Hạn chế rủi ro xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới
lượt xem 4
download
Xuất phát từ thực tế trên, trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày các một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, các chính sách hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản và tổng hợp kết quả khảo sát một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm đánh giá thực trạng các rủi ro đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các giải pháp góp phần hạn chế các nguy cơ, rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hạn chế rủi ro xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới
- HẠN CHẾ RỦI RO XUẤT KHẨU NÔNGSẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI LIMITATION OF RISKS FOR AGRICULTURAL EXPORTS OF VIETNAMESE ENTERPRISES IN THE COMING TIME ThS. Trần Hoài Nam - ThS. Nguyễn Minh Đức Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôncó xu hướng tăng, góp phần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫnluôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro tác động tiêu cực đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu [4].Thêm vào đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện kí kết và tham gia một số Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, nổi bật là việc Việt Nam đàm phán thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – viết tắt là TPP) vào cuối năm 2015. Hiệp định TPP sẽ có tác động sâu và rộng hơn tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày các một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, các chính sách hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản và tổng hợp kết quả khảo sát một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm đánh giá thực trạng các rủi ro đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các giải pháp góp phần hạn chế các nguy cơ, rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Từ khóa:chính sách, rủi ro, xuất khẩu, nông sản, hiệp định TPP Abstract In recent years, turnover of agricultural products of Vietnam has increased, contributing to accelerate the pace of economic restructuring and creating jobs and income for millions of workers. However, the export of agricultural products of Vietnam still has potential risks that negatively effects on the development of export activities [4]. Moreover, in recent years, Vietnam has signed and participated in several free trade agreements. Especially, Vietnam successfully negotiated the Trans-Pacific Partnership Agreement (Trans-Pacific Partnership - abbreviated as the TPP) at the end of 2015. The TPP will have wider and deeper impacts on Vietnam's economy, especially in sensitive sectors such as agriculture. Stemming from this reality, within the scope of this article, the author presented some basic theoretical issues of risk and policies of risk restrictions in exporting activities of agricultural products and systemized survey results conducted at some agricultural exporters to assess the risk situation for agricultural exports of Vietnam in recent years. 817
- Then, solutions were recommended to contribute to limiting risks and improving operational efficiency of agricultural exports in the coming period. Keywords: policies, risks, export, agricultural products, the TPP. 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong xuất khẩu nông sản Theo Frank Knight (1921), rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi [2]. Marilu Hurt McCarty (1986) cho rằng rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được [3]. Trên cơ sở các quan điển về rủi ro, có thể hiểu, rủi ro xuất khẩu là nhưng bất chắc có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với rủi ro ngày một tăng từ phía môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - chính trị... Các nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được phân loại thành hai nhóm như sau: * Rủi ro do những nguyên nhân khách quan - Môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, pháp lí: thiên tai, dịch họa, sự khác biệt về văn hóa, pháp luật… - Suy thoái phát triển kinh tế, lạm phát - Cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường - Tỷ giá hối đoái - Thiếu thông tin về tình hình thị trường - Các yếu tố khác: các khách hàng, đối tác của công ty… *Rủi ro do những nguyên nhân chủ quan - Doanh nghiệp không nhận thức, đánh giá được rủi ro - Sai lầm trong chiến lược, chính sách kinh doanh - Năng lực đội ngũ nhân lực yếu kém - Các nguyên nhân từ nội bộ khác. 1.2 Vai trò của hạn chế rủi ro xuất khẩu nông sản đối với các doanh nghiệp Việt Nam Hạn chế rủi ro nói chung, rủi ro xuất khẩu nói riêng có vai trò quan trọng và quyết định đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế rủi ro xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tái đầu tư, thay đổi công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hạn chế rủi ro xuất khẩu góp phần giảm thiểu những thiệt hại doanh nghiệp không đo lường được, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong các giao dịch thương mại quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. 818
