intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạnh phúc và thành công

Chia sẻ: Nguyễn Sỹ Sơn | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:50

137
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nụ cười không chỉ nở trên môi Vì sao ta quyết định xây dựng một cơ đồ, tạo dựng một doanh nghiệp, lao vào một công cuộc kinh doanh, đầu tư một dự án lớn? Thế nào là nụ cười đúng nghĩa?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạnh phúc và thành công

  1. Nụ cười không chỉ nở trên môi Vì sao ta quyết định xây dựng một cơ đồ, tạo dựng một doanh nghiệp, lao vào một công cuộc kinh doanh, đầu tư một dự án lớn? Thế nào là nụ cười đúng nghĩa? Khi cuộc sống doanh nhân có quá nhiều những hoài nghi, toan tính, ưu tư, sầu lo... thì một nụ cười vô tư và thoải mái quả là “xa xỉ phẩm”. Khi bạn cười thật sự, không chỉ đôi môi bạn mở ra với nụ cười mà tất cả các cơ trên mặt đều hoạt động, đặc biệt đôi mắt bạn cũng cười và ánh lên niềm vui. Nụ cười chân thật sẽ mang lại niềm vui vô tận cho mình và lan tỏa niềm hoan lạc ấy sang người khác. Cười đúng nghĩa thật không hề dễ trong một cuộc sống mà người ta nghĩ rằng có thể dùng tiền để mua lấy niềm vui. Bao nhiêu trò giải trí được tạo ra với mong muốn mang lại tiếng cười (vì vậy mà ngành giải trí ngày càng phát đạ), để rồi ngay sau đó, thực tại quay về là những nỗi buồn, lo toan, bối rối vẫn hiển hiện, khiêu khích, trêu ngươi. Một nụ cười thật sự phải xuất phát từ sự bình an và niềm vui thẳm sâu trong tâm hồn. Để khi cất lên tiếng cười, ta thật sự hồ hởi, phấn chấn. Ta cười một cách tự nhiên, thoải mái, vô tư; không sợ ai dòm ngó, phê phán; mặc kệ mọi thứ xung quanh; bỏ qua cả sự can dự của ý thức… Một nụ cười thật sự xuất phát từ tâm. Đó là nụ cười nơi người không đồng bàn với kẻ u sầu, không cùng chén với kẻ âu lo, không chung nhà với người phiền muộn….Ta thả mặc cho mình bay bổng và tự do với nụ cười khi niềm vui đến. Hãy quan sát nụ cười của một trẻ thơ hoặc niềm vui của một chú chó khi chủ về. Một nụ cười không nguyên cớ, không có sự can thiệp của lý trí. Nụ cười hồn nhiên ấy chỉ đến khi ta cảm nhận bình an. Thiền sư Osho nói: “Lẽ ra cuộc sống chúng ta không cần giải trí, vì chỉ những người đánh mất niềm vui cuộc sống mới cần đi tìm giải trí; giải trí chỉ là cái thoáng qua." Doanh nhân: cười sao nổi? Vậy doanh nhân ngày nay cười như thế nào? Một doanh nhân mà không có những mối bận tâm, lo toan, những dự tính, những căng thẳng, những phiền muộn...thì hóa ra họ chẳng phải là doanh nhân. Vậy phải chăng làm doanh nhân là chấp nhận chẳng bao giờ có được một nụ cười an lạc? Thử ngẫm lại, vì sao ta quyết định xây dựng một cơ đồ, tạo dựng một doanh nghiệp, lao vào một công cuộc kinh doanh, đầu tư một dự án lớn? Ta làm những điều đó chẳng ngoài mục đích tăng thu nhập, cống hiến nhiều hơn, làm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng sâu sa hơn cả là mục đích phát triển bản thân; đưa trí tuệ, năng lực của mình lên một tầm cao mới; khám phá những điều mới mẻ trong cuộc đời… Cuộc sống trở nên thú vị khi chúng ta đặt mình trước những thử thách, dám đối mặt với gian truân. Vậy là ta hoàn toàn có thể vui và bình an trên mọi nẻo đường doanh nhân vì đó là con đường chúng ta đã chọn cho mình! Trước khó khăn, thử thách, ta có thể chán nản, mệt mỏi, thối chí…hoặc ta có quyền chọn một thái độ bình tâm, vững tin để sáng su ốt đối mặt, tìm giải pháp. Vậy sao không chọn cho mình một thái độ tích cực, đón nhận cuộc sống doanh nhân với niềm vui và sự bình an? Vậy không gì có thể lấy đi nụ cười của bạn, dù bạn là một doanh nhân với hàng trăm hàng ngàn những việc phải lo toan. Doanh nhân có thể cười trước những khó khăn vì đó chính là cơ hội để vươn tới. Không có niềm vui nào bằng niềm vui phát triển bản thân.
  2. Hãy tập cười mỗi ngày! 1. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một nụ cười tươi tắn. Mở mắt tỉnh giấc và không quên nhoẻn miệng cười. Cười vì cuộc sống của ta vẫn tiếp diễn; cười vì đôi mắt mình vẫn còn có thể mở to để lại được nhìn thấy những người thân yêu; cười vì ta vẫn còn cơ hội để đón nhận biết bao điều bất ngờ trong 24 giờ tới; cười bởi ta vẫn còn cơ hội để sáng tạo để mang niềm vui đến cho người khác, vẫn còn sống có ích; cười vì ta vẫn còn hít được không khí trong lành, vẫn còn đôi mắt sáng để nhìn thấy những điều kỳ diệu quanh ta, tai vẫn nghe được những âm thanh thi vị của cuộc đời... Cười vì ta vẫn còn nối mạch với đời! 2. Nhìn mình trong gương. Yêu quí tất cả những gì thuộc về mình. Yêu quí tất cả những gì tạo nên mình của ngày hôm nay. Tự hào nói to: “Tôi là người sống có ích. Tôi hài lòng với những gì tôi đang có. Tôi mạnh mẽ và tự tin để vươn lên những tầm cao mới. Tôi sẽ gặt hái những thành tựu lớn lao trong đời.” Nói xong, hãy nở nụ cười sung sướng và mãn nguyện, để cho toàn thân thoải mái rung lên cùng với niềm vui vô biên. 3. Cười bất cứ lúc nào trong ngày. Khó khăn hay thử thách xảy ra thì dù có khóc lóc, đau đớn bao nhiêu đi nữa cũng không thay đổi được gì. Hãy thở và cười theo cách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thở để con người ta nối nhịp cầu với nội tâm, không để ngoại cảnh làm chủ cảm xúc của mình. Thở để bình tĩnh, sáng suốt hơn và nở nụ cười để đón nhận cuộc sống rồi hành động tạo sự thay đổi. Let it be............................ Khi con tim bạn còn đập, còn rung lên trước vô vàn điều dễ thương trong cuộc sống, trong các mối quan hệ, bạn biết mình còn sống, còn biết hưởng hạnh phúc của một con người! Mọi chuyện rồi sẽ qua; đêm rồi sẽ đến ngày; khi các cánh cửa đóng sập trước mặt bạn thì hãy tin rằng vẫn còn những cánh cửa khác đang mở ra; bạn mất đi người này thì hãy biết rằng còn vô số người tốt khác đang chờ bạn; cuộc sống đến hồi khốn khó nhưng hãy vẫn hy vọng ngày mai không bao giờ chết... Còn nhiều ví dụ nữa để tin rằng cuộc sống không bao giờ chết, trái tim và tâm hồn con người cũng vậy. Chính chúng ta GIẾT CHẾT MÌNH khi chúng ta gục ngã, dằn vặt và đớn đau mãi trước hoàn cảnh cuộc sống. Khi bạn thay đổi một chút xíu cách nghĩ, góc nhìn và hướng sự tập trung sang vùng sáng của cuộc đời, mọi thứ sẽ bừng sáng. Vậy mà không hiểu sao chuyện này lại quá khó với đa số người?! Let it go! Hãy cho mọi thứ đi theo đúng lộ trình của nó, hãy biết thả tự do những nỗi buồn, những gì đã mất, những cơ hội không còn. Đó là bài học anh đã thấm trong một số lần mất mát quá khứ. Thế nhưng để việc Let it go! dễ dàng hơn, anh nghiệm ra phải học cách Let it be............................ trước đã. Hãy để mọi vật là chính nó, hãy để mọi người sống với chính họ, hãy để mọi sự việc xảy ra (cho dù ta đã cố hết sức nhưng hãy nhớ rằng: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên – Man proposal, God disposal – Phải có ơn gọi mới được) và hãy chấp nhận mọi kết quả, mọi sự sắp đặt, mọi biến cố với niềm vui là mình đã được “trên chiếu cố” và niềm hy vọng là vẫn còn có ngày mai. Nhưng Let it be............................ còn có nghĩa là: Hãy để mọi sự việc tự nhiên, kể cả cảm xúc của mình. Đừng o ép nó, tìm cách lý giải nó hay lo lắng về nó. Khi con tim bạn còn đập, còn rung lên trước vô vàn điều dễ thương trong cuộc sống, trong các mối quan hệ, bạn biết mình còn sống, còn biết hưởng hạnh phúc của một con người! Bạn thấy thanh thản, bạn không thấy dằn vặt lương tâm, những gì sâu thẳm nhất trong bạn mách bảo đó là điều cần làm, vậy hãy làm, đôi khi chỉ là để trái tim rung..............................
