intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành lang pháp lý quản lý hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hành lang pháp lý quản lý hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số" phân tích mối liên hệ giữa phát triển trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế số, chỉ ra các thách thức mà AI đem đến từ đó cho thấy nhu cầu của việc cần phải ban hành chính sách quản lý AI. Ngoài ra, phạm vi bài viết cũng phân tích thực trạng pháp luật về quản lý AI, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về AI tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành lang pháp lý quản lý hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số

  1. HÀNH LANG PHÁP LÝ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Nguyễn Thị Thanh Bình1 Tóm tắt: Nói đến nền kinh tế số không thể không kể đến vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI), AI đang đóng góp lớn vào sự hình thành và phát triển của nền kinh tế số. Tuy nhiên, đi kèm với điều đó là các thách thức không nhỏ mà trí tuệ nhân tạo đem lại, đòi hỏi cần có chính sách quản lý, kiểm soát AI. Bài viết phân tích mối liên hệ giữa phát triển trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế số, chỉ ra các thách thức mà AI đem đến từ đó cho thấy nhu cầu của việc cần phải ban hành chính sách quản lý AI. Ngoài ra, phạm vi bài viết cũng phân tích thực trạng pháp luật về quản lý AI, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về AI tại Việt Nam. Từ khoá: AI, kiểm soát AI, kinh tế số, thách thức, thị trường lao động, trí tuệ nhân tạo, việc làm. LEGAL CORRIDOR FOR EFFECTIVE MANAGEMENT OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE IN THE DIGITAL ECONOMY Abstract: Referring to the digital economy, it is impossible not to mention the role of artificial intelligence (AI), which contributes to the formation and development of the digital economy. However, there are many challenges that artificial intelligence brings, requiring AI management and control policies. The article analyzes the link between the development of artificial intelligence and the digital economy, points out the challenges that AI brings, and shows the need for promulgating AI management policies. In addition, the scope of the article also analyzes the current legal status of AI management, makes recommendations to improve the legal policy on AI in Viet Nam. Key words: AI, AI control, digital economy, challenges, labor market, artificial intelligence, jobs. DẪN NHẬP Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) không còn là những khái niệm xa lạ, chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đang và sẽ phát triển không ngừng đến nỗi có thể vượt xa tầm kiểm soát của con người. Các tiện ích và lợi thế mà nó đem đến là không thể phủ nhận, do đó, các quốc gia không ngừng đầu tư nghiên cứu AI phục vụ hoạt động sản xuất kinh tế, đời sống người dân. AI cho phép tạo được các loại máy móc thay thế cho sức lao động của con người, thậm chí 1 Giảng viên Khoa Luật – Trường Đại học Sài Gòn.
  2. Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 295 là năng suất và chất lượng cao hơn cả con người1. Chính AI tác động hình thành và thúc đầy nền kinh tế mà ở đó kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ cấp số nhân. AI làm cho máy móc trở nên thông minh và có khả năng làm được những việc liên quan đến tư duy mà con người có thể làm2. Vai trò của AI đối với nền kinh tế số của các quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển là vô cùng to lớn, song song đó, nó đặt ra cho các nhà lập pháp rằng, quản lý AI như thế nào để tận dụng lợi thế mà nó đem lại, khắc phục các thử thách, rủi ro nó mang đến cho con người. Do đó thách thức đặt ra là số hoá đi kèm với các hoạt động quản lý hiệu quả AI, để AI phục vụ cho số hoá, chứ không phải AI kiểm soát hoàn toàn số hoá thay cho con người. 