intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HẰNG, BIẾN và BIỂU THỨC

Chia sẻ: Lotus_0 Lotus_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phần trước ta đã biết mỗi kiểu dữ liệu có một tập các giá trị tương ứng. Các giá trị của kiểu nguyên hay kiểu thực là các số, như 40 hay 5.72, các gía trị của kiểu ký tự là các ký tự như ‘A’ hay ‘a’, còn kiểu lôgic thì chỉ có hai gía trị là True và False, ... Qúa trình xử lý trong máy tính đòi hỏi mỗi gía trị phải được lưu trữ ở một ô nhớ nào đó trong bộ nhớ của máy, và ô nhớ này được đặt một cái tên để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HẰNG, BIẾN và BIỂU THỨC

  1. HẰNG, BIẾN và BIỂU THỨC 7.1.1. Khái niệm về biến và hằng : Trong phần trước ta đã biết mỗi kiểu dữ liệu có một tập các giá trị tương ứng. Các giá trị của kiểu nguyên hay kiểu thực là các số, như 40 hay 5.72, các gía trị của kiểu ký tự là các ký tự như ‘A’ hay ‘a’, còn kiểu lôgic thì chỉ có hai gía trị là True và False, ... Qúa trình xử lý trong máy tính đòi hỏi mỗi gía trị phải được lưu trữ ở một ô nhớ nào đó trong bộ nhớ của máy, và ô nhớ này được đặt một cái tên để gọi. Khi đó mọi việc tính toán hay xử lý liên quan đến mỗi gía trị được thực hiện gián tiếp thông qua tên của ô nhớ chứa giá trị đó. Ví dụ, nếu số 5.72 được lưu trong ô nhớ có tên là x, thì biểu thức 5.72*2 có thể được viết là x*2. Việc dùng tên x dễ nhớ và tiện hơn nhiều so với việc dùng và nhớ số 5.72. Như vậy, khi một ô nhớ được đặt tên thì tên này đồng nhất với giá trị của nó. Trong một chương trình, mỗi ô nhớ có một tên duy nhất nhưng giá trị của nó thì có thể thay đổi hoặc không. Nếu gía trị của ô nhớ có thể thay đổi được thì ô nhớ này là một biến, tên của ô nhớ là tên biến, ngược lại, nếu
  2. gía trị của ô nhớ không thể thay đổi, thì ô nhớ là một hằng, tên của ô nhớ là tên hằng. Các biến và hằng tham gia trong chương trình đều phải được khai báo. Việc khai báo có tác dụng báo trước cho máy dành sẵn các ô nhớ thích hợp trong bộ nhớ để sẵn sàng chứa dữ liệu. 7.1.2. Khai báo biến và khai báo hằng : Biến là đại lượng có gía trị thay đổi được trong chương trình. Cách khai báo biến như sau : Var Danhsáchtênbiến : TênKiểuDữliệu ; Tên biến là tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên. Ví dụ : Var i, j : Integer; x, y : Real; Theo khai báo trên, ta có hai biến i và j cùng kiểu số nguyên (Integer), và hai biến x, y cùng kiểu số thực (Real).
  3. Hằng là một đại lượng có gía trị không đổi trong chương trình. Cách khai báo : Const Tên_hằng = gíatrị ; Tên hằng là tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên. Ví dụ : Const N = 10; SoPi = 3.1416; SoE = 2.718; Turbo Pascal có sẵn một số hằ?g chuẩn cho phép sử dụng mà không phải khai báo, như : Pi, MaxInt . Hằng Pi có gía trị bằng số , còn MaxInt = 32767, là số Integer lớn nhất. Chẳng hạn, có thể dùng các lệnh sau: Writeln(‘Dien tich hinh tron ban kinh r=5 la: ‘ , Pi*5*5:8:3); Writeln(‘So Integer lon nhat = ‘ , MaxInt); 7.1.3. Biểu thức :
  4. Biểu thức là một công thức gồm có một hay nhiều thành phần được kết nối với nhau bởi các phép toán. Mỗi thành phầ? (hay toán hạng) có thể là hằng, là biến hay là hàm. Khi các phép toán trong biểu thức được thực hiện thì ta nhận được một gía trị gọi là kết qủa của biểu thức. Kiểu dữ liệu của kết qủa gọi là kiểu dữ liệu của biểu thức. Ví dụ: 3* 5 div 2 + 7 mod 4 là biểu thức nguyên, có kết qủa là 10 2 + sin(pi/2) là biểu thức thực, có kết qủa là 3.0 Chr( ord(‘a’) - 32 ) là biểu thức ký tự, có kết qủa là ‘A’ (4+2=6) and (‘B’‘b’) là biểu thức lôgic, có kết qủa là True ‘AB’+’CD’ là biểu thức chuỗi, có kết qủa là ‘ABCD’ Các thành phần trong biểu thức cầ? phải có kiểu dữ liệu phù hợp để cho các phép toán thực hiện được, nếu không máy sẽ báo lỗi. Ví dụ, biểu thức sau : 5 + ‘A’ là sai vì ta không thể cộng một số nguyên với một ký tự. Một biểu thức có thể chứa nhiều phép toán. Thứ tự thực hiện các phép toán được cho trong bảng 7.1 dưới đây.
  5. Cấp ưu tiên Phép toán biểu thức trong ngoặc đơn (...) 1 2 Các hàm NOT, - (phép lấy dấu âm) 3 4 * , /, DIV, MOD, AND 5 Shl, Shr +, - (trư?, OR, XOR 6 7 =, , =, IN Bảng 7.1 Việc tính toán một biểu thức dựa theo hai quy tắc : Quy tắc 1: Phép toán có cấp ưu tiên nhỏ thì được tính trước, phép toán có cấp ưu tiên lớn thì được tính sau. Quy tắc 2: Ðối với các phép toán đứng liền nhau và có cùng cấp ưu tiên, thì cái nào đứng trước được tính trước. Ví dụ : tính biểu thức số học :
  6. (4+5)*2 div 7 + sin(pi/6) = = 9 * 2 div 7 + 0.5 = 18 div 7 + 0.5 = 2 + 0.5 = 2.5 Ví dụ : tính biểu thức lôgic : ( 2 > 4 div 2) or Not ( 49.25 + 2 < 50) = (2 > 2) or Not ( 51.25 < 50) = FALSE or Not FALSE = FALSE or TRUE = TRUE
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0