  3. Thư giãn 1 phút Nếu bạn không biết tận dụng một phút, thì cả một giờ đôi khi cũng vô nghĩa với bạn. Lý do chính là bạn chưa nắm được bí quyết của việc sống trọn vẹn. Cuôn sach nôi tiêng cua Ken Blanchard Nhà quản lý môt phut ́ ́ ̉ ́ ̉ ̣ ́ hăn là môt cuôn sach hữu ich với các nhà quản lý và lãnh đạo. ̉ ̣ ́ ́ ́ Nó liên tuc xuât hiên trong danh sach best-seller trong hơn 2 thâp ̣ ́ ̣ ́ ̣ niên, và còn “mở đường” cho một loạt tựa sách khác cũng tạo được tiếng vang như Triệu phú một phút (Mark Victor Hansen và Robert G. Allen), Phút nhìn lại chính mình, Phút dành cho cha (Spencer Johnson)... Các tựa sách này đã đanh đúng vao tâm lý cua con người nói chung: nỗi ám ảnh thời gian. Ai cung muôn ́ ̀ ̉ ̃ ́ gặt hái được thành quả trong thời gian ngăn nhât! Sự âu lo “thời gian cứ trôi” chính là một ́ ́ nguyên nhân quan trọng khiến con người của nhịp sống hiện đại lúc nào cũng căng thẳng, cảm thấy thiếu thời gian và ... stress. Vậy với một phut ta có thể lam được điêu gi? ́ ̀ ̀ ̀ Nếu bạn không biết tận dụng một phút, thì cả một giờ đôi khi cũng vô nghĩa với bạn. Lý do chính là bạn chưa nắm được bí quyết của việc sống trọn vẹn. Bạn thử hình dung: bạn ngồi xem phim để giải trí, nhưng đầu óc của bạn lại chỉ nghĩ đến kế hoạch kinh doanh cho những tháng cuối năm. Vậy là cả giờ giải trí của bạn chẳng gặt hái được gì, mà cả việc lập kế hoạch “trong đầu” của bạn cũng chẳng đi về đâu. Vì vậy, nếu môt phut thư giãn của bạn là phút ̣ ́ thật sự tập trung, bạn sẽ cảm nhận được điều kỳ diệu… Không biêt cach thư gian, ban sẽ loay hoay và bế tăc trong những môi lo toan, bân tâm không dứt. ́́ ̃ ̣ ́ ́ ̣ Lo không ký kết được hợp đồng, không biêt nhân viên có đạt kêt quả công viêc như mong muốn ́ ́ ̣ không, không biêt ngay mai minh ăn gì măc gi, lo không biêt người khac có hiêu minh như minh ́ ̀ ̀ ̣̀ ́ ́ ̉ ̀ ̀ mong muôn… It ai ý thức được răng, lo lăng và chỉ đơn thuân là lo lăng mà không vach ra hướng ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̣ đi, không hanh đông thì cung chăng giai quyêt được gì mà chỉ lam cho minh thêm mêt moi. Người ̀ ̣ ̃ ̉ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ lo lăng giống như ngồi trên môt chiêc ghế bập bênh, vẫn “có việc để làm” nhưng cứ đứng yên ́ ̣ ́ môt chô, không tiên lên được dù tiêu hao năng lượng. ̣ ̃ ́ Bât cứ khi nao ban cam thây bât an hay lo lăng, cân tự nhắc nhở minh băng môt cai veo tai, bún ́ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̣́́ tay đánh tách hay beo ma…và chuyên ngay sang trang thai thư gian. Bạn chỉ mất môt phut thôi! ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̃ ̣ ́ Dừng lai trước môt chiêc lá mà trước giờ ban đã vô tinh bỏ quên. Ban thây gì từ chiêc lá đo? ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ Nhăm măt lai và hit môt hơi thât sâu vao lông ngực, hit vao những tinh hoa cua đât trời, đẩy khí ́ ̣́ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ́̀ ̉ ́ xuông bung, giữ lai môt luc rôi nhẹ nhang thở ra, thở ra những mêt moi, căng thăng, lo lăng. Đừng ́ ̣ ̣ ̣́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ nghĩ đên bât cứ điêu gì khac, bởi nao ta trong môt luc chỉ tâp trung được vao môt điêu duy nhât mà ́ ́ ̀ ́ ̃ ̣́ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ thôi. Và bạn mở mắt ra, nhìn sâu vào chiếc là... Tao hóa đã kheo tao nên sự riêng biêt ở từng chiếc lá, không chiếc nào giống chiếc nào. Từ vân ̣ ̣́ ̣ la, mau săc, hinh dang nơi môi chiêc lá đêu khac nhau. Và vong đời cua chung cung rât đăc biêt. ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̃ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ̃ ̣́ ̣ Lớn lên từ những chôi non, lây thức ăn cho minh từ canh me, vươn ra đon anh năng măt trời và ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ́́ ́ ̣ hit vao minh nguôn sinh khi. Từng chùm lá cây xanh tươi, tỏa bong mat cho đời. Rồi đên môt ́̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ́ ̣ ngày... lá ngả mau heo ua và rung về côi. Đó không phai là sự kêt thuc mà là băt đâu môt sứ mênh ̀ ́́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ́̀ ̣ ̣ mới: phân huỷ và trở thanh dinh dưỡng cho long đât mẹ nuôi sông cây. Vong đời cua chung tuân ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̉ ́ theo những qui luât tự nhiên, song môi chiêc đêu có những số phân khac nhau. Có những chiêc ̣ ̃ ́ ̀ ̣ ́ ́ đứng bên canh để tôn thêm vẻ rang rỡ, tươi xanh cho những bông hoa kia; có những chiêc oăn ̣ ̣ ́ ̀ minh ganh chiu sự tân công cua bây sâu la; có những chiêc vươn lên cao để đon lây sinh khí cua ̀ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ́ ́ ́́ ̉ đât trời; nhưng cung có những chiêc phai khep minh dưới những tan khuât cua những cây cao bên ́ ̃ ́ ̉ ́ ̀ ́ ́̉ canh…Nhưng không có môt chiêc lá nao tôn tai vô nghia; tât cả hợp lại lam nên điêu kỳ diêu cua ̣ ̣ ́ ̀ ̣̀ ̃ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ cuôc sông. Tiêp tuc chiêm ngưỡng mau xanh cua la. Từ cai xanh mơn mởn cua chôi non xuân tran ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̉́ ́ ̉ ̀ ̀ đây sức sông, xanh đâm cua chum lá mang niêm tin hi vong chay bong cua mua he, đên mau ngả ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ̉ ̀ ̀́ ̀ vang chuyên sang ua cho giao mua thu đông… Không hề tôn tai đôc lâp, riêng biêt, tât cả đêu hoà ̀ ̉ ́ ̀ ̣̀ ̣̣ ̣́ ̀ chung vao đât trời. ̀ ́
  4. Không chỉ là chiêc la, nhưng con rât nhiêu thứ xung quanh, gân gui với chung ta trong cuôc sông. ́́ ̀ ́ ̀ ̀ ̃ ́ ̣ ́ Nhưng khi ta hướng sự tâp trung của mình vào chiếc bàn, cái ghế, bông hoa, cốc nước, nhìn sâu ̣ vao mọi sự vật, ta sẽ thấy được sự diệu kỳ của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới quanh ta, đó ̀ chinh là luc ta thư gian nhất. Khi ta nhin sâu vào sự vật, tiếp cận băng tât cả cac giac quan và cam ́ ́ ̃ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̉ nhân băng con tim, một phút là quá đủ để ta tìm được sự thanh thản tâm hồn! ̣ ̀ Bí quyết để vui vẻ đảm đương công việc và chăm lo gia đình Phụ nữ trong đời sống hiện đại ắt hẳn lo lắng và mỏi mệt trước nhiều áp lực cuộc sống. Họ bị đòi hỏi phải công-dung- ngôn-hạnh, phải giỏi việc nước-đảm việc nhà, phải là vợ hiền - dâu thảo - mẹ đảm đang... Vậy với 24 giờ trong một ngày, phụ nữ làm sao có thể gánh hết khối công việc có vẻ như gấp ba gấp bốn trước đây, mà thái độ vẫn vui vẻ và tích cực? Stress ngày càng hiện rõ trên gương mặt người phụ nữ hiện đại. Vui vẻ lãnh nhận trách nhiệm cuộc sống Phần lớn sự cực khổ, hay đau đầu trong đời sống là do ta... tự chuốc vào thân. Tin hay không tùy bạn! Nhưng có những người phụ nữ lập gia đình, thế mà vẫn ước mơ “sống tự do” như thưở còn con gái! Vì vậy, việc chăm sóc cho gia đình hóa thành “đầy ải” chứ không tạo chút niềm vui nào cả. Hay cả việc có con là một sứ mạng thiêng liêng của phụ nữ, thế nhưng có một số bạn vẫn mong muốn “thoải mái như xưa” cho dù trách nhiệm của mình giờ đã hoàn toàn khác trước. Chính việc không chấp nhận sự thay đổi, không chịu điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức dù đã trưởng thành đã làm nhiều bạn nữ khổ sở trước cuộc sống, và cũng dễ hiểu nếu họ thấy “đời là bể khổ”. Tìm thấy niềm vui trong công việc Khi tôi hỏi nhiều bạn gái tham dự các buổi hội thảo câu: Bạn đi làm để làm gì? Hầu hết bạn gái đều trả lời: để kiếm tiền, để tự lo cuộc sống và không mang tiếng “ăn bám”, để khẳng định bản thân “nữ nhi chi chí”... Hiếm có bạn nào trả lời: đi làm vì niềm vui, đi làm vì thấy thích đi làm, đi làm vì đó là công việc mình yêu thích. Chỉ khi nào ta làm công việc mình yêu thích, hoặc yêu thích công việc mình đang làm thì ta mới hứng thú với cuộc sống hơn. Đó cũng là một bí quyết để tìm thấy cân bằng trong đời sống. Tập trung làm ra làm, chơi ra chơi, chăm sóc ra chăm sóc Bệnh nặng nhất trong thời hiện đại là bệnh “tham công tiếc việc”, nhất là ở phụ nữ. Vì họ có quá nhiều việc phải giải quyết nên luôn tranh thủ làm hai ba việc cùng lúc, hoặc tay làm việc này nhưng đầu óc nghĩ việc khác. Tôi gọi tình trạng này là tâm trí luôn xao động. Khoa học đã chứng minh não bộ con người chỉ tập trung cao độ được một việc trong một lúc. Đúng thời điểm tập trung ấy, trí tuệ, cảm xúc và thể chất của con người được hội tụ để giải quyết vấn đề nên kết quả đạt được rất cao. Khi đi chơi, ta tập trung để hưởng thụ cái đẹp của thắng cảnh. Khi làm việc, ta tập trung cao độ nên giải quyết công việc nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Khi ở bên cạnh người thân trong gia đình, hay chăm sóc con cái, tập trung giúp cho ta dồn các giác quan vào việc thể hiện tình cảm và âu yếm, vì vậy những giờ phút ở bên gia đình dù hiếm hoi nhưng vẫn ấn tượng và sâu đậm. Bài tập dễ mà khó Bài tập cơ bản để đưa tâm trí về trạng thái bớt xao động, tập trung vào đúng việc đang giải quyết rất đơn giản. Khởi đầu, các bạn hãy làm mọi việc chậm lại: đi chậm, ăn chậm, nói chậm, làm từng việc một và dồn tất cả sự chú ý vào việc đang làm. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bài tập sẽ rất khó khăn và bạn sẽ gặp thói quen cũ cám dỗ hay sự phân tâm làm cho xao lãng. Ngay lúc đó, hãy tự kéo mình ra khỏi những cám dỗ để chú tâm vaò việc đang làm, dần dần sẽ quen. Một khi thói quen tập trung đã được hình thành, bạn sẽ thấy con người của mình an nhiên tự tại, không vội vã nhưng giải quyết mọi công việc trong thời gian nhanh chóng hơn, với chất lượng
  5. cao nhất. Lúc đó, cuộc sống cũng đẹp hơn vì bạn đã dành thời gian cho nó trọn vẹn với tất cả các giác quan và cảm xúc của bản thân. Nghĩ "Ngoài Khung" để sống vui hơn Những vết hằn của thời gian thoáng hiện và rõ dần trên gương mặt khi chúng ta bước qua những tháng năm của đời người. Dòng chảy ấy đưa chúng ta đến ngày càng gần hơn với những giới hạn của thân xác con người. Ai cũng sẽ đến lúc già đi và rời khỏi cuộc sống này, vì vậy mỗi ngày sống là mỗi ngày hết sức ý nghĩa – cho ta cơ hội để khám phá vô vàn những bí ẩn kỳ diệu và tận hưởng những điều thú vị của cuộc sống bao la. Vậy mà không ít người đã “giam cầm” mình trong quá nhiều giới hạn, mà nhà tù lớn nhất mỗi người tự đưa mình vào là “nhà tù tâm trí”; cụ thể là: chúng ta không cho phép suy nghĩ của mình vượt ra khỏi cái khuôn hạn hẹp sẵn có, để rồi cuộc sống ta ngày càng trở nên nhàm chán, tù túng, bế tắc và mất vui đi rất nhiều. Lúc vừa mới sinh ra, não chúng ta chưa có những kết nối thần kinh, nhưng sau đó không lâu – chỉ trong vòng 3 năm đầu đời, não có hơn 15.000 kết nối thần kinh. Đến tuổi trưởng thành, não đã tiếp thu được một khối lượng kiến thức và thông tin khá lớn từ thế giới bên ngoài qua học tập, làm việc cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống. Những điều đó được chúng ta lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, dần dần hình thành thói quen hay chính là thế giới quan của riêng mình. Khi đó, não chúng ta “tuyên bố”: “Tôi biết đủ rồi!” Tuổi trưởng thành – lúc mà lẽ ra tâm trí của chúng ta bắt đầu có đầy đủ mọi điều kiện để tiếp tục khám phá sâu hơn, rộng hơn về cuộc sống, thế giới, con người và bản thân, thì lại là lúc chúng ta “nhốt” mình trong những điều đã biết và tự đóng sầm cánh cửa đi vào cuộc sống. Từ lúc này, tất cả những gì thuộc về thế giới bên ngoài chỉ được não đón nhận và lý giải theo cách đã đóng khung, “thẳng thừng” từ chối hầu hết những gì khác lạ so với điều não chúng ta đã từng biết. Như vậy, cuộc đời chúng ta chấm dứt sớm hơn chúng ta tưởng vì chúng ta không thay đổi được cách nghĩ và cách đón nhận những điều mới mẻ trong cuộc sống này. Benjamin Franklin đã có một câu nói rất đáng để mỗi chúng ta phải suy nghĩ, rằng: “Nhiều người chết từ năm 25 tuổi, và mãi đến năm 75 tuổi mới được chôn cất”. Như vậy, một điều hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đó là phải thoát khỏi cái khung hạn hẹp đã trì níu không cho chúng ta nghĩ thoáng hơn, nghĩ lớn hơn, nghĩ khác đi và nghĩ phản biện lại những gì được dạy dỗ cách cứng nhắc, để không ngừng thu nhận nhiều hơn nữa từ cuộc sống, để không ngừng phát triển, và để tiếp tục sống cho đáng một cuộc đời. Nghĩ thoáng Những gì bạn từng biết chỉ bó hẹp ở miền đất nơi bạn sinh sống, trong những tình huống và hoàn cảnh mà chỉ có mình bạn trải qua, ở phạm vi rất hẹp của những kiến thức và kinh nghiệm của riêng bạn. Vì vậy, để có thể nghĩ thoáng, bạn phải mở rộng chiều kích suy nghĩ của mình ra không gian khác. Khi bạn nghe những thông tin, một câu chuyện hay về một con người nào đó mà mình chưa từng biết đến bao giờ thì trước hết hãy đón nhận chứ đừng phê phán. Bạn không thể lấy những hiểu biết và trải nghiệm hết sức nhỏ bé và ít ỏi của mình ra để làm chuẩn đối chiếu và đánh giá về một điều khác lạ, mới mẻ hoàn toàn. Ngoài ra, bạn hãy biết mở rộng chiều kích thời gian trong suy nghĩ để có thể nhìn xa hơn về tương lai. Cứ mãi lầm lũi sống mà mịt mù về tương lai thì rất dễ nản lòng và bế tắc. Nhìn về tương lai với niềm hi vọng luôn làm cho chúng ta vững vàng trước những nghịch cảnh hiện tại. Nghĩ thoáng giúp chúng ta thu nhận cuộc sống và đón nhận người khác dễ dàng hơn, bớt khắc khe và phán xét hơn, và mở rộng được sự kết nối của bản thân với người khác và với thế giới. Để nghĩ thoáng, bạn hãy đi nhiều, đọc nhiều, đón nhận nhiều để biết rằng cuộc đời phong phú và có quá nhiều điều thú vị biết bao.
