Nguyễn Thị Thanh Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 31 - 35<br />
<br />
HÀNH ĐỘNG GIAO VÀ PHÂN CÔNG TRONG TIẾNG VIỆT<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong công sở, ngƣời Việt thƣờng thực hiện hành động giao và phân công. Những điểm tƣơng<br />
đồng giữa hai hành động này khiến nhiều ngƣời đồng nhất chúng, song những khác biệt cụ thể lại<br />
cho phép khẳng định rằng đây là hai hành động riêng biệt. Do vậy, cần nắm rõ bản chất của mỗi<br />
hành động để có thể ứng dụng vào giao tiếp, nhằm đạt hiệu quả nói năng cao nhất.<br />
Từ khóa: Hành động ngôn từ, hành động cầu khiến, giao, phân công, tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
Hành động giao (giao việc/ nhiệm vụ) và phân<br />
công thƣờng đƣợc thực hiện trong môi trƣờng<br />
công sở. Chúng thƣờng bị đồng nhất bởi<br />
ngƣời nói (Sp1- speaker1) thƣờng là cấp trên<br />
của ngƣời nghe (Sp2- speaker2) trong cùng<br />
một thể chế, bởi công việc X mà Sp2 phải<br />
thực hiện trong tƣơng lai là công việc chung<br />
của tập thể (việc công). Tuy nhiên, xem xét<br />
kỹ lƣỡng, đây là những hành động riêng biệt,<br />
có tính chất tiêu biểu của nhóm hành động<br />
cầu khiến (directives). Trong phạm vi có<br />
hạn, bài viết căn cứ vào hai tiêu chí: điều<br />
kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành để<br />
chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai<br />
hành động này.<br />
Điều kiện thuận ngôn (felicity conditionsđiều kiện may mắn) là những điều kiện đòi<br />
hỏi mọi hành động ngôn từ phải thỏa mãn để<br />
có đƣợc thành công. Kế thừa quan điểm của J.<br />
Searle và A. Wierzbicka, bài viết xem xét các<br />
điều kiện này ở các khía cạnh: vị thế của Sp1<br />
trong tƣơng quan với Sp2; lợi ích của việc<br />
thực hiện công việc X; khả năng từ chối thực<br />
hiện hành động của Sp2; tính chất của công<br />
việc X thể hiện trong nội dung mệnh đề. Đây<br />
là những điều kiện thiết yếu gắn liền với mọi<br />
hành động cầu khiến.<br />
Dấu hiệu ngôn hành là những dấu hiệu hình<br />
thức- còn gọi là phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn<br />
trung (IFIDs-illocutionary force indicating<br />
<br />
<br />
Tel: 0988 115018<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
devices) có tác dụng nhận diện hành động<br />
ngôn từ. Các IFIDs hữu dụng nhất trong việc<br />
thể hiện lực ngôn trung của phát ngôn phải kể<br />
đến là: vị từ ngôn hành; các từ ngữ chuyên<br />
dụng; các kết cấu chuyên dụng (các dấu hiệu<br />
nhƣ “ngữ điệu”, “quan hệ giữa nội dung mệnh<br />
đề của câu với ngữ cảnh”- theo quan điểm của<br />
J. Austin- tỏ ra kém hữu hiệu bằng trong việc<br />
tƣờng minh hóa lực ngôn trung, do vậy, xin<br />
phép đƣợc bàn đến trong một dịp khác).<br />
Trong số đó, vị từ ngôn hành (VTNH) đƣợc<br />
coi là một trong những IFIDs đặc biệt, đánh<br />
dấu lực ngôn trung một cách trực tiếp nhất.<br />
IFID này chỉ tồn tại trong những câu ngôn<br />
hành – những “câu có hành động tạo ngôn<br />
