Gợi ý hướng dẫn thực hiện đánh giá giờ dạy (Kèm theo Công văn số 2248/ SGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2015 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên từ năm học 2015-2016)
lượt xem 1
download
Tài liệu "Gợi ý hướng dẫn thực hiện đánh giá giờ dạy" cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí: mức độ 5 - tương ứng với 5 điểm, mức độ 3 - tương ứng với 3 điểm và mức độ 1 - tương ứng với 1 điểm, các mức độ khác, giáo viên chủ động xác định. Tài liệu này được kèm theo Công văn số 2248/ SGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2015 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên từ năm học 2015-2016.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gợi ý hướng dẫn thực hiện đánh giá giờ dạy (Kèm theo Công văn số 2248/ SGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2015 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên từ năm học 2015-2016)
- GỢI Ý HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY (Kèm theo Công văn số 2248/ SGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2015 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên từ năm học 2015-2016) Dưới đây là gợi ý cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí: mức độ 5 - tương ứng với 5 điểm, mức độ 3 - tương ứng với 3 điểm và mức độ 1 - tương ứng với 1 điểm, các mức độ khác, giáo viên chủ động xác định. 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học 1.1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng - Mức độ 5: Chuỗi hoạt động học đáp ứng mục tiêu của bài học trong chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với nội dung, phương pháp của kiểu bài. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% chuỗi hoạt động học đáp ứng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. - Mức độ 1: Chuỗi hoạt động học chỉ đáp ứng một phần nhỏ mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 1.2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức - Mức độ 5: Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, định hướng thái độ và năng lực cho học sinh được thể hiện cụ thể, tường minh; nội dung chính xác, khoa học, cập nhật kiến thức, tích hợp được các nội dung giáo dục toàn diện; dự kiến sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức dạy học rõ ràng. - Mức độ 1: Mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức dạy học chưa rõ ràng. 1.3. Mức độ rõ ràng của kết quả cần đạt được trong mỗi nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Kết quả đạt được khi thực hiện mỗi nhiệm vụ học tập đáp ứng tốt mục tiêu bài học, đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng tâm, phù hợp với khả năng của học sinh. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% kết quả đạt được khi thực hiện mỗi nhiệm vụ học tập ở mức độ rõ ràng, đáp ứng mục tiêu bài học. - Mức độ 1: Kết quả cần đạt được trong mỗi nhiệm vụ học tập chưa thật rõ ràng, cụ thể; đáp ứng chưa đầy đủ mục tiêu bài học. 1.4. Mức độ phù hợp của thiết bị, tài liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh - Mức độ 5: Chuẩn bị thiết bị, tài liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểu bài lên lớp; học sinh được tạo điều kiện thao tác trên thiết bị, tài liệu học tập và có tác động rõ rệt đến chất lượng giờ dạy. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% thiết bị, tài liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật, kiểu bài lên lớp; việc tạo điều kiện cho thao tác của học sinh trên thiết bị dạy học và tài liệu học tập còn mang tính hình thức. 1
- - Mức độ 1: Có chuẩn bị thiết bị, tài liệu nhưng cẩu thả, chưa phù hợp với nội dung bài học; chưa tạo điều kiện cho học sinh được thao tác trên các thiết bị, tài liệu dạy học. 1.5. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh - Mức độ 5: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh hợp lí, linh hoạt (có thể tiến hành ở đầu giờ, trong cả tiết học hoặc thông qua việc giao nhiệm vụ học tập ở nhà sao cho phù hợp với mục tiêu của từng bài); hệ thống câu hỏi đánh giá được năng lực nhận thức và phát triển của học sinh, các câu hỏi kiểm tra đáp ứng được 4 mức độ nhận thức. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% phương án kiểm tra đánh giá linh hoạt, hợp lý; việc sử dụng câu hỏi ở các mức độ nhận thức chưa cân đối. - Mức độ1: Đã xây dựng các phương án kiểm tra nhưng chưa hợp lí, hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức và phát triển của học sinh chưa đáp ứng được 4 mức độ nhận thức. 2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh 2.1. Mức độ phong phú, hấp dẫn của hình thức trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hình thức phong phú, hấp dẫn trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; kích thích được hứng thú nhận thức, sáng tạo của học sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% các hình thức được tổ chức phong phú, hấp dẫn khi chuyển giao nhiệm vụ học tập; các hình thức chưa hướng tới mọi đối tượng học sinh. - Mức độ 1: Tổ chức các hình thức khi chuyển giao nhiệm vụ học tập đơn điệu, rời rạc; nhiều học sinh không sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 2.2. Mức độ phù hợp, hiệu quả của phương pháp trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Mức độ 5: Kết hợp hiệu quả các phương pháp trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; kích thích được hứng thú nhận thức, sáng tạo của học sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% các phương pháp được tổ chức hiệu quả khi chuyển giao nhiệm vụ học tập; các phương pháp chưa hướng tới mọi đối tượng học sinh. - Mức độ 1: Tổ chức các phương pháp khi chuyển giao nhiệm vụ học tập chưa phù hợp; nhiều học sinh không sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 2.3. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh - Mức độ 5: Hầu hết những khó khăn của học sinh được nhận biết, phát hiện kịp thời để điều chỉnh phương pháp dạy học, làm tăng hiệu quả của giờ dạy. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% những khó khăn của học sinh được nhận biết, phát hiện kịp thời; việc điều chỉnh phương pháp dạy học còn hạn chế. - Mức độ 1: Nhiều khó khăn của học sinh chưa được phát hiện; điều chỉnh phương pháp dạy học chưa kịp thời. 2
- 2.4. Khả năng xử lí thông tin phản hồi từ học sinh và xử lí các tình huống sư phạm - Mức độ 5: Kịp thời xử lí được thông tin phản hồi, tôn trọng các ý kiến của học sinh; linh hoạt trong các tình huống sư phạm cụ thể để xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% thông tin phản hồi và các tình huống sư phạm cụ thể được xử lí kịp thời, linh hoạt trong giờ học; sự hợp tác, thân thiện trong môi trường học tập chưa rõ. - Mức độ1: Nhiều thông tin phản hồi và tình huống trong giờ học chưa xử lý triệt để, phù hợp. 2.5. Khả năng hướng dẫn, điều khiển học sinh nắm vững kiến thức bài học để hình thành kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực - Mức độ 5: Hướng dẫn cho hầu hết học sinh hiểu đúng, đủ, chính xác các đơn vị kiến thức, các khái niệm, thuật ngữ, nội dung trọng tâm bài học để hình thành kĩ năng, thái độ; đảm bảo mức độ phân hoá theo năng lực học sinh. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% hoạt động hướng dẫn cho học sinh hiểu đúng, đủ, chính xác các đơn vị kiến thức, các khái niệm, thuật ngữ, nội dung trọng tâm bài học; việc đảm bảo mức độ phân hoá theo năng lực dành cho các đối tượng học sinh chưa rõ ràng. - Mức độ 1: Nhiều hoạt động hướng dẫn khiến học sinh chưa hiểu được kiến thức bài học; chưa hình thành rõ kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực cho học sinh . 2.6. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung, hình thức tổ chức của kiểu bài; linh hoạt trong các khâu lên lớp; sử dụng thời gian cho từng hoạt động hợp lý. Hầu hết học sinh biết hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% các biện pháp hỗ trợ phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung, hình thức tổ chức của kiểu bài; các biện pháp chỉ khuyến khích một số đối tượng học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 1: Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập chưa phù hợp; phân bố thời gian cho các hoạt động còn chưa hợp lí; ít học sinh biết hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 2.7. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích hoạt động học tập của học sinh - Mức độ 5: Hầu hết việc phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động của học sinh chính xác, khách quan, công bằng; có tác dụng khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% nhận xét, phân tích kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh chính xác, khách quan, công bằng; chỉ khuyến khích được một số học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. 3
