intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ tin vào tiếng nói bên trong của chúng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ cần phát triển tiếng nói bên trong nếu như chúng muốn phát triển một cảm nhận nào đó là đúng hay sai. Khi chúng ta khuyến khích trẻ xem xét cẩn trọng những lựa chọn và suy nghĩ về hành vi cảm xúc cũng như thái độ của chúng thì đó là lúc mà chúng ta đang giúp chúng xây dựng một tính cách đạo đức và nâng cao tinh thần trí tuệ. Bạn đừng bao giờ biện hộ cho con mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ tin vào tiếng nói bên trong của chúng

  1. Giúp trẻ tin vào tiếng nói bên trong của chúng Trẻ cần phát triển tiếng nói bên trong nếu như chúng muốn phát triển một cảm nhận nào đó là đúng hay sai. Khi chúng ta khuyến khích trẻ xem xét cẩn trọng những lựa chọn và suy nghĩ về hành vi cảm xúc cũng như thái độ của chúng thì đó là lúc mà chúng ta đang giúp chúng xây dựng một tính cách đạo đức và nâng cao tinh thần trí tuệ. Bạn đừng bao giờ biện hộ cho con mình. Bạn không thể luôn ngăn không cho trẻ chịu đựng những nỗi đau trong cuộc sống nhưng bạn có thể làm cho trẻ mạnh mẽ hơn để đương đầu, cảm thấy tự tin hơn và nhận ra rằng trẻ thực sự có nhiều chọn lựa. Ngồi bên cạnh trẻ khi trẻ đang giận dỗi và hỏi chúng là con cảm thấy như thế nào. Trẻ có thể muốn vẽ hoặc nhào nặn một thứ gì đó bằng chất dẻo plasticine để biểu lộ cảm xúc của chúng với bạn. Lắng nghe, và làm cho những gì mà bạn đang nghe rõ ràng hơn bằng hành động nhìn vào mắt người khác, gật gù và đưa ra lời nhận xét chẳng hạn " Tôi hiểu", "Ồ-bây giờ tôi đã hiểu", và "Điều đó thực sự làm tôi cảm thấy sợ hãi". Giúp trẻ tìm được từ vựng thích hợp để đặt tên cho các cảm xúc của trẻ và sau đó yêu cầu trẻ nghĩ ra một số cách để giải quyết tình huống này và cải thiện nó. Ví dụ, hỏi trẻ: "Mẹ thấy rằng con thực sự giận dỗi khi Cindy không chơi với con. Vậy còn có bạn nào khác chơi với con ở trường không?" Giúp trẻ tạo nên một danh sách ‘có thể xoa dịu' để áp dụng khi trẻ giận dỗi, chẳng hạn như chơi một trò chơi yêu thích, đọc một quyển sách, hoặc chơi đùa trong công viên. Trẻ sau đó sẽ được học về phần trách nhiệm đối với những niềm vui đó của chúng. Dẫn dắt trẻ nhưng hãy cố gắng để trẻ đưa ra những đề nghị sao cho chúng cảm thấy chúng có quyền thực hiện những hành động cần thiết để duy trì sự cân bằng về cảm xúc. Cơ bản là bạn hãy lắng nghe một cách
  2. sâu sắc, suy nghĩ những gì mà trẻ nói và đảm bảo là trẻ biết được bạn đang lắng nghe, và sau đó yêu cầu trẻ đưa ra những đề nghị. Là một người làm gương, Nếu như con bạn nhận ra bạn có thể biết được chính xác những cảm nhận của bạn, thấy được trách nhiệm đối với niềm vui của chính bạn và áp dụng những thứ có thể tự xoa dịu khi cần thiết, trẻ sẽ được khuyến khích làm những điều tương tự như trên. Trao quyền cho trẻ nhưng cũng phải có kỉ luật Dĩ nhiên là việc ‘trao quyền' cho con bạn ở trên không có nghĩa là bạn không cần rèn luyện kỉ luật và dạy dỗ trẻ những điều có giá trị và khả năng tự kiềm chế. Trẻ em không được cha mẹ rèn luyện kỉ luật là không được ai ưa thích và sẽ gặp phải những khó khăn khi đi học. Chúng có khuynh hướng chơi với ít bạn bè và dĩ nhiên là có chỉ số cảm xúc trí tuệ thấp hơn. Chúng ta làm hại trẻ bằng cách giả vờ lờ đi những hành vi xấu. Một điều chắc chắn là nếu như chúng ta không khép con mình vào trong khuôn khổ kỉ luật thì thế giới sẽ như thế nào! Điều quan trọng là chúng tôi sử dụng những phương thức kỉ luật nhẹ nhàng mà có thể tôn trọng trẻ, vì vậy, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt bằng roi vọt ở đây là không thích hợp. Những cách hiệu quả hơn bao gồm việc sử dụng những chiếc ghế ‘phạt' và rút bớt các đặc quyền của trẻ. Phương pháp kỉ luật của chúng tôi phải được thực hiện cho đến cùng và không có lời đe dọa suông nào cả! Bảo ban trẻ một cách từ tốn về các điều luật mà bạn đặt ra và có thể áp dụng những điều luật đó vào trong một khía cạnh nổi bật nào đó. Cho trẻ biết kết quả sẽ như thế nào nếu như chúng phạm luật, và bạn sẽ không tranh cãi với chúng về điều này! Nghiên cứu đã hoàn toàn chứng minh rằng trẻ em nào trì hoãn sự ban thưởng sẽ trở nên thành công hơn trong việc học và công việc sau này. Bạn có thể khuyến khích việc phát triển ‘thời gian đợi' bằng cách không phải lúc nào cũng đáp ứng các yêu cầu của trẻ.
  3. Thậm chí nếu như bạn đủ khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu của trẻ thì bạn không nên làm như vậy vì trẻ sẽ nuôi hy vọng rằng cuộc đời sẽ luôn tốt đẹp như vậy và dĩ nhiên chúng ta đều biết là điều này không có thật!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2