tương đương với hành động ngôn trung [3,<br />
138], chẳng hạn:<br />
(1) Tôi tuyên bố bị cáo vô tội.<br />
(2) Tôi cám ơn anh. (Dẫn theo [3, 138])<br />
Căn cứ vào số cứ liệu thu thập đƣợc (hành<br />
động giao- 19 cứ liệu, hành động phân công15 cứ liệu), dựa trên cơ sở hai tiêu chí vừa<br />
nêu, chúng tôi thu đƣợc các kết quả nhƣ sau:<br />
SỰ TƢƠNG ĐỒNG<br />
Thứ nhất, trong cả hai hành động, Sp1 thƣờng<br />
là cấp trên của Sp2 trong một thể chế, tổ<br />
chức, đoàn thể, chẳng hạn:<br />
(3) Bác (Ngô Đình Diệm) giao cho cháu<br />
(Phan Thúc Định) việc thứ nhứt là tìm mọi<br />
cách liên lạc được với anh ta, xem anh ta đã<br />
31<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mở rộng được màng lưới đến đâu rồi, đã sẵn<br />
sàng hoạt động chưa… (Đặng Thanh).<br />
(4) - Đại tá Tung chịu trách nhiệm hoạch<br />
định kế hoạch hành quân từ lúc bắt đầu cho<br />
đến lúc kết thúc và sau đó sẽ về báo cáo kết<br />
quả với Ngô tổng thống. Trung tá Đông chịu<br />
trách nhiệm cung cấp đầy đủ mọi tin tức tình<br />
báo cho đại tá Tung, giúp đại tá hoạch định<br />
kế hoạch hành quân đảm bảo trăm phần<br />
thắng. Còn ông Định, ông chuẩn bị sáng<br />
ngày kia, sau khi nhận được những tin thắng<br />
lợi đầu tiên của cuộc hành quân gửi về, mở<br />
cuộc họp báo, công bố chiến thắng ngay để<br />
gây tác động tinh thần trong dân<br />
chúng.(Đặng Thanh)<br />
Trong những trƣờng hợp nhất định, tuy Sp1 và<br />
Sp2 trƣớc đó không cùng thể chế, nhƣng trong<br />
thời điểm nói, cả hai buộc phải cùng bắt tay<br />
vào thực hiện một công việc quan trọng nào đó<br />
mà ngƣời chỉ đạo là Sp1, ngƣời thực hiện là<br />
Sp2. Lúc này, ranh giới giữa giao và phân<br />
công trở nên vô cùng mờ nhạt. Chẳng hạn:<br />
(5) - Tôi giao cho ông coi tên này, ông phải<br />
cẩn thận đừng để nó trốn thoát (Thế Lữ)<br />
Lê Phong (Sp1) và em trai của Tuyết Loan<br />
(Sp2) không cùng một tổ chức, thể chế, tuy<br />
nhiên, để bảo vệ tính mạng của Tuyết Loan,<br />
cả hai đã tự phân công nhau cùng hợp tác<br />
hành động, và Sp1 trở thành ngƣời chỉ huy<br />
lâm thời. Hành động giao chỉ thành công khi<br />
Sp2 chấp nhận vai trò chỉ đạo của Sp1.<br />
Thứ hai, khi công việc X trong tƣơng lai của<br />
cả hành động giao và phân công đƣợc thực<br />
hiện, lợi ích thuộc Sp1. Sp1 có thể là đại diện<br />
cho tập thể (ví dụ 3, 4), hoặc là cá nhân (ví dụ<br />
5). Việc Sp2 thực hiện X khiến kế hoạch và<br />
công việc của Sp1 trở nên thuận lợi.<br />
Thứ ba, nhận rõ đƣợc vai trò chỉ đạo của Sp1,<br />
cũng nhƣ nhận thức đƣợc X là nhiệm vụ của<br />
mình, Sp2 của hành động giao và phân công<br />
không thể từ chối. Ngƣợc lại, nếu nghi ngờ<br />
vai trò này của Sp1, Sp2 có khả năng từ chối<br />
bằng cách phủ nhận (chẳng hạn: “cô/ anh<br />
không được phép giao/ phân công cho tôi”…)<br />
hoặc hỏi vặn (chẳng hạn: “cô/ anh là ai mà<br />
dám giao/ phân công cho chúng tôi? ”…).<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 31 - 35<br />
<br />
