intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế tác hại do ngập úng

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

168
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu ngập úng của cây trồng lâu năm (ngập úng nói ở đây là trường hợp đất vườn cây bị ngập nước), gồm: Loại cây trồng: nhóm cây chịu ngập úng kém gồm đu đủ, cóc, sầu riêng, cam, quýt; nhóm cây chịu ngập úng trung bình gồm ổi, mận (doi), dâu, vú sữa; nhóm cây chịu ngập úng khá: xoài, sapôche (hồng xiêm), nhãn, mãng cầu xiêm; ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế tác hại do ngập úng

  1. Hạn chế tác hại do ngập úng Theo các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu ngập úng của cây trồng lâu năm (ngập úng nói ở đây là trường hợp đất vườn cây bị ngập nước), gồm: Loại cây trồng: nhóm cây chịu ngập úng kém gồm đu đủ, cóc, sầu riêng, cam, quýt; nhóm cây chịu ngập úng trung bình gồm ổi, mận (doi), dâu, vú sữa; nhóm cây chịu ngập úng khá: xoài, sapôche (hồng xiêm), nhãn, mãng cầu xiêm;
  2. Thời gian ngập úng: thời gian ngập úng dài hay ngắn, kéo dài cây sẽ chết; Trạng thái nước ngập: nếu nước chảy thì cây chịu ngập hơn nước cầm (nước không chảy), nước bị ô nhiễm làm hạn chế khả năng chịu úng của cây; Tình trạng sinh trưởng của cây: cây còn nhỏ, cây đang ra đọt non, ra hoa, cây phát triển sum suê bị ảnh hưởng nhiều hơn; Cây bị động gốc trong thời gian nước ngập; Bón phân hữu cơ nhất là phân chuồng chưa ủ hoai mục, mặt đất vườn sạch cỏ. Để hạn chế tác hại cây trồng do ngập úng, chúng tôi xin khuyến cáo bà con nông dân một số biện pháp: Không bón phân đạm, không xử lý ra
  3. hoa đậu trái trong mùa mưa; không làm sạch cỏ mặt đất vườn trong mùa mưa để có thảm cỏ che phủ chống xói mòn và rửa trôi; không để cây bị động gốc (trừ gió trời); không bón phân chuồng chưa ủ hoai mục. Nếu vườn cây bị ngập úng, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để phục hồi cây phát triển trở lại: khai thông cống rãnh xung quang và trên vườn để thoát nước nhanh; cắt bỏ bớt cành lá trên cây; xới xáo phá váng lớp đất mặt bằng cào 3 răng (cuốc chỉa) hoặc cuốc bàn để thoát nước và khí độc trong đất, làm cho đất thoáng khí và có ôxy để cây trồng trao đổi chất, ra rễ mới; quét vôi quanh thân cây đến độ cao khoảng 1,5m tính từ mặt đất để phòng ngừa các loại nấm xâm nhiễm gây hại; nếu cây còn nhỏ có thể che bớt nắng. Sau đó tiến hành bón phân cho cây. Phân bón có thể là hỗn hợp phân DAP với phân kali theo tỷ lệ: 2 DAP và 1 kali, hoặc hỗn hợp các loại
  4. phân đơn theo tỷ lệ: 1 kg urê + 4 kg phân lân + 1 kg kali. Lượng phân bón áp dụng theo qui trình kỹ thuật bón phân cho từng loại cây trồng. Ngoài ra có thể bón vôi cho cây với liều lượng từ 200g đến 400g/gốc tuỳ theo tuổi cây và loại cây; bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc tro, trấu để đất tơi xốp thoáng khí, không bị đóng váng trở lại khi có mưa lớn. Nếu không có phân chuồng hoặc tro, trấu thì có thể dùng rơm rạ khô hoặc các vật liệu che phủ đất để phủ xung quanh gốc cây sau khi đã bón phân. Lưu ý là chỉ bón phân cho cây khi vườn không bị ngập nước trở lại và đã xử lý mầm bệnh. Nếu cây trồng bị các loại nấm phytophthora, Fusarium thì dùng một trong các loại thuốc: Curzate, Ridomil, Aliette, Metalaxyl hoặc thuốc gốc đồng gồm có: Coperzine, Coc85, Kocide, Champion, Funguran, Bordeaux... phun quanh gốc (nồng độ dung dịch thuốc phun, lượng phun, cách phun theo hướng dẫn trên bao bì thuốc, người bán thuốc hoặc cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật, khuyến nông).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2