intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế thiệt hại do đất nhiễm mặn

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo điều tra của các nhà khoa học ngành thổ nhưỡng nông hóa nếu đất bị nhiễm mặn, các loại cây trồng ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Mặn làm cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm, trường hợp bị nặng gây chết cây, thiệt hại lớn cho người trồng. Có thể phân chia các loại cây trồng theo các nhóm phản ứng với mặn như sau:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế thiệt hại do đất nhiễm mặn

  1. Hạn chế thiệt hại do đất nhiễm mặn Theo điều tra của các nhà khoa học ngành thổ nhưỡng nông hóa nếu đất bị nhiễm mặn, các loại cây trồng ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Mặn làm cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm, trường hợp bị nặng gây chết cây, thiệt hại lớn cho người trồng. Có thể phân chia các loại cây trồng theo các nhóm phản ứng với mặn như sau: Điều chỉnh nước hợp lý cho cây lúa trong thời kỳ mặn xâm nhập
  2. - Nhóm cây mẫn cảm với mặn bao gồm: sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt, rau ăn lá…, chỉ cần độ mặn chưa đến 1‰ đã gây ảnh hưởng xấu. - Nhóm cây chịu mặn yếu có khả năng chịu tối đa 2‰ như: lúa, ngô, đậu, cam quýt, trong đó lúa vào giai đoạn làm đòng, phơi hoa với độ mặn khoảng 1,5‰ đã có khả năng gây ảnh hưởng xấu. - Nhóm cây chịu mặn trung bình như: cà chua, ớt, bầu bí, chuối, mía, bưởi, chanh có khả năng chống chịu được trong điều kiện độ mặn tối đa từ 2 đến 3‰, trong đó giống bưởi da xanh chịu mặn tốt hơn bưởi Năm Roi. - Nhóm cây chịu mặn tương đối khá như: xoài, hồng xiêm, dừa…có thể chịu mặn từ 3-4‰. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để có thể hạn chế thiệt hại do mặn gây ra bà con cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
  3. Đối với cây lúa: - Với các tỉnh phía Nam nên sử dụng các giống có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện bất lợi (phèn, hạn, mặn,…) như OM6162, OC10, AS996, OM6677, OM1348, OM1350… - Hạn chế đưa nước mặn vào ruộng khi chưa cần thiết, chỉ cần bổ sung nước đủ ẩm cho cây lúa sinh trưởng bình thường. Thường xuyên theo dõi độ mặn ngoài kênh mương để chọn thời điểm ít mặn nhất để bơm nước vào ruộng. - Có thể bổ sung thêm các dạng phân lân (supe lân, lân nung chảy với lượng từ 15 đến 20kg/1.000m2) nhằm tăng cường khả năng ra rễ. Phun thêm các loại phân bón lá trợ giúp cho quá trình ra hoa, tạo hạt. Nếu phát hiện cây lúa bị vàng lá do thiếu đạm, có thể phun bổ sung urê nồng độ 0,5-1% vào lúc chiều mát. Đối với các cây trồng cạn: - Tích cực ngăn mặn cục bộ, trữ nước ngọt trong vườn để tưới cho cây vào thời điểm nước kênh bị nhiễm mặn.
  4. - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tủ gốc và che phủ đất bằng rơm rạ, cỏ khô, mụn xơ dừa… một lớp dày 3-5cm để giữ ẩm cho đất, cho cây, hạn chế tác động của mặn. - Nếu bắt buộc phải dùng nước bị nhiễm mặn nhẹ để tưới thì không được tưới phun trên lá, tốt nhất tưới thấm qua đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2