  6. Nghĩ lớn Tôi không tin là Vũ trụ đặt chúng ta vào cõi đời này chỉ để chúng ta cam phận sống một cuộc đời tầm thường. Bạn không phải là những gì bạn đang nhìn thấy, nhưng chính là những gì bạn thường xuyên nghĩ đến. Đừng chỉ nghĩ về những gì đang diễn ra, mà hãy nghĩ đến cả những điều bạn chưa thấy bao giờ. Hãy dồn sức tập trung để nhìn về nơi muốn đến chứ đừng nhìn vào nơi bạn hiện đứng lúc này. Hôm nay bạn đang ở vị trí này, nhưng hãy nghĩ về ba năm, năm năm hay mười năm nữa mình sẽ phải trở thành người có tầm vóc lớn hơn, thu nhập cao hơn và hạnh phúc nhiều hơn như thế nào. Thế giới này thuộc về những kẻ dám ước mơ. Mọi thay đổi của cuộc đời bắt đầu bằng việc dám thay đổi suy nghĩ. Tương lai của bạn được hình thành ngay trong suy nghĩ của bạn hôm nay. Khi chưa có thói quen và chưa biết cách để nghĩ lớn, bạn hãy thường xuyên gặp gỡ với những người nghĩ lớn, xem những cuốn sách khoa học viễn tưởng, đọc những bài viết dự báo về tương lai, và không ngừng rèn luyện khả năng tưởng tượng của mình. Bạn hãy luôn nhớ là không hề có giới hạn cho bất cứ một ước mơ nào của chúng ta. Nghĩ khác Luôn có một cách nào đó tốt hơn. Nhất định là như vậy, vì chúng ta đang sống trong một cuộc sống tiến hóa không ngừng. Vì thế đừng giới hạn mình trong những lối nghĩ cũ kỹ, rập khuôn, xưa cũ. Tất cả mọi giải pháp trong cuộc sống chỉ có thể sử dụng một lần, vì một khắc trôi qua là thế giới và con người đang ở một thời điểm khác, không gian khác và vị trí khác, không có gì còn giống như cũ nữa. Nếu bạn không nghĩ khác đi thì chính là bạn đang đi lùi lại so với sự phát triển. Đừng bao giờ cho rằng đã hết cách, hay đây là cách tốt nhất; đó có thể là cách tốt nhất trong hiện tại, nhưng vẫn có nhiều cách khác tốt hơn trong tương lai. Chúng ta luôn mong muốn đạt đến sự hoàn hảo nhưng không bao giờ có sự hoàn hảo tuyệt đối; đó là điều thú vị mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta, món quà đó mang tên: Không giới hạn. Hạnh phúc, niềm vui, thành công, thịnh vượng dành cho chúng ta là vô biên. Bạn có thấy cảm kích những điều vũ trụ này dành cho mình? Trước mọi sự việc – dù là thành quả rực rỡ hay những thất bại đắng cay của mình, hãy luôn đặt câu hỏi: cách nào khác để kết quả tốt hơn? Với câu hỏi này, bạn sẽ bước vào cuộc chinh phục đầy hứng khởi để khám phá và tận hưởng cuộc sống kỳ diệu này. Nghĩ phản biện Mỗi chúng ta đều phải sống cuộc đời của chính mình, chịu trách nhiệm 100% về mình và không cuộc đời nào giống cuộc đời nào. Những kinh nghiệm của người này chưa chắc đã phù hợp với người kia, chúng có thể đúng trong trường hợp này nhưng lại gây nguy hại trong trường hợp khác. Vậy thì đừng bao giờ vội tin tuyệt đối vào những gì bạn được nghe thấy mà chính bản thân bạn phải trải nghiệm. Những kinh nghiệm của người khác là cần thiết, đáng để chúng ta suy nghĩ và tham khảo, nhưng phải luôn tỉnh táo để có những hoài nghi khôn ngoan, vì điều gì cũng tin tưởng tuyệt đối và áp dụng triệt để ngay chính là ta đang đánh mất cuộc đời mình. Để rèn luyện lối suy nghĩ phản biện, từ bây giờ, khi đọc thấy hoặc nghe thấy bất cứ một đúc kết nào, bạn cũng nên tự đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu rõ hơn: Có cách nhìn nào khác hơn? Điều đó đúng trong trường hợp nào? Đâu là những hạn chế? Vận dụng như thế nào mới hiệu quả? Đâu là điều phù hợp với mình? Liệu cách này có thể cho ra một kết quả khác không?... Sống, trải nghiệm và điều chỉnh liên tục thì bạn mới có được những kinh nghiệm của chính mình. Với những cách nghĩ không theo lối mòn như vậy, bạn sẽ phát triển tiềm năng bản thân nhiều hơn và đón nhận được rất nhiều từ cuộc sống phong phú này. Nhưng để có thể “bẻ lái” được nếp nghĩ vốn đã bị đóng khung đó, chúng ta phải thật sự dũng cảm và khôn ngoan. Những thói quen, niềm tin, nếp nghĩ cũ luôn đem lại cho chúng ta sự thoải mái và an toàn. Chúng có sức mạnh ghê gớm lôi kéo ta ở mãi trong cái khung đóng sẵn đó và làm cho chúng ta thấy lo sợ mỗi khi nghĩ vượt khung. Vì vậy, bạn cần phải hết sức dũng cảm để thách thức với chính suy nghĩ và tiếng nói luôn trì kéo ấy để vươn đến lối nghĩ khác hơn và tích cực hơn. Tuy nhiên, nghĩ khác, nghĩ lạ, nghĩ vượt khuôn không có nghĩa là cứ nghĩ bừa, nghĩ càng mà đây là một quá trình rèn luyện có kiểm chứng kết quả. Bạn cứ xem những gợi ý ở trên như
  7. những bài tập thể dục cho trí não. Sau mỗi lần tập, bạn phải đánh giá được hiệu quả và có những điều chỉnh liên tục để đạt được hoàn thiện về kỹ thuật và tăng dần thành tích. Đó là cách học và rèn luyện suy nghĩ vượt khuôn khôn ngoan để hướng đến mục đích lớn nhất trong đời là sống trọn vẹn: biết nhiều chiều kích của cuộc đời, cảm nếm được sự phong phú và dồi dào của cuộc sống, tận hưởng niềm vui sướng tột đỉnh vì chiến thắng được sức trì kéo của bản thân, và thật sự hạnh phúc vì phát huy được hết tiềm năng của mình. Bạn là sát thủ thời gian? Người thành công luôn ý thức việc thủ tiêu thời gian, để nó trôi qua mà không làm được gì có ích, là trọng tội. "Thời giờ thấm thoát thoi đưa Nó đi đi mãi có chừa ai đâu" Câu thơ thưở nhỏ cứ làm tôi nhớ mãi, đến lúc bắt đầu ý thức về thời gian nhiều hơn, tôi đọc sách, theo các khóa học chí cách Quản lý thời gian. Thế nhưng khi liên tục gặp thất bại trong việc áp dụng các “mẹo” quản lý thời gian, tôi mới phát hiện một điều: chúng ta không thể quản lý thời gian được vì không thể cột nó lại, không thể giữ chân nó cho dù có cho kim đồng hồ dừng hẳn, và cũng không thể tiết kiệm hay “để dành” thời gian vì nó vẫn cứ trôi mặc kệ ta không dùng nó. Cách thức duy nhất để làm chủ thời gian là quản lý chính con người mình trong việc sử dụng thời gian. Người thành công luôn ý thức việc thủ tiêu thời gian, để nó trôi qua mà không làm được gì có ích, là trọng tội. Họ không bao giờ hành động không có mục đích, ngay cả khi không làm gì cả thì mục đích của họ cũng là nghỉ ngơi để hồi sinh năng lượng. Họ luôn có kế hoạch cho từng ngày, từng tuần, từng năm và cho cả cuộc đời để có thể phân bổ thời gian sống hiệu quả nhất. Họ quý thời gian nên họ hiểu rằng người khác cũng quý thời gian biết chừng nào nên họ luôn đúng giờ trong hẹn hò, hội họp. Họ nói ngắn gọn chứ không kéo dài lê thê mà không có ý nghĩa gì nhiều. Họ không ngồi mơ tưởng viễn vông hoặc than vãn cho những việc đã qua, mà tập trung vào hành động cho những dự định tương lai vì họ biết rằng: thời gian duy nhất họ thật sự sống là phút giây hiện tại, và chỉ có hành động trong hiện tại thì mới tạo ra kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai. Người thành công biết thời gian nào mình làm việc hiệu quả nhất trong ngày, sung mãn và minh mẫn nhất để thực hiện các việc quan trọng. Hơn ai hết, họ hiểu rõ giá trị thời gian của mình nên họ chỉ dành thời gian vào những việc họ yêu thích, qua đó đạt năng suất cao nhất và tạo ra nhiều giá trị nhất. Họ biết từ chối những việc không phù hợp, không có mục đích và làm tiêu tốn thời gian. Họ biết vận dụng hệ thống hỗ trợ để giao việc hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người khác, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ, nhân viên, trợ lý, đồng nghiệp, bạn bè, bà con, các thiết bị hiện đại giúp tăng hiệu quả công việc... Học giả Nguyễn Hiến Lê có soạn một cuốn sách tựa đề Tiết kiệm mỗi ngày 1 giờ. Nếu bạn thực hiện được điều đó, mỗi năm bạn đã "dư ra" cho mình 365 giờ = 15 ngày trọn vẹn. Nhiều người đã lấy thêm bằng cấp, học lái xe, dự hội thảo nâng cao năng lực bản thân, viết sách, làm thêm việc kinh doanh nhỏ từ thời gian rảnh rỗi của mình. Họ không thông minh hơn người khác, không tài năng hơn; họ chỉ tôn trọng và sử dụng nghiêm túc thời gian. Việc gì khiến bạn luôn cảm thấy mình bận rộn, không có thời gian để mà thở? Bạn muốn có nhiều thời gian hơn với gia đình không? Bạn muốn khám phá cái đẹp của cuộc sống này? Bạn muốn có giờ để học hỏi các kỹ năng cần thiết cho đời sống? Bạn muốn “ngắm nhìn” lại bản thân mình để định hướng tốt hơn mà đi tới? Bạn có đủ thời gian để làm tất cả, chỉ cần bạn khôn ngoan hơn, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thời gian. Cách bạn sử dụng thời gian chính là cách bạn SỐNG cuộc đời mình. Đừng trở thành kẻ sát thủ thời gian!
