intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp con kết nối với thầy cô

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình lớn lên và trưởng thành của con trẻ, thời gian học tập ở trường chiếm thời lượng lớn và người có thể tạo nên ảnh hưởng với trẻ nhỏ chính là thầy cô giáo. Song thực tế, phần lớn trẻ nhỏ thường giữ khoảng cách với thầy cô, rất ít học sinh dám bộc lộ hết cá tính và cư xử tự nhiên trước mặt thầy cô giáo của chúng. Tại sao trẻ nên thân thiết hơn với thầy cô? Nhiều trẻ nhỏ e ngại thầy cô, không dám bày tỏ quan điểm hay thắc mắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp con kết nối với thầy cô

  1. Giúp con kết nối với thầy cô
  2. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành của con trẻ, thời gian học tập ở trường chiếm thời lượng lớn và người có thể tạo nên ảnh hưởng với trẻ nhỏ chính là thầy cô giáo. Song thực tế, phần lớn trẻ nhỏ thường giữ khoảng cách với thầy cô, rất ít học sinh dám bộc lộ hết cá tính và cư xử tự nhiên trước mặt thầy cô giáo của chúng. Tại sao trẻ nên thân thiết hơn với thầy cô? Nhiều trẻ nhỏ e ngại thầy cô, không dám bày tỏ quan điểm hay thắc mắc về những điều chưa hiểu rõ. Điều này về lâu dài sẽ hạn chế sự tự tin của trẻ khi tiếp xúc với người khác. Mỗi thầy cô có phương pháp giảng dạy và cách quan tâm đến học sinh khác nhau. Nếu trẻ mạnh dạn tiếp cận để tạo nên mối quan hệ thân thiện hơn thì chẳng những tốt cho việc học tập mà còn tốt cho quá trình hoàn thiện nhân cách của trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ gần gũi với thầy cô giáo, chúng sẽ thoải mái bộc lộ cá tính và cảm xúc riêng. Khi trẻ gặp những vấn đề rắc rối ở trường học chẳng hạn như: gặp khó khăn với môn học nào đó, bị ai đó ức hiếp, lo lắng điều gì đó…, trẻ có thể sẽ tâm sự với thầy cô của mình và nhận được sự hỗ trợ từ họ.
  3. Quãng đời học sinh là giai đoạn trẻ hoàn thiện nhân cách. Ngoài học tập, trẻ sẽ tiếp cận với nhiều vấn đề trong cuộc sống, phải xử lý và rút ra kết luận cho riêng mình. Lúc này, gia đình và giáo viên đóng vai trò định hướng quan trọng, giúp trẻ có được nhận thức đúng đắn. Giúp con kết nối với thầy cô Có sự kết nối với thầy cô giáo, trẻ sẽ tự tin hơn trong học tập. Tại sao trẻ không thể tạo kết nối với giáo viên? Thầy cô giáo cũng rất muốn quan tâm tới học sinh, nhưng giữa giáo viên và học sinh đôi khi có những mâu thuẫn, bất đồng về tính cách. Ðây là điều bình thường có thể xảy ra với bất kì hai người nào. Tại một số môi trường, trẻ có thể không có thiện cảm với một số giáo viên. Với chúng, những giáo viên đó quá khó tính và nghiêm khắc. Khi có cái nhìn như vậy về người giáo viên, trẻ sẽ thu mình lại và càng ngại ngần trong cư xử với giáo viên đó. Không thiện cảm với thầy cô giáo, trẻ giảm hứng thú học tập Cái nhìn của trẻ với thầy cô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hứng thú học tập của trẻ, ai đã từng trải qua quãng đời học sinh đều hiểu
  4. điều này. Nếu trẻ yêu quý người thầy cô giáo nào đó, trẻ sẽ mong chờ tiết học đó với tâm trạng hào hứng, chuẩn bị bài vở thật tốt. Ngược lại, khi không thiện cảm với thầy cô trẻ cũng thờ ơ với môn học, không chú ý nghe giảng, có thể chỉ học theo đúng nghĩa vụ chứ thực sự không cảm thấy thích thú. Cha mẹ có thể làm gì? - Trò chuyện với trẻ về thầy cô giáo của con, khích lệ trẻ mạnh dạn nêu ý kiến với thầy cô, có thể coi thầy cô của chúng như một người bạn lớn. Khuyên con nên chủ động trò chuyện với thầy cô khi có cõ hội ðể thầy trò hiểu nhau hơn. Thầy cô có thể tỏ ra dịu dàng hay nghiêm khắc nhưng đều muốn quan tâm đến học sinh, muốn các em có kết quả học tập tốt hơn. - Một điều quan trọng cần trẻ nhớ khi đi học đó là không sợ sai. Thực ra, những sai lầm học sinh mắc phải cũng là một phần của quá trình học tập. Khi chỉ ra những lỗi của trẻ và giúp trẻ sửa sai chính là một phần quá trình dạy dỗ của giáo viên. - Hãy nhắc nhở trẻ về cách cư xử của mình. Trẻ cần tôn trọng và lễ phép với thầy cô, có đầy đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu, lắng nghe bài
  5. giảng, chịu đóng góp ý kiến xây dựng bài, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và bổn phận tại lớp học. - Cha mẹ cần chủ động liên lạc với thầy cô giáo để biết tình hình học tập và khả nãng hòa đồng của con ở trường. Nếu trẻ gặp rắc rối trong vấn đề nào, cha mẹ và thầy cô có thể phối hợp để giúp đỡ trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2