intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hăm tã

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hăm tã Có một lúc nào đó bạn sẽ rất hoảng hốt khi thay tã cho con và thấy vùng bẹn và quanh hậu môn bé bị đỏ. Bé quấy khóc khó chịu, nhất là khi bị chạm vào vùng da này. Hẳn hạn sẽ rất lo lắng không biết bé có bị bệnh gì nặng không? Hăm tã là gì? Đây là một dạng viêm da khá phổ biến, biểu hiện một tình trạng da bị kích thích, có liên quan nhiều đến tình trạng ẩm ướt, hoặc không được thay tã thường xuyên. Hăm tã cũng thường thấy ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hăm tã

  1. Hăm tã Có một lúc nào đó bạn sẽ rất hoảng hốt khi thay tã cho con và thấy vùng bẹn và quanh hậu môn bé bị đỏ. Bé quấy khóc khó chịu, nhất là khi bị chạm vào vùng da này. Hẳn hạn sẽ rất lo lắng không biết bé có bị bệnh gì nặng không? Hăm tã là gì? Đây là một dạng viêm da khá phổ biến, biểu hiện một tình trạng da bị kích thích, có liên quan nhiều đến tình trạng ẩm ướt, hoặc không được thay tã thường xuyên. Hăm tã cũng thường thấy ở những trẻ bị tiêu chảy. Hăm tã có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi. Nguyên nhân gây hăm tã? Một số tình trạng sau có thể được xem là thủ phạm gây ra hăm tã: - Da bị kích thích bởi phân và nước tiểu: tiếp xúc lâu với phân hoặc nước tiểu, nhất là những bé có làn da nhạy cảm, rất dễ đưa đến hăm tã. - Da bị kích thích bởi những sản phẩm mới: thay đổi loại tã mới, dùng các loại khăn ướt sử dụng một lần, các chất tẩy, chất làm mềm vải… có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé. - Da bị cọ sát: mặc tã quá chật, hoặc quần áo cọ sát cũng có thể làm tổn thương da trẻ, tạo điều kiện xuất hiện hăm tã. - Một số nguyên nhân khác như thay đổi chế độ ăn của trẻ làm trẻ tăng số lần đi cầu, hoặc khi trẻ dùng kháng sinh sẽ làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da, cũng có thể là yếu tố thuận lợi gây ra hăm tã. - Nhiễm khuẩn hoặc nấm: vùng da được che chở bởi tã lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, bởi nó ấm và có độ ẩm cao. Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm có thể làm phức tạp thêm tình trạng hăm tã của bé.
  2. Làm sao nhận biết được hăm tã? Vùng da mặc tã (mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục) bị đỏ, hơi sưng nề. Trẻ có vẻ khó chịu, hay quấy, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ. Điều trị hăm tã Nguyên tắc cơ bản nhất là luôn cố gắng giữ cho da bé sạch và khô. Bạn có thể tự chăm sóc và làm giảm hăm tã cho bé tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản sau: - Rửa sạch vùng mông, bẹn bằng nước sạch và ấm. Có thể lau nhẹ bằng vải mềm. Không dùng các loại khăn ướt dùng một lần, vì chất cồn và hương liệu trong khăn có thể gây kích thích da bé. - Cho da trẻ “thở”: sau khi bỏ tã cũ, cho bé nằm chơi một lát (nằm sấp càng tốt) trước khi mặc tã mới, tạo điều kiện cho da bé khô ráo. Với những trẻ đã biết đi, cho trẻ đi lại trong phòng một lúc cũng giúp làm da trẻ được thông khí tốt. - Sử dụng các loại kem chống hăm bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm, trước khi mặc tã mới. - Không nên dùng tã nylon, hoặc siết tã quá chật. Có thể mặc tã lớn hơn một số trong vài ngày điều trị để giúp da trẻ thông thoáng. Tã cần được thay thường xuyên chứ không đợi tã đầy, để tránh da trẻ tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu. Tuy nhiên, phải nghĩ đến việc cho bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng hăm tã không cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà, hoặc trẻ có sốt, hoặc vùng hăm tã nổi mụn nước hay phồng giộp lên. Ngoài ra, nếu những mảng da đỏ lan ra cả ngoài vùng mặc tã, hoặc vùng
  3. da hăm tã xuất hiện dấu hiệu có mủ hay rỉ nước cũng là những dấu hiệu cho thấy bé cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phòng ngừa hăm tã Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Như ở trên đã đề cập, cha mẹ hãy cố gắng giữ cho phần da mặc tã càng sạch và khô càng tốt. Ngoài việc thường xuyên thay tã, có thể thử thay đổi các loại tã khác nhau xem da bé thích hợp với loại nào. Lau sạch nước tiểu và phân bằng vải mềm và nước sạch thông thường, không cần xà phòng đặc biệt nào, sau đó thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn lông sạch, không nên cọ mạnh vì sẽ làm tổn thương da trẻ. Khi mặc tã mới, nên thoa nhẹ một lớp kem chống hăm tã để giúp làn da mỏng manh của bé ít bị kích thích hơn. Có thể dùng các loại kem đơn thuần chỉ chứa chất bôi trơn, hoặc loại có chứa oxít kẽm sẽ giúp bé phòng chống hăm tã tốt. Nếu con bạn dùng tã vải thì nên giặt sạch bằng nước ấm, với chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Hãy bỏ qua các loại hóa chất làm mềm vải hoặc hương liệu để tránh những kích thích không cần thiết cho da. Nếu trẻ đã từng bị hăm tã hoặc có dấu hiệu muốn xuất hiện hăm thì nên xả tã gấp đôi so với thường ngày. Cuối cùng, đừng quên rửa tay bạn sạch sẽ sau khi thay tã cho bé để loại trừ các loại vi khuẩn và nấm luôn chực chờ để gây bệnh. TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2