Với trƣờng hợp Sp2 chủ động nắm tình thế,<br />
anh ta có thể từ chối bằng cách hỏi vặn (chẳng<br />
hạn: “anh biết gì mà phân công/ giao<br />
việc?”…). Điều đó đồng nghĩa với việc điều<br />
kiện vị thế không đảm bảo, dẫn đến kết quả tất<br />
yếu là hành động phân công của Sp1 thất bại.<br />
SỰ KHÁC BIỆT<br />
Về điều kiện thuận ngôn<br />
Thứ nhất, về số lƣợng ngƣời thực hiện hành<br />
động X trong tƣơng lai. Sp2 trong hành động<br />
giao thƣờng là số ít và Sp2 trong hành động<br />
phân công thƣờng là số đông. Sở dĩ tồn tại<br />
điều này là bởi số lƣợng các đầu việc X<br />
trong hành động giao thƣờng ít (17/19 cứ<br />
liệu cho thấy hành động giao chỉ có một đầu<br />
việc), trong khi đó, lƣợng đầu việc trong<br />
hành động phân công thƣờng lớn (12/ 14 cứ<br />
liệu cho thấy hành động phân công có từ hai<br />
đầu việc trở lên).<br />
Thứ hai, ngƣời tham gia thực hiện các đầu<br />
việc X trong hành động giao là Sp2 (có 19/19<br />
cứ liệu cho thấy Sp1 không tham gia thực<br />
hiện X); còn trong hành động phân công, cả<br />
Sp2 và Sp1 đều có thể là ngƣời thực hiện XSp1 có thể tự nhận lấy phần việc của mình để<br />
tiến hành song song nhƣng độc lập với công<br />
việc của Sp2 ( 9/ 14 cứ liệu cho thấy Sp1 là<br />
ngƣời chỉ đạo, đồng thời là ngƣời thực hiện X).<br />
Thứ ba, công việc X trong hành động giao có<br />
tính chất quan trọng và cấp thiết hơn trong<br />
hành động phân công. X của hành động giao<br />
thƣờng là trọng trách mà tập thể, thể chế gửi<br />
gắm cho Sp2, do vậy, ngƣời Việt thƣờng<br />
dùng tổ hợp “giao trọng trách” (không nói<br />
“phân công trọng trách”).<br />
Thứ tƣ, hành động phân công có thể đƣợc<br />
thực hiện trong cả hoàn cảnh nghi thức và<br />
không nghi thức (vợ chồng, bạn bè…cũng có<br />
thể phân công nhau), còn hành động giao<br />
thƣờng đòi hỏi hoàn cảnh có nghi thức.<br />
Về các dấu hiệu ngôn hành<br />
Vị từ ngôn hành<br />
VTNH của hành động giao là giao. Vị từ này<br />
đƣợc định nghĩa nhƣ sau:<br />
<br />
32<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 31 - 35<br />
<br />
Giao: Đưa cho để nhận lấy và chịu trách<br />
nhiệm (giao nhiệm vụ, giao chìa khóa nhà,<br />
giao hàng) [2, 609].<br />
<br />
mang sắc thái trịnh trọng không cần thiết). Vị<br />
từ này chỉ kết hợp về phía sau với các tổ hợp<br />
chỉ xuất như sau, thế này, chẳng hạn:<br />
<br />
VTNH này chỉ đi kèm với tác tử xin trong<br />
một số trƣờng hợp. Thành phần điều biến này<br />
có tác dụng tăng thêm tính trịnh trọng đối với<br />
Sp2, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của<br />
X, ví dụ:<br />
<br />
(9) Tôi phân công thế này: tôi phụ trách<br />
chung, các kỹ thuật viên phụ trách phần xe,<br />
các đại đội phó và quân khí viên phụ trách<br />
phần vũ khí, đồng chí trợ lý thông tin phụ<br />
trách mảng điện đài, tổng hợp ghi chép kết<br />
quả do đồng chí trợ lý kỹ thuật chịu trách<br />
nhiệm. (Nguyễn Khắc Nguyệt)<br />
<br />
(6) Việc này (việc kéo đội tiên phong đến<br />