- - Mức độ 1: Việc tổng hợp, phân tích hoạt động học tập của học sinh còn hình thức, chưa thực sự có tác dụng. 3. Hoạt động học của học sinh 3.1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp - Mức độ 5: Hầu hết học sinh có khả năng tiếp nhận, thái độ tích cực, hăng hái thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh có khả năng tiếp nhận, thái độ tích cực, hăng hái thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 1: Nhiều học sinh không có khả năng tiếp nhận và không sẵn sàng nhận nhiệm vụ học tập. 3.2. Mức độ tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hầu hết học sinh tự lực, tích cực lĩnh hội tri thức; chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh tích cực tự kiến tạo tri thức; chủ động thực hiện được các nhiệm vụ được giao. - Mức độ 1: Nhiều học sinh học tập thụ động trước nhiệm vụ được giao, còn nghe giảng và ghi chép thuần túy. 3.3. Mức độ sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hầu hết học sinh có tư duy sáng tạo, phản biện trong học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh có tư duy sáng tạo, phản biện trong học tập. - Mức độ 1: Nhiều học sinh chưa tích cực hóa hoạt động tư duy sáng tạo, phản biện. 3.4. Mức độ hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hầu hết học sinh trao đổi thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, tương tác với giáo viên và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh trao đổi thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, tương tác với giáo viên và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. - Mức độ 1: Nhiều học sinh không có sự tương tác trong thực hiện nhiệm vụ. 3.5. Mức độ hứng thú trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hầu hết học sinh hứng thú trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh hứng thú trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ 1: Nhiều học sinh không hứng thú trong thực hiện nhiệm vụ học tập. 3.6. Khả năng tự đánh giá và sửa chữa sai sót trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Mức độ 5: Hầu hết học sinh biết tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi theo hướng tích cực. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh biết tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn 4
- nhau; việc uốn nắn những sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi còn mang tính hình thức. - Mức độ 1: Nhiều học sinh chưa biết tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. 3.7. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh - Mức độ 5: Hầu hết học sinh đáp ứng tốt mục tiêu bài học - hiểu bài, hình thành được kĩ năng, thái độ. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh đạt được yêu cầu về kiến thức; hình thành được kĩ năng và thái độ ở mức độ trung bình. - Mức độ 1: Còn nhiều học sinh chưa đạt được mục tiêu đặt ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ. 3.8. Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế - Mức độ 5: Hầu hết học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế; lấy được các ví dụ liên hệ thực tế; nhận ra được một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập. - Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. - Mức độ 1: Nhiều học sinh chưa biết liên hệ thực tế, chưa nhận ra được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập./. --------------------------Hết--------------------- 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 212 SGK Vật lý 11
7 p | 121 | 27
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 19 SGK Địa lí 6
3 p | 153 | 19
-
Hướng dẫn giải bài 2,3,4,5,6 trang 5 SGK GDCD 8
4 p | 457 | 16
-
Hướng dẫn giải bài C4,C5,C6,C7 trang 36 SGK Vật lý 7
4 p | 179 | 14
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 trang 158 SGK Lý 12
5 p | 168 | 14
-
Hướng dẫn giải bài 4,5,6,7 trang 67 SGK Sinh học 12
5 p | 136 | 13
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 58 SGK Sinh học 12
3 p | 130 | 12
-
Hướng dẫn giải bài 78,79,80,81,82 trang 33 SGK Đại số 6 tập 1
6 p | 148 | 11
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 30 SGK Địa lí 6
5 p | 160 | 10
-
Hướng dẫn giải bài 8,9 trang 56 SGK GDCD 11
7 p | 170 | 9
-
Hướng dẫn giải bài 44,45,46 trang 73 SGK Đại số 7 tập 1
7 p | 101 | 8
-
Hướng dẫn giải bài 48,49,50 trang 125 SGK Hình học 8 tập 2
10 p | 131 | 7
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 165 SGK Vật lý 12
4 p | 194 | 7
-
Hướng dẫn giải bài 3 trang 57 SGK GDCD 8
6 p | 115 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 11 SGK GDCD 9
5 p | 438 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 56 SGK GDCD 8
6 p | 94 | 2
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 29 (Sách Cánh diều)
28 p | 14 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn