intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giữa bóng đá và kinh doanh có gì khác biệt?

Chia sẻ: Ho Ivy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

106
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cứ sau 4 năm, huấn luyện viên đội bóng đá của Trường tổng hợp Nam California (USC), Pete Carroll, lại mất gần như toàn bộ đội tuyển bởi vì các cầu thủ… tốt nghiệp ra trường. Và ông, như bất kỳ người lãnh đạo nào khác, hiểu rằng nếu đội bóng của ông không đem về chiến thắng thì chính ông sẽ phải ra đi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giữa bóng đá và kinh doanh có gì khác biệt?

  1. Giữa bóng đá và kinh doanh có gì khác biệt? Cứ sau 4 năm, huấn luyện viên đội bóng đá của Trường tổng hợp Nam California (USC), Pete Carroll, lại mất gần như toàn bộ đội tuyển bởi vì các cầu thủ… tốt nghiệp ra trường. Và ông, như bất kỳ người lãnh đạo nào khác, hiểu rằng nếu đội bóng của ông không đem về chiến thắng thì chính ông sẽ phải ra đi. Luyện tập và luyện tập Ở ngoại ô Los Angeles, buổi tập của “những chiến binh thành Troy” diễn ra dưới cái nắng chang chang. Nhữngcầuthủnặng đến 140kgtrongvaitrò tiền đạotấncông đanghò hét, chenlấnnhaucậtlực đểcố đưatráibóng đếnvạchcuốisân. HuấnluyệnviênPeteCarroll đứnggiữasânkhôngkìm đượcsựbựcbội đã bấtngờgiànhlấytráibóngvà tựmìnhchạyqua đườngkẻcuốisân đểchỉchocáchọctrò thấy ôngmuốnhọhành độngthếnào. “Simon,
  2. đánhmạnhvào. Taytôithậmchí cònchưa đỏlên đâynày!”- huấnluyệnviên 53 tuổihétlên. Cáccầuthủ đềucười. Họ đã quenthấyngườithầyluốngtuổi, huấnluyệnviênmônthểhìnhnàyởgiữacuộcchơi, kêugọithúcgiụchọlàmtốthơnnhữnggì các độibóngsinhviên đã làm đượctừtrước đếnnay". Được công nhận là một trong những huấn luyện viên nổi tiếng và uy tín nhất ở Mỹ, Carroll hiểu hơn ai hết rằng ông đang đi trên một lưỡi dao sắc- hôm nay thất bại, ngày mai ông sẽ phải giã từ đội bóng của mình. Ông vẫn có thể cười thông cảm khi nói về với sự suy sụp của Carley Fiorina, lãnh đạo trước đây của Hewlett- Packard, hay lúc nhắc đến sự phân hóa trong nội bộ lãnh đạo tập đoàn hiện nay. Nghiên cứu được công ty Booz Allen Hamilton tiến hành tháng 5/2004 cho thấy số lượng CEO bị sa thải và nghỉ việc trong giai đoạn từ năm 1995- 2004 đã tăng lên 300%!
  3. Carroll cũng đã từng ở trong tình trạng tương tự. Trước khi đến làm việc ở USC, ông đã phải chia tay với vị trí huấn luyện viên trưởng của đội tuyển National Fooball League’s New York Jet và đội New England Patriots. “Bạn không thể hình dung được, có những thời điểm bạn không còn nhận ra mình. Các ông chủ thay lãnh đạo dễ dàng hơn thay một người lao động phổ thông”- Carroll nói. Ý thức được rằng phải nhanh chóng chứng minh tính hiệu quả và khả năng làm việc, Carroll đã nỗ lực hết mình để rồi thành công ở USC đã đến với ông chỉ sau 4 mùa bóng. Những gì ông đạt được làm cho mọi người phải kinh ngạc: đội bóng của trường liên tục chiến thắng ở các giải quốc gia, 2 hậu vệ do ông huấn luyện đã được nhận vào đội tuyển Heisman Trophy, và đây chính là niềm tự hào lớn nhất của trường đại học. Mùa bóng năm 2005 bắt đầu bằng trận thắng thứ 22 liên tiếp của Carroll. Từ khi Carroll nhận trọng trách dẫn dắt đội tuyển của USC, số lượng cổ động viên
  4. đến xem và cổ vũ cho các giải đấu sinh viên tăng lên đến 31 ngàn người mỗi trận. Quản lý cầu thủ Để tạo ra được đội bóng thi đấu hiệu quả, Carroll nói riêng, và các huấn luyện viên nói chung, cần phải đưa vào đây những “công cụ” quản lý nhân sự đã từ lâu được mọi người biết đến. Suốt quá trình hình thành đội bóng, Carroll đã vận dụng những kinh nghiệm tổng thể và phức hợp trong việc lựa chọn con người, trong hoạch định chiến lược, đào tạo, xây dựng tập thể và sắp xếp các vị trí làm việc. Như người điều hành ở một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, Carroll áp dụng hệ thống đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của nhân viên. Chính điều này đem đến cho ông khả năng tạo ra một dòng chảy liên tục của những cầu thủ tích cực và biết chơi bóng hiệu quả, đồng thời làm cho đội bóng trở thành một tài sản quý giá của trường.
  5. Tất nhiên giữa việc đào tạo sinh viên và quản lý một tập đoàn khổng lồ còn có một khoảng cách rất lớn. Lãnh đạo 13 huấn luyện viên và 110 cầu thủ, một phần trong số đó là sinh viên đang theo học tại trường, Carroll luôn có những biện pháp kiểm tra “bất khả thi” nếu đem áp dụng cho việc điều hành hàng ngàn con người. Nhưng ngược lại, dẫn dắt đội bóng, cũng như quản lý doanh nghiệp, đều cần đến yếu tố con người, nghĩa là phải tuyển chọn đúng những người cần thiết cho sự phát triển của tổ chức, sau đó đào tạo và thúc đẩy họ vươn lên để chiến thắng các đối thủ. “Bất kể công việc của bạn có là gì chăng nữa: chế tác đồ kim hoàn, bán xe hơi, hay huấn luyện đội bóng, thì bạn vẫn phải làm việc với những con người”- phó hiệu trưởng phụ trách thể thao của USC, Mike Garrett nói- “Tất cả phụ thuộc vào việc bạn tổ chức như thế nào, có tạo cho họ cơ hội làm tốt công việc của mình hay không, có kết hợp được với những đồng sự khác hay không”.
  6. Bí quyết của nhà lãnh đạo Quan sát Pete Carroll chạy cùng các cầu thủ trên sân tập, người ta tìm thấy chìa khóa giải mã câu hỏi về bí quyết lãnh đạo của ông. Ông luôn thích có mặt ở tâm điểm sự kiện, không như những huấn luyện viên khác chỉ quan sát buổi tập từ chỗ ngồi trên khán đài. Ông giữ nhịp cho cuộc chơi, chuyền bóng cho các vị trí tấn công trẻ tuổi hơn mình, cảnh cáo những cầu thủ lười biếng không chịu di chuyển theo bóng. Mỗi buổi tập kéo dài khoảng 2 giờ và Carroll chia thời gian ra từng giai đoạn chính xác đến từng phút. Cạnh sân, hay phòng tập, tùy theo thời tiết trong năm, ông cho treo một chiếc đồng hồ lớn. Cứ mỗi 15 phút, đồng hồ lại đổ chuông báo hiệu cho mọi người chuyển sang bài tập tiếp theo. Sau mỗi kỳ luyện tập, Carroll còn tổ chức những buổi giao lưu với bạn bè và người thân của các cầu thủ, trò chuyện, tặng chữ ký, chụp ảnh kỷ niệm trong bầu không khí thân thiện.
  7. Trong kinh doanh, việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động có thể tiến hành 1 hoặc 2 lần trong năm, nhưng Carroll lại làm việc đó hàng ngày. Các buổi luyện quân đều được ghi hình. Carroll quan sát, đánh giá từng cầu thủ và cho điểm tùy mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí anh ta được giao trong buổi tập hôm đó. Nhiều người đã hỏi Carroll về công thức thành công, nhưng bao giờ cũng vậy, ông luôn bắt đầu bằng câu chuyện về những cuộc so tài trong mỗi buổi tập. Những cầu thủ mới gia nhập USC lập tức được đưa vào cuộc trong điều kiện tập luyện căng thẳng, nơi họ phải sát cánh cùng các cầu thủ kinh nghiệm đàn anh để giành thắng lợi. “Từ khi mới đến làm việc ở đây, tôi luôn muốn tìm lợi thế cạnh tranh trong mọi khía cạnh hoạt động của mình, dù đó là công việc đào tạo, huấn luyện hay lựa chọn cầu thủ” - Carroll nói - “Những buổi tập luôn kết thúc bằng các cuộc tranh đua: đọ sức giữa hậu vệ và tiền đạo, mỗi cầu thủ phải đối đầu với một cầu thủ khác, cả đội phải chạy đua với thời gian…Trên sân tập, chúng tôi cố gắng
  8. tạo ra những thời khắc xung đột, căng thẳng, hay va chạm, những điều gần như là hiển nhiên khi trận đấu thực sự diễn ra”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2