- Ngoài ra,hạn chế rủi ro xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao doanh thu, lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao đọng và góp phần phát triển ngành nông nghiệp và chế biến theo hướng phục vụ xuất khẩu. 2.HIỆP ĐỊNH TPP VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM Bắt đầu từ 2005, tiền thân của Hiệp định TPP là Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được kí kết giữa 04 thành viên là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013, nhận thấy tiềm năng và tầm ảnh hưởng lớn của hiệp định này, lần lượt các quốc gia Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam,… đã tuyên bố tham gia đàm phán và hiệp định được đổi tên thành Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương như hiện nay. Sau 19 phiên đàm phán chính thức và 05 phiên họp cấp Bộ trưởng, 30 chương của Hiệp định TPP đã được 12 nước tham gia đàm phán thành công vào cuối năm 2015. Với 12 quốc gia thành viên tham gia, Hiệp định TPP được đánh giá sẽ có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như mỗi quốc gia. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên của Hiệp định TPP đang chiếm tới 40% GDP và 26% lượng giao dịch hàng hóa của thế giới. Do đó, Hiệp định TPP sau khi được các quốc gia thành viên thông qua sẽ tác động không nhỏ tới kinh tế thế giới, dự kiến mang lại thêm 300 tỷ USD. Hơn nữa, các thành viên tham gia Hiệp định TPP đã và đang đại diện cho các mức độ phát triển kinh tế khác nhau trên thế giới nên sẽ tạo ra tiền lệ cho các quốc gia khác tham gia vào Hiệp định này.Hiệp định TPP được các chuyên gia kinh tế trên thế giới gọi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do tính chất bao hàm nhiều nội dung ở bên ngoài phạm trù thương mại. Hiệp định TPP có tác động tới các khía cạnh phi thương mại như yêu cầu các quốc gia phải thực hiện chặt chẽ, thiết lập những chuẩn mực cao và toàn diện cho vấn đề hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Chính vì thế TPP bao trùm các lĩnh vực sau: Bảng 1: Các lĩnh vực được đàm phán trong Hiệp định TPP Cạnh tranh, Hợp tác và xây dựng Khả năng xâm nhập thị trường của 1 11 năng lực hàng hóa 2 Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới 12 Lao động 3 Thuế 13 Pháp luật và giải quyết tranh chấp 4 Thương mại điện tử 14 Đầu tư 5 Môi trường 15 Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa 6 Dịch vụ tài chính 16 Chuẩn vệ sinh hàng hóa 7 Chi tiêu công của chính phủ 17 Rào cản kĩ thuật với thương mại 8 Sở hữu trí tuệ 18 Viễn thông Bồi thường thiệt hại trong thương 9 Nhập cảnh tạm thời với doanh nhân 19 mại 10 Dệt may và quần áo Nguồn: Bộ Công Thương (2016) [1] 819
- 2.1 Cơ hội với xuất khẩu nông sản Việt Nam Có thể nhận thấy rằng, khi hiệp định TPP được thông qua, việc các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản,... vốn sẵn có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp như trái cây, gạo, cà phê, tiêu... với khối lượng rất lớncộng thêm việc giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành như thủy sản, trái cây, cà phê… vốn là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Riêng về mặt hàng gạo, do các đối thủ Thái Lan và Ấn Độ chưa tham gia vào TPP nên sẽ là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam xâm nhập thị trường các nước thành viên TPP khi thuế xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các nước này sẽ giảm, như tại Mỹ sẽ giảm từ 7% xuống 0%. Lĩnh vực nông nghiệp sẽ có cơ hội lớn với các lợi thế chính là: Một là có thị trường rộng lớn 800 triệu dân, sẽ giúp tiêu thụ nông sản lớn cho Việt Nam, giảm áp lực phụ thuộc thị trường truyền thống là Trung Quốc. Hiện tại, sản lượng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc rất lớn, trong những tháng đầu năm 2016 chiếm tới 35% giá trị, trong đó riêng cao su chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu, rau quả chiếm tới 64%, gỗ chiếm hơn 12%; và nhập khẩu từ thị trường này cũng chiếm tới 62,5% đầu vào cho nông nghiệp. Do đó, việc mở ra thị trường mới rộng lớn trong khuôn khổ hiệp định TPP thì Việt Nam có thể điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu lĩnh vực nông nghiệp. Thêm vào đó, khi tham gia vào hiệp định TPP, thuế suất 0% khi xuất khẩu nông sản trong nhiều lĩnh vực chính là cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê hiện tại, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp rất ít, chỉ chiếm 1,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đây là cơ hội để đẩy nhanh thu hút đầu tư, thu hút dây chuyền công nghệ, cách quản lý mới với nông nghiệp. 