doanh trại quân Hán khiêu chiến) xin giao<br />
cho Phạm tướng quân đảm đương (Nguyễn<br />
Trung Dũng)<br />
Tuy nhiên, vì hành động giao thƣờng đƣợc<br />
thực hiện khi Sp1 là cấp trên của Sp2 trong<br />
cùng một thể chế, nên sắc thái trịnh trọng mà<br />
tác tử xin nhiều khi không thật cần thiết.<br />
Trong khi đó, VTNH của hành động phân<br />
công là phân công. Vị từ này đƣợc định nghĩa<br />
nhƣ sau:<br />
Phân công: giao cho làm một phần việc nhất<br />
định nào đó [2, 1197]<br />
Định nghĩa nêu trên cho thấy mối quan hệ rất<br />
gần gũi giữa phân công và giao. Thực tế thì,<br />
trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta khó có thể<br />
thay thế VTNH phân công bằng VTNH giao<br />
(cho), chẳng hạn:<br />
(7) - Tớ phân công Loan lau bảng, còn tớ<br />
quét lớp (+) / Tớ giao cho Loan lau bảng, còn<br />
tớ quét lớp (-)<br />
(8)- (Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là khống<br />
chế tên cướp) Tôi giao việc này cho trung úy<br />
Hữu (+)/ Tôi phân công việc này cho trung<br />
úy Hữu (-)<br />
Nhƣ đã nói ở trên, khi X là công việc quan<br />
trọng, Sp1 thƣờng ít chọn để thực hiện hành<br />
động phân công. Hành động giao với VTNH<br />
tƣơng ứng- vốn đòi hỏi trách nhiệm cao của<br />
Sp2, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Sp2<br />
trƣớc tập thể- tỏ ra thích hợp hơn trong những<br />
hoàn cảnh có tính nghi thức cao nhƣ vậy.<br />
VTNH của hành động phân công hiếm khi kết<br />
hợp với thành phần điều biến xin (vì khi kết<br />
hợp với tác tử xin, tính khách quan của công<br />
việc sẽ bị thuyên giảm, khiến hành động<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
(10) Để phát triển kết quả của Hội nghị, Bộ<br />
NN và PTNT phân công như sau:<br />
- Đối với Viện, Trường và Doanh nghiệp:<br />
hoàn thiện các qui trình KHCN mới để đăng<br />
ký Bộ công nhận là TBKT.<br />
-Vụ KHCN trình Bộ ban hành quy trình sản<br />
xuất GAP cho cây ăn quả (tháng 12/2007),<br />
Cục trồng trọt phối hợp Vụ KHCN trình Bộ<br />
ban hành quy chế cấp chứng chỉ công nhận<br />
GAP đối với trồng trọt (tháng 12/2007)…<br />
(Thông báo của Bộ Nông nghiệp năm 2007)<br />
Các tổ hợp này có chức năng phân chia rõ ràng,<br />
cụ thể từng phần việc của mỗi Sp2 trong kế<br />
hoạch thực hiện công việc chung ở tầm vĩ mô.<br />
Từ ngữ chuyên dụng<br />
Hành động phân công không có các từ ngữ<br />
chuyên dụng với tƣ cách dấu hiệu hình thức<br />
dùng để nhận diện. Trong khi đó, hành động<br />
giao đƣợc nhận diện nhờ tổ hợp chuyên dụng<br />
“có nhiệm vụ” trong câu đơn có chủ ngữ trùng<br />
với chủ thể tiếp nhận (Sp2), chẳng hạn:<br />
(11) Đồng chí có nhiệm vụ treo lá cờ đỏ sao<br />
vàng này lên cột cờ trước cửa Ngọ Môn.<br />
(Đặng Văn Việt)<br />
(12) Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng<br />
về Luông Pra-băng tiến quân, dọc đường gặp<br />
địch tùy điều kiện cụ thể mà tiêu diệt.<br />
Sự có mặt của tổ hợp này khiến cho hành động<br />
giao mang tính cầu khiến rõ nét: hành động<br />
