intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để hạn chế cam quýt bị chết do úng nước?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hạn chế tác hại của ngập úng với cây cam quýt, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau: - Đào mương lên liếp: Ngoài tác dụng nâng cao độ dầy của tầng canh tác, hạ thấp tầng phèn, có mương để chứa nước tưới cho vườn cây trong mùa khô... còn có tác dụng hạ thấp mực thủy cấp trong đất, tránh bị ngập úng trong mùa mưa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để hạn chế cam quýt bị chết do úng nước?

  1. Làm thế nào để hạn chế cam quýt bị chết do úng nước? Để hạn chế tác hại của ngập úng với cây cam quýt, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau: - Đào mương lên liếp: Ngoài tác dụng nâng cao độ dầy của tầng canh tác, hạ thấp tầng phèn, có mương để chứa nước tưới cho vườn cây trong mùa khô... còn có tác dụng hạ thấp mực thủy cấp trong đất, tránh bị ngập úng trong mùa mưa. Chiều sâu của mương nên để khoảng 1- 1,2m, còn chiều rộng của mương thì tùy theo độ cao của đất so với mực thủy cấp cao nhất trong năm, nếu đất cao thì chiều rộng của mương hẹp
  2. và ngược lại (miễn sao có đủ lượng đất đắp lên liếp để từ mặt liếp đến mực thủy cấp cao nhất trong năm vào khoảng 0,3m trở lên là được). Đắp mặt liếp có hình mai rùa để có thể thoát nước nhanh trong mùa mưa (có thể xẻ rãnh thoát nước như các bạn đã làm). - Đắp mô để trồng: Để tăng cường thêm độ cao từ bộ rễ tới mực thủy cấp cao nhất trong năm, sau khi đã phân khỏang cách trồng, các bạn nên đắp mô cao rồi mới trồng cây lên những mô đó. Sau khi trồng khoảng 6 tháng thì dùng đất tốt đắp phụ thêm vào xung quanh chân mô để rễ mọc dài thêm và cứ khoảng 6-7 tháng sau lại bồi thêm chân mô một lần. Từ năm thứ 3 trở đi thì bồi thêm mặt liếp mỗi năm cao khoảng 2-3 cm bằng bùn mương, đất phù sa hoặc đất mặt ruộng đã được phơi khô.
  3. Cam quýt trồng bằng hạt hay gốc tháp có rễ cọc mọc sâu dễ bị ảnh hưởng bởi nước ngầm, nên ở Cần Thơ bà con có kinh nghiệm đôn gốc hoặc chặt bớt rễ cọc. Ở Châu Thành, Tiền Giang bà con lại có kinh nghiệm trồng nghiêng cây. Sau đây là cách làm của họ, các bạn có thể tham khảo và áp dụng thử. - Đôn gốc, chặt bớt rễ cọc: Sau khi trồng 1 năm, vào đầu mùa mưa bứng gốc lên, đắp thêm đất tốt để nâng cao mặt mô rồi trồng cây trở lại lên trên đó. Cũng có người không bứng gốc mà moi đất để chặt bớt rễ cọc nằm ngang gần sát mặt đất rồi bồi thêm đất vào (để rễ ăn cạn trên mặt đất) sau đó tưới nước và chăm sóc chu đáo. - Trồng cây nằm nghiêng: Khi trồng đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 30 độ so với mặt đất, như vậy sẽ tạo cho rễ cọc nằm ở vị trí gần mặt đất hơn, sau này rễ sẽ ăn cạn trên mặt đất. Do tính hướng quang của cây, theo thời gian cây sẽ dần dần mọc thẳng trở lại, hoặc những
  4. tược mọc ra sau này sẽ mọc thành cây thẳng đứng. - Trồng bằng nhánh chiết: Do không có rễ cọc, nên cây được trồng từ nhánh chiết sẽ có bộ rễ ăn cạn hơn cây được trồng bằng hạt hay gốc tháp, do đó bộ rễ ít bị ảnh hưởng bởi nước ngầm hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2