  8. "Nuốt trôi" lời phê bình Biết rằng chỉ trích là tiêu cực, nhưng nó có thể trở thành động lực tích cực giúp cho chúng ta hoàn thiện chính mình. Chẳng ai thích bị chỉ trích! Tâm lý con người luôn có khuynh hướng tin rằng mình làm gì cũng đúng, cho dù mình biết điều đó không phải là sự thật. Vì vậy khi làm sai, bạn muốn che giấu để người khác không nhận ra. Tuy nhiên, rồi sẽ có lúc người khác phê bình bạn, hoặc góp ý cho bạn. Rõ ràng, đây không phải là những lời “dễ nghe” cho dù người đó có thiện chí đến đâu đi nữa. Ban phan ứng với điêu đó băng cach nao? ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ̀ 1. Đừng biện hộ và giận dữ, những cảm xúc bộc phát lúc đó hiếm khi giải quyết được chuyện gì và thường khiến cho vấn đề tệ hơn. 2. Nếu bạn phạm cùng một sai lầm và bị chỉ trích hoài về vấn đề đó thì phải đặc biệt lưu ý. Hoặc nếu nhiều người cùng góp ý cho bạn về một vấn đề, có lẽ họ đang phê bình đúng. 3. Hãy xem xét người chỉ trích mình xem liệu họ có đang bực bội chuyện gì không? Có lý do gì khiến họ phải “nổi đóa” như vậy. 4. Học cách thư giãn. Có lẽ là điều không dễ dàng gì, nhưng bạn có thể học được cách thư giãn ngay cả khi bạn đang bị áp lực. Hãy tập thở sâu và chậm. 5. Đừng đánh đồng bản thân mình với hành động của mình. Người tốt vẫn mắc sai lầm như thường, cho nên dù bạn phạm vài lỗi thì không nhất thiết bạn là người xấu. 6. Cố gắng rút ra bài học từ lời chỉ trích, có thể đó là những lời khuyên giá trị. Hãy để tâm suy nghĩ về bài học đó một cách khách quan. Nếu lời chỉ trích là đúng thì bạn phải cân nhắc xem phải cải thiện cách nào. Biết rằng chỉ trích là tiêu cực, nhưng nó có thể trở thành động lực tích cực giúp cho chúng ta hoàn thiện chính mình. Có thể bạn chẳng bao giờ yêu thích việc bị chỉ trích, nhưng bạn có thể học cach chung sống với nó. Bí quyết nằm ở cách bạn phản ứng tích cực và học hỏi đi lên. ́ Thành công đến ngay từ lời nói Từ ngữ chung ta sử dung để đap lai môt yêu câu, môt mong ́ ̣ ̣́ ̣ ̀ ̣ đợi hoăc để tự dặn dò thực hiện một việc gì đó thể hiện ̣ mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta. Công viêc cua tông giam đôc môt tâp đoan lớn lam cho anh ̣ ̉̉ ́ ́ ̣̣ ̀ ̀ không dễ dang về nhà trước nửa đêm, vì vậy môt buôi đi ̀ ̣ ̉ công viên cung cac con vao cuôi tuân vân mai là lời hứa. ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̃ ̃ Buôi chiêu đai tôi qua lam anh mêt lã người và muôn năm ̉ ̃́ ̀ ̣ ́ ̀ thêm tí nữa, vì dù sao hôm nay cung là ngay cuôi tuân. ̃ ̀ ́ ̀ Sang nay tui nhỏ thức dây sớm và liu lo hơn moi ngay. ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ Chúng chờ mai mới đên cuôi tuân để được bố dân đi chơi ̃ ́ ́ ̀ ̃ công viên như tuân trước bố hứa: “Ừ, cac con ngoan, vâng ̀ ́ lơi me, hoc gioi, bố sẽ cố găng săp xêp công viêc để đưa cac con đi công viên”. Nhưng giờ nay bố ̀ ̣̣ ̉ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ vân chưa dây, cả hai cứ đun đây nhau vao đanh thức bô. Rôi cuôi cung thăng anh cung phai ̃ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ́̀ ̀ ̃ ̉ nhường đứa em để ron ren bước vao nhẹ lay vai bố nó và thì thâm vao tai: “Hôm nay minh đi công ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ viên bố nhe!”. Keo mêm trum măt lai, băng giong ngai ngu, anh lai hứa: "Hôm nay bố mêt, để hôm ́ ́ ̀ ̀ ̣̣ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ khac nhe!". Nếu trong lần hứa trước, anh noi: "Bố nhât đinh sẽ…" thì anh đã ý thức hơn và có ́ ́ ́ ̣́ trach nhiêm thu xếp công việc để thực hiên lời hứa. ́ ̣ ̣ Từ ngữ chung ta sử dung để đap lai môt yêu câu, môt mong đợi hoăc để tự dặn dò thực hiện một ́ ̣ ̣́ ̣ ̀ ̣ ̣ việc gì đó thể hiện mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta. Vì vậy, cách chúng ta dùng từ ngữ sẽ tac đông đên kêt qua, thâm chí báo trước kêt quả công việc ta sẽ làm. ́ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ́ Hôm qua, trên đường, tinh cờ ban găp lai môt đứa ban thời sinh viên, sau môt vai câu hoi thăm ̀ ̣ ̣̣ ̣ ̣ ̣̀ ̉ tinh hinh và lưu lai số điên thoai, nó vôi vã đi cho kip giờ làm. Nó bao răng: “Hôm nao tui với ông ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ sẽ đi uống cà phê”, thì rât có thể sẽ không có chầu cà phê đó! Nhưng nêu người bạn noi răng: ́ ́ ́̀
  9. "Giờ tui bận qua, thứ Bảy này cà phê nhé. Chiều thứ Sáu tui sẽ gọi ông!" Nếu "không có gì thay ́ đổi vào giờ chót", ban sẽ nhân được điên thoai cua người ban ây vào chiều thứ Sáu, hẹn địa điểm ̣ ̣ ̣ ̣̉ ̣́ cà phê hoặc chí ít xin lôi vì cuối tuần có chuyên đôt xuât. ̃ ̣ ̣ ́ Qua kinh nghiệm của tôi, những ai đáp "Tôi sẽ cố gắng đến; Tôi sẽ thu xếp để đi nhưng không hứa trước; Để tôi xem lịch lại cái đã..." cho một lời mời tham dự cuộc gặp mặt thì có đến 90% khả năng người đó vắng mặt. Ngay cả bản thân khi tự hứa với mình cũng dùng những từ xác định, mạnh mẽ như "Mình làm được; Mình sẽ thực hiện ngay; Mình đến đó..." Đừng đông loã ̀ với sự trì hoan, yếu đuối, sợ sệt hay thiếu nỗ lực bằng cách dùng từ thiếu kiên quyết, do dự, ̃ không dứt khoát. Những từ như "sẽ cố găng", "sẽ săp xêp", "để thử xem sao", "để hôm nao", "khi ́ ́ ́ ̀ nao ranh thi…" lam suy yếu năng lượng cũng như lòng quyết tâm của bạn trong việc thực hiện ̀ ̉ ̀ ̀ công việc. Chỉ có hai trạng thái: làm hoặc không làm, đến hoặc không đến, có hoặc không! Nêu ́ ban thực sự muôn môt kêt quả tôt, hay bắt đầu từ việc sử dụng ngôn từ khẳng định, thể hiện ̣ ́ ̣́ ́ ̃ cam kết trong lời nói của mình. Sự chần chừ, không dứt khoát, đắn đo chỉ làm bạn mệt mỏi thêm, trong khi công việc vẫn chẳng nhích thêm chút nào. Bât kỳ môt viêc gi, trong lân đâu tiên ban chưa thanh công, thì đừng "thử" lam lai mà hay "nhât ́ ̣ ̣̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ̃ ́ đinh" lam cho băng được. Hay ý thức những từ ngữ chung ta sử dung, vì chúng thể hiên sức manh ̣ ̀ ̀ ̃ ́ ̣ ̣ ̣ cua ý chi, mức độ quyết tâm và thái độ cam kết, qua đó kết quả công việc của ta đã được định ̉ ́ trước từ lúc ta ... mở miệng! Người ta chỉ làm những gì họ muốn Đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục là người bị thuyết phục không hề biết mình đã bị thuyết phục, thậm chí còn cảm ơn ngược lại người thuyết phục mình. Câu chuyện diễn ra trong một buổi học về Động viên tinh thần (Motivation) trong chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh (DBA) của Đại học NorthCentral Mỹ (NCU) tại Việt Nam. Sau khi giới thiệu một loạt các yếu tố có thể khích lệ con người như tiền bạc, danh vọng, tình yêu, mối đe dọa, nỗi sợ hãi..., Giáo sư Harry Bury đặt ra một câu hỏi làm mọi người... chưng hửng: Bạn có nghĩ rằng mình tạo động lực cho người khác được không? Vậy tất cả những yếu tố kể trên dùng để làm gì nhỉ, hầu hết đều suy nghĩ như vậy và câu trả lời đa số đưa ra là "Được". Giáo sư Bury "thách thức": Ai có thể tạo động lực (motivate) cho tôi ngồi xuống chiếc ghế này? Hàng loạt sáng kiến được đưa ra: ông nên ngồi đi vì sức khỏe của mình, nếu ông ngồi tôi sẽ hôn ông (từ một nữ học viên), một chầu nhậu “thả dàn” (từ một nam học viên)... Ông giáo sư già vẫn mỉm cười mà ... đứng, thể là có người đổi hướng hăm... đánh, đe dọa các kiểu đến mức ông giáo sư lên tiếng: "Nếu anh dí súng vào đầu tôi, tôi sẽ ngồi để giữ lấy sinh mạng mình chứ không phải vì tôi muốn ngồi. Tôi chỉ thích thú ngồi xuống, hào hứng ngồi xuống, không bực bội hay phiền toái chi cả khi tôi muốn ngồi." Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng (influence) lên người khác, tác động lên nguồn động viên bên trong của con người, thật sự chúng ta không thể động viên ai được cả. Người ta chỉ làm những gì họ muốn mà thôi! Trong cuộc sống, ta thường có xu hướng ép người khác làm theo điều mình muốn, đôi khi lạm dụng cả quyền lực để thực hiện điều này. Bố mẹ bắt buộc con theo đuổi ngành học mà ông bà nghĩ là có lợi cho con, hoặc ra lệnh cho con phải làm nhiều điều theo ý mình. Cho dù đó là những điều hoàn toàn tốt đẹp và có lợi cho đứa con, nhưng việc “bị ép buộc” không hề làm cho đứa con cảm thấy vui vẻ, hoặc nỗ lực hết mình khi “phải nghe theo lời ba mẹ”. Đây cũng là điều mà nhiều lãnh đạo hay quản lý doanh nghiệp ít lưu tâm: người nhân viên chỉ làm tốt và đặt tâm huyết vào những việc họ thích làm và có lợi ích liên quan đến bản thân. Ít khi lãnh đạo giành thời gian để giải thích rõ, phác họa lộ trình hay lợi ích rõ ràng để nhân viên nhìn thấy mình trong công việc và những gì họ sẽ gặt hái khi công việc đạt kết quả tốt. Vì vậy, người nhân viên chỉ làm việc để "giữ ghế, kiếm lương, sợ bị mất việc..." mà hiếm khi làm việc và mong hoàn thành công việc "vượt cả mong đợi" vì họ thật sự yêu thích công việc họ đang làm. Đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục là người bị thuyết phục không hề biết mình đã bị thuyết phục, thậm chí còn cảm ơn ngược lại người thuyết phục mình vì đã hướng cho họ đến niềm
  10. vui, chân lý, lẽ sống mới. Nhưng có mấy ai giành thời gian, nhẫn nại để cùng ngồi chung với con cái và giải thích cặn kẽ, thậm chí làm thử cho con xem để lôi cuốn sự yêu thích của con. Có bao nhiêu lãnh đạo doanh nghiệp giành thời gian để thật tâm chỉ ra niềm vui sâu sa, lợi ích thiết thực trong công việc mà họ giao phó, hoặc chỉ đạo nhân viên. Vì vậy, chúng ta thường chỉ có những nhân viên “làm hết giờ, làm hết lương, làm hết việc vì trách nhiệm” chứ ít khi có nhân viên "làm việc hết mình" vì niềm vui và tình yêu công việc. Thành công là kết quả của nỗ lực Thành công có phải là do may mắn? Nhìn một vận động viên thể thao đỉnh cao như Lance Armstrong, người đã vượt qua căn bệnh ung thư để giành chiến thắng trong nhiều vòng đua nước Pháp, thì không thể gọi thành công là do may mắn, mà là kết quả của một sự nổ lực, kiên trì, bền bỉ, rèn luyện không ngừng với niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng. Những vận động viên leo núi, chinh phục các đỉnh cao không thể chỉ nhờ vào may mắn, mà nhờ kết quả của cả một quá trình tập luyện gian nan. Không khổ công tập luyện thì chẳng bao gi ờ đạt thành tích cao. Nhưng hãy thử xét lại, đâu phải bất cứ người nào tập chạy đua cũng giành được chiến thắng, đâu phải ai tập luyện leo núi cũng chinh phục được đỉnh Everest? Bởi muốn đạt được thành công, còn một yếu tố nữa là sự khôn ngoan trong quá trình phấn đấu, nắm và vận dụng được những nguyên tắc, quy luật chứ không phải đơn thuần là chỉ đổ mồ hôi. Nếu ai đó vẫn coi thành công như một sự may mắn thì cũng giống như chuyện trúng vé số. Như vậy, trong cuộc đời này, số người thành công chẳng là bao. Thành công xuất phát từ nền tảng tư duy, nhận thức, trí tuệ, năng lực thực sự của bản thân. Vì thế, nếu trên chặng đường đi đến thành công mới mà có bị vấp ngã thì người đã đạt được thành công sẽ luôn cố gắng vượt qua vì luôn tin tưởng tuyệt đối vào đích đến. Người thành công thật sự luôn biết họach định sự thành công cho cả đời con, đời cháu của mình. Người thành công biết tu dưỡng, rèn luyện và hình thành cách suy nghĩ sáng tạo, quyết đóan và hành động dũng khí mạnh mẽ. Người thành công suy nghĩ điều gì? Kết quả của các cuộc thăm dò từ những người thành công trên thế giới đều cho thấy rằng người thành công đã đặt cho cuộc đời họ một sứ mạng, một ước mơ lớn, từ đó tạo ra những đột phá, những động lực phấn đấu không ngừng tiến về phía trước. Nhưng lúc nào cũng lao theo ước mơ, lúc nào cũng đặt ước mơ lớn như vậy thì cuộc sống có mệt mỏi không? May thay, những người sống với ước mơ mãnh liệt của họ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Mấu chốt của vấn đề ở đây là để thành công thì hãy làm công việc bạn yêu thích, bạn ước mơ. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là hãy dám sống với những điều mà mình mơ ước, sắp đặt kế họach để đạt được mục tiêu đó. Trong khâu lập kế họach hành động để thành công, chúng ta phải học hỏi rất nhiều điều. Điều đầu tiên những người thành công có được là sự tin tưởng tuyệt đối vào đích đến mà họ thấy từ trước. Khi có đích đến rõ ràng, con đường họ vạch ra sẽ rõ ràng hơn, họ biết họ cần làm gì. Họ biết đầu tư thời gian một ngày, một tháng, một năm để làm gì. Phải vẽ ra một bức tranh rõ ràng, xác định mình muốn gì thì sẽ đi và đến được. Trong quá trình đó, một yếu tố cần thiết nữa, là sự nhẫn nại. Con đường dẫn đến thành công không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn là mồ hôi, là sự nỗ lực, vượt qua những chán nản, vấp ngã, thất bại, cả những lời đàm tiếu, hay những cái bĩu môi, lắc đầu. Trong lịch sử nhân loại, tất cả những người thành công rực rỡ như Thomas Edison đã từng nhẫn nại thử đi thử lại hơn 1.000 lần thất bại đó, ông ta nhận được vô số những lời cười chê hay hoài nghi. Nhưng đối với một người thành công, thì họ tin chắc không gì có thể lay chuyển con đường đi tới tương lai mà họ đã thấy được. Một đặc điểm nữa của người thành công là khả năng đứng lên mạnh mẽ sau những lần vấp ngã thay vì buồn bã, trách mó bản thân nối tiếc. Trước một thử thách, một người
