụng để chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất lúa là những giống có chất lượng cao, giống lai F1.Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất lúa còn mang tính nhỏ lẻ, không tập trung thành vùng. Khâu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do người dân tự bán, giá cả thường không ổn định. Đa số người dân cho rằng việc chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất lúa là cần thiết nhưng còn gặp một số khó khăn như: Điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc chuyển đổi; Thiếu vốn sản xuất, thiếu lao động nông thôn do chuyển sang làm việc cho các khu công nghiệp; Chưa nắm vững kỹ thuật canh tác màu và thủy sản trên đất lúa; Chưa chọn được loại cây trồng gì, con gì để chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao; Đầu ra sản phẩm không ổn định vào chính vụ giá thường rất thấp nhưng phải bán do không thể trữ lại được như lúa. Nông dân kiến nghị Ngành Nông nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, giống, nguyên vật cho các mô hình được đầu tư; Hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất ; Tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm với giá
  7. cả hợp lý; Ổn định giá vật tư nông nghiệp; Hỗ trợ vốn để sản xuất, mua trang thiết bị trong khâu thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2