Kỹ thuật thiết kế vườn
lượt xem 11
download
Trong tự nhiên, ĐBSCL có các yếu tố giới hạn đối với các loại cây lâu năm như: - Đất thấp nên mặt thủy cấp thường gần mặt đất hoặc đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa. - Độ dày tầng mặt mỏng vì thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới. - Phân phối vũ lượng không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng. - Để hạn chế các yếu tố giới hạn trên, khi thiết lập vườn, việc đầu tiên là đất phải được xẻ mương và lên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật thiết kế vườn
- Kỹ thuật thiết kế vườn 1. XẺ MƯƠNG VÀ LÊN LIẾP: Trong tự nhiên, ĐBSCL có các yếu tố giới hạn đối với các loại cây lâu năm như: - Đất thấp nên mặt thủy cấp thường gần mặt đất hoặc đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa. - Độ dày tầng mặt mỏng vì thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới. - Phân phối vũ lượng không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng. - Để hạn chế các yếu tố giới hạn trên, khi thiết lập vườn, việc đầu tiên là đất phải được xẻ mương và lên liếp nhằm mục đích: + Nâng cao tầng mặt tránh ngập úng. + Hạ mực thủy cấp thường xuyên xuống thấp. + Nuôi thêm tôm cá trong vườn. Kích thước mương: tùy thuộc vào các yếu tố: · + Chiều cao đỉnh lũ.
- + Độ dày của tầng mặt. + Độ sâu của tầng phèn. + Giống cây trồng và chế độ nuôi, trồng xen trong vườn. Thường ở những vùng đất có độ dày tầng mặt mỏng, đỉnh lũ cao, tầng phèn cạn thì chọn liếp đơn. Liếp đơn thường thích hợp cho lối độc canh. Ngược lại, những vùng đất có độ dày tầng mặt khá, đỉnh lũ vừa phải thì liếp đôi thường được thiết kế. Liếp đôi thích hợp cho việc xen canh. Trong thực tế, việc chọn liếp đơn hay liếp đôi còn tùy thuộc chặt chẽ vào các điều kiện như vốn đầu tư xây dựng vườn, nguồn nước và giống cây trồng. Bề mặt và chiều sâu của mương phụ thuộc rất chặt vào chiều cao của liếp, độ sâu xuất hiện của tầng phèn và chế độ nuôi xen. Tỷ lệ mương/liếp thường là ½, có nghĩa là mương rộng 1 liếp rộng gấp đôi. Thường bề mặt liếp đơn rộng 4-5m và liếp đôi rộng 9-10cm được xem là thích hợp trong điều kiện của ĐBSCL. Điể m cần lưu ý là vách bên của mương cũng như mặt bên của liếp luôn luôn phải có độ nghiêng thích hợp để tránh sụp lở. Thường độ nghiêng với gốc 30-45o là tốt nhất.
- * Hướng liếp: nếu vườn chỉ trồng một loại cây (độc canh) và các cây trồng trên liếp theo hình tam giác thì liếp nên xây dựng theo hướng Bắc Nam để cây hưởng được nhiều ánh sáng. Ngược lại, nếu vườn ngoài cây trồng chính còn trồng xen các loại khác thì nên hướng liếp theo Đông - Tây để cây xen hưởng thêm được nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hơn trong việc xây dựng hướng liếp là làm thế nào cho liếp luôn song song hay thẳng góc với đê bao để dễ dàng trong việc điều tiết nguồn nước vào vườn hơn là vấn đề ánh sáng vì ở ĐBSCL lượng ánh sáng phần lớn thừa thải cho các loại cây trồng khi giữ đúng khoảng cách cây trồng hợp lý. * Kỹ thuật lên liếp: lớp đất mặt luôn luôn tốt hơn lớp đất dưới, do đó khi đào mương lên liếp phải giữ lớp đất mặt lên trên trên liếp để giúp cây phát triển. - Lên liếp theo lối cuống chiếu: thường những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên liếp theo lối “cuốn chiếu” được áp dụng.
- Trong kỹ thuật này, lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua liếp thứ nhất bên trái (hình 1). Tiếp đến lớp dưới đưa trãi lên liếp thứ hai bên phải. Sau đó lớp đất mặt đào ở mương thứ hai đưa trãi chồng lên mặt liếp thứ hai, tiếp đến lớp dưới của mương thứ hai đưa trãi chồng lên mặt liếp thứ ba, lớp dưới của mương thứ ba đưa trãi lên liếp thứ bốn và cứ như vậy cho đến liếp cuối cùng. - Lên liếp theo lối đắp thành băng hay đắp thành mô: ở những vùng có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới lại không tốt lắm, thậm chí có chút ít phèn thì kiểu lên liếp đắp thành băng hay thành mô thường đường sử dụng. Trong trường hợp đắp thành băng thì lớp đất mặt đào ở mương được trãi dài thành băng ở giữa dọc theo liếp, sau đó lớp đất dưới được đắp vào hai bên băng.
- Lên liếp theo kiểu này cần lưu ý là lớp đất ở hai bên băng luôn thấp hơn mặt băng để khi mưa các độc chất không tràn vào băng mà trôi xuống mương và được rửa đi. Lên liếp theo kiểu đắp thành băng thì ngoài cây ăn trái, phần đất còn lại trên băng có thể được xen ngay với các loại hoa màu khác khi cây còn nhỏ vì đây là phần đất tốt. Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô (kích thước, khoảng cách và vị trí các mô trên liếp tùy theo loại cây trồng đã định trước), phần đất xấu ở dưới được đưa vào phần còn lại của liếp và thấp hơn mặt mô.(hình 3) Cả 2 lối lên liếp này đều có phần đất ở hai bên băng hay giữa các mô thường không sử dụng ngay được cho các loại cây ăn trái như cam quít bưởi... mà nên đợi một hai mùa để rửa bớt độc chất và cải thiện lý tính của đất bằng
- cách trồng các loại cây làm phân xanh hay bón thêm phân hữu cơ, để giúp gia tăng sự khoáng hóa của đất. Trong trường hợp muốn sử dụng ngay thì nên tìm các loại cây chịu đựng tốt với các điều kiện khó khăn của đất đai khi mới lên liếp như chuối, khóm hay các loại cây họ đậu như bình linh, so đủa.. để trồng khi cây ăn trái trên mô chưa khép tán đầy đủ. Dù lên liếp theo kiểu nào cũng cần chú ý: - Khi xẻ mương không nên đào sâu quá tầng phèn hay tầng sinh phèn (thường đất sét có màu xám xanh) vì làm như vậy sẽ đưa phèn lên mặt rất hại cho cây. - Sau khi lên liếp không nên để liếp trơ trội, vì dưới tác dụng của ánh nắng, chất hữu cơ sẽ bị phân hóa nhanh, nên dễ bị rửa trôi trong mùa mưa và sự bốc hơi nước mạnh trong mùa nắng làm cây dễ bị thiếu nước. Khi đặt cây xong nên trồng xen trên phần đất còn lại bằng các loại cây ngắn ngày hay
- các cây họ đậu làm phân xanh để che đất, lúc các cây ăn trái còn nhỏ chưa giao tán. 2. XÂY DỰNG ĐÊ BAO, CỐNG BỘNG, CÂY CHẮN GIÓ · Đê bao: Việc xây dựng đê bao quanh khu vực vườn là một công tác không thể thiếu được vì ngoài chức năng là vành đai bảo vệ và chống ngập lũ trong mùa mưa, ngăn mặn trong mùa nắng, đê bao còn đảm nhận nhiều chức năng khác như: + là đường giao thông, vận chuyển trong vườn. + là nơi xây dựng cống đầu mối để điều tiết nước và lấy nguồn tôm cá vào vườn. + Nơi trồng các hàng cây chắn gió. + hạn chế chiều cao của liếp.
