intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống đậu tương ĐVN-5

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

200
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình chọn tạo: Giống đậu tương ĐVN-5 do Viện Nghiên cứu ngô lai tạo năm 1998 bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống Cúc Tuyển x Chaing Mai và sử dụng phương pháp chọn lọc phả hệ để chọn dòng ưu tú từ quần thể phân ly. Việc chọn lọc được tiến hành cả 3 vụ trong năm (Xuân, Hè và Đông). Vụ Hè năm 2001, giống ĐVN-5 bắt đầu được đưa vào khảo nghiệm, từ vụ Đông 2002 giống được công nhận, cho sản xuất thử năm 2004. 2. Một số đặc điểm của giống Thuộc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống đậu tương ĐVN-5

  1. Giống đậu tương ĐVN-5 1. Quá trình chọn tạo: Giống đậu tương ĐVN-5 do Viện Nghiên cứu ngô lai tạo năm 1998 bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống Cúc Tuyển x Chaing Mai và sử dụng phương pháp chọn lọc phả hệ để chọn dòng ưu tú từ quần thể phân ly. Việc chọn lọc được tiến hành cả 3 vụ trong năm (Xuân, Hè và Đông). V ụ Hè năm 2001, giống ĐVN-5 bắt đầu được đưa vào khảo nghiệm, từ vụ Đông 2002 giống được công nhận, cho sản xuất thử năm 2004. 2. Một số đặc điểm của giống Thuộc nhóm chín trung bình sớm, thời gian sinh trưởng 84 ngày ở vụ Đông, 88-92 ngày ở vụ xuân và vụ Hè. Giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, kháng bệnh khá, chống đổ và chịu hạn rất tốt.
  2. ĐVN-5 thuộc dạng sinh trưởng hữu hạn, thân đứng, lá hình trứng nhọn, lông màu trắng, hoa màu tím, vỏ quả vàng rơm, vỏ hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chiều cao cây trung bình 40,8-77,9 cm, phân cành khoẻ, sai quả (21 quả/cây), kích cỡ hạt trung bình, khối lượng 1000 hạt 140,3-179,7 gr, hàm lượng protein trong hạt tương đối cao (37,62%). Cho năng suất cao và ổn định qua cả 3 vụ gieo trồng Xuân, Hè và Đông, từ 20-25 tạ/ha. Tiềm năng năng suất đạt 35-40 tạ/ha. Trồng được cả 3 vụ Xuân, Hè và Đông ở miền Bắc, miền Trung trên các chân đất màu cao, bãi, gò đồi hoặc vụ Đông sau 2 lúa. Do khả năng chống hạn tốt nên ĐVN-5 thích hợp với các tỉnh miền núi, những chân đất dễ bị hạn hán. Vụ hè nên trồng mật độ thấp (20-25 cây/m2) và không nên bón đạm. 3. Quy trình kỹ thuật trồng trọt * Làm đất: Cày bừa kỹ đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ dại, thoát nước tốt. Vụ Đông sau lúa có thể áp dụng làm đất tối thiểu hoặc gieo vãi. Đất khi gieo nhất thiết phải đủ ẩm.
  3. * Thời vụ: gieo tốt nhất đối với các tỉnh miền Bắc và miền Trung ở vụ Xuân từ 15/2-10/3; vụ Hè từ 15/5-15/6; vụ Đông trước 5/10. * Mật độ khoảng cách: + Vụ Xuân: 30-35 cây/m2, khoảng cách 35 x 8-10 cm/cây, lượng giống 56 kg/ha. + Vụ Hè: 20-25 cây/m2, 35 x 12-14 cm/cây, lượng giống 47 kg/ha. Gieo vãi theo hàng, sau đó tỉa định cây khi cây có 2-3 lá thật. + Vụ Đông: 40-45 cây/m2, khoảng cách 35 x 6-7 cm/cây, lượng giống 70 kg/ha nếu gieo theo gốc rạ, 98 kg nếu gieo vãi. * Phân bón: lượng phân bón cho 1 ha: 6-7 tấn phân chuồng + 60-80 kg ure + 300 kg lân super + 80-110 kg kaly clorua + 55 kg vôi bột; Ở những chân đất có độ phì trung bình trở lên, vụ Hè không cần bón đạm. Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân + 50% đạm + 50% kaly. + Bón thúc khi cây có 5-6 lá thật: 50% đạm + 50% kaly, không bón đạm muộn khi cây sắp ra hoa
  4. * Chăm sóc: Tỉa kết hợp xới nhẹ khi cây có 1-2 lá thật, bón thúc số phân còn lại, vun cao khi cây có 5-6 lá thật. Ngoài 2 đợt trên, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Trừ sâu cắn lá, đục quả bằng Peran 50EC (10cc/bình bơm 8 lít). Phun diệt bọ xít bằng Dipterex 25 gr/bình 8 lít. Không hái lá đậu kể cả trong trường hợp thân lá quá tốt. * Thu hoạch quả: Thu khi quả chín (vụ Đông có thể để rụng hết lá), lúc tạnh ráo. Hạt dùng để giống, sau khi đập nhặt sạch, phơi trên nong nia, tránh phơi trực tiếp trên nền xi măng, sân gạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2