intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ mầm non học cách giải quyết vấn đề

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

170
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em trong độ tuổi mầm non bao gồm các trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi, trước khi chúng bước vào bậc học phổ thông (khởi đầu là cấp tiểu học lớp Một). Trong suốt thời học tại trường mầm non, mẫu giáo, trẻ dần dần trở nên thông thạo hơn về mặt trí tuệ, nhờ vậy mà trẻ giao tiếp tốt hơn, suy nghĩ một cách sáng tạo hơn và có khả năng tư duy trừu tượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ mầm non học cách giải quyết vấn đề

  1. Giúp trẻ mầm non học cách giải quyết vấn đề Trẻ em trong độ tuổi mầm non bao gồm các trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi, trước khi chúng bước vào bậc học phổ thông (khởi đầu là cấp tiểu học - lớp Một). Trong suốt thời học tại trường mầm non, mẫu giáo, trẻ dần dần trở nên thông thạo hơn về mặt trí tuệ, nhờ vậy mà trẻ giao tiếp tốt hơn, suy nghĩ một cách sáng tạo hơn và có khả năng tư duy trừu tượng. Trẻ có thể sẽ am hiểu nhiều hơn trong những cách giải quyết vấn đề khác nhau - một kỹ năng sẽ được chúng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ, khả năng giải quyết vấn đề rất hữu ích cho trẻ khi đến trường, nhất là với các môn học như toán. Đồng thời, khả năng giải quyết vấn đề cũng hữu dụng cho trẻ lúc ở nhà, khi chúng cố gắng thực hiện cách để đối phó với tình huống nào đấy - bất cứ thứ gì, từ mặc áo đúng cách, đến cố gắng mở một chiếc hộp, hoặc gắn kết các đồ vật với nhau lúc chơi trò chơi ghép hình nghệ thuật. Bạn có thể giúp gì cho trẻ? Một phương pháp học để trẻ mầm non trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề là thông qua phương pháp thử - sai. Trẻ hăng say khám phá những cách làm mới và những đồ vật mới, nhưng đôi khi chúng lại không biết cách làm thế nào cho mọi thứ được thực hiện tốt, và bạn có thể làm gì khi trẻ đã có không ít nỗ lực mà vẫn thất bại. Học thông qua phương pháp thử - sai là cách tốt, bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách can thiệp và hỗ trợ đúng lúc. Chẳng hạn, tưởng tượng rằng con của bạn đang cố gắng để khám phá xem đâu là cách tốt nhất để dính một cái cúc lên một mẩu tranh tác phẩm nghệ thuật. Trẻ đã cố gắng sử dụng băng dính, nhưng cái cúc vẫn không dính vào bức tranh, trẻ đã nản chí một chút. Thay vì chủ động cuộn băng dính lại và đưa thêm một ít hồ để bé dễ dàng dán cái cúc áo hiệu quả hơn; bạn có thể giúp bé giải quyết vấn đề theo hướng học hỏi kinh nghiệm,
  2. bằng cách nói cho trẻ vấn đề thật sự ở đây là gì. Vì vậy, bạn có thể hỏi trẻ: tại sao trẻ nghĩ cái cúc không gắn được hẳn hoi lên bức tranh, và điều gì có thể tốt hơn giúp cái cúc gắn lên tranh được? Thật là tuyệt, nếu trẻ cuối cùng cũng tự mình nghĩ đến cách sử dụng keo dán, theo một quá trình loại bỏ. Nếu trẻ không tự nghĩ ra được, sau đó bạn có thể gợi ý trẻ thử dùng keo. Đây không phải là trường hợp để từ bỏ, nếu trong những dịp tương lai, khi trẻ cố gắng khám phá xem mọi thứ có thể là dính, các cơ hội là bé sẽ nhớ rằng keo và nhận ra keo có thể có tác dụng tốt. Đối phó khi trẻ thất vọng trẻ mầm non thấy cuốn hút với việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, thường chúng sẽ thất vọng một chút khi chúng không tìm ra cách giải quyết vấn đề nhất định. Khi một đứa trẻ đạt tới 3 tuổi, khả năng giải quyết vấn đề của chúng chỉ tăng thêm một ít và có khi chúng không hiểu rằng: có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, do thế sẽ luôn có một cách khác so với cách trẻ đang làm, giải quyết được vấn đề. Vì vậy, rất bình thường nếu một đứa trẻ 3 tuổi trở nên đặc biệt thất vọng với bản thân mình. Nhưng đến 4 tuổi, trẻ ở vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, chúng trở nên biết kiên nhẫn và nhận ra sự tồn tại các khả năng khác. Bốn tuổi cũng là lúc trẻ biết suy nghĩ và đàm phán, tìm cách giải quyết các vấn đề của mình hoặc của người lớn. Khi đó kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, chúng cũng có được khả năng giải thích các vấn đề, trình bày được cách giải quyết thế nào. Là một phụ huynh, bạn chỉ nên giúp trẻ khi bé cần, nhưng hãy đưa ra những lời khuyến khích, động viên tích cực, gợi mở cho cách giải quyết vấn đề. Hãy nhớ chuẩn bị đưa ra những lời gợi ý sẵn, dành thời gian lắng nghe trẻ khi chúng cố gắng nói với bạn bất kể điều gì liên quan vấn đề chúng đang giải quyết; nỗ lực giải thích cho bé con đường có thể để tim ra
  3. giải pháp cho vấn đề. Đặc biệt: luôn có mặt bên bé khi bé thành công, giải quyết được vấn đề, đạt được mục tiêu của bé, và hãy nhớ khuyến khích cổ vũ bé thật lòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2