2.2 Thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam Khi thuế suất dần trở về mức 0% thì các doanh nghiệp Việt Nam lại được tiếp cận với cơ hội tăng khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là không nhỏ khi các tiêu chuẩn về hàng rào kĩ thuật (TBT) hay vệ sinh dịch tễ (SPS) lại là rào cản được các quốc gia phát triển sử dụng nhằm hạn chế sản phẩm từ Việt Nam. Đây là khó khăn không nhỏ khi hàng năm Việt Nam vẫn gặp phải hàng loạt vấn đề liên quan đến vệ sinh hay tồn dư chất ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng ở các sản phẩm xuất khẩu. Không những vậy, các sản phẩm chất lượng thấp, không đạt chuẩn thậm chí sẽ bị cạnh tranh trực tiếp ngay trên sân nhà. Thấy rõ điều này khi xem xét cơ cấu xuất khẩu của các nước thành viên Hiệp định TPP, những ngành sản xuất của Việt Nam sẽ gặp khó khăn là thịt lợn, thịt bò, đường, thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu dùng. Ví dụ hiện tại, nước Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo; Việt Nam đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ; nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ nước này là rất lớn. 820
- Hiệp định TPP cũng có rất nhiều thách thức đối với Việt Nam, bởi so với các nước thì nước ta có nền sản xuất nhỏ, chủ yếu quy mô hộ gia đình.Việt Nam đang có khoảng 3.500 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp và hầu hết là doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65% nên rất khó trong cạnh tranh. Do sản xuất quy mô hộ gia đình là chính, công nghệ còn kém cho nên sẽ có mặt hàng rất khó khăn khi mở cửa. Đã là “sân chơi” chung, luật chung thì ai mạnh người ấy thắng, nên nông sản cũng sẽ rất khó khăn về tiêu thụ nếu vẫn duy trì tình trạng như hiện nay. 3. THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 3.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam Trong năm qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã được những kết quả khả quan. Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015 về ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng khá (+7,9%) so với các năm trước do thị trườngtiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh nên đã khuyến khích khai thácvà trồng rừng sản xuất. Tại nhiều địa phương đã thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết đầutư trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu với các hộ gia đình nhằm bao tiêu sản phẩm củahộ. Bên cạnh đó gỗ nguyên liệu dùng xuất khẩu năm nay được đánh giá chất lượng tốt tạiba thị trường tiêu thụ mạnh là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc do đó thúc đẩy hoạt độngtrồng rừng trong nhân dân. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2015 ước đạt 8.309 nghìnm3, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái [6]. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2015 ước đạt 2,65 tỷ USD,đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2015 lên 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳnăm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỷUSD, giảm 2,6%, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (-28,1%), cao su (- 14,4%),chè (-7,4%) và gạo (-2,9%); Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16,5%,giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (-23,81%); Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâmsản chính ước đạt gần 7,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu nông sản năm 2014 và 2015 của Việt Nam Đơn vị : Triệu USD Kim ngạch xuất khẩu 2014 2015 % so với 2014 Tiêu chí 30.379,7 30.135,7 99.2 Nông sản chính 14.319,8 13.945,8 97,4 Lâm sản chính 6.559,8 7.095,2 108,2 Thủy sản 7.825,3 6.532,0 83.5 Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT (2015) [6] 3.2 Thực trạng rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu nông sản 821
- Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng đã góp phần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động ở nước ta. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro tác động tiêu cực, hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất nông nghiệp.Để tìm hiểu phần nào thực trạng rủi ro, nhóm tác giả đã tiến hành điều tratrực tuyến đối với 45 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn một số tỉnh của nước ta bao gồm các lĩnh vực: xuất khẩu gạo ở Kiên Giang, Bạc Liêu; xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên; xuất khẩu chè ở Thái Nguyên, Lâm Đồng; hạt tiêu, điều, cao su ở Bình Phước, thời gian điều tra kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016, tập trung vào một số rủi ro cơ bản, bao gồm: rủi ro về chất lượng sản phẩm đầu ra, rủi ro về lãi suất, giá cả, tỷ giá, môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội, chu kỳ phát triển kinh tế, lạm phát… Nguồn: Điều tra của tác giả Hình 1: Thực trạng ảnh hưởng của các rủi ro đối với DN xuất khẩu nông sản Theo kết quả khảo sát có thể thấy rủi ro do thiếu thông tin, tỉ giá là những nguy cơ thường trực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nôngsản hiện hay, trong đó rủi ro do thiếu thông tin ảnh hưởng hớn nhất với 77,5% doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều và rất nhiều, con số này với rủi ro về tỉ giá là 68,6% doanh nghiệp. Nguyên nhân liên quan đến chất lượng sản phẩm lại chiếm tỉ lệ đến 40% trong ảnh hưởng rất nhiều, điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất lo lắng vấn đề chất lượng sản phẩm. Điều này do nhiều nguyên nhân, có thể do khâu sản xuất của nước ta chưa đảm bảo vệ sinh, đúng quy trình, và cũng có thể do các nước nhập khâu đưa ra hàng rào kĩ thuật có tiêu chuẩn quá cao so với trình độ sản xuất của nước ta. Những nguyên nhân gây ra rủi ro còn lại: cạnh tranh từ các DN, suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch họa, khác biệt về văn hóa, pháp lý 822
- chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên đây có thể là hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay.Các yếu tố nói trên luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp hiện nay còn đang chủ quan, chưa đánh giá hết các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Đối với các rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan trong nội bộ doanh nghiệp, hiện nay có một số nguyên nhân chủ yếu sau: doanh nghiệp không nhận thức được các rủi ro, phạm sai lầm trong chiến lược kinh doanh, đội ngũ nhân lực hạn chế… Nguồn: Điều tra của tác giả Hình 2: Đánh giá của DN về rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan Theo kết quả điều tra của tác giả, nguyên nhân từ việc DN không nhận thức, đánh giá được rủi ro được các DN đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất với 45,72 % DN đánh giá ảnh hưởng ở mức cao và rất cao, vấn đề này xuất phát từ việc thiếu thông tin cần thiết và năng lực, kinh nghiệm đánh giá rủi ro của DN còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân từ sai lầm trong chiến lược kinh doanh được đánh giá ở mức độ trung bình (51,11% DN đánh giá ở mức độ trung bình). Nhân lực hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp đánh giá tương đối cao nguyên nhân này với khoảng 57,78% doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình và cao. Ngoài những nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân trong nội bộ doanh nghiệp khác như: máy móc, công nghệ sản xuất, tình hình tài chính,...cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với DN. 3.3 Thực trạng một số biện pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Nhằm hạn chế rủi ro và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nông sản, thời gian qua, nhiều biện pháp đã được áp dụng như: đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, triển khai các hình thức bảo hiểm xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu và hoàn thiện chính 823
- sách thuế đối với hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế và kết quả điều tra các doanh nghiệp, hiệu quả của các biện pháp này chưa đồng đều. Nguồn: Điều tra của tác giả Hình 3: Đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu về các chính sách hỗ trợ Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, chính sách trợ cấp tín dụng xuất khẩu được đánh giá thấp nhất (khoảng 57,5% doanh nghiệp đánh giá ở mức kém, rất kém hiệu quả), chính sách này rất ít khi được áp dụng. Với 80,5% các DN đánh giá ở mức trung bình và thấp, chính sách tín dụng xuất khẩu hiện nay cũng được đánh giá không cao. Trên thực tế, chính sách này rất không hiệu quả bởi nguồn vốn dùng để hỗ trợ các DN hiện nay là khá hạn chế, hiệu quả thực sự của chính sách này chưa đáng kể.Trong những năm gần đây, chính sách bảo hiểm xuất khẩu được áp dụng khá thành công, cụ thể chính sách này đã tạo ra nguồn vốn đáng kể, đồng thời đã giúp không ít doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn khi gặp rủi ro. 