intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp con thành người giỏi giang – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'giúp con thành người giỏi giang – phần 2', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp con thành người giỏi giang – Phần 2

  1. Giúp con thành người giỏi giang – Phần 2 Bố mẹ nào cũng muốn con mình tiếp thu tốt, trở thành một đứa trẻ giỏi giang. Nhưng phải làm sao đây, vì chỉ số IQ của con người là thứ rất khó thay đổi được? Bạn đừng lo, vì có một nhân tố khác còn đóng góp lớn hơn nhiều trong việc chuẩn bị hành trang cho con vào đời; và với nhân tố này, bạn hoàn toàn có thể giúp con rèn luyện. PHẦN 2: ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG Sự phát triển những kỹ năng cần thiết ở trẻ nhỏ thật ra đơn giản một cách đáng ngạc nhiên. Những hoạt động hữu ích nhất cho con thật ra lại là những trò chơi "cũ xì" và gần gũi. Vậy trò nào ở vị trí quán quân? Đó Trí tưởng tượng có chính là đóng kịch hay chơi trò nhiều điều kỳ diệu tưởng tượng như buổi cắm trại của (Ảnh: Inmagine)
  2. Tyler. Giáo sư Adele Diamond tại Đại học Britisch Columbia, Vancouver, giải thích: "Trong khi đóng kịch, trẻ con phải ghi nhớ vai của mình và của bạn khác, điều đó giúp bộ nhớ của bé được rèn luyện. Hơn nữa, việc nhập vai có tác dụng giúp khả năng kiềm chế, và việc phải điều chỉnh theo những nút thắt trong diễn biến câu chuyện đòi hỏi bé phải suy nghĩ linh hoạt." Một hoạt động bổ ích khác là kể chuyện. Hoạt động này đòi hỏi bé phải tập trung trong một khoảng thời gian dài. Lắng nghe một câu chuyện giúp thúc đẩy một vùng khác của não phát triển so với khi bé tự đọc trong sách ảnh: khi nghe kể chuyện, bé phải sử dụng bộ nhớ để theo được các nhân vật và những chi tiết đã diễn ra để rồi liên kết chúng với những thông tin mới liên tục được cập nhật trong diễn biến câu chuyện. Tại Canada, có một chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 - có tên Tools of the Mind - nhằm phát triển chức năng điều hành của trẻ thông qua những hoạt động vui chơi. Những nghiên cứu của Giáo sư Diamond chứng minh rằng những bé "tốt nghiệp" từ
  3. chương trình này thực hiện tốt những hoạt động chức năng điều hành hơn so với các bạn cùng lứa. Tuy vậy, bạn không phải quá tiếc vì không thể cho con tham dự chương trình Tools of the Mind hữu ích này đâu, vì thật ra những hoạt động chủ chốt nhất của nó cũng chính là trò chơi đóng giả hay kể chuyện quen thuộc với mỗi gia đình. Tương tự, những trò chơi gần gũi khác cũng có thể giúp ích sự phát triển của chức năng điều hành, như: 1. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ "Mẹ ơi, bây giờ mình đi bơi chưa?" Không những gặp khó khăn trong việc chờ đợi mà trẻ ở độ tuổi mầm non còn thật sự chẳng thể hiểu nửa tiếng là thế nào. Một bí kíp để con có thể chờ đợi một cách dễ chịu hơn (và dễ chịu hơn cho cả bố mẹ nữa!) là đặt đồng hồ hẹn giờ và cho bé xem đồng hồ đếm ngược lại cho đến lúc hẹn đi bơi. Lợi ích: Đồng hồ bấm giờ, bất cứ loại nào, kể cả đồng hồ trên lò vi sóng, cũng giúp bé có cái nhìn trực quan về sự đếm lùi; và qua đó học cách lên kế hoạch và điều chỉnh bản thân.
  4. 2. Vòng đua thử thách: Hãy tạo một đường đua mà con bạn sẽ phải vượt qua nhiều chướng ngại (như 1 chồng gối chẳng hạn) và luồn dưới những đường hầm (như gầm bàn). Bố mẹ có thể thay đổi đường đua hay nâng mức độ phức tạp để duy trì sự thử thách với con. Lợi ích: Khả năng kiểm soát cơ thể và có kế hoạch thực hiện những hoạt động thể chất là một phần cơ bản trong quá trình học cách điều khiển não bộ của con. Vậy nên bất kỳ hoạt động nào kích thích sự phối hợp của bé và yêu cầu bé tìm ra cách thực hiện nhiều bước phức tạp để đạt mục đích thì đều tốt cho chức năng điều hành. 3. "Tôi bảo, tôi bảo" hay trò đoán "I spy" Bạn chắc còn nhớ những trò chơi tương tác này chứ? Nếu đã quên tí ti rồi thì bạn hãy dùng Google để tìm hiểu lại nhé. Lợi ích: Khi ai đó nói, "Chạm vào mũi" (trong trò Tôi bảo, tôi bảo), hẳn đứa trẻ nào cũng có thôi thúc chạm tay lên mũi mình
  5. ngay. Nhưng để thắng trò chơi, bé sẽ phải nghe và chờ đến khi nghe được cụm từ "Tôi bảo, tôi bảo". Trong khi đó, trò chơi đoán "I spy" lại yêu cầu trẻ phải biết kết nối các dữ kiện cho trước với những gì quan sát được ở xung quanh, và phải điều chỉnh lại suy nghĩ sau khi có được thêm các dữ kiện khác. 4. Đoán đồ vật trong túi Bạn hãy cho những món đồ chơi hay vật dụng quen thuộc vào một túi vải và yêu cầu bé thò tay vào túi và cố đoán xem mình đang cầm vật gì. Bạn có thể thay đổi trò chơi bằng cách cho bé sờ đồ vật từ bên ngoài túi. Lợi ích: Hoạt động này vừa kích thích bộ nhớ vừa đòi hỏi bé liên hệ những gì cảm nhận được qua bàn tay (hình dạng, chất liệu...) với hình dung về món đồ trong đầu mình. 5. Làm bánh Trẻ con rất thích nghịch với bột nhồi làm bánh. Tùy thuộc vào lứa tuổi và sự khéo léo của con (cũng như khả năng bạn chịu đựng nổi mớ hỗn độn mà bé tạo ra) mà bé có thể
  6. đong đếm nguyên liệu hay chỉ đứng bên cạnh để giúp bạn thôi. Lợi ích: Việc tuân theo công thức đòi hỏi bé phải làm việc có kế hoạch, nghĩ về những gì đã và sắp làm. Những hoạt động cụ thể này không phải là phép thần, chúng không ngay lập tức cho con bạn chức năng điều hành mà phát triển dần dần trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu của bé. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khác cung cấp các bài tập trí não tương tự - như trò Lật thẻ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, trò Vẽ và Tô màu đòi hỏi sự tập trung... Tất cả hoạt động này giống nhau ở chỗ kích thích bé hoạt động: sử dụng cùng lúc cơ thể, đầu óc và các giác quan, để từ đó học được cách sử dụng năng lực trí tuệ của mình. Mời xem tiếp: Điều chỉnh cảm xúc Nguồn: Webtretho (lược dịch)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2