intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ hỏa cái đầu đang 'bốc khói'

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bí quyết hay ho giúp các teen kiềm chế cơn nóng giận đang thiêu đốt chính mình và người khác. Để có thể kiềm chế được cơn giận thì việc quan trọng trước tiên là phải học cách biết trước dấu hiệu cảnh báo khi nó chuẩn bị ập tới. Nếu không có các kỹ năng cần thiết để điều chỉnh cơn tức giận hiệu quả, chúng ta sẽ có xu hướng giải quyết mọi thứ bằng lời nói và hành động bạo lực....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ hỏa cái đầu đang 'bốc khói'

  1. Hạ hỏa cái đầu đang 'bốc khói' Những bí quyết hay ho giúp các teen kiềm chế cơn nóng giận đang thiêu đốt chính mình và người khác. Để có thể kiềm chế được cơn giận thì việc quan trọng trước tiên là phải học cách biết trước dấu hiệu cảnh báo khi nó chuẩn bị ập tới. Nếu không có các kỹ năng cần thiết để điều chỉnh cơn tức giận hiệu quả, chúng ta sẽ có xu hướng giải quyết mọi thứ bằng lời nói và hành động bạo lực. Việc đấu võ mồm hay lao vào "chiến" nhau sẽ dễ dàng xảy ra hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhận biết và kiểm soát cảm xúc không phải là một điều dễ dàng. Hãy cùng tham khảo những tips dưới đây để tự luyện tập khả năng kiềm chế của mình nhé. Xác định “nguồn kích hoạt” Điều quan trọng trước tiên là teen phải xác định xem việc gì và tại sao khiến mình nổi giận như vậy. Khi có thể nhận ra được nguồn kích hoạt rồi, ta sẽ dễ dàng học cách xử lý nó. Các nguyên nhân phổ biến gây ra có thể là từ sự hiểu nhầm, cảm thấy bị xúc phạm, có kì vọng cao vào người khác nhưng nhận được sự từ chối phũ phàng. Không biết kiềm chế cơn tức giận, teen sẽ dễ dàng giải
  2. quyết mọi thứ bằng lời nói và hành động bạo lực. Ảnh minh họa Nhận biết dấu hiệu cảnh báo của cơ thể Hờn giận tạo nên các phản ứng sinh lý, ví dụ như tăng nhịp đập tim, tăng huyết áp, căng cơ. Nếu nhìn ra được dấu hiệu của cơn giận, teen có thể sử dụng kỹ năng tự kiềm chế để giảm mức độ nghiêm trọng của tình hình. Độc thoại tích cực Hãy ngừng ngay các suy nghĩ tiêu cực đang bùng nổ quá mức trong đầu và thế vào đó là các suy nghĩ thấu đáo và công bằng cho hai bên. Một ví dụ cho sự độc thoại tích cực là “Bực bội là chuyện bình thường, nhưng nếu cứ tức giận thì sẽ không thể giải quyết được gì cả”. Phát triển các kỹ năng đối phó Để giúp bản thân hạ hỏa, teen có thể tham gia vào các hoạt động khác như đi vài vòng ngoài trời, tập thể dục, nghe nhạc, trút các suy nghĩ và cảm xúc vào giấy, vẽ tranh, hít thở sâu, tâm sự với người mình tin tưởng hay làm một việc gì khác để phân tâm. Những kỹ năng đối phó này có thể giúp teen điều khiển cơn giận và ngăn chặn nó tăng tiến.
  3. Biết cách kiềm chế cơn nóng giận hoặc "xả" nó một cách tích cực, các ấy sẽ sống vui và thoải mái hơn. Ảnh minh họa. Suy nghĩ trước khi hành động Khi tức giận, teen có xu hướng phản ứng bốc đồng và không dành thời gian suy nghĩ về hậu quả của những việc mình làm. Teen có thế cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân bằng các giải pháp lành mạnh khác. Ví dụ như thay vì lớn tiếng với cha mẹ trong khi bất đồng quan điểm, đóng sập cửa hay vùng vằng, teen có thể học cách giao tiếp tôn trọng hơn. Các bạn có thể hít thở sâu, sau đó nhẹ nhàng chia sẻ suy nghĩ và cảm giác của mình, để thể hiện rõ ràng mong muốn được thỏa hiệp cùng đối phương. Biết khi nào nên dừng lại Trong một số trường hợp, cơn tức giận của teen có thể bộc phát đến mức độ mà khiến teen không thể áp dụng những kỹ năng điều khiển cơn giận. Lúc đó hãy khuyến khích mình nên dừng lại và tạm thời tránh đối mặt với tình hình cho đến khi teen thật sự bình tâm lại. Khi sự bùng phát đã qua, teen sẽ có điều kiện để suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện, vừa có thể giải quyết hiệu quả vừa tìm ra một giải pháp lành mạnh cho vấn đề. Gaby (Theo livestrong)  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0