intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gout có tổn thương đến thận không?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gout có tổn thương đến thận không? Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới da và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gout. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thống phong có thể tổn thương đến tạng thận. Sự hình thành sỏi urate sẽ gây viêm và đau quặn ở thận, bệnh nhân tiểu ra đạm, tương tự như viêm thận mạn tính....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gout có tổn thương đến thận không?

  1. Gout có tổn thương đến thận không? Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới da và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gout. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thống phong có thể tổn thương đến tạng thận. Sự hình thành sỏi urate sẽ gây viêm và đau quặn ở thận, bệnh nhân tiểu ra đạm, tương tự như viêm thận mạn tính. Có khi sỏi đóng kết làm tắc ống dẫn tiểu. Khoảng 20%- 25% trong số bệnh nhân thống phong có bị sỏi thận, đa số là đau khớp trước, sau đó có sỏi thận, đây là do trong nước tiểu bệnh nhân thường có lượng lớn acid uric thải ra, chất này dễ đóng lại thành sỏi, từ đó xuất hiện triệu chứng đau quặn thận, tiểu ra máu, vả lại thường bị viêm đường tiểu. Qua đó cho thấy, bệnh thống phong có rất nhiều nhân tố gây tổn hại đến thận, nếu nặng có thể dẫn tới chức
  2. năng thận suy tổn, thậm chí xuất hiện chứng nhiễm độc niệu. Gout là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc do thận đào thải kém hoặc do cả hai. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh có 2 thể lâm sàng 1 .Cấp tính: cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường vào ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối...) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát. 2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn). Chẩn đoán và phân biệt: Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: - Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gout to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng. - Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%. - Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước). - Tiền sử gia đình.
  3. Cần phân biệt với: + Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng...) + Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận...).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2