thuộc về nhiệm vụ, trọng trách chính là hành<br />
động trong tƣơng lai mà Sp2 phải hoàn thành.<br />
Kết cấu chuyên dụng<br />
<br />
33<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hành động giao có kết cấu chuyên dụng gắn<br />
với VTNH, cụ thể là:<br />
a.Kết cấu câu đơn một sự tình<br />
S1+ Vp (cho)+ S2+ N<br />
- S1: tác thể của sự tình 1 (Sp1);<br />
- Vp: vị từ ngôn hành: giao;<br />
- S2 : tiếp thể (Sp2);<br />
-N: thực thể chịu sự thay đổi sở hữu: nhiệm vụ/<br />
trách nhiệm (của Sp2).<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(13) Tôi giao cho đồng chí nhiệm vụ<br />
S2<br />
<br />
N<br />
<br />
Vp<br />
<br />
S2<br />
<br />
V [+chủ ý]<br />
<br />
dung kế hoạch chuyến công tác tới. (Lưu Vinh<br />
(17)Tôi giao cho cậu trông coi kho hàng này.<br />
S1<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
S1 Vp<br />
<br />
S1<br />
<br />
87(11): 31 - 35<br />
<br />
Vp<br />
<br />
V[+chủ ý]<br />
<br />
S2<br />
<br />
Các kết cấu của hành động giao đặc biệt ở<br />
chỗ: nếu có VTNH, thì vị từ đó không thể kết<br />
hợp trực tiếp với mệnh đề P nhƣ các VTNH<br />
của các hành động khác, mà gián tiếp qua phụ<br />
từ cho; nếu không có VTNH, thì kết cấu của<br />
câu là câu có hệ từ là . Quan trọng là, dù có<br />
những khác biệt về dấu hiệu ngôn hành so với<br />
các hành động cầu khiến khác, song bản chất<br />
của hành động giao vẫn là buộc Sp2 phải thực<br />
hiện X trong tƣơng lai.<br />
<br />
Kết cấu này có ý nghĩa tƣơng đƣơng với kết<br />
cấu câu có hệ từ là:<br />
<br />
Còn hành động phân công - ngoài kết cấu câu<br />
đơn 2 sự tình có vị từ ngôn hành còn đƣợc thể<br />
hiện bằng các kết cấu câu ghép nhiều sự tình<br />
chứa kết từ “còn”:<br />
<br />
S (nhiệm vụ/ trách nhiệm của Sp2) là N<br />
<br />
S1 thì V1, còn Sn thì Vn<br />
<br />
làm sĩ quan liên lạc…(Đặng Thanh)<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
- S: nhiệm vụ/ trách nhiệm của Sp2<br />
- N: đầu việc mà Sp2 phải thực hiện trong<br />
tương lai.<br />
Ví dụ:<br />
(14) Nhiệm vụ của đồng chí là tháp<br />
S<br />
tùng đưa cán bộ ra Trung ương...<br />
N<br />
(15) Nhiệm vụ của đồng chí là<br />
S<br />
chỉ huy một lưới điệp báo trên<br />
N<br />
<br />
- S1: tác thể của sự tình 1 Sp1);<br />
<br />
lãnh thổ Vùng I chiến thuật của ngụy.<br />
b. Câu đơn hai sự tình có VTNH<br />
S1 + Vp (cho) S2+ V<br />
Trong đó:<br />
- S1: tác thể của sự tình 1 Sp1);<br />
- Vp: vị từ ngôn hành: giao;<br />
- S2 : tác thể của sự tình 2 (Sp2);<br />
<br />
- V1: vị từ [+chủ ý] của sự tình 1;<br />
- Sn : tác thể của sự tình n;<br />
-Vn: vị từ [+chủ ý] của sự tình n.<br />
<br />
Chẳng hạn:<br />
(18) - Mày đi chợ, còn tao<br />
S<br />
<br />
V1<br />
<br />
S2<br />
<br />
nấu cơm.<br />
V2<br />
<br />
Nhƣ vậy, hành động giao và phân công tuy có<br />
nhiều điểm tƣơng đồng, song sự khác biệt về<br />
một vài điều kiện thuận ngôn và các dấu hiệu<br />
ngôn hành đã cho thấy đây là hai hành động<br />
độc lập. Quan trọng là trong thực tế đời sống,<br />