  11. vội đi tìm đồng minh ủng hộ cho sự thất bại của mình thì chắc chắn người đó sẽ thất bại. Thomas Edison đứng nhìn phòng thí nghiệm của mình đang bốc cháy bên cạnh người vợ và đứa con đang rầu rĩ đã thốt lên: “May quá, vậy là tất cả những sai lầm của ta đã bị cháy hết rồi, ta lại bắt đầu mọi thứ lại từ đầu”. Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra cho người thành công là sự lạc quan, và luôn suy nghĩ một cách tích cực về cuộc sống, về những người xung quanh. Một chàng trai đi trên đường, gặp một phụ nữ khóc than rằng con bà sắp chết, cần một số tiền lớn. Anh đã giúp bà ta. Sau đó, mọi người cho anh biết rằng bà ta là người lừa đảo, thế nhưng anh đã nở một nụ cười, nói rằng: “May quá! Vậy là không đứa bé nào phải chết cả!” Anh đã đặt niềm tin nơi cuộc sống đã làm một hành động đáng phải làm và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường chính là ở niềm tin vào cuộc sống, mà không hề hoài ghi, ích kỷ. Nguyên tắc lớn cuối cùng. Đó chỉ là cách sống và làm việc của người thành công khác với người bình thường mà thôi. Để thành công chúng ta cần phải tìm cho mình những người dẫn dắt sáng suốt chỉ cho chúng ta thấy đâu là ánh sáng mỗi khi cuộc đời chúng ta có lúc chuyển sáng màu tối, đề chúng ta tránh những sai lầm không đáng có và mạnh mẽ hơn bước trên con đường dẫn đến thành công. Tiếp thị linh hoạt trong thời kỳ khủng hoảng Yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mua hàng không phải giá cả mà là nhu cầu. Và nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào những biến động của hoàn cảnh khách quan. Bài đăng trên Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần Chi phí dành cho các hoạt động tiếp thị luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng, việc cắt giảm khoản chi phí này là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ với một chi phí tiếp thị eo hẹp lại đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của doanh nghiệp. Đó cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất tại hội thảo "Duy trì và vượt lên sau khủng hoảng" do Power UP Group tổ chức vào ngày 24/8/2008 tại Khách sạn Viễn Đông (275A Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. Hồ Chí Minh). Thay đổi cách chăm sóc khách hàng Giảm giá dường như là cách đơn giản nhất và rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc giữ giá đã là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp nên giảm giá trong lúc này là điều không thể. Như vậy, làm sao để giữ giá, thậm chí tăng giá sản phẩm hay dịch vụ mà vẫn thu hút được khách hàng? Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm giải quyết bài toán này. Việc tạo ra nhiều giá trị cộng thêm cho sản phẩm hoặc dịch vụ là cách được áp dụng nhiều nhất. Khách hàng sẽ cảm thấy hợp lý khi giá tăng mà có thêm quà tặng đi kèm, tăng thời gian bảo hành hay có thêm dịch vụ giao hàng tận nơi. Nhiều người lo ngại rằng việc tăng giá sẽ làm giảm số lượng khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mua hàng không phải giá cả mà là nhu cầu. Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra mô hình Tháp nhu cầu (Pyramid of Needs) năm 1943 và nó được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị marketing cho đến ngày nay. Một khi khách hàng vẫn còn nhu cầu và sự tăng giá còn trong khả năng tài chính của họ thì họ còn mua hàng. Tùy theo mức độ thiết yếu của nhu cầu và đối tượng có những nhu cầu đó mà thực hiện tăng giá một cách hợp lý. Các bà nội trợ có thể đắn đo khi giá ga, giá gạo tăng lên chút ít nhưng những người thành đạt
  12. muốn khẳng định đẳng cấp và phong cách riêng sẽ không ngần ngại chi thêm vài trăm, thậm chí vài ngàn USD cho những món hàng thời trang mà họ ưng ý. Cách thức chăm sóc khách hàng trong giai đoạn khó khăn cũng phải hết sức linh hoạt và sáng tạo. Một hình thức đã trở nên phổ biến đến mức rập khuôn hiện nay là tặng quà cho khách hàng vào những dịp lễ tết. Tuy nhiên, tâm lý khách hàng thường chuộng những món quà dành riêng cho họ hơn là những món quà “đại trà”. Vì thế, một số doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng hình thức mới cho những khách hàng thân thiết như gửi thư chúc mừng nhân dịp con em họ tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ đại học...Tất nhiên, để làm được điều này, bộ phận thu thập thông tin khách hàng phải làm việc thật tích cực. Điều chỉnh thông điệp Nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào những biến động của hoàn cảnh khách quan. Khi nhu cầu đó thay đổi, doanh nghiệp có hai hướng điều chỉnh để thích ứng: thay đổi sản phẩm hoặc thay đổi thông điệp. Nhiều nhà tiếp thị thường chọn cách thứ hai vì tốn ít chi phí hơn. Tại buổi hội thảo, Chủ tịch Power UP Group - ông Quách Tuấn Khanh đã đưa ra dẫn chứng: "Trước đây, thông điệp từ các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhưng khi cuộc sống quá nhiều áp lực như hiện nay, họ đã nhanh nhạy hướng đến việc ổn định tinh thần, giữ cho đầu óc luôn thoải mái". Tương tự, dễ dàng thấy sự chuyển đổi này từ các sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Giờ đây, nhu cầu về sữa không chỉ đủ chất dinh dưỡng, mà còn phải có các chất hỗ trợ sự phát triển trí não, khả năng miễn dịch tối ưu, thậm chí, nhiều nhãn sữa còn quảng cáo chức năng định hướng phát triển giới tính cho bé trai, bé gái (sữa dành cho bé trai có bổ sung MCT - chuỗi chất béo trung bình, giúp trẻ hấp thu năng lượng nhanh sau những hoạt động thể lực mạnh mẽ). Trao tặng khách hàng cảm xúc của tình yêu Cái khoảnh khắc ban đầu bao giờ cũng quan trọng khi muốn đối phương lưu giữ và khắc ghi dấu ấn. Vì vậy mà hãy đừng đánh mất thiện cảm trong giây phút đầu tiên. Bọt champagne văng tung tóe sau tiếng bật nút, những tràng pháo tay vang dài, tràn ngập hoa và những lời chúc mừng. Kể từ đây, anh chàng Thương hiệu đã chiếm trọn vẹn trái tim Nàng. Vậy là Thương hiệu đã lên ngôi! Nhớ lại dạo ấy, khi hai ánh mắt tình cờ bắt gặp nhau, một vẻ ngoài đôi chút ấn tượng; thoáng bối rối, ngập ngừng; một cái cuối đầu và “đằng ấy” khẽ nhoẻn cười đáp lại. Kể từ giây phút ấy, hai kẻ xa lạ này lại ngóng về nhau. Thêm một vài lần gặp gỡ, dăm ba chuyện vu vơ, lại thành ra những người quen biết. Mọi điều tốt đẹp được đôi bên bộc lộ và khám phá lẫn nhau. Sự thú vị ấy ngày càng nảy nở và tăng dần mức độ quyến luyến khi cả hai lúc nào cũng muốn gặp gỡ, ăn cùng, chơi chung, hàn huyên tâm sự, “vò vẽ” bên nhau… Những lúc vắng mặt, nỗi nhớ đong đầy. Từ đó mà hành trình khám phá về nhau tìm vào chiều sâu bên trong, vượt khỏi những hình thức bên ngoài. Sự hòa hợp lúc này còn đòi đến cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, tinh thần, triết lý sống của nhau… Lúc này, cả hai đi đến một ý niệm xa hơn, đó là thủy chung, là gắn bó cuộc đời cùng nhau. Đó cũng phải là một tiến trình của người làm tiếp thị. Một cuộc tìm kiếm và chinh phục khách hàng – người tình, để khắc vào tim họ hai chữ “thủy chung” với hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình. Theo các bước cơ bản thường được đề cập đến trong tiếp thị: AIDA (Attention – Interest – Design – Action), quá trình này được bắt đầu bằng việc khơi gợi chú ý nơi khách hàng; để rồi làm cho họ thích thú; từ đó làm nảy sinh nhu cầu, ước muốn nơi họ; và cuối cùng họ hành động quyết định chọn dùng sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi đề cập đến những từ như để ý,
  13. yêu thích, mong muốn, hay khát khao..., là chúng ra đang đề cập đến khát vọng tình cảm của con người. Cuộc chinh phục ở đây không phải 1 chọi 1 mà là những nổ lực lớn để chinh phục nhiều người; chiếm thiện cảm, tình yêu của nhiều người. Vì vậy mà người làm tiếp thị cần rải cảm xúc suốt quá trình tiếp thị. “Lấy lòng” được người yêu chưa phải là kết thúc “chiến dịch”. Vì cái đích cuối cùng là lòng chung thủy của người yêu, hay chính là sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Theo thống kê, để có 1 khách hàng mới, người ta phải tốn chi phí gấp 4 lần so với việc chăm sóc 1 khách hàng đã trung thành. Câu chuyện tình yêu của anh chàng Thương hiệu khi bắt gặp và si mê Cô người yêu bé nhỏ, rồi ra sức chinh phục; đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn và “theo đuổi” khách hàng. Như một người đang yêu khát mong thấu hiểu người tình của họ thế nào từ sở thích, nhu cầu, mối quan hệ, món ăn, thức uống, thói quen, gia đình, văn hóa, tôn giáo, thu nhập …, thì người làm tiếp thị cũng phải tỏ tường về khách hàng của mình như vậy. Trên cơ sở đó mà lên “chiến lược” cho hành trình chinh phục để “người ấy” thuộc trọn về mình. Cái khoảnh khắc ban đầu bao giờ cũng quan trọng khi muốn đối phương lưu giữ và khắc ghi dấu ấn. Vì vậy mà hãy đừng đánh mất thiện cảm trong giây phút đầu tiên. Có nhiều quảng cáo tạo chú ý bằng mọi giá cho thấy sự bất lực, “bó tay” trước một rừng thông điệp dày đặc của vô vàn những sản phẩm hay dịch vụ khác. Cái giá phải trả cho những cảm xúc đầu tiên không tốt là vô cùng đắt. Không khéo léo, anh chàng Thương hiệu sẽ “lỡ tay” mà đánh mất vĩnh viễn Cô người yêu. Trong giai đoạn gây thiện cảm, tạo thích thú, hãy nhớ rằng, Cô người yêu bé nhỏ sử dụng đến cả 5 giác quan để đánh giá, phán xét, cảm nhận anh chàng Thương hiệu. Lúc này, Thương hiệu không chỉ còn là tên, là khẩu hiệu, nhưng cần biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau: chất lượng sản phẩm, uy tín dịch vụ, cách bày trí cửa hàng, thái độ phục vụ, bao bì, hậu mãi… Điều khắc nghiệt là muốn chinh phục được đối phương, anh Thương hiệu phải không ngừng vươn lên mức hoàn hảo, luôn làm hài lòng và đem lại nụ cười trên môi Cô ấy. Phải hết sức khéo léo, vì chỉ cần một tiếp xúc tại một thời điểm nào đó mà đánh mất lòng tin, thiện cảm thì có thể là dấu chấm hết cho cuộc tình. Qua một thời gian ra sức “thể hiện”, “tán tỉnh”, “dỗ ngọt”, Cô người tình gật đầu đồng ý, thì đây là cơ hội lớn để chàng Thương hiệu được cận kề chăm sóc. Tuy nhiên, Cô ấy vẫn tiếp tục tìm hiểu và phán xét. Chỉ qua tương tác và sống chung thì mới kiểm chứng cho những lời hứa ban đầu; mới thấu được “ruột gan” của chàng; mới biết đây có thật là người tình trăm năm. Nếu mọi lời hứa ban đầu được đáp ứng, thì đây là lúc mà Cô ấy mát dạ mà “mở lòng” và quyết định “tiến tới” với anh chàng Thương hiệu. Vậy là công cuộc chinh phục đã bước đầu thành công. Điều thuận lợi hơn cho anh chàng Thương hiệu lúc này, đó là, trước tình cảm chân thành, sự yêu thương và chăm sóc chu đáo của anh, Cô ấy không giấu nổi niềm tự hào và phấn khởi mà giới thiệu anh chàng của mình cho bạn bè, người thân. Nếu sau một thời gian, chàng Thương hiệu vẫn tiếp tục mang niềm vui, sự thoải mái, an toàn, yên tâm cho Cô, thì lòng chung thủy nảy sinh. Đây là lúc Thương hiệu được chấp nhận, được khẳng định và lên ngôi. Khi ấy, Cô nàng sẽ vững lòng dù ai nói ngả nói nghiêng. Thậm chí, cô quí mến cả những anh chàng bạn mang cùng thương hiệu. Chỉ khi nào có một sự phản bội ghê gớm, một cú sốc khủng khiếp mới có thể làm phai nhạt tình cảm của Cô ấy. Vậy là tình yêu đã kết trái ngọt. Thương hiệu đã đi vào lòng khách hàng. Nếu người tiếp thị nào nhìn cuộc chinh phục khách hàng của mình giống như quá trình yêu và chăm sóc người mình yêu, thì cơ hội thành công cho thương hiệu đó cực kỳ lớn. Vì trên đời này không có gì có thể tạo sự đam mê, nâng cao được đôi cánh sáng tạo và chở đầy lẽ phục vụ như tình yêu. Hãy trải cảm xúc yêu trong suốt tiến trình tiếp thị để dành trọn vẹn trái tim khách hàng! Mục tiêu, Nhắm bắn Khi bạn cần sáng tạo cho một vấn đề cũng vậy, hãy tách nhỏ nó ra thành những vấn đề cụ thể. Não sẽ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn khi nó nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, không bị "choáng ngợp" trước một nhiệm vụ quá lớn đến mức tưởng chừng "bất khả thi". Đố vui: Có bao nhiêu hình tam giác trong hình bên cạnh?