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ RỦI RO CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Về cơ bản, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng giống như quy định của WTO hay các hiệp định thương mại tự do khác. Điều này chỉ ra rằng, những khó khăn gặp phải và cơ hội mà Việt Nam đang có đều là những vấn đề mà nước ta đã đối đầu dù rằng mức độ là có khác nhau. Hiệp định TPP với vị thế là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, được trông chờ là hiệp định sẽ đặt ra quy chuẩn, khuôn khổ cho các hiệp định thương mại tự do mới của thế kỉ 21 đã hình thành nên hàng loạt những tiêu chuẩn ngặt nghèo cho các quốc gia thành viên. Đặc biệt là đối với Việt Nam, quốc gia được đánh giá là bị và được tác động nhiều nhất trong các quốc gia thành viên của Hiệp định TPP. 824
- Cũng giống như các hiệp định thương mại tự do khác, các rào cản, quy định được đưa ra không phải để cản trở hoàn toàn mà là để giới hạn chất lượng, số lượng. Do vậy, doanh nghiệp cũng như người lao động cần phải nâng cao trình độ sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm… để gặp hoặc vượt qua những rào cản kĩ thuật (TBT và SPS), từ đó tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, chiếm lĩnh được thị trường trong nước trước khi cạnh tranh ra nước ngoài. Về góc độ quản lý Nhà nước, cần có các nghiên cứu để đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của Hiệp định TPP đối với nền kinh tế, các ngành, các sản phẩm quan trọng của Việt Nam. Nghiên cứu này cần được làm một cách sâu rộng, có tính toán đến bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt trong khu vực và trên toàn cầu của Việt Nam hiện tại và tương lai. Từ đó, tham vấn rộng rãi cho các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các đối tượng liên quan trong xã hội.Trong khoảng thời gian chờ đợi các quốc gia thành viên thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam cần có sự quyết liệt trong thay đổi chính sách, pháp luật để phù hợp với quy định trong Hiệp định TPP. Cùng với đó, Việt Nam cần tiến hành các biện pháp cải cách thể chế, tái cấu trúc kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam cần có sự chỉ đạo rõ ràng, hợp lý trong phân bổ ngân sách, phân bổ lao động, quy hoạch vùng sản xuất… nhằm tạo ra sự hợp lý trong sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro cho xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Định hướng phát triển kinh tế, xã hội rõ ràng, tư tưởng chỉ đạo nhất quán nhất là trong định hướng sản phẩm chủ lực, các chính sách về thuế... - Tạo môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn cho các doanh nghiệp hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro như trộm cắp, các hành vui cạnh tranh không lành mạnh. - Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn… cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có các biện pháp chủ động phòng tránh. - Nâng mức đầu tư ngân sách cho các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản nhưng cùng với đó phải tăng cường giám sát - Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiếp cận các nguồn vốn khác nhau để mua sắm trang thiết bị, nâng cao trình độ sản xuất Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản - Chủ động có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho chính mình bằng các biện pháp đồng bộ toàn diện. - Phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, hiệp hội ngành nghề - Chấp nhận mạo hiểm, biết bỏ qua những rủi ro thấp để giành thời gian, năng lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh 825
- - Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đầu ra trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại sân nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2016), Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương,http://tpp.moit.gov.vn. 2. Frank Knight (1921),Risk, Uncertainty, and Profit, Hart, Schaffner & Marx; Houghton Mifflin Co. Publisher, Boston, MA 3. Marilu Hurt McCarty (1986), Managerial Economics With Applications, Scott Foresman & Co. Publisher. 4. Nguyễn Minh Sơn (2010), Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Nguyễn Thị Tình (2010), Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11. 6. Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2015 Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12 năm 2015. 826
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn