intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hàn Quốc: CÂU CHUYỆN KINH TẾ

Chia sẻ: Trần Ngọc Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:796

142
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thư ngỏ xin việc: Con dao hai lưỡi Hồ sơ xin việc bây giờ luôn tất yếu phải đính kèm “thư ngỏ”. Thư ngỏ xin việc - có thể giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác, nhưng cũng có thể phá hủy ngay từ đầu cơ hội được tham gia phỏng vấn. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành công vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hàn Quốc: CÂU CHUYỆN KINH TẾ

  1. tranquochuyvn@gmail.com 4-2006 CÂU CHUYỆN KINH TẾ Thân tặng bạn đọc w ww.thuvien- ebook.net Thư ngỏ xin việc: Con dao hai lưỡi Hồ sơ xin việc bây giờ luôn tất yếu phải đính kèm “thư ngỏ”. Thư ngỏ xin việc - có thể giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác, nhưng cũng có thể phá hủy ngay từ đầu cơ hội được tham gia phỏng vấn...
  2. Giám đốc một công ty TNHH ở Đà Nẵng đã không nhịn cười khi xem hàng loạt những bức thư ngỏ xin việc của các ứng viên nộp đơn xin vào làm chân kế toán trong công ty anh. Bức thư đầu tiên của một ứng viên tốt nghiệp Kế toán hệ cao đẳng, không biết có phải để tỏ lòng kính trọng hay không nên tất cả các chữ trong thư chỉ toàn chữ in hoa “Kính Gởi Giám Đốc Của Công Ty TNHH... Tôi Tên Là....”. Bức thư khác cũng không kém phần trang trọng khi nửa trang giấy A4 chỉ toàn dành để “kính thưa các loại kính”: “Kính gửi lãnh đạo công ty, Kính gửi Tổng giám đốc công ty, Kính gửi Hội đồng quản trị, Kính gửi Giám đốc công ty, Kính gửi
  3. Trưởng phòng nhân sự, Kính gửi Kế toán trưởng của công ty, Kính gửi...”. “Công ty tôi làm gì mà nuôi một “bộ sậu” dài ngoằng như vậy!”, vị giám đốc lắc đầu ngao ngán. Ở bức thư khác, một ứng viên đã tốt nghiệp ĐH ngành Kế toán hệ tại chức thì... “khóc như mưa” khi kể những câu chuyện về quá trình đi tìm việc của mình: nào nhà khó khăn, cha mẹ già, ở xa gia đình, phải tự lực, phải ở nhà thuê, hằng ngày phải ăn bánh mì trừ cơm trong thời gian tìm việc. Thư tìm việc mà cứ y như một bức thư gửi cho các trung tâm từ thiện. Một bức thư nữa của một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Kế toán ĐH Kinh tế
  4. hệ chính quy hẳn hoi nhưng chữ viết nguệch ngoạc, ngoằn nghèo như “rồng rắn lên mây”; rõ ràng người viết chẳng hề có chút cẩn trọng. “Giao công việc kế toán cho “tay” này thì có ngày chết như chơi” - ông giám đốc nhận xét. “Đọc mấy bức thư này, mồ hôi mẹ mồ hôi con của tôi cứ thi nhau “xả”. Mấy đứa nhân viên của tôi cứ đọc đi đọc lại rồi phán: "Ngạc nhiên chưa?". Đã là thư ngỏ sao không tranh thủ cơ hội để tự giới thiệu về khả năng nghề nghiệp của mình, cứ đi lòng vòng như vậy, riết hết... xăng, hết cả nhiệt huyết cũng không xin được việc!”. Rõ ràng, với những lá thư ngỏ kiểu như trên, dù hồ sơ có “dày” thành tích học tập đến đâu, ứng viên xin việc cũng bị
  5. mất điểm ngay từ vòng đầu. Những bức thư ngỏ như vậy rõ ràng không làm tăng thêm “sức hấp dẫn” của ứng viên đối với nhà tuyển dụng mà còn làm mất đi cơ hội lớn nhất được tiếp xúc với nhà tuyển dụng - đó là vòng phỏng vấn. Kinh nghiệm viết thư ngỏ của nhiều ứng viên có thâm niên xin việc đạt ngay vòng sơ tuyển chọn hồ sơ cũng không đến nỗi phức tạp. Trước hết, bạn phải tìm hiểu thật rõ ràng công ty đang cần tuyển dụng kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực nào. Sau đó, tìm kiếm thêm tư liệu về công ty cũng như những thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động công ty này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  6. Đồng thời, thư ngỏ của các ứng viên cũng cần phải tỏ rõ quan điểm làm việc, khả năng của mình phù hợp như thế nào đối với công việc mình sắp tham gia dự tuyển. Những kinh nghiệm bản thân về công việc mình tham gia dự tuyển cũng là điều quan trọng cần trình bày trong thư ngỏ. Khác với những giấy tờ khác đều có biểu mẫu, thư ngỏ thể hiện cá tính riêng của bạn mà nhà tuyển dụng rất muốn biết đến trước khi đồng ý cho ứng viên tham gia kỳ thi phỏng vấn. Vì vậy, hãy cẩn trọng, vì thư ngỏ xin việc là con dao hai lưỡi, rất sắc. (Theo Thanh Niên) Học “yêu” sếp
  7. 09:35' 16/02/2006 (GMT+7) Với những người làm công việc văn phòng, thời gian họ gặp sếp còn nhiều hơn gặp những người thân trong gia đình, từ đó mà mối quan hệ này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của tất cả những ai đi làm công sở. Mối quan hệ giữa sếp nam và nhân viên nữ còn đặc biệt hơn. Nếu khéo giao tiếp, các bạn nữ sẽ có được một người sếp hỗ trợ mình trong công việc mà không bị điều tiếng gì. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tập cách "chung sống hoà bình" với sếp hay không để mối quan hệ này lấn sang tình cảm cá nhân. Lợi thế của những người được "sếp" cưng
  8. Ảnh minh họa. Những người được sếp "cưng" chỉ có một bất lợi duy nhất là bị những người xung quanh ganh tị nhưng lại được biết bao nhiêu là điều lợi. Thu Thuỷ mới vào công ty X. chưa được một năm nhưng do năng động và được sếp tạo điều kiện phát huy sức làm việc tối đa, cô đã được đề bạt lên chức trưởng phòng chất lượng, thay cho ông lên đảm nhiệm vị trí mới. Dù đồng nghiệp có xuýt xoa "Con bé may mắn quá" nhưng không ai có thể phủ nhận cô đã làm việc rất hiệu quả. Bản thân Thu Thuỷ thú nhận: "Nhờ sếp tạo điều kiện chứ nếu nhân viên gỏi mà có sếp "cố tình làm lơ" cũng khó thành công!". Thế mà
  9. trước kia ông đó bị cho là quá nghiêm khắc, cục tính và không thích nâng đỡ nhân viên. Trường hợp Ngọc Trâm của công ty đa quốc gia về hàng tiêu dùng Y cũng rất đặc biệt. Cô được sếp người nước ngoài cho đi tu nghiệp ba tháng tại Mỹ và trở về lên chức phó phòng dù trước đó chỉ là thư ký riêng của ông. Hồng Anh làm nhân viên kế toán của công ty liên doanh Z về hàng mỹ phẩm lại được tăng 30% lương chỉ sau một năm làm việc và tiếp theo là chức "kiểm toán viên" đầy uy quyền. Các cách để "yêu" sếp Muốn được sếp "cưng" ta phải tập cách "yêu" sếp. Nhiều người nghĩ đây là một cách giao tiếp tế nhị và khéo léo không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Thật ra không khó nếu bạn thật sự
  10. có lòng thành. Thu Thuỷ không những làm cho sếp thích mà những đồng nghiệp khác cũng có cảm tình. Cô biết khen mọi người nhưng điều tưởng chừng như nhỏ nhặt như: "Cái áo đẹp quá", "Kiểu tóc này rất hợp với chị". "Hôm nay sếp đổi gọng kính phải không? Trông phong độ hẳn! Hôm sếp đi công tác xa về cô đã nói một cách chân thành: "Vắng anh cả phòng buồn quá!" làm sếp rất xúc động vì trước kia chưa ai nói ra điều này. Biết sếp hay bỏ ăn trưa do công việc quá bận rộn, cô dự trữ sẵn có loại bánh quy, sữa hộp tiệt trùng trong phòng sếp. Có lần trong buổi tiệc liên hoan, sếp đã thú nhận với mọi người "Thu Thuỷ biết quan tâm đến tôi!" khi cô đã chu đáo đặt mua riêng cho anh nước ngọt không
  11. đường "Pepsi light" vì anh bị cao huyết áp. Những điều tưởng chừng như "tiểu tiết" đã làm không khí trong phòng ấm cũng hơn. Sếp trở nên thân thiện và đã biết nói đùa với mọi người. Ngoài những hành động quan tâm chân thành đó, nhân viên nên biết cách nghe lời sếp mà vẫn giữ được sự độc lập của mình. Ngọc Trâm đã biết làm điều này. Cô tôn trọng những ý kiến chỉ đạo của sếp vì anh có kinh nghiệp hơn, song song đó cô luôn biết giới thiệu với anh những đề nghị mới của mình. Khi bất đồng ý kiến với sếp, cô không phản ứng quá gay gắt mà thường im lặng. Sau đó cô viết email để giải bày tâm tư của mình. Khi thấy cô đặt công việc lên trên, sếp đã nghĩ lại và đánh giá cao tinh thần cầu tiến của cô... Sếp đáp trả như thế nào?
  12. Sếp luôn biết cách trả công những cô nhân viên dễ thương. Phần thưởng nhẹ nhàng là những lời khen, những lời đông viên như "Em khá lắm! Em là một nhân viên tuyệt vời! Tôi không thể tìm ra nhân viên nào tốt hơn em được!". Dù có bị vắt kiệt sức thì những lời khen "có cánh" này như những thang thuốc bổ công hiệu. Và đó là phần thưởng tinh thần rất có giá trị vì không phải ai đi làm cũng được sếp xem trọng. Không khí thoải mái giữa sếp và nhân viên sẽ làm mọi người giảm stress, những giờ làm việc trôi qua trong lòng nhẹ nhàng và công việc sẽ có hiệu quả hơn. Ngoài ra nhân viên được phát huy những sáng kiến cá nhân vốn hay bị các sếp không thừa nhận để chứng tỏ mình lúc nào cũng đúng. Phần thưởng thiết thực sau đó là cơ
  13. hội làm việc tốt để phát huy năng lực tối đa. Khi được sếp hỗ trợ, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Thu Thuỷ, Ngọc Trâm đều lập được nhiều công lớn cho công ty nhờ sếp luôn ở bên cạnh. Khi đã có thành tích rồi, sếp tăng lương cũng không bị ai dèm pha. Ngoài ra là những cơ hội thăng tiến, những khoá tu nghiệp ở nước ngoài là điều mà nhân viên nào cũng ao ước. Làm gì để tránh điều tiếng? Được sếp cưng cũng có những bất tiện như bị đồng nghiệp ganh tị, dèm pha và đơm đặt những điều không hay. Ngoài ra để cưỡng lại được sức hút kinh khủng của sếp cũng không phải dễ. Thu Thuỷ lúc đầu bị mọi người cho là "nịnh bợ sếp" với những trò vặt vãnh của cô. Tuy nhiên theo thời gian họ nhận ra cô
  14. sống chân thành, biết quan tâm không những chỉ có sếp mà cả với mọi người xung quanh. Dần dần họ cũng chịu nhìn nhận cô đi lên bằng sức làm việc chứ không đơn thuần nhờ dành cho sếp những màn "nói ngọt lọt tới xương" của mình. Để tránh bị cho là dùng nhan sắc để "õng ẹo" với sếp, Ngọc Trâm thường dẫn người yêu cùng tham gia vào những buổi tiệc chung trong công ty. Cô giữ mình không để sếp tiến xa hơn mối quan hệ công việc. Khi đi công tác xa cô tế nhị ăn mặc kín đáo, không ở trong những nơi có thể bị hiểu lầm. Nhờ rõ ràng trong chuyện tình cảm nên cô không bị sếp tấn công và bản thân cũng kiềm giữ được sự ngưỡng mộ dành cho sếp có chiều hướng tiến đến tình yêu. Thường những người đàn ông thành đạt
  15. không thích phiêu lưu với nữ nhân viên trong công ty. Nếu nhân viên nữ biết cách cư xử khéo để họ không bị "mang tiếng" thì họ không những rất tôn trọng mà còn vô cùng cảm kích. (Theo Đẹp) 10 điều nên tránh khi viết thư tự giới thiệu 08:31' 15/02/2006 (GMT+7) Lạm dụng đại từ “Tôi” quá nhiều hoặc tỏ ra yếu ớt, hay quên một số “việc vặt” như: nhầm tên sếp, ký tên ở cuối thư... là những lỗi cần tránh để ấn tượng đầu tiên về bạn sẽ được lưu giữ mãi! Đừng lạm dụng đại từ “Tôi”
  16. Thư tự giới thiệu không phải là tự truyện của bạn. Điểm cần chú trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào, chứ không phải là câu chuyện cuộc đời bạn. Tránh làm cho người đọc có ấn tượng bạn là người luôn tự cho mình là trung tâm bằng cách giảm thiểu đại từ “tôi”, nhất là khi mở đầu câu. Đừng mở đầu một cách yếu ớt Người tìm việc thường phải vật lộn làm sao để mở đầu một thư tự giới thiệu. Kết quả thường là lời mở đầu yếu ớt, thiếu sức mạnh và không thể lôi kéo sự
  17. chú ý của người đọc. Hãy xem xét ví dụ sau: Yếu: Xin vui lòng xem xét tôi cho vị trí đại diện kinh doanh của quý công ty. Tốt hơn: Nhu cầu tìm một đại diện kinh doanh hàng đầu của quý công ty hoàn toàn phù hợp với ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hạng nhất và người mang về cho công ty hàng triệu đô-la. Đừng bỏ qua những thế mạnh của mình Lá thư tự giới thiệu được ví như lá thư chào hàng mà sản phẩm chính là bản thân bạn với tư cách một ứng viên. Cũng giống như đơn xin việc, lá thư cần súc
  18. tích và chuyển tải được những nguyên nhân chính giải thích lý do họ nên gọi bạn phỏng vấn. Các chiến lược viết một thư tự giới thiệu hiệu quả bao gồm nhấn mạnh những thành tích tối ưu hoặc tạo ra các đề mục phụ được chọn lọc từ mẫu thông báo tuyển dụng. Ví dụ: Mục tuyển Và tôi mang đến: dụng ghi rõ: Kỹ 5 năm kinh nghiệm nói năng trước công chúng và khả năng giao viết báo cáo thuần thục cho cấp tiếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2