1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 1.1. Trí tuệ nhân tạo góp phần hình thành phát triển nền kinh tế số Trí tuệ nhân tạo được định nghĩa là lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các ứng dụng có thể mô phỏng khả năng suy luận của con người để giải quyết các vấn đề khác nhau3. Khoản 1 mục I Điều 1 Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 xác định: “Trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững”. Vì các ứng dụng trí tuệ nhân tạo là các hệ thống máy tính4, nên nó được thể hiện dưới dạng các thuật toán và phần mềm5. Thuật toán “là một tập hợp các hướng dẫn toán học, một chuỗi các tác vụ để đạt được kết quả như mong đợi trong một khoảng thời gian giới hạn”6. Sự tồn tại của nó không nhất thiết phải được liên kết với máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Một công thức làm bánh chẳng hạn, có thể được coi là một thuật toán vì nó là một chuỗi hướng dẫn để đạt được một mục đích nhất định. Vì nó là một ứng dụng thuật toán thông qua phần mềm, nên có một số rào cản công nghệ trong một số lĩnh vực cần được khắc phục. Điều này là do thuật toán AI, mặc dù có tiềm năng to lớn, nhưng không có khả 1 Xem thêm: Stuart J. Russell and Peter Norvig (2010), Artificial Intelligence: A modern approach, 3rd, N.J. Pearson, pp. 856. 2 Nils J.Nilsson (2009), The quest for Artificial Intelligence: A history of Ideas and Achievement, Cambridge University Press, pp. 71. 3 Marcos Wachowicz, Lukas Ruthes Gonçalves (2019), Artificial Intelligence and Creativity - New Concepts in Intellectual Property, GEDAI/UFPR, pp.51. 4 John Mccarthy, Marvin L.Minsky, Nathaniel Rochester, and Claude E. Shannon (2006), “A Proposal for the Dartmouth Summer Research Project on Artificial Intelligence”, AI Magazine, Volume 27 Number 4, pp.12. 5 Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr.96-97. 6 Dora Kaufman (2018), “Os meandros da Inteligência Artificial: conceitos-chave para leigos”, https:// estadodaarte.estadao.com.br/os-meandros-da-inteligencia-artificial-conceitos-chave-para-leigos/, ngày truy cập: 12/4/2023.
  3. 296 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" năng chạy nếu không có máy móc phù hợp để thực hiện điều đó. Đây là nơi tốc độ tính toán của các máy chạy ứng dụng AI trở nên phù hợp. Trí tuệ nhân tạo là khoa học và công nghệ tạo ra máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh, tài sản của các hệ thống thông minh để thực hiện các chức năng sáng tạo – chức năng được coi là đặc quyền của con người. AI chủ yếu tồn tại dưới dạng thuật toán, phần mềm. Nhờ có hệ điều hành, có phần mềm, thuật toán AI mà máy móc được vận hành theo dây chuyền nhất định và khả năng thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Theo dự báo của các chuyên gia HSE, đến năm 2025, 85% tương tác của khách hàng sẽ được điều khiển bởi AI, đến năm 2030, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 15,7 nghìn tỷ USD nhờ AI1. Những tác động chính từ việc sử dụng AI sẽ thu được bằng cách tối ưu hóa các quy trình kinh doanh và mở rộng khả năng tự động hóa và robot hóa lao động thủ công, tái cấu trúc thị trường lao động toàn cầu và chuyển đổi các quy trình giáo dục theo hướng cá nhân hóa và phát triển tư duy khái niệm, loại trừ tính chủ quan, tính không hợp lý trong việc ra quyết định. Có hai hướng phát triển của AI: (i) giải quyết các vấn đề liên quan đến cách tiếp cận của các hệ thống AI chuyên biệt đối với khả năng của con người và sự tích hợp của chúng do bản chất con người thực hiện; (ii) việc tạo ra trí tuệ nhân tạo, đại diện cho sự tích hợp của các hệ thống AI đã được tạo ra thành một hệ thống duy nhất có khả năng giải quyết các vấn đề của nhân loại2. Các ứng dụng của AI là dịch thuật tự động, công nhận văn bản, hệ thống an ninh thông tin thông minh, có được thông tin tình báo kinh doanh, khai thác thông tin, nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh trực quan, hiểu và phân tích văn bản ngôn ngữ tự nhiên, người máy, những hệ thống chuyên gia, phân tích hình ảnh,… Gần đây, đã có một bước nhảy vọt ấn tượng trong việc phát triển và đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên việc sử dụng mạng lưới thần kinh. Kết quả tuyệt vời đã thu được trong việc giải quyết các vấn đề như nhận dạng giọng nói, hình ảnh và khuôn mặt. Những công nghệ này dựa trên sự sao chép khá thô sơ công việc của bộ não con người và không phải lúc nào cũng cho kết quả như mong đợi. Thách thức đối với khoa học là hiểu cách thức hoạt động của AI. Nghiên cứu về AI và các nghiên cứu điển hình cho thấy cách các công ty tận dụng các khả năng mới của AI đang tạo ra những bước đột phá về công nghệ, đạt được kết quả rõ ràng và đạt được lợi thế cạnh tranh. AI không chỉ giúp hiện đại hóa đáng kể nhiều quy trình công nghệ và xã hội, làm cho chúng hiệu quả hơn (tăng năng suất lao động và mở rộng khả năng của con người), mà còn thay đổi bản chất của lao động, tái cơ cấu triệt để 1 E. A. Aksyutik E. N. Krolivetskiy (2019), Innovative development of sectoral components of the service sector: monograph, pp. 78-82. 2 T. V. Romashkin, N. G. Ustinova (2020), Digital Entrepreneurship: Challenges and Development Prospects, pp. 130-134.
  4. Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 297 các quy trình quản lý và đưa ra các yêu cầu mới cho một loạt các năng lực, thay đổi bản chất của sự tương tác giữa con người và máy móc. Kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistics, tài chính ngân hàng,…) mà công nghệ số được áp dụng1. Trong khi đó, AI là thuật toán và phần mềm điều chỉnh các hoạt động số hoá, nhờ có AI, kinh tế được vận hành trên công nghệ số, tạo sự thuận lợi cho người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp trong tối ưu hoá dây chuyền sản xuất, tiết kiệm chi phí,… 1.2. Nền kinh tế số tạo điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo Dù đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển nền kinh tế số, tuy nhiên, chính nền kinh tế đó tạo động lực, điều kiện và yêu cầu để trí tuệ nhân tạo ngày một phát triển. Kinh tế số ứng dụng khoa học công nghệ trong các mảng của quá trình hoạt động. Muốn phát triển nền kinh tế số hoá hơn nữa đòi hỏi AI có những bước tiến khác vượt bậc. Để AI có điều kiện nghiên cứu đòi hỏi nền kinh tế phải cung cấp tiềm lực, cơ sở vật chất, hạ tầng, đủ để khuyến khích sự nghiên cứu các ứng dụng mới từ AI, phục vụ lại nền kinh tế. Các khoản đầu tư vào AI đã dẫn đến những tiến bộ mang tính biến đổi hiện đang tác động đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. AI được các chính phủ khuyến khích phát triển vì nó là trung tâm của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu, những tiến bộ trong công nghệ AI mang đến cả cơ hội và thách thức lớn. Hoa Kỳ đưa ra chính sách rằng có thể vừa nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của mình, vừa thúc đẩy dân chủ và nhân quyền bằng cách hợp tác để xác định và nắm bắt các cơ hội trong khi giải quyết các thách thức bằng cách thúc đẩy các tiêu chuẩn và thỏa thuận chung về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng cung cấp hướng dẫn chính sách để triển khai AI đáng tin cậy thông qua Cơ quan quan sát chính sách AI của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một nền tảng được thành lập vào tháng 2 năm 2020 để tạo điều kiện đối thoại giữa các bên liên quan và cung cấp phân tích chính sách dựa trên bằng chứng trong các lĩnh vực mà AI có nhiều nhất sự tham gia2. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã quyết định ban hành “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”, Quyết định số 127/ QĐ-TTg ngày 26/01/2021. Trong đó, nội dung định hướng phát triển yêu cầu “xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúc 1 https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua-kinh-te- so-241188, ngày truy cập: 22/4/2023. 2 https://www.state.gov/artificial-intelligence/, ngày truy cập: 22/4/2023.
  5. 298 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống”, “thúc đẩy chia sẻ dữ liệu phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ, mở để nghiên cứu, phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, “phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo”, “tăng cường năng lực quốc gia về tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù”. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những mục tiêu phát triển kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh là “đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo của thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh và bền vững”1. Như vậy, hòa vào dòng chảy công nghệ số, các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều cho rằng phát triển nền kinh tế số góp phần vào việc tạo động lực, điều kiện cho việc đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, để sản phẩm của trí tuệ nhân tạo phục vụ lại nền kinh tế số2. Phát triển trí tuệ nhân tạo tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Nhưng, tác động mà AI đem đến không chỉ có mặt tích cực, vấn đề đặt ra là cần có sự kiểm soát để máy móc được dùng vào đúng mục đích của nó chứ không phải là yếu tố thay hoàn toàn cho con người và đẩy con người ở vào vị thế bị động, điều này đi ngược lại với nền văn minh nhân loại. 2. YÊU CẦU QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 2.1. Thách thức chung từ trí tuệ nhân tạo Mặc dù ưu điểm mà AI đem đến là vô cùng to lớn cho nền kinh tế, đời sống xã hội của con người, nhưng nó cũng gây ra những thách thức cho xã hội. AI tạo cho người dùng sự băn khoăn khi không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được hành vi hệ thống của nó. Mặt khác, vì AI gắn liền với thuật toán và phần mềm, tồn tại trong máy móc hoặc các thiết bị điện tử, nền tảng Internet, do đó không tránh khỏi các trường hợp bị lỗi hệ thống, rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào, gây nên các hệ quả nghiêm trọng, chẳng hạn rò rỉ thông tin, tác động quyền riêng tư, đánh cắp dữ, liệu,… Thậm chí, trí tuệ nhân tạo còn được nghiên cứu có thể dẫn đến sự ra đời của các robot độc hại, nếu siêu trí tuệ thông minh hơn con người, con người sẽ mất kiểm soát với chúng3, khả năng AI tồn tại vĩnh viễn là có, còn con người hiện được nghiên cứu là không. Bên cạnh đó, các nguy cơ đối với vấn đề phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ cũng được đặt ra, chẳng hạn Chat GPT4 1 https://tphcm.chinhphu.vn/phat-trien-kinh-te-so-dua-tri-tue-nhan-tao-thanh-cong-nghe-cot-loi 101220415135241507.htm, ngày truy cập: 22/4/2023. 2 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên), Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người, NXB Tư pháp, tr.132-133. 3 https://www.sciencealert.com/elon-musk-says-an-update-on-his-brain-computer-interface-is-coming- soon, ngày truy cập: 22/4/2023. 4 ChatGPT là hệ thống chatbot được tạo bằng khoa học công nghệ GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3). Đây là một mô hình sử dụng công nghệ AI để xử lý tiếng nói hiện đại nhất hiện nay, có khả năng tạo văn bản giống với con người chỉ với những từ khóa cơ bản, áp dụng được trong nhiều lĩnh vực như: dịch ngôn ngữ, mô phỏng tiếng nói và tạo văn bản cho chatbot.
  6. Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 299 có thể khiến khả năng tư duy của con người bị hạn chế khi quá phụ thuộc vào nó, hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo1, tạo ra các giá trị trí tuệ cho nhân loại bị lạm dụng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan xác định quyền tác giả,… tác động đến giá trị đạo đức của xã hội, việc làm của người lao động… các vấn đề này sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu câu chuyện kiểm soát AI không được gấp rút đặt ra2. Các quốc gia cũng đã đưa ra nhiều giải pháp pháp lý khắc phục hạn chế trên. Chẳng hạn, xử lý vấn đề AI nhận thức sai, Đạo luật xe tự lái HR3388 của Hoa Kỳ được đề xuất và thông qua, theo đó, ghi nhận trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm xe tự lái, kiểm soát nó nghiêm ngặt bởi Cục Quản lý giao thông quốc gia. Đạo luật tương lai AI đã được thông qua để khuyến khích hoạt động kiểm soát sự phát triển của AI. Như vậy, các thách thức chung mà nghiên cứu AI cho thấy đã đặt ra nhu cầu của việc quản lý AI hiệu quả, kiểm soát sự phát triển của nó để kịp thời có các biện pháp khắc phục “lỗi” của AI, khả năng thay thế con người của nó. 2.2. Sự ảnh hưởng tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đối với nền kinh tế số Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo và việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng dựa trên nó, các doanh nghiệp thường đặt câu hỏi rằng “Có bao nhiêu người sẽ mất việc do trí tuệ nhân tạo?”. Theo cuộc khảo sát do Trung tâm chuyên môn AI Edelman thực hiện, được hỗ trợ bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 91% giám đốc điều hành và 84% người dân bình thường tin rằng sự xuất hiện của AI sẽ báo trước một cuộc cách mạng công nghệ mới. Đồng thời, những người tham gia ở cả hai nhóm trọng tâm đều lo ngại nghiêm trọng về hậu quả của việc giới thiệu AI đối với xã hội, doanh nghiệp và nhà nước. Những người được hỏi đã trích dẫn một loạt các vấn đề có thể xảy ra - từ đồ chơi thông minh sẽ xâm chiếm không gian cá nhân của trẻ, đến tình trạng suy thoái điều kiện sống của người nghèo và sự mất khả năng trí tuệ của một người3. Sự ra đời của AI góp phần làm cho các nước đang phát triển tụt hậu thậm chí còn lớn hơn so với các nước phát triển, do đó làm tăng khoảng cách kỹ thuật số vốn đã cao giữa các quốc gia. AI có thể chuyển nhu cầu trên thị trường lao động toàn cầu từ những công việc đòi hỏi các công việc thường ngày sang các công việc định hướng nhận thức và xã hội, cũng như những công việc liên quan đến các hoạt động khó tự động hóa. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong thời gian đầu thực hiện. Nói cách khác, trong trường hợp phát triển và triển khai các công nghệ AI không hiệu quả, nó có 1 https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Quan-su/chatgpt-va-nhung-nguy-co-tiem-tang-i682594/, ngày truy cập: 22/4/2023. 2 Toàn Huu Bui, Van Phuoc Nguyen (2023), “The Impact of Artificial Intelligence and Digital Economy on Viet Nam’s Legal System”, International Journal for the Semiotics of Law - Revue internationale de Sémiotique juridique, volume 36, pp. 988. 3 M. O. Kalinnikov (2019), “Labor market overview”, Information Technology, pp. 125-184.
  7. 300 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" thể tiếp tục làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các nền kinh tế quốc gia, các công ty tư nhân và người lao động trên thị trường lao động, và điều này sẽ trở thành chất xúc tác cho các xung đột xã hội có thể xảy ra. Để tránh điều này, chính phủ của các quốc gia cùng với doanh nghiệp có nghĩa vụ hỗ trợ và chuyển đổi cho người lao động sang những công việc mới được yêu cầu và bản thân người dân sẽ cần học các kỹ năng mới phù hợp với nhu cầu của lực lượng lao động đang thay đổi1. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp, khi AI phát triển, lao động thủ công dần bị thay thế bởi máy móc, nhu cầu lao động đặt ra khi cần đội ngũ có thể sử dụng, nghiên cứu các loại máy. Do đó, nếu không kiểm soát sự phát triển của AI tại Việt Nam trong tiến trình đào tạo nguồn nhân lực của một nền kinh tế số, khả năng dẫn đến tình trạng người lao động thất nghiệp, thành gánh nặng của xã hội là rất cao. Trí tuệ nhân tạo, giống như bất kỳ hệ thống máy tính nào, cũng có thể có sai sót và quá trình giám sát chúng cũng có thể gặp lỗi ở bất kỳ mức độ phức tạp nào. Hàng năm, việc hình thành dữ liệu ngày càng được tự động hóa và phân tích nhiều hơn. Nền kinh tế ngày càng được số hóa nhờ nhiều hệ thống công nghệ thông tin mới dựa trên trí tuệ nhân tạo và máy móc. Những công nghệ này có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của các quy trình sản xuất, nhưng theo đánh giá của các số liệu thống kê, chúng không thúc đẩy tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo dựa trên mạng lưới thần kinh đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển và ngày càng trở nên chính xác hơn trong nhận thức thông tin, phân tích và đánh giá chất lượng của nó. Đồng thời, tăng trưởng năng suất toàn cầu đã bị đình trệ, mặc dù nó phải phản ánh hiệu quả ngày càng tăng của các quy trình sản xuất, vì năng suất phản ánh chi phí trên một đơn vị đầu ra. Ngoại trừ các nước đang phát triển, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã cho thấy xu hướng tương tự trong thập kỷ qua, cho thấy năng suất trì trệ. Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ phổ biến. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng những công nghệ như vậy cần có thời gian, đôi khi là hàng thập kỷ, trước khi chúng thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Trước tiên, các doanh nghiệp phải tổ chức lại để tận dụng các công nghệ mới và các công nghệ bổ sung phải được tạo ra để tận dụng tối đa sự đổi mới đột phá. Có như vậy, các bước phát triển mới trở nên ổn định, lâu dài và tránh lãng phí AI. Để AI được sử dụng vào đúng mục đích, con người không bị lạm dụng vào AI để trì trệ hoạt động, tư duy. Phân tích tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm các lĩnh vực ứng dụng mới, chủ yếu kết hợp với việc cải thiện quy trình kinh doanh. Việc sử dụng AI trong lĩnh vực này giúp các quy trình kinh doanh trở nên linh hoạt và thích ứng hơn, từ bỏ các quy trình truyền thống và chuyển sang ý tưởng tích hợp các hệ thống AI tiên tiến và con người. Sự cộng sinh giữa con người và máy móc đặt ra những yêu cầu mới Marcos Wachowicz, Lukas Ruthes Gonçalves, tldđ (3), pp. 57. 1
  8. Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 301 về trình độ của nhân viên trong doanh nghiệp. Một nhân viên phải có khả năng: đặt câu hỏi cho một tác nhân thông minh ở nhiều mức độ trừu tượng khác nhau; tương tác hiệu quả với một tác nhân thông minh để đạt được các mục tiêu đã đề ra; đào tạo các tác nhân thông minh các kỹ năng công nghệ mới và tự học; cải thiện mô hình (giao diện) tương tác với tác nhân thông minh; đưa ra quyết định chung với AI trong điều kiện không chắc chắn gia tăng; tìm kiếm những cách mới để cải thiện quy trình kinh doanh nhằm tăng hiệu quả của chúng1. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát và quản lý AI như thế nào để đạt được hiệu quả trên thực tế, khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực mà AI đem lại. Nền kinh tế số có nền tảng từ sự phát triển AI, do đó để duy trì, tạo động lực cho AI ngày càng phát triển, ứng dụng AI để thúc đẩy kinh tế số, tránh tình trạng con người quá phụ thuộc vào AI để bị trì trệ tư duy, người lao động nâng cao tay nghề, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu mà AI đặt ra khi nó thay thế con người trong các dây chuyền sản xuất,… đòi hỏi quá trình quản lý, kiểm soát sự phát triển của AI phải được thực hiện nghiêm túc, có lộ trình. 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà các quốc gia cũng đẩy mạnh việc quản lý và kiểm soát AI. Mối liên hệ của AI đến nền kinh tế số là vô cùng mật thiết, bởi nó tạo nền móng, tiền đề cho sự phát triển của kinh tế số. Tuy nhiên, tính tiêu cực của nó là không thể phủ nhận. Hoa Kỳ ban hành khá nhiều đạo luật để nhằm đặt ra vấn đề kiểm soát AI. Chẳng hạn Đạo luật công việc AI thể hiện sự nghi ngại đối với tác động mà AI có thể làm phá vỡ lực lượng lao động, từ đó đòi hỏi có các biện pháp dự phòng cần thiết. Ngoài ra, Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của Uỷ ban an ninh quốc gia nước này cũng được giới thiệu ghi nhận sự khẩn trương thành lập một uỷ ban để xem xét các tiến bộ của AI nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cũng như kinh tế đối với việc phát triển hệ thống AI2. Liên minh châu Âu tiếp tục nghiên cứu Đạo luật trí tuệ nhân tạo (Đạo luật AI) để điều chỉnh AI. Các đề xuất ban đầu đã đưa ra một cách tiếp cận dựa trên rủi ro, trong đó các ứng dụng có rủi ro cao phải chịu sự giám sát và quy định chặt chẽ. Các hệ thống AI được sử dụng trong “việc làm, quản lý người lao động và khả năng tự tạo việc làm” được coi là có rủi ro cao, do ảnh hưởng của chúng đối với cơ hội việc làm và sinh kế chung. Quy định cung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của EU đã hạn chế việc sử dụng AI trong việc làm. Điều 22 GDPR đảm bảo rằng các cá nhân không phải chịu các quyết định “chỉ dựa trên quá trình xử lý tự động” trong các bối cảnh bao gồm cả việc xác định điều kiện làm việc. Các điều khoản GDPR khác áp dụng cho các quyết định tuyển dụng tự động, chẳng hạn S. I. Gasumova (2020), Information technologies in the social sphere, pp. 63-78. 1 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tldđ (12), tr.47. 2
  9. 302 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" như Điều 13 yêu cầu người sử dụng lao động tiết lộ sự tồn tại của việc ra quyết định tự động khi thu thập dữ liệu cá nhân. Vào tháng 3 năm 2021, Ola, một công ty chia sẻ chuyến đi, cũng bị phát hiện vi phạm Điều 22 GDPR vì sử dụng hệ thống AI tự động để phát hiện các chuyến đi không hợp lệ và do đó, phạt các tài xế. Các ví dụ về thực thi này minh họa các nỗ lực của Cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu nhằm đảm bảo sự công bằng cho người lao động chịu sự chi phối của việc ra quyết định theo thuật toán1. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn chưa có các quy định về việc quản lý sự phát triển của AI. Việt Nam chỉ mới có các nỗ lực trong tạo điều kiện, khuyến khích sự phát triển của AI nhưng cũng chưa cho biết quản lý AI để khắc phục các bất lợi mà nó có thể đem lại cho thị trường lao động, việc làm, sự tư duy tích cực của con người Việt Nam. Tham khảo nguyên tắc AI của OECD2 có thể là một gợi ý khi xây dựng các quy định kiểm soát AI tại Việt Nam. (i) Nguyên tắc tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững và hạnh phúc. Việc chủ động tham gia vào việc quản lý AI đáng tin cậy là trách nhiệm để theo đuổi các kết quả có lợi cho con người và hành tinh, chẳng hạn như tăng cường khả năng của con người và nâng cao khả năng sáng tạo, thúc đẩy sự hòa nhập của các nhóm dân số thiểu số, giảm thiểu sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội, giới tính và các vấn đề khác, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên, do đó tiếp thêm sinh lực cho tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững và hạnh phúc. (ii) Lấy con người làm trọng tâm, sự công bằng. Các chủ thể AI nên tôn trọng pháp quyền, nhân quyền và các giá trị dân chủ trong suốt vòng đời của hệ thống AI. Chúng bao gồm tự do, phẩm giá và quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu, không phân biệt đối xử và bình đẳng, đa dạng, công bằng xã hội và quyền lao động được quốc tế công nhận. Để đạt được mục tiêu này, các chủ thể AI nên triển khai các cơ chế và biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như khả năng quyết định của con người, phù hợp với bối cảnh và phù hợp với trạng thái nghệ thuật. (iii) Tính minh bạch và khả năng giải trình. Chủ thể tạo nên AI nên cam kết minh bạch và tiết lộ có trách nhiệm về các hệ thống AI. Để đạt được mục đích này, họ nên cung cấp thông tin có ý nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh và phù hợp với trạng thái nghệ thuật, đánh giá tác động AI có thể gây ra cho con người, thị trường lao động và các đối tượng khác để cân nhắc liệu có nên sử dụng AI đó hay không, nếu có thì câu chuyện kiểm soát nó như thế nào. 1 https://www.business-humanrights.org/en/latest-news/the-netherlands-uber-ola-found-to-violate- drivers-rights-including-by-unfair-automated-decisions/, ngày truy cập: 23/4/2023. 2 https://oecd.ai/en/ai-principles, ngày truy cập: 23/4/2023.
  10. Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 303 (iv) Nguyên tắc mạnh mẽ, bảo mật và an toàn. Chủ thể AI phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, bao gồm liên quan đến bộ dữ liệu, quy trình và quyết định được đưa ra trong vòng đời của hệ thống AI, để cho phép phân tích kết quả và phản hồi của hệ thống AI đối với yêu cầu, phù hợp với bối cảnh và phù hợp với trạng thái nghệ thuật. Các chủ thể AI nên dựa trên vai trò, bối cảnh và khả năng hành động của họ, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro có hệ thống cho từng giai đoạn của vòng đời hệ thống AI trên cơ sở liên tục để giải quyết các rủi ro liên quan đến hệ thống AI, bao gồm quyền riêng tư, bảo mật kỹ thuật số, an toàn và sai lệch. (v) Nguyên tắc trách nhiệm giải trình. Chủ thể AI phải chịu trách nhiệm về hoạt động đúng đắn của các hệ thống AI và tôn trọng các nguyên tắc trên, dựa trên vai trò của họ, bối cảnh và phù hợp với trạng thái nghệ thuật. Nhìn chung, nguyên tắc tạo điều kiện cho AI phát triển, nhưng sự phát triển đó phải vì con người, do con người quyết định và đặt nó dưới sự kiểm soát khỏi các rủi ro có thể xảy đến. Tác giả cho rằng, kiểm soát và quản lý AI là yêu cầu đi kèm theo trong chính sách phát triển AI ở bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. Do đó, bên cạnh nội dung khuyến khích đầu tư AI, cần bổ sung thêm quy định và định hướng chính sách trong quản lý AI, dựa trên các nguyên tắc nhất định, có thể tham khảo các nguyên tắc trên của OECD, đặt quyền lợi con người lên hàng đầu, ghi nhận trách nhiệm chủ thể tạo AI, có trách nhiệm với AI, đánh giá khả năng tác động tiêu cực của nó đến con người, từ đó đưa ra các quyết định nên phát triển AI hay cần có lộ trình để giảm bớt tác động của nó, chẳng hạn đến thị trường việc làm của người lao động, khả năng thích nghi của người lao động đối với máy móc do AI vận hành,… Song song đó, hoạt động đào tạo người lao động có trình độ cao, nhận thức và sử dụng được AI cần được đẩy mạnh để giải quyết được thách thức mà nó đặt ra cho nền kinh tế số, khi mọi thứ đều số hoá thì cần người lao động cũng nắm bắt được yếu tố “số hoá” đó mà vận hành được nền kinh tế. 4. KẾT LUẬN Kinh tế số là biểu hiện của một nền kinh tế ứng dụng khoa học, công nghệ vào sự phát triển. AI đóng một vai trò quan trọng tạo nền móng cho kinh tế số. Song, chính kinh tế số có sự tác động trở lại với AI, quyết định nhu cầu phát triển AI. Song, AI cũng đem đến các thách thức to lớn cho nền kinh tế, gây nguy cơ thất nghiệp lớn cho người lao động, khả năng con người lạm dụng AI, kìm hãm sự tư duy của con người. Ở một mức độ nào đó, tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, hay đúng hơn là lợi ích to lớn từ những công nghệ này và mức độ chúng sẽ tăng năng suất, nằm trong tay con người, vấn đề là quản lý và kiểm soát sự phát triển của nó như thế nào. Các doanh nghiệp cũng như chính phủ cần áp dụng các biện pháp và chiến lược để đảm bảo rằng những lợi ích sẵn có được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ. Nếu không, những cơ hội to lớn để sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo có thể bị bỏ lỡ, trong khi hệ quả nghiêm trọng mà nó đem lại có thể làm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế số.
  11. 304 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 về việc Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. 2. Dora Kaufman (2018), “Os meandros da Inteligência Artificial: conceitos-chave para leigos”, https://estadodaarte.estadao.com.br/os-meandros-da-inteligencia-artificial-conceitos-chave- para-leigos/, ngày truy cập: 22/4/2023. 3. E. A. Aksyutik E. N. Krolivetskiy (2019), Innovative development of sectoral components of the service sector: monograph. 4. Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 5. John Mccarthy, Marvin L.Minsky, Nathaniel Rochester, and Claude E. Shannon (2006), “A Proposal for the Dartmouth Summer Research Project on Artificial Intelligence”, AI Magazine, Volume 27 Number 4. 6. M. O. Kalinnikov (2019), “Labor market overview”, Information Technology. 7. Marcos Wachowicz, Lukas Ruthes Gonçalves (2019), Artificial Intelligence and Creativity - New Concepts in Intellectual Property, GEDAI/UFPR. 8. Nils J. Nilsson (2009), The quest for Artificial Intelligence: A history of Ideas and Achievement, Cambridge University Press. 9. S. I. Gasumova (2020), Information technologies in the social sphere. 10. Stuart J. Russell and Peter Norvig (2010), Artificial Intelligence: A modern approach, 3rd, N.J.Pearson. 11. T. V. Romashkin, N. G. Ustinova (2020), Digital Entrepreneurship: Challenges and Development Prospects. 12. Toàn Huu Bui, Van Phuoc Nguyen (2023), “The Impact of Artificial Intelligence and Digital Economy on Viet Nam’s Legal System”, International Journal for the Semiotics of Law - Revue internationale de Sémiotique juridique, volume 36. 13. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên), Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người, NXB Tư pháp. 14. https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua- kinh-te-so-241188, ngày truy cập: 22/4/2023. 15. https://tphcm.chinhphu.vn/phat-trien-kinh-te-so-dua-tri-tue-nhan-tao-thanh-cong-nghe-cot- loi-101220415135241507.htm, ngày truy cập: 22/4/2023. 16. https://www.state.gov/artificial-intelligence/, ngày truy cập: 22/4/2023. 17. https://www.sciencealert.com/elon-musk-says-an-update-on-his-brain-computer-interface- is-coming-soon, ngày truy cập: 22/4/2023. 18. https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Quan-su/chatgpt-va-nhung-nguy-co-tiem-tang-i682594/, ngày truy cập: 22/4/2023. 19. https://www.business-humanrights.org/en/latest-news/the-netherlands-uber-ola-found-to- violate-drivers-rights-including-by-unfair-automated-decisions/, ngày truy cập: 23/4/2023. 20. https://oecd.ai/en/ai-principles, ngày truy cập: 23/4/2023.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2