- Vì vậy, mặt đê bao cần rộng và chắc chắn. Chiều cao của đê thường căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất trong vùng để không bị ngập. · Cống bộng: Tùy diện tích của vườn mà có một hay nhiều cống chính còn gọi là cống đầu mối đưa nước vào cho toàn khu vực nên thường đặt ở đê bao và đối diện với nguồn nước chính để lấy nước vào hay thoát nước ra được nhanh, dựa vào sự lên xuống của thủy triều. Kích cỡ của cống có thể tính toán trước được khi đã biết diện tích của vườn. Tuy nhiên, trong thực tế thường chọn đường kính cống như thế nào cho trong khoảng thời gian nước rong, lượng nước vào vườn đủ theo ý muốn là được. Vị trí cống đặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào lượng vào lượng nước mà chúng ta muốn còn lại trong các mương là bao nhiêu sau khi nước lên xuống, tuỳ vào vị trí của nắp treo đặt phía trong hay phía ngoài của đê bao. Thường
- nắp treo được đặt đầu miệng cống phía trong đê bao để khi nước rong thì nắp cống tự mở cho nước vào vườn, khi nước ròng thì nắp tự đóng giữ nước vào vườn; muốn thoát nước phải kéo nắp lên. Ngoài cống đầu mối, trong vườn còn lắp thêm những bộng nhỏ để điều tiết nước giữa các mương trong vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối. Bộng có thể có hay không nắp đậy tùy vào mục đích sử dụng. Khi giữa các mương có kết hợp với việc nuôi tôm cá thì hệ thống hoàn chỉnh lại là một điều bức thiết không thể thiếu được. Nắp đậy có thể là một tấm ván hay một tấm đan bằng các thanh tre, ngoài được bọc bằng bao bố tời hay các tấm nylon thải từ các bao đựng phân hay hạt giống. Thân cống bộng có thể đúc bằng xi măng hay thân dừa đã lấy hết phần ruột. Cây chắn gió: Tuy ĐBSCL ít có bão lớn nhưng thỉnh thoảng cũng bị ảnh hưởng bởi những trận bão thổi qua miền Trung, miền Bắc và có những cơn lốc thường xảy ra trong mùa mưa. Do đó, khu vực vườn nên có những hàng cây lớn che chắn
- gió bao quanh. Hàng cây chắn gió không những bảo vệ cho vườn cây bớt đỗ ngã, mà còn giúp điều hòa nhiệt độ trong khu vườn. Cây chắn gió thường là những cây có thân to, khỏe như mít, xoài, cốc, dừa,... được trồng dọc theo phía ngoài đê bao để vừa có tác dụng che chăn gió vừa làm vững chắc thêm đê bao. 3. TRỒNG VÀ NUÔI XEN TRONG VƯỜN: Thiết lập hệ thống VAC hợp lý là chúng ta đã sử dụng một cách triệt để diện tích vườn để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, vì kinh tế vườn không thể chỉ là lợi nhuận của VAC. Tác động qua lại giữa chăn nuôi và trồng trọt, hay giữa vườn ao chuồng càng thuận lợi thì hiệu kinh tế vườn lại càng tăng. Để nâng cao hiệu quả, mỗi yếu tố của hệ thống VAC cũng cần phải được đa dạng hóa. Đối với trồng trọt, cây trồng trên liếp nên nghĩ đến việc thiết lập một hệ thống đa hay xen canh. Một hệ thống đa canh hay xen canh hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao vì đã:
- Sử dụng một cách triệt để đất đai về diện tích lẫn tiề m năng - dinh dưỡng và ánh sáng. Giúp ổn định thu nhập khi giá cả thị trường giữa các sản phẩ m - có biến động. Sử dụng công lao động một cách có hiệu quả. - Về mặt chăn nuôi thì việc nuôi tôm, cá trong mương, ao và nuôi gia súc gia cầm trong vườn, để sử dụng hết năng suất của mặt nước nên nghĩ đến việc nuôi các loại cá có đặc tính kiế m ăn ở những tầng khác nhau như cá chép, tai tượng ăn ở tầng đáy, cá mè, mè vinh ăn ở tầng mặt,... Trong chăn nuôi, ngoài việc nuôi heo, gà, vịt nên nghĩ thêm việc nuôi ong giữa các tàn cây. Ngoài ra, ở vườn nên có khu vườn ươm để bảo dưỡng và nhân giống cây con, khu ao mương để ươm rọng cá con. Khu vực chăn nuôi nên có nơi để chứa phân chuồng, phân rác mục cung cấp cho cây trồng hay bón cho ao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật xây dựng mô hình VAC
4 p | 697 | 136
-
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VƯỜN
11 p | 336 | 98
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 1 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống, trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản - Chương 4
3 p | 344 | 84
-
THIẾT KẾ MỘT VƯỜN PHONG LAN ĐẸP
3 p | 411 | 80
-
Kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn
3 p | 419 | 52
-
Kỹ thuật làm giàn, mái che và vị trí trồng lan
11 p | 361 | 47
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan nói chung
12 p | 211 | 36
-
Cách thiết kế và chuẩn bị hố trồng ca cao
8 p | 145 | 24
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Lan
7 p | 167 | 23
-
Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
5 p | 145 | 21
-
Cách Thiết Kế Vườn Để Trồng Bưởi
2 p | 121 | 19
-
Kỹ thuật trồng vú sữa Lò Rèn
8 p | 171 | 16
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây có múi
4 p | 172 | 16
-
Quy trình sản xuất giống điều ghép
7 p | 113 | 15
-
Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh
3 p | 81 | 14
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan
9 p | 84 | 13
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 3: Thiết kế vườn và chuẩn bị hố trồng ca cao
9 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn