intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạch toán rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

77
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rủi ro thay đổi tỷ giá Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam giao thương mạnh mẽ với nhiều DN nước ngoài. Lúc đó, việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong giao dịch ngày càng trở nên thường xuyên và cần thiết. Việt Nam đã mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái với đồng USD lên đến 0.5%, còn đối với các đồng ngoại tệ khác lại không quy định biên độ tỷ giá. Đây sẽ là nguyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạch toán rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn

  1. Hạch toán rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn Rủi ro thay đổi tỷ giá Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam giao thương mạnh mẽ với nhiều DN nước ngoài. Lúc đó, việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong giao dịch ngày càng trở nên thường xuyên và cần thiết. Việt Nam đã mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái với đồng USD lên đến 0.5%, còn đối với các đồng ngoại tệ khác lại không quy định biên độ tỷ giá. Đây sẽ là nguyên nhân làm các DN Việt Nam gặp rủi ro do thay đổi tỷ giá khi sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế. Để hạn chế được những rủi ro này, DN phải sử dụng các công cụ tài chính. Một trong số những công cụ có thể được sử dụng đó là hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts) là một thoả thuận mua bán một loại tài sản nhất định hoặc giữa một tổ chức tài chính với một khách hàng là DN. Bên mua hợp đồng được coi là có vị thế ngắn hạn trên hợp đồng và đồng ý bán một tài sản cụ thể cho người mua với một mức giá xác định trước vào một ngày xác định trong tương lai. Hạch toán rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn Trường hợp mua tài sản
  2. Để tránh rủi ro do tỷ giá tăng lên quá cao khi DN mua tài sản trả chậm bằng ngoại tệ, DN tiến hành ký hợp đồng kỳ hạn với một ngân hàng cho phép mua ngoại tệ với một tỷ giá được xác định trước. Các bút toán được ghi trong toàn bộ quá trình như sau: + Khi mua tài sản trả chậm bằng ngoại tệ, tại ngày mua ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 241…: Ghi theo tỷ giá ngày giao dịch. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 331: Ghi theo tỷ giá ngày giao dịch (tỷ giá giao ngay) + Đến cuối kỳ, đánh giá lại số dư tài khoản phải trả: - Nếu tỷ giá tăng, ghi: Nợ TK 4131: Lỗ tỷ giá Có TK 331: Phần chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá cuối kỳ > tỷ giá ghi sổ) Đồng thời ghi: Nợ TK 635: Phần lỗ tỷ giá Có TK 4131 - Nếu tỷ giá giảm, ghi: Nợ TK 331: Phần chênh lệch tỷ gía (Tỷ giá cối kỳ < tỷ giá ghi sổ) Có TK 4131: Lãi tỷ giá Đồng thời, ghi: Nợ TK 4131 Có TK 515: Phần lãi tỷ giá + Khi đáo hạn hợp đồng, nếu tỷ giá thực tế tại thời điểm đáo hạn cao hơn tỷ giá hợp đồng kỳ hạn: - Khi mua ngoại tệ để thanh toán, ghi: Nợ TK 111 (1112), 112 (1122): Ghi theo tỷ giá ngày
  3. giao dịch Có TK 111 (1111), 112 (1121): Ghi theo tỷ giá kỳ hạn Có TK 515: Phần lãi tỷ giá (tỷ giá ngày giao dịch > tỷ giá kỳ hạn) - Khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, ghi: Nợ TK 331: ghi theo tỷ giá ghi sổ Nợ TK 635: phần chênh lệch tỷ giá xuất ngoại tệ > tỷ giá ghi sổ Có TK 515: Phần chênh lệch tỷ giá xuất ngoại tệ < tỷ giá ghi sổ Có TK 111 (1112), 112 (1122): ghi theo tỷ giá xuất ngoại tệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2