intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ gục gen để chống... điếc

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một gen ngăn không cho tế bào lông tai tái tạo. Hạ gục gen này có thể điều trị được bệnh điếc, nhất là ở người già. Con người được sinh ra với khoảng 50.000 tế bào lông ở tai trong. Đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi tín hiệu giúp cho con người nghe được âm thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ gục gen để chống... điếc

  1. Hạ gục gen để chống... điếc Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một gen ngăn không cho tế bào lông tai tái tạo. Hạ gục gen này có thể điều trị được bệnh điếc, nhất là ở người già. Con người được sinh ra với khoảng 50.000 tế bào lông ở tai trong. Đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi tín hiệu giúp
  2. cho con người nghe được âm thanh. Tuy nhiên, những tế bào này suy giảm theo thời gian do tổn thương, bệnh tật hoặc tuổi tác. Khi số tế bào chết đạt tới một mức nào đó, thính giác bắt đầu yếu dần do tế bào lông không còn đủ khả năng tự tái tạo. Nhóm nghiên cứu do bác sĩ Zheng-Yi Chen thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts phụ trách đã phát hiện ra gen Rb1 ở chuột ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào lông tai. Khi ức chế gen này, họ nhận thấy số tế bào lông tai của chuột nhiều hơn so với bình thường, gây mất cân bằng hệ
  3. thống, làm chuột chạy theo vòng tròn. Nhóm cũng nuôi tế bào lông tai thiếu gen Rb1 Con trong đĩa cấy và thấy người chúng phân chia thành được tế bào lông mới. Khi bổ sinh ra sung protein Rb1, tế bào với ngừng phân chia. Tuy khoảng nhiên, chúng ta không 50.000 thể hạ gục vĩnh viễn tế bào Rb1 được, vì thiếu nó cơ lông ở thể dễ phát sinh các khối tai u và mất cân bằng hệ trong. thống. Do vậy, nhóm nghiên cứu đang bào chế các hoá
  4. chất tạm thời vô hiệu hoá gen Rb1 để giúp tế bào lông tai sinh trưởng. Khi tế bào đạt tới số lượng cần thiết, họ sẽ ngừng tiêm hoá chất để gen Rb1 hoạt động trở lại. Nhà nghiên cứu Stefan Heller thuộc Bệnh viện Tai Mũi Họng Massachusetts nói: ''Đây là lần đầu tiên con người tái tạo được tế bào lông trưởng thành ở tai trong. Phương pháp này có thể trị điếc rất hiệu quả''. Bác sĩ Chen cho biết, do cấu trúc tai chuột rất giống tai người, hơn nữa hai loài lại có nhiều gen giống nhau nên
  5. nhiều khả năng Rb1 cũng tồn tại ở người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2