intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Nguy cơ gây hạ đường huyết (HĐH) Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng

  1. Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Nguy cơ gây hạ đường huyết (HĐH) Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi lượng đường trong máu giảm sẽ gây các triệu chứng về thần kinh (TK). Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Lượng đường máu an toàn lúc đói là 90 -130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l), Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l), trước lúc đi ngủ vào khoảng : 110 -150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l). Các triệu chứng TK xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới 3.6 mmol/L(65 mg/dL) và khi lượng đường máu xuống dưới 0.55 mmol/L (10 mg/dL) thì các nơ ron TK mất hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê. Khi đường máu xuống thấp dưới ngưỡng, cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline, glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...
  2. Hạ đường huyết (HĐH) là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ đang được theo dõi điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin tiêm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Dùng liều thuốc HĐH quá cao, quá lâu; Bệnh nhân kiêng khem quá mức; Các yếu tố làm bệnh nhân bỏ ăn (mà vẫn dùng thuốc) như cúm, nhiễm khuẩn...; Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì; Dùng liều insulin chưa thích hợp; Bệnh nhân đang dùng thêm các thuốc khác có thể gây HĐH, hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc HĐH với nhau mà theo dõi không kỹ;... Có thể tử vong do chủ quan Bệnh nhân Nguyễn Thị H, 56 tuổi ở Hà Nội cấp cứu tại Bệnh viện E Trung ương trong tình trạng co giật hôn mê do bị hạ đường huyết. Bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường type 2. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân mệt, ăn uống kém, khi gia đình phát hiện bệnh nhân bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết. Một bệnh nhân khác là Trần Văn Th. 76 tuổi, ở Hà Nội cũng phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường typ 2 nhưng phải điều trị bằng insulin bán chậm 25 UI/ngày tiêm DD. Buổi trưa trước khi vào viện, bệnh nhân uống rượu và không ăn gì, tới chiều tối vẫn tiêm 20 UI insulin DD. 19h, gia đình phát hiện bệnh nhân đã hôn mê... Sau khi được cấp cứu và điêu trị kịp thời bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm... BN Nguyễn Văn B, 58 tuổi được đưa vào cấp cứu vì chấn thương sọ não do TNGT. Làm XN đường máu xuống quá thấp. Bệnh nhân đang uống thuốc trị ĐTĐ, hai ngày trước đó có sốt, ăn uống kém, vẫn uống thuốc theo đơn. Buổi sáng bệnh nhân đi xe máy, thấy choáng váng, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, tự ngã gây tai nạn... Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà, hoặc đang đi xa, khi đang ngủ... nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, nên thường dẫn đến biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp quá nặng do sặc phổi (dịch vị, thức ăn, dịch hầu họng, cá biệt có trường hợp do răng giả gây bít tắc đường hô hấp khi BN hôn mê).
  3. Nguy hiểm hơn là tình trạng HĐH xảy ra khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên rất dễ gây tai nạn. Người bệnh ĐTĐ cần thường xuyên kiểm tra đường huyết . Biểu hiện HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh. Nặng hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau. Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn... vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống. Cần làm gì khi bị HĐH?
  4. Ngay khi nghi ngờ hoặc có biểu hiện của HĐH, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt (ví dụ: chuối) để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Cần đặc biệt chú ý, khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trường hợp này phải đưa đến bệnh viện ngay. Dừng tất cả các loại thuốc điều trị ĐTĐ đang dùng sau đó đến ngay cơ sở y tế kiểm tra lại đường huyết. Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng người bệnh nặng các bác sĩ có thể tryền đường 5%, 10% hoặc tiêm glucargon hoặc corticoid để làm tăng đường huyết và điều trị các biến chứng nếu có. Quan trọng là phòng tránh
  5. Tâm lý chung của các bệnh nhân ĐTĐ là rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng HĐH xảy ra, người bệnh cần: - Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh ĐTĐ. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác... - Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ. - Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2