intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp bé bạo dạn

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn nên khuyến khích con mời bạn bè đến chơi nhà, hoặc năng đến chơi nhà bạn. Nhờ đó, bé sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp và sẽ đỡ ngại ngần hơn. Các chuyên gia cho rằng nhút nhát là một vấn đề khá nghiêm trọng ở bé và cần được khắc phục càng sớm càng tốt bằng các biện pháp sau: Không chụp mũ: Nếu thường xuyên nhắc đến tính hay e ngại của con, bé sẽ cảm thấy bạn chỉ nhận ra điều ấy ở bé. Nên nhắc lại những tình huống bé đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp bé bạo dạn

  1. Giúp bé bạo dạn Bạn nên khuyến khích con mời bạn bè đến chơi nhà, hoặc năng đến chơi nhà bạn. Nhờ đó, bé sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp và sẽ đỡ ngại ngần hơn. Các chuyên gia cho rằng nhút nhát là một vấn đề khá nghiêm trọng ở bé và cần được khắc phục càng sớm càng tốt bằng các biện pháp sau: Không chụp mũ: Nếu thường xuyên nhắc đến tính hay e ngại của con, bé sẽ cảm thấy bạn chỉ nhận ra điều ấy ở bé. Nên nhắc lại những tình huống bé đã thể hiện mình một cách kiên quyết để tăng tính tự tin. Để tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn, nên gọi tính nhút nhát của bé là thận trọng. Thay vì hay quở trách con vì sự nhút nhát, hãy dùng những từ ngữ trung dung, tránh những từ xúc phạm. Chẳng hạn, nếu bé bám lấy chân mẹ mà không chơi với bạn, hãy nói "hình như hôm nay con không được vui".
  2. Kích thích bé giao tiếp: Để cho bé mời bạn cùng lớp về nhà, không cấm con đến chơi nhà bạn. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp, bé sẽ đỡ ngại hơn. Ngoài ra khi con còn nhỏ, bạn cũng nên mời khách đến nhà chơi, tổ chức các bữa ăn cùng bạn bè và con cái họ nhằm giúp bé quen với giao tiếp xã hội. Đừng nóng vội: Bé nhút nhát thường sợ chốn đông người. Bạn không thể đơn giản đưa con đến nơi nhiều người tụ tập và thả nó một mình giữa đám đông. Nên cầm tay khi bé chưa nhìn khắp xung quanh. Đừng vội đi, hãy tiến lại bé khác hoặc nhóm bé và nói chuyện với chúng, chờ đến lúc con bạn tham gia câu chuyện. Con bạn cần sự hỗ trợ và biết rằng bạn ở ngay bên cạnh khi nó cần đến.
  3. Để con chia sẻ những thành tích của mình: Sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ, nên để con kể về tất cả những gì dễ chịu xảy ra trong ngày với nó. Việc nghe hết những gì con kể và hỏi han một cách trân trọng giúp bé tự tin hơn. Chuẩn bị cho sự thay đổi: Một tình huống mới sẽ là chuyện khủng khiếp với những bé nhút nhát. Nếu bé đi chơi nhà người lạ, lần đầu tiên đến lớp mới hay chuyển trường, bạn nên nói chuyện với con để bé hình dung trước mình sẽ thấy gì hay phải làm gì ở đó. Nếu có thể, nên đến trường trước cùng bé, nói chuyện với các thầy giáo mới, liên kết con với những đứa bé khác. Càng làm cho bé quen với tình huống mới, nỗi sợ của nó càng ít đi. Hãy bình tĩnh: Ngay cả khi tình huống mới làm bạn lo ngại thì cũng đừng để điều đó thể hiện khi có con bạn, vì sự lo ngại đó có thể truyền sang bé.
  4. Chia sẻ kinh nghiệm: Tất cả mọi người đều có lúc e ngại về vấn đề nào đó. Bé cần biết rằng đó là một phần của cuộc sống hằng ngày và bạn có thể giúp đỡ nó. Đừng đòi hỏi sự hoàn thiện: Những người nhút nhát tin rằng việc biết giao tiếp một cách nhẹ nhàng là do thế mạnh, năng lực đặc biệt của cá nhân. Nên làm bé hiểu rằng quan hệ bạn bè không đòi hỏi sự hoàn thiện, và bạn cũng đừng đòi hỏi ở con qúa nhiều. Đề nghị giáo viên giúp đỡ: Một giáo viên tinh tế và sẵn lòng giúp đỡ đôi khi làm một bé nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn. Theo Thế Giới Mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2