  14. Đáp án: Bạn dễ dàng đếm được 16 hình tam giác nhỏ, thêm 1 hình tam giác lớn bên ngoài, vậy là 17 hình. Nhưng chỉ khi nhìn kỹ hơn, phân tích hình tam giác lớn cẩn thận, bạn sẽ thấy thêm 10 tam giác cở nhỡ bao gồm 4 và 9 tam giác nhỏ. Tổng cộng là 27 hình tam giác. Bạn phải cải thiện sức khỏe ư? Bạn muốn có một cơ thể cân đối à? Vậy mà ngày này qua tháng nọ, bạn đành phải gấp những bộ cánh mình yêu thích nhất lại và để vào góc tủ kia. Giảm cân là chuyện không tưởng! Do đâu? Khi đối mặt với một vấn đề hay tình huống cần phải giải quyết, chúng ta thường nhìn chúng một cách chung chung như: cần cải thiện sức khỏe, phải giảm cân, cần cải thiện đời sống, phải tăng doanh số, phải độc đáo… mà không vạch ra cho mình một mục tiêu cụ thể để hành động. Giống như một ngôi nhà có nhiều phòng, mỗi phòng lại được cấu thành bởi nhiều chi tiết khác nhau. Khi bạn muốn nâng cấp hay sửa chữa ngôi nhà ấy, hãy lần lượt tính xem, bạn muốn làm gì cho từng căn phòng; trong từng phòng, bạn muốn sơn màu gì, rèm cửa tông sáng hay tối, vị trí của giường ngủ, đèn trang trí đặt ở đâu, giá sách ở chỗ nào thì vừa mắt, sàn màu gì để hợp với tường và trần… Lúc ấy, bài toán phải giải quyết sẽ sáng tỏ hơn nhiều. Khi bạn cần sáng tạo cho một vấn đề cũng vậy, hãy tách nhỏ nó ra thành những vấn đề cụ thể. Não sẽ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn khi nó nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, không bị “choáng ngợp” trước một nhiệm vụ quá lớn đến mức tưởng chừng “bất khả thi”. Có nhiều cách để chia nhỏ một sự vật, sự việc, bạn hãy vận dụng những đặc tính giúp bạn khai phá và mổ xẻ vấn đề tường tận nhất. Sau đây là một số thuộc tính gợi ý cho bạn: Thuộc tính vật lý: Chiều cao, cân nặng, độ dài rộng, màu sắc, trình tự, tốc độ, góc độ di chuyển, mùi vị, âm thanh, chất liệu, cấu trúc... Thuộc tính thời gian: Nguồn gốc, lịch sử, quá khứ, hiện tại, tương lai, mục đích sử dụng cuối cùng... Thuộc tính sản xuất: Ý tưởng ra đời, cách sản xuất, thử nghiệm, tiếp thị, vận chuyển, phân phối, bán, sử dụng... Thuộc tính tâm lý: Sự vật tạo cho bạn cảm giác gì? Hạnh phúc, buồn bã, biết ơn, ấn tượng, khát khao, hài lòng, lãnh đạm... Thuộc tính văn hóa: Việc sử dụng sự vật có bị hạn chế, cấm cản gì không? Ý nghĩa của sự vật đối với đối tượng sử dụng? Đối với những người sử dụng khác nhau, mục đích và chức năng của sự vật có như nhau không? Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ một chiếc ghể theo các thuộc tính vật lý: thành ghế, mặt ghế, tay vịn, hình thù, chân ghế, bọc chân ghế, chất liệu làm ghế… Từ đó, việc sáng tạo một chiếc ghế mới trở thành việc tìm giải pháp độc đáo cho từng thành phần kể trên. Cách chia nhỏ thành những mục tiêu cụ thể được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực hoạt động đời sống chứ không riêng gì trong sáng tạo tiếp thị. Khi bạn cải thiện được những yếu tố nhỏ, tổng thể các thay đổi sẽ tạo thành một bước đột phá lớn mà ngay từ đầu bạn không hình dung ra. Nó tương tự như phép toán nhân: 5 x 5 x 5 x 5 x 5 = 3.125; chỉ cần tăng mỗi thừa số thêm 20%, bạn sẽ có kết quả gấp 2,5 lần: 6 x 6 x 6 x 6 x 6 = 7.776. Để thông điệp không chỉ đẹp.. Nói hay là việc của nhà tiếp thị, nhưng làm sao trao được những giá trị đó cho khách hàng mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Là một khách hàng thân thiết nên tôi được thẻ VIP của Công ty PN, với ưu đãi 5 -10% cho các sản phẩm được bán tại đây, đặc biệt được giảm 30% cho những sản phẩm do chính Công ty PN thực hiện. Ý tưởng thẻ khách hàng thân thiết hiện được nhiều đơn vị sử dụng nhằm “giữ chân” khách hàng, tăng lòng trung thành của khách hàng bằng những hình thức ưu đãi mà chỉ có “thường xuyên lui tới” khách mới được hưởng. Háo hức vì phát hiện một cuốn sách mới có giá trị của PN thực hiện, tôi đến quầy tính tiền cùng với một chồng sách khác. Cô thu ngân lẳng lặng nhập mã số thẻ của tôi. Oai nhỉ, VIP mà, chưa kịp hưởng trọn niềm vui thì tôi nhận được tờ hóa đơn vừa chạy “sè sè” rời khỏi chiếc
  15. máy in: tất cả được giảm 10%. Sao vậy cô, tôi là VIP mà, cuốn sách kia là sản phẩm của PN mà, 30% chứ. “Dạ, máy nhập mức chiết khấu như vậy, nên em chỉ biết có vậy. Mà cũng chênh lệch là bao đâu anh. Hay là em cứ tính anh bớt 10%, rồi anh quay lại sau đi nhé!” - cô thu ngân từ tốn nói. Tôi giải thích cho cô thu ngân: tôi không phải là khách có thẻ VIP duy nhất, Công ty PN cũng không chỉ thực hiện một cuốn sách duy nhất, vậy cứ mỗi người bị thiệt 20% trên mỗi sản phẩm của công ty thì số tiền không nhỏ. Cô thu ngân bèn nói: “Sao anh lại trách em, em có lỗi gì đâu!” Lúc này, tôi nghĩ mình “hết thuốc” nên từ chối mua cuốn sách của PN, trong bụng thì hết sức ấm ức... Được biết thông điệp hoạt động của công ty PN là “Sản phẩm, dịch vụ luôn gắn liền với giá trị văn hóa Việt Nam”, và chắc chắn công ty đã nỗ lực truyền thông thông điệp này rất nhiều. Nhưng liệu những sơ sót và cách xử lý như trên có làm cho khách hàng trực tiếp của công ty tin vào thông điệp được thiết kế “đẹp đẽ” đó không? Các nhà tiếp thị nỗ lực hết sức để đưa ra những thông điệp ngọt ngào, với các mỹ từ dễ chạm đến cảm xúc con người như “giá trị, tâm hồn, văn hóa, truyền thống, khách hàng là trên hết, nhân bản…”. Họ cũng “vắt tim vắt óc” để sáng tạo trong cách truyền thông để đưa thông điệp đến với khách hàng và những đối tượng có liên quan. Nhưng chính đội ngũ nhân viên, từ anh bảo vệ, chị lao công, người giữ xe đến nhân viên tiếp tân, chăm sóc khách hàng, bán hàng lại là những “người truyền thông điệp” chân thật nhất. “Tôi sẽ không nghe những gì bạn nói, tôi chỉ nhìn những gì bạn làm” Vì vậy, điều khách hàng thật sự quan tâm là doanh nghiệp có làm được những gì mình nói hay không mà thôi. Nói hay là việc của nhà tiếp thị, nhưng làm sao trao được những giá trị đó cho khách hàng mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Chi phí để truyền thông không hề nhỏ, nhưng chỉ cần một lần khách hàng không nhận được giá trị mà doanh nghiệp hứa hẹn thì mọi nỗ lực tiếp thị xem như “đổ sông đổ biển”. Làm giàu không khó... Đó không phải là tên của một Game show trên truyền hình, mà đó là điều mà mình nhận ra ngày càng rõ ràng. Sau một buổi nói chuyện thú vị với anh bạn bên bàn ăn, mình nghe được nhiều chuyện kiếm tiền hết sức tuyệt vời: lập Quỹ đầu tư, gom tiền từ những tay dư tiền thông qua nước bọt, hay đúng hơn là tài “vẽ tương lai” và “thuyết khách”... Mình đã nhận rõ được vài điều. Thứ nhất, hãy đi học cách kiếm tiền từ những người làm được trước mình: muốn thành triệu phú gặp triệu phú, muốn thành tỉ phú gặp tỉ phú, muốn thành diễn giả gặp diễn giả... Mỗi kết quả sẽ có cách làm khác nhau. Hãy nghe, đặt câu hỏi, hiểu lờ mờ rồi suy niệm, làm thử để có cách nghĩ giống họ trước đã. Thứ hai, hãy chơi với những người giỏi hơn mình, hạnh phúc hơn mình, mình mới có cơ hội “biết trời cao rộng” và không để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Bản thân mình ngày càng rõ hơn trách nhiệm: trở thành người thành công và hạnh phúc để cho nhiều người tin rằng ấy là điều có thật. Đặt mục tiêu cho sự nghiệp Một số người trong chúng ta không cất chân được khỏi thói quen thận trọng, nhất là để bảo vệ “uy tín cá nhân” nên họ không dám tuyên bố mục tiêu sự nghiệp của mình, hoặc chỉ đặt mục tiêu be bé thôi vì sợ “nói trước bước không qua, trèo cao té đau”. Đây cũng chính là tâm lý sợ sệt kìm hãm việc phát triển của một con người... Đặt mục tiêu không phải dễ
  16. Một số người trong chúng ta không cất chân được khỏi thói quen thận trọng, nhất là để bảo vệ “uy tín cá nhân” nên họ không dám tuyên bố mục tiêu sự nghiệp của mình, hoặc chỉ đặt mục tiêu be bé thôi vì sợ “nói trước bước không qua, trèo cao té đau”. Đây cũng chính là tâm lý sợ sệt kìm hãm việc phát triển của một con người. Theo quy luật của tự nhiên, mọi sự vật tồn tại đều phải vận động và thay đổi để phát triển, nhưng mới vừa “dợm bước” đã e ngại thất bại, lo lắng “không biết có làm được không”, “chắc vượt sức mình quá” thì nỗi sợ đã làm bạn chùn chân rồi. Chính nỗi sợ cũng tạo ra tư tưởng an phận ở một số người: “Thôi cứ thế này cho khỏe, bon chen làm gì cho mệt!”. Họ quên rằng khi mọi sự vật chung quanh vận động, đứng yên là tụt hậu, thậm chí bị đào thải, hoặc sự nghiệp rơi vào khủng hoảng trong một thời điểm tương lai. Quá trình lão hóa sinh học làm mọi con người già đi, nhưng quá trình trưởng thành bản thân lại đòi hỏi con người phải sống, trải nghiệm và dấn thân chứ không phải là quá trình “sống lâu lên lão làng”. Hành trình đó cần những mục tiêu dẫn dắt vì ta không thể đi nếu chưa hề biết đích đến. Khi bạn không đặt mục tiêu cho sự nghiệp của mình, người khác sẽ đặt cho bạn. Rồi khi bạn dừng bước, bạn cũng sẽ đến một nơi nào đó, nhưng chắc hẳn đó không phải là đích bạn muốn đến! Nếu bạn vẫn còn ngại ngùng khi đặt mục tiêu lớn cho sự nghiệp, thì hãy ghi nhớ lời tâm sự của một người đàn ông với bạn mình như sau: “Bi kịch của đời tôi là tôi đạt được hết mọi mục tiêu của mình, vì chúng quá... bé nhỏ” Đừng để mục tiêu là “lời nói gió bay” Đây là điều thường xảy đến với những người nói mà không làm, ước mơ mà không dám sống với ước mơ vì “nói thì dễ, làm mới khó”. Đầu tiên bạn phải biết cách đặt mục tiêu. Tôi từng nghe nhiều bạn đặt mục tiêu như sau: tôi sẽ trở thành người có ích cho xã hội (chẳng lẽ bạn ấy hiện đang là người... chẳng có ích cho ai ư?), tôi muốn làm nhà quản lý nổi tiếng, tôi sẽ trở thành giám đốc nhãn hiệu, tôi sẽ là chuyên gia PR tầm cỡ... Đó là những mục tiêu không cụ thể, thiếu chi tiết, giống như bạn đang đặt đích đến cho cuộc hành trình của mình là “ra miền Bắc” nhưng chẳng biết đến địa phương nào. Tốt nhất, bạn hãy đặt đích đến cụ thể như “lăng Bác tại Hà Nội”, lúc đó bạn mới lập được lộ trình cho chuyến đi của mình. Khi bạn đặt cho mình đích đến, hãy nhớcàng chi tiết càng tốt: thu nhập bao nhiêu, vào thời điểm nào, xếp ở vị trí thứ mấy trong ngành, làm ở công ty tầm cỡ thế nào, người khác đánh giá công việc của tôi ra sao... để não bạn hình dung rõ ràng ước mơ trước khi thực hiện nó. Ngôi sao điện ảnh Jim Carrey đã từng viết một tấm chi phiếu có ghi ngày tháng tương lai cụ thể, cùng với số tiền thù lao 6 con số 0 mà anh muốn nhận, kèm tên người nhận là... chính mình lúc mới vào nghề. Mục tiêu đó đã trở thành hiện thực, đưa anh trở thành diễn viên hài lãnh thù lao cao nhất Hollywood. Khi bộ não của bạn được lập trình chi tiết bằng hình ảnh, bạn bắt đầu cảm nhận những cảm xúc đi kèm với mục tiêu của mình. Năng lượng của cảm xúc mới thật sự là điều kỳ diệu, vì nó tác động đến phần tiềm thức – phần quyết định 80-90% năng lực của bộ não. Một khi tiềm thức đã ghi nhận, nó sẽ thúc đẩy cuộc đời bạn đạt đến điều bạn mong ước, nó sẽ làm bạn bất an khi bạn chưa thực hiện được và liên tục nhắc nhở bạn tìm hướng, thay đổi, nỗ lực hơn để đạt thành công. Một bí quyết để bạn mãi gìn giữ mục tiêu của mình, không đánh mất nó, đó là công bố mục tiêu, chia sẻ nó với những người mà bạn tin rằng sẽ giúp bạn đạt được mong ước. Để làm được điều này, bạn phải đủ dũng khí vượt qua nỗi lo thất bại, sự e ngại bị người khác hoài nghi, dám chấp nhận rủi ro bị chê cười, nhưng nếu niềm tin của bạn đặt vào mục tiêu đủ mạnh mẽ và vững vàng, những hoài nghi đó chỉ là liều thuốc kích thích bạn gắn bó hơn với mục tiêu mà thôi. Điều sung sướng nhất trong cuộc đời là làm được những điều mà người khác cho rằng bạn không làm được! Chắc hẳn trong cuộc đời, bạn đã từng chứng kiến nhiều cuộc đổi dời “biển cả thành nương dâu”: một hòn đảo hoang vắng thành khu du lịch Tuần Châu, bãi đất trống với sỏi đá thành khu biệt thự tráng lệ, khu đầm lầy thành khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng... Khi bạn vững tin vào tiềm năng của con người, với một cái đầu sáng suốt và sự góp sức của thời gian, bạn hoàn toàn có thể tạo được kỳ tích cho sự nghiệp của mình, khởi đầu từ những mục tiêu cụ thể. Đối mặt với chỉ trích
  17. (Mặc người gân cổ gièm pha Đường ta, ta bước! Đời ta, ta… xài!) Khi ta quyết định sống cuộc đời như ta hằng khao khát, ta sẽ phải sẵn sàng để đón nhận biết bao những chỉ trích, phê bình từ những con người sống ở quanh ta. Einstein quả chí lý khi phát biểu rằng: “Những con người có khối óc vĩ đại thường luôn phải đối mặt với những chỉ trích kịch liệt từ những kẻ mang đầu óc tầm thường.” Người có khối óc vĩ đại là người dám ước mơ và hành động để biến những ước mơ ấp ủ trong lòng thành hiện thực trong đời. Những con người đó thường nuôi nấng trong tim những hoài bão lớn lao, vun vén trong hồn niềm tin sắt đá rằng họ sẽ đưa những niềm mơ cháy bỏng sớm thành hình giữa kiếp đời nhân loại. Họ sẽ dùng chính đôi chân của mình mà bước những bước thật dài, thật kiên định và đầy dũng mãnh. Họ dám khác biệt, dám đứng lên và bước ra khỏi số đông đang lặng lẽ ôm chặt một khốc óc nhỏ nhoi, lầm lũi từng ngày trong những niềm mơ vụn vặt. Và một khi ta nhất quyết sống cuộc đời theo thiên hướng đã đặt trong ta, những kẻ mang khối óc tầm thường, nhỏ nhoi kia sẽ xem đó là điều chướng mắt và buộc lòng phải cay cú buông lời chỉ trích, công kích, gièm pha. Những kẻ có khối óc nhỏ nhoi thường mang cảm giác bị đe dọa mỗi khi ta đạt được những thành công lớn lao trong đời. Bởi họ tự xây lên rồi giam cầm mình trong một nhà tù đầy những sợ hãi và lo lắng. Họ đinh ninh rằng, nếu ta thành công, ta sẽ lấy mất đi phần chia của họ. Họ nào chịu mở to con mắt ra để thấy rằng vũ trụ này ắp đầy thịnh vượng, ai ai cũng có quyền hưởng lấy cái phong nhiêu, dư dật tràn lan ấy. Không phải những con người nhỏ nhoi ấy chẳng muốn ta thành công, song họ chẳng muốn ta thành công hơn họ. Họ sợ rằng, nếu ta thành công hơn, ta sẽ vượt mặt họ, sẽ tiến xa hơn họ, để rồi họ phải lẽo đẽo chạy với theo sau. Nỗi sợ đó của họ là có thật, bởi lúc nào ta thành công, đã tìm ra được con đường độc đáo riêng cho cuộc đời của mình rồi, lẽ tất ta sẽ có những chọn lựa mới mẻ, khác xa với những chọn lựa cũ kỹ, xa xưa. Ta chỉ dõi mắt hướng về mục tiêu ta đang tiến, và sẽ thẳng tay gạt bỏ tất cả những gì khiến ta rời xa bước đường nhắm đích, kể cả những con người đang cố ghì chân ta lại. Dù thế, nói cho cùng, vết hằn sâu nhất trong tim óc của những kẻ nhỏ nhoi, tầm thường kia là nỗi sợ về chính con người của họ. Họ sợ rằng họ sẽ chẳng thể nào làm được điều gì lớn lao như ta sẽ làm. Họ sợ phải đối diện với bản thân mình, khiếp đảm khi nghĩ đến trách nhiệm lớn lao đặt lên đôi vai họ. Mang nỗi sợ ấy trong lòng, họ sẽ tìm đường trút hết mọi thất vọng, cay cú bằng những lời công kích, gièm pha lên ta, những con người đang mạnh tiến trên con đường thành công của cuộc đời. Họ sẽ tìm cách lôi kéo những người khác còn đang chập chững, lần mò lối đi giữa cuộc đời, lập thành nhóm hội chuyên soi mói, nhạo cười, chỉ trích những gì ta đang làm. Hỡi ta, những con người mang khối óc lớn lao, vĩ đại, ta đừng bận lòng với những tiếng vo ve của thiên hạ. Đừng hoài công giải thích những điều lớn lao cho những kẻ tầm thường, non nớt. Hãy vui hưởng niềm hạnh phúc ta đang có! Hãy biết rằng ta là những con người đã khám phá ra nơi bản thân mình những tài năng độc đáo, đã trau giồi những giá trị đích thực của mình, để rồi ta sẽ hoàn toàn mãn nguyện với những thành quả mình đã dày công vun đắp. Nào có lý gì ta phải sợ những lời giễu cợt. Đời ta, ta làm chủ. Đời ta, ta cứ hưởng, cứ vui. Chừng nào ta còn bận lòng với những gì người khác nghĩ về mình, thì ta vẫn còn giao trọn đời mình vào tay kẻ khác. Nếu có ai còn lo sợ trước những lời chỉ trích, thì hãy làm theo bí quyết này: “Đừng mở miệng nói gì hết. Đừng đưa tay làm gì hết. Hãy cam phận làm kẻ vô danh.” Những nẻo đường dẫn đến tự do tài chính Ngày nay, của cải, tài sản không phải là thước đo sự giàu có của con người. Mức độ giàu có của bạn được tính bằng bằng thời gian!
  18. Nếu bạn ngưng làm việc ngay hôm nay thì chuyện gì sẽ xảy cho tương lai của bạn? Khi điều này là sự thực, nhiều người sẽ chỉ sống được vài ngày hoặc vài tháng vì một điều đơn giản: họ thiếu tích lũy và không có những nguồn thu nhập mà không cần đến sức lao động của họ. Nhiều người trong chúng ta có thói quen tiêu xài gần như hết nhẵn số tiền mình kiếm được – giống như Định luật Parkinson đã chỉ ra: Mức chi xài của bạn có xu hướng tăng tỉ lệ thuận với mức thu nhập. Thu nhập của bạn càng cao thì tiêu xài càng nhiều và số tiền tích lũy tiếp tục không thay đổi. Như vậy, người giàu thực sự theo cách nhìn mới không phải là người có nhiều của cải, tài sản bởi có những thứ tài sản vào thời điểm bạn muốn quy đổi ra tiền mặt thì giá tr ị của nó giảm xuống rất nhiều như xe hơi, ti vi, điện thoại và nhiều thứ khác trong bảng liệt kê tài sản của bạn. Ngay cả nhà cửa, đất đai vào thời điểm thị trường bất động sản tụt dốc thì giá trị của những của cải đó cũng sụt giảm tương tự! Ngày nay, trên thế giới, giá trị các tài sản tích lũy (khi mua vào) của một người không còn là thước đo sự giàu có của họ. Các nhà tư vấn tài chính cá nhân nổi tiếng như Robert Kiyosaki – tác giả bộ sách Rich Dad, Poor Dad, David Bach – tác giả cuốn Automatic Millionaire hay Robert Allen – tác giả của Multiple Streams of Income đều cho rằng để đo lường mức độ giàu có của một người phải tính xem số ngày mà người đó duy trì được mức sống như mong muốn khi họ ngưng không làm việc nữa. Vậy đâu là nguồn cung cấp cho chi tiêu của bạn trong giai đoạn này? Đó là những tài sản có tính thanh khoản cao như các loại chứng khoán, những nguồn thu nhập thụ động trong tương lai và những tài sản có thể bán để thu tiền. Nếu bạn không muốn bán các loại tài sản của mình đi để sinh sống thì nguồn quan trọng nhất để tạo thu nhập cho bạn sau khi không làm việc nữa vẫn là các nguồn thu nhập thụ động. Thời điểm bạn đạt tự do tài chính ở mức độ cao nhất là lúc bạn ngưng làm việc mà vẫn có thể sống ở mức như mong muốn. Đây là thời điểm bạn có tổng thu nhập từ các nguồn thu nhập thụ động ngang bằng với số tiền bạn cần có để sống cuộc sống như mong muốn mà không cần tiếp tục làm việc. Ví dụ bạn cần 20 triệu đồng để sống cuộc sống như mong muốn trong một tháng. Bạn sẽ đạt tự do tài chính khi tổng thu nhập thụ động của bạn đạt 20 triệu đồng/tháng (hoặc hơn!). Ở đâu có những nguồn thu nhập thụ động này? Nguồn thu nhập thụ động này do chính bạn tạo ra, xây dựng và duy trì suốt trong quá trình bạn còn làm việc. Một số nguồn có thể tạo ra thu nhập thụ động: - Xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, sau đó tạo ra một hệ thống vận hành tự động bằng cách giao lại cho người khác mà không cần phải tham gia vào điều hành trực tiếp. Như vậy, bạn vẫn nhận được thu nhập thụ động từ hoạt động sinh lợi nhuận của doanh nghiệp này. - Cho thuê tài sản như: căn hộ, đất đai, nhà cửa, xe cộ, sân bãi, nhà xưởng, kho… - Kinh doanh nhỏ như: đại lý điện thoại, bưu điện, shop quần áo, nhà thuốc tây, quán cà phê, máy bán hàng tự động... Bạn chỉ cần gầy dựng và kiếm người coi sóc thì bạn vẫn có nguồn thu nhập thụ động. - Cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi… Từ những cái này, hàng năm bạn có được những khoản cổ tức, hoặc những khoản tiền lãi được trả. - Sở hữu những bản quyền trí tuệ như sách, băng đĩa, bằng phát minh sáng chế được đưa vào ứng dụng…, bạn sẽ được giữ phần trăm trên doanh số hoặc lợi nhuận từ những sản phẩm bán ra dựa trên thỏa thuận của bạn với nhà đầu tư. - Ngoài ra, trong khoảng thập niên 90 trở lại đây xuất hiện ngành kinh doanh đa cấp – một loại hình cũng có thể giúp bạn tạo ra được những nguồn thu nhập thụ động. Nó tương tự như hình thức bạn tham gia kinh doanh để xây dựng cho mình một doanh nghiệp, nhưng bạn không cần phải bỏ vốn liếng bằng tiền bạc, mà bạn chỉ cần bỏ thời gian, công sức và học hỏi liên tục để có thể xây dựng cho mình một hệ thống các nhà phân phối và hệ thống tiêu thụ bên dưới mình, chính hệ thống này là kênh tiêu thụ sản phẩm mà bạn kinh doanh. Hệ thống của bạn càng lớn mạnh thì nguồn tiền hoa hồng của bạn càng cao; và dần dần, công việc của bạn sẽ ít hẳn đi, bạn không còn đi bán sản phẩm, không còn đi tuyển dụng người, không cần kinh doanh nữa mà bạn vẫn có nguồn thu nhập từ hệ thống này.
  19. Thông thường, người ta lập cho mình một kế hoạch để tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Năm 24 tuổi: mở một cửa hàng bán quần áo và giao lại cho người khác trông coi. Năm 24-26 tuổi: mở một quán cà phê cho người khác trông coi, và tham gia kinh doanh đa cấp. Năm 26-30 tuổi: viết một cuốn sách để có thể tạo nguồn thu nhập thụ động từ phần trăm của tiền bản quyền kinh doanh sách. Một người có thể lập ra cho mình nhiều nguồn thu nhập thụ động khác nhau mà ở đây chúng tôi gọi là những nẻo đường tạo thu nhập thụ động. Những nẻo đường tạo thu nhập thụ động Để tạo thu nhập tự động, trước tiên, bạn phải xác định đâu là khả năng, sở trường, ý thích, đam mê của mình để tạo ra những nguồn mang lại thu nhập thụ động phù hợp. Nếu bạn có khả năng đồng thời yêu thích công việc viết lách, bạn có thể viết một cuốn sách. Nguyễn Ngọc Tư hay vài cây bút trẻ ngày nay có những cuốn sách được tái bản rất nhiều lần. Nếu với mỗi đầu sách, họ được hưởng 10.000 đồng tiền bản quyền thì với 5.000 bản sách in ra, họ sẽ có trong tay 50 triệu đồng tiền tác quyền. Nếu cuốn sách của bạn liên tục được tái bản thì nguồn thu nhập thụ động thu được từ quyền sở hữu tác phẩm là không nhỏ. Thế nhưng nếu khả năng viết của bạn bị hạn chế mà bù lại, bạn có nhiều ý tưởng, lúc này bạn có thể nhờ người viết thuê cuốn sách do bạn đứng tên tác giả. Đây là cách thức khá phổ biến ở nước ngoài để một người có thể tạo cho mình những nguồn thu nhập thụ động. Nếu bạn có năng khiếu kinh doanh, bạn có thể mở các cửa hàng, shop hoặc một công ty. Với các cửa hàng được lập ra, ngoài các chi phí cố định, mỗi tháng bạn sẽ có đều đặn 5-7 triệu đồng thu được từ lợi nhuận kinh doanh. Nếu mục tiêu thu nhập thụ động của bạn là 20 triệu đồng/tháng như ví dụ ở trên - bạn có thể tạo ra 3 hoặc 4 nguồn thu nhập thụ động cho mình để đạt tự do tài chính. Một cách khác khá phổ biến đó là tích lũy tiền mua một căn hộ và cho thuê hay mở công ty rồi sau đó giao cho người khác quản lý, bạn chỉ là người nắm quyền chủ sở hữu. Lợi nhuận hằng năm của công ty này một phần sẽ nằm trong khối thu nhập thụ động của bạn. Tham gia kinh doanh đa cấp cũng là một cách để có nguồn thu nhập thụ động. Khi bạn tạo dựng được một hệ thống, hoa hồng thu về mỗi tháng khoảng 50 triệu, bạn dành ra 20 triệu để đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống thì mỗi tháng, bạn có trong tay 30 triệu. Khi hệ thống bạn lập ra càng lớn, số tiền hoa hồng thu về hàng tháng sẽ càng nhiều và bản thân bạn sẽ ít phải làm việc hơn. Mục tiêu đạt tự do tài chính của bạn chỉ là vấn đề thời gian mà thôi! Như vậy, để đạt tự do tài chính, trước tiên bạn cần xác định mục tiêu tổng thu nhập thụ động mà bạn cần có để đạt tự do tài chính và sau đó đi tìm những nguồn thu nhập thụ động, gầy dựng nó theo kế hoạch thời gian. Cứ như vậy, bạn sẽ đạt tự do tài chính. Vấn đề quan trọng ở đây là bạn nên bắt đầu từ sớm. Bạn có mục tiêu đạt tự do tài chính càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Điều cốt yếu bạn cần nắm là con đường đạt tự do tài chính không giới hạn với bất kì ai, bất kể giàu nghèo, nhiều hay ít tài năng. Cái bạn cần làm là tạo ra các nguồn mang lại thu nhập thụ động. Tất cả nhờ vào sự khôn ngoan và kiên trì của bạn mà thôi! Công thức tạo giá trị của người thành đạt. Ai đi làm mà chẳng muốn tăng lương và thăng tiến. Không chỉ là vấn đề thu nhập, mà đó là điều kiện để bạn trang trải cho một cuộc sống chất lượng cao. Không chỉ là vị trí tốt hơn, mà còn là cơ hội để bạn thực hiện những mong muốn của mình. Và quan trọng hơn cả, việc được tăng lương và thăng tiến là bằng chứng cho thấy giá trị con người bạn đã thật sự tăng cao. Vậy, điều cốt lõi không phải là làm cách nào để tăng lương và thăng tiến, mà là làm cách nào để tăng được giá trị bản thân. Bạn nên nắm và vận dụng một qui luật quan trọng: thu nhập của bạn sẽ tăng theo giá trị mà bạn tạo ra. Nhiều người chúng ta vẫn lầm lẫn rằng, người có chuyên môn cao thì sẽ tạo ra được giá trị cao, để rồi ai nấy đều lao vào trau dồi chuyên môn mà bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết khác. Thực tế cho thấy, giá trị được đo lường thông qua việc bạn thực hiện các kỹ năng mềm như trình bày, giao tiếp, nối kết, tự tin, quản lý thời gian, kỷ luật bản thân… ra sao; giá tr ị
  20. còn được biểu hiện qua thái độ của bạn đối với công việc và đối với mọi người xung quanh trong môi trường làm việc như thế nào. Một người dù có chuyên môn tốt đến mấy mà lúc nào cũng cau có và khó chịu, thì thử hỏi kết quả công việc của họ sẽ như thế nào, đó là chưa kể đến thái độ như thế sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên không khí và tinh thần làm việc của những người xung quanh. Hiểu đúng về giá trị bản thân thì phải thấy hết được hết các yếu tố cấu thành này: Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị Công thức này cho thấy, để nâng cao giá trị bản thân, bạn phải không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm, và phải biết được đâu là những công việc tạo ra giá trị để dành thời gian, dồn lực và tập trung vào đó. Giá trị bạn tạo ra: Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh. Thời gian cung cấp giá trị: Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Dù cho bạn có “cắm đầu cắm cổ” làm với tất cả mọi hăng say và nhiệt tình thì cũng chẳng “nghĩa lý” gì nếu đó không phải là công việc bạn cần làm, bạn phải làm và bạn được trả lương để làm. Khi đi làm, mỗi một vị trí đều được công ty mong đợi đóng góp đúng điều công ty cần. Nếu bạn được trả lương cho việc chăm sóc khách hàng của công ty, thì bạn chẳng bao giờ được ghi nhận khi bạn ra sức tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn được kỳ vọng ở việc thiết kế những ấn phẩm độc đáo cho công ty, thì chẳng những bạn không có điểm nào cho việc tiếp cận khách hàng mà có khi bạn còn âm điểm bởi không tập trung vào chính công việc của mình. Bạn nên làm việc với cấp trên trực tiếp của mình để biết họ mong đợi điều gì nhất nơi bạn, rồi hãy dành thời gian để tập trung vào công việc giúp sinh giá trị đó. Khi bạn tập trung vào công việc sinh giá trị càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao. Qui mô cung cấp giá trị: Một mình bạn, dù có “cày” hết sức thì đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn sức lực hay thời gian để tăng thêm giá trị của mình được nữa. Nếu đã tập trung làm việc cực kỳ hiệu quả trong suốt 8 tiếng dành cho công việc rồi, hay cho dù bạn có dành luôn cả 24 tiếng để làm việc đi nữa thì cũng đến một giới hạn mà bạn không thể vượt qua để có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Chìa khóa cho vấn đề này nằm ở việc tăng qui mô cung cấp giá trị. Thời gian và sức lực của một người thì giới hạn, nhưng của nhiều người thì vô hạn. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng hơn. Nếu bạn vận dụng đúng công thức này, giá trị của bạn sẽ tăng vô hạn. Và bạn sẽ càng thấy rõ qui luật: thu nhập tỉ lệ thuận với giá trị cung cấp của bản thân. Mua sắm khôn ngoan Chúng ta đang mua sắm kiểu gì? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại cách chi tiêu của bản thân và gia đình mình khi tình hình lạm phát là có thật, thu nhập ngày càng khó khăn nhưng chi tiêu thì không dễ cắt giảm. Trong cuộc sống, khó nghĩ nhất là khi phải trả lời câu hỏi “có – không”. Nghĩa là bạn không thể dứt khoát “Tôi sẽ không chi tiêu để tiết kiệm tiền” hay “Tôi vẫn sẽ mua sắm như thể khó khăn là vấn đề của…cả nền kinh tế. Cá nhân tôi thì ảnh hưởng bao nhiêu”. Cách làm khôn ngoan nhất chính là tự điều tiết việc chi tiêu cho phù hợp với thu nhập của bản thân. Khi shopping ngoài việc được xem như một cách giải trí, xả stress cho những người có thu nhập cao hay thậm chí cả những người thu nhập không bắt kịp nhu cầu mua sắm nhưng “nghiện mua sắm”, nên các nhà kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị được dịp thỏa sức vẫy vùng. Tấn công vào túi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2