ngƣời nói cần căn cứ vào hoàn cảnh nói năng,<br />
căn cứ vào tính chất và số lƣợng đầu việc X<br />
để lựa chọn thực hiện hành động giao hay<br />
phân công cho phù hợp và đạt hiệu quả giao<br />
tiếp cao nhất.<br />
Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành<br />
của hành động giao và phân công đƣợc tóm<br />
tắt trong bảng sau:<br />
<br />
-V: vị từ [+chủ ý] của sự tình 2.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(16) Tôi<br />
<br />
giao cho anh soạn thảo nội<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
34<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Điều kiện thuận ngôn<br />
Hành<br />
động<br />
<br />
Vị thế của<br />
Sp1<br />
<br />
Lợi ích của<br />
việc thực<br />
hiện X thuộc<br />
về<br />
<br />
87(11): 31 - 35<br />
<br />
Dấu hiệu ngôn hành<br />
<br />
Khả năng từ<br />
chối của Sp2<br />
<br />
VTNH<br />
<br />
Từ ngữ<br />
chuyên dụng<br />
<br />
Giao<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Sp1<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
Giao<br />
<br />
Có nhiệm vụ<br />
<br />
Phân<br />
công<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Sp1<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
Phân công<br />
<br />
Không có<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đỗ Hữu Châu (2001). Đại cương ngôn ngữ học<br />
tập 2. GD. H.<br />
[2]. Nguyễn Đức Dân (1998). Ngữ dụng học, tập 1.<br />
Nxb GD.H.<br />
[3]. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007). Giáo trình<br />
Dẫn luận ngôn ngữ học, ĐHSP. H.<br />
[4]. Đào Thanh Lan (2010). Ngữ pháp ngữ nghĩa của<br />
lời cầu khiến tiếng Việt. Nxb KHXH. H.<br />
<br />
Kết cấu<br />
<br />
- S1+ Vp (cho)+ S2+ N<br />
- S (nhiệm vụ/ trách<br />
nhiệm của Sp2) là N<br />
- S1 + Vp (cho) S2+ V<br />
S1 thì V1, còn Sn thì Vn<br />
<br />
[5]. Austin J. L (1962). How to do things with<br />
words.Cambridge, Havard Univesity Press<br />
[6]. Searle J. R (1969). Speech acts. Cambridge at<br />
the University Press.<br />
[7]. Wierzbicka A. (1987). English speech act verbsa semantic dictionary. Academic Press. Australia<br />
[8]. Trung tâm từ điển học, (2009). Từ điển Tiếng<br />
Việt. Đà Nẵng<br />
<br />
SUMMARY<br />
ORDERING AND ASSIGNMENT ACTIONS IN VIETNAMESE<br />
Nguyen Thi Thanh Ngan<br />
College of Sciences – TNU<br />
<br />
In offices, Vietnamese people often carry out ordering and assignment actions. The similarities between the<br />
actions make people think that they are the same. However, the differences in detail claim that they are separated.<br />
Therefore, it is necessary to understand the nature of each action to apply them in communication, so as to<br />
achieve the highest speech effects.<br />
Key words: Speech acts, directives, ordering, assignment, Vietnamese<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0988 115018<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
35<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />