YOMEDIA
ADSENSE
Hành vi chào hỏi của người Việt Nam
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong bài viết này, nghiên cứu sẽ phân tích lời chào hỏi của người Việt qua các tác phẩm văn học hiện đại, qua đó khái quát thành cấu trúc chào hỏi, ngữ cảnh sử dụng và văn hoá chào hỏi của người Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hành vi chào hỏi của người Việt Nam
- HÀNH VI CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Võ Thị Ngọc Trâm 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Chào hỏi không chỉ là hành vi ngôn ngữ dùng để bắt đầu hoặc kết thúc cuộc giao tiếp, chào hỏi còn thể hiện văn hoá ứng xử của con người. Lời chào thể hiện bản sắc, văn hoá của cộng đồng. Để thể hiện lời chào, người Việt Nam có nhiều kiểu chào hỏi khác nhau từ trực tiếp đến gián tiếp, mỗi kiểu chào hỏi được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể với những đối tượng giao tiếp nhất định và tạo thành nét văn hoá riêng của người Việt, văn hoá chào hỏi. Trong bài viết này, nghiên cứu sẽ phân tích lời chào hỏi của người Việt qua các tác phẩm văn học hiện đại, qua đó khái quát thành cấu trúc chào hỏi, ngữ cảnh sử dụng và văn hoá chào hỏi của người Việt Nam. Từ khoá: chào hỏi, hành vi chào hỏi trực tiếp, hành vi chào hỏi gián tiếp, văn hoá chào hỏi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình nghiên cứu “How to do things with words”. Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm trù theo cách phân chia của J.L Austin” (Searle & Searle, 1969). Theo phân loại của J.R Searle, lời chào thuộc loại hành vi lời nói biểu cảm (Searle & Searle, 1969). Goffman (1971, 2009), Firth (1973) mô tả hành động chào hỏi là “nghi thức lời nói”, một hành động lời nói được quy ước hoá (Goffman, 2009). Theo lời của Goffman, lời chào đánh dấu sự chuyển đổi sang điều kiện tăng khả năng tiếp cận. Các chức năng chính của lời chào theo Goffman mang tính xã hội, thiết lập các mối quan hệ và thừa nhận các địa vị xã hội khác nhau. Laver (1981) tiếp cận lời chào như thói quen giao tiếp và một phần của phép lịch sự ngôn ngữ. Goody (1972) một lần nữa nhấn mạnh chức năng xã hội của lời chào, đó là mở đầu một hành động giao tiếp và thiết lập, duy trì các mối quan hệ. Harnish cho rằng lời chào thể hiện “niềm vui khi gặp ai đó” và tăng khả năng tiếp cận (Goffman, 2009). Duranti (1997) cho rằng các hình thức 239
- chào hỏi có mối quan hệ với văn hóa của người nói, hành động chào hỏi thể hiện thói quen, văn hoá của cá nhân cũng như văn hoá của dân tộc (Duranti, 1997). Halliday (1973) phân loại hành vi chào hỏi theo thời gian trong ngày (Halliday, 1973), nên có kiểu chào buổi sáng, chào buổi trưa, chào buổi chiều, chào buổi tối. Kakiuchi (2005) đã phát biểu, chào hỏi là “cánh cửa dẫn đến văn hóa đích” (Kakiuchi, 2005). Chào hỏi mang đến niềm vui cho những người khi tham gia giao tiếp, là cánh cửa mở ra các cuộc giao tiếp. Chào hỏi là một yếu tố thiết yếu của tương tác xã hội giúp phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân (Wei, 2010). Hành động chào hỏi là một hành động lời nói đặc biệt, chúng ta không thể bắt đầu cuộc trò chuyện của mình mà không có lời chào. Chào hỏi là một hành động nói năng diễn đạt lặp lại nhiều nhất trong cuộc sống của chúng ta (Jibreen, 2010). Các phương thức được sử dụng cho lời chào tạo thành cơ chế ngôn ngữ quan trọng, giúp người chào phản ánh thái độ và ấn tượng của họ về mối quan hệ giữa họ với người nghe. Mối quan hệ xã hội giữa cả người nói và người nghe liên quan đến địa vị xã hội của họ (Ahmad, 2015). Các cá nhân từ các nền tảng ngôn ngữ khác nhau sử dụng các chiến lược chào hỏi khác nhau để tương tác. Khía cạnh xã hội của lời chào đã được nhấn mạnh trong định nghĩa của Felecan (2015), “lời chào là một hành vi giao tiếp, qua đó thể hiện sự sẵn sàng của những người tham gia đối thoại” (Felecan, 2015). Các chiến lược chào hỏi chủ yếu được coi là “nghi thức lời nói” chính trong các quy trình giao tiếp, vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắt đầu một cuộc trò chuyện (Meiirbekov, Elikbayev, Meirbekov, & Temirbaev, 2015). Nemani và Nasekh (2016) đã đề cập rằng những gì chúng ta nói và cách chúng ta làm có thể tiết lộ chúng ta lịch sự như thế nào; hơn nữa, người nghe học được rất nhiều điều về kiến thức, tính cách và địa vị xã hội của chúng ta. Bằng những hình thức chào hỏi mà chúng ta sử dụng trong cuộc trò chuyện, người ta có thể đưa ra kết luận về thái độ của chúng ta (Nemani & Rasekh, 2016). Chào hỏi là một hành vi ở lời, dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói (SP1) đối với người nghe (SP2) khi mở đầu hay kết thúc cuộc giao tiếp. Để thực hiện lời chào, người Việt sử dụng các hành vi chào hỏi trực tiếp (là hành vi trong đó người nói sử dụng các động từ ngữ vi “thưa, chào, kính chào, chào mừng, chào đó, tạm biệt”) và các hành vi chào hỏi gián tiếp (là hành vi trong đó nguời nói thực hiện một hoặc một số hành vi ở lời này nhưng nhằm làm cho người nghe dựa vào điều kiện thoả mãn của hành vi chào hỏi để suy ra hiệu lực ở lời chào hỏi (Trâm, 2009, 2020, 2021a). Chào hỏi là môt nghệ thuật giao tiếp vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam. Qua chào hỏi có thể thấy được thứ bậc, vị thế xã hội, đặc biệt qua chào hỏi có thể thấy được mối quan hệ tình cảm của các nhân vật giao tiếp (thân sơ hay mới quen biết, thân thiết hay lạnh nhạt…), thậm chí giúp những người giao tiếp nhận ra các trạng thái tâm lý ban đầu của người nói trong cuộc giao tiếp. Mỗi chế độ xã hội khác nhau sẽ có những ứng xử khác nhau trong chào hỏi, tuy nhiên mục đích của lời chào không bao giờ thay đổi dù cho các nhân vật giao tiếp đang trong bối cảnh, hình thái giao tiếp nào. Chính những điều này tạo nên sự khác biệt giữa 240
- văn hoá chào hỏi của người Việt Nam so với các dân tộc khác trên thế giới. Và ngay cả người Việt Nam ở mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá chào hỏi cũng khác nhau, mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng vùng miền đó (Trâm, 2021b). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu hành vi chào hỏi của người Việt, bài viết nghiên cứu 42 tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, qua đó phân tích và hệ thống hoá ngữ liệu để khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hành vi chào hỏi; đồng thời thống kê phân loại các kiểu chào theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau. Ngoài ra, bài viết sử dụng phương pháp quy nạp, khái quát hoá các chiến lược chào hỏi với những biểu hiện cụ thể của hành vi ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hành vi chào hỏi được người Việt sử dụng để mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp, các đối tượng giao tiếp tuỳ theo vai vế, địa vị xã hội, tuổi tác, nghề nghề… sẽ thực hiện hành vi chào hỏi trực tiếp hoặc hành vi chào hỏi gián tiếp. Trong 42 tác phẩm văn học hiện đại được phân tích, để mở đầu cuộc giao tiếp, người Việt sử dụng 05 kiểu chào trực tiếp và 12 kiểu chào gián tiếp; để kết thúc cuộc giao tiếp, người Việt sử dụng 04 kiểu chào trực tiếp và 06 kiểu chào gián tiếp. 3.1. Hành vi chào hỏi trực tiếp Hành vi chào hỏi trực tiếp sử dụng các động từ ngữ vi có ý nghĩa chào hỏi làm phương tiện thể hiện. Dựa vào ý nghĩa của động từ ngữ vi chào hỏi, chúng tôi chia lời chào trực tiếp để mở đầu cuộc giao tiếp thành 5 kiểu. - Kiểu 1: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “thưa”. Hành vi chào hỏi này có cấu trúc Thưa + SP2 … 6. Lời chào này thể hiện sự trang trọng, lịch sự của những người tham gia giao tiếp. SP1 là người đưa ra lời chào trước, thể hiện sự kính trọng, lễ phép của mình đối với SP2. Lời chào được dùng trong tình huống giao tiếp chính thức và không chính thức, trong gia đình và xã hội. Trong các cuộc giao tiếp chính thức, kiểu chào này thường dùng để khai mạc, mở đầu các cuộc họp, hội nghị. Để tăng thêm tính trang trọng trong lời chào, SP1 thường kèm theo từ “kính” trước ĐTNV “thưa” trong câu chào của mình. Trong phạm vi gia đình, giữa những người có mối quan hệ thân tình, gắn bó với nhau, kiểu chào này thường phổ biến ở khu vực miền Nam của Việt Nam. Trong lời chào, SP1 thường kèm theo các ngữ khí từ “ạ”, “dạ” để thể hiện sự kính trọng vì người nói có vai thấp hơn người nghe. - Kiểu 2: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “(xin) chào”. Hành vi chào hỏi thường 6 Khắp người nàng ướt đẫm sương đêm, đầu cô phủ đầy cành dương, nàng hơi chựng lại một chút rồi mỉm cười cúi đầu chào: - Thưa ba, thưa dì, con mới về. (Hạ Thu – Con gái người tình) 241
- có cấu trúc (Xin) chào7, đây là cấu trúc cốt lõi. Ngoài ra, để thêm tính trang trọng trong lời chào, những người tham gia giao tiếp có thể bổ sung thêm các thành phần ngữ vi khác như (Xin) chào SP2 hoặc SP1 (xin) chào SP2. Trong tiếng Việt, động từ ngữ vi chào là động từ đặc trưng nhất mang ý nghĩa chào hỏi. Khi nói “chào” là người nói đã thực hiện xong hành vi chào hỏi, đúng hiệu lực ở lời chào hỏi nên sự vắng mặt SP1 và SP2 không làm ảnh hưởng đến hiệu lực ngữ vi của chào. Biểu thức chào khuyết đối tượng này thường dành cho những người có vai giao tiếp ngang nhau và có mối quan hệ thân thiết. Kiểu chào đơn giản, ngắn gọn có vẻ như tiện lợi này có lẽ bị ảnh hưởng của lời chào phương Tây như Hello!, Bonjour!, Goodmorning!, Good afternoon!… và kiểu chào ngắn gọn này được giới trẻ sử dụng nhiều nhất. Dạng chỉ có động từ ngữ vi “chào” này không mang sắc thái trang trọng, lịch sự. Đôi khi, trong cấu trúc chào người ta cũng kèm thêm từ “Xin”. Mặc dù trong cấu trúc chào hỏi vẫn khuyết đối tượng SP1 và SP2, nhưng nhờ phương tiện lịch sự “xin” nên cấu trúc chào hỏi vẫn mang sắc thái trịnh trọng. Dạng chào này chỉ sử dụng trong bối cảnh giao tiếp không chính thức, trong sinh hoạt hằng ngày, ở cả phạm vi gia đình và ngoài xã hội. Dạng chào này thường sử dụng giữa những người trong công ty, xí nghiệp, cơ quan. Cuộc giao tiếp thường rất ngắn, đôi khi chỉ có một cặp thoại. Trong phạm vi gia đình vẫn sử dụng kiểu chào này, nhưng rất ít. Người đưa ra lời chào thường là anh, chị em trong nhà (còn trẻ). Những bậc trên như cha mẹ, ông bà thì không sử dụng dạng chào này. Ngoài ra đối với kiểu chào này, người Việt Nam còn kết hợp hành động chào với các hành động ngôn ngữ khác như chào kèm theo lời hỏi thăm8 hay chào kèm theo lời cảm thán9, chào kèm theo lời tự giới thiệu10. Đối với người Việt, chào phải kèm theo hỏi, hay cảm thán, biểu thị thái độ quan tâm, thân tình. Còn chào hỏi kèm theo lời giới thiệu thường dùng cho những đối tượng chưa quen biết, mới gặp nhau lần đầu. Và thông qua lời chào, SP1 không chỉ thông báo cho SP2 sự có mặt của mình, mà còn muốn nhấn mạnh cho SP2 biết mình là ai. Vì tính chất không quy cũ của lời chào nên cấu trúc chào này thường dùng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi xã hội. - Kiểu 3: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “(xin) kính chào”. Đây là dạng đầy 7 SP1: Chào!/ Sp2: Chào! SP1: Thế nào? Bình thường chứ? (Ví dụ trong Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học – Tập Hai, NXB Giáo dục, Năm 2007, tr. 315) 8 Những ý nghĩ trong đầu Lâm bắt đầu mờ nhạt và lẫn lộn thì có tiếng Tám the thé ở đầu khu gia đình: - Chào thủ trưởng ạ... Tuần trước sao anh không về? Bà chị em cứ nhắc nhở mãi. (Nguyên Thanh – Sợi tóc) 9 Chào cậu, đi đâu mà đẹp thế! Ừ, đi sinh nhật đứa bạn. Cậu dạo này thế nào? 10 Ở văn phòng chỉ có Khôi, đội phó phụ trách kế hoạch đang hội ý với Tuệ, thư ký thống kê. Doãn chưa bước qua ngưỡng cửa đã nói to: - Chào đồng chí Khôi, tôi ở tổ máy kéo lên báo cáo đồng chí một việc cần! (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) 242
- đủ của biểu thức ngữ vi chào có chứa động từ ngữ vi “kính chào”11 hoặc (xin) kính chào SP212. Các phát ngôn chào đều mang tính trang trọng, quy thức như trong cuộc họp, bữa tiệc lớn, buổi sinh hoạt ca nhạc,…Với sự xuất hiện của chủ thể giao tiếp và các trợ từ “xin”, “trân trọng”, “quý vị” nên cấu trúc được sử dụng trong tình huống giao tiếp chính thức, mang sắc thái trịnh trọng, và được sử dụng trong phạm vi xã hội. Chính tính trịnh trọng của cấu trúc nên dạng chào này không xuất hiện trong phạm vi gia đình. - Kiểu 4: Hành vi chào hỏi có chứa động từ “chào mừng, chào đón”13. Dạng đầy đủ của biểu thức ngữ vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi chào mừng (chào đón) mang sắc thái trang trọng, lịch sự, thường thì SP1 đưa ra lời chào của mình cho một tập thể người và tuy SP1 là một người nói nhưng thật ra cũng chỉ là người đại diện cho cả một tập thể để chào mọi người. Cấu trúc này sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi gia đình, nhưng cũng rất hạn chế, trừ khi cả gia đình xem việc xuất hiện của SP2 như một sự kiện đáng mừng, hạnh phúc và đó là sự mong đợi của tất cả mọi người thì mới sử dụng dạng chào này. Trong phạm vi xã hội, cấu trúc này được sử dụng với mọi quan hệ vai. - Kiểu 5: Hành vi chào hỏi có chứa cụm từ “((xin) cho phép) SP1 được gửi đến (tới) SP2… gửi lời chào…”14. Trong cấu trúc, động từ ngữ vi “chào” được thể hiện dưới dạng một ngữ động từ “((xin) cho phép) SP1 được gửi đến (tới) SP2… gửi lời chào…”. Cấu trúc này được sử dụng trong giao tiếp chính thức như trong đại hội, hội nghị, mitting, lễ hội và các cuộc biểu diễn,… Khi nhận được lời chào này thì SP2 thường đáp lại bằng các yếu tố phi ngôn ngữ như vỗ tay, gật đầu,… Chào hỏi là hành vi ngôn ngữ khá đặc biệt, nó không những đóng vai trò mở đầu cuộc giao tiếp mà còn đóng vai trò kết thúc một cuộc hội thoại. Người Việt thường chia hành vi chào hỏi trực tiếp để kết thúc cuộc giao tiếp thành 4 kiểu sau: - Kiểu 1: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “thưa”15. Kiểu chào này chỉ dùng khi SP1 có vai vế thấp hơn SP2. Lời chào của người có vai vế thấp hơn gửi tới người có vai vế cao hơn nên trong lời chào mang tính lịch sự, thân mật của các đối tượng giao tiếp. Và khi kết thúc cuộc giao tiếp bằng một lời chào lịch sự như thế này thì cũng có thể khẳng định cuộc thoại diễn ra tốt đẹp, và nó đi đến đích ban đầu mà các đối tượng tham gia giao tiếp đặt ra trước đó. - Kiểu 2: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “(xin) chào”16. Lời chào sử dụng phổ 11 Mời các bạn nhìn lên sân khấu: Nhà văn Lãng Du xin kính chào các bạn. (Hạ Thu – Con gái người tình) 12 … cô gái đành khe khẽ thưa lên và đi nhanh tới bên cửa, mở khoá rồi nhấc then ra. “Xin kính chào quí ông”, cô lý nhí. Hai ông ngoáo ộp đứng choáng trước cửa tươi tỉnh cất tiếng chào đáp. Lần đầu trong đời cô gái tận mắt thấy Việt cộng. (Bảo Ninh – Ba lẻ một) 13 Trước hết, …. xin chào mừng các đồng chí đã tập hợp đầy đủ về đây với tinh thần hào hứng của các chiến sĩ sắp ra trận (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 14 Đan Trường xin gửi đến quý vị khán giả lời chào trân trọng nhất! 15 Dạ thưa ông con về ạ. 16 Ông cứ yên tâm điều trị, món đồ sẽ rất như ý. Như thầy trò tôi đã nói trước, công việc vì tình vì nghĩa, món tiền công không đáng bao nhiêu, ông cứ giữ lại chi thuốc men. Chào ông”… 243
- biến trong các cuộc giao tiếp chính thức lẫn không chính thức, trong phạm vi gia đình lẫn xã hội, với mọi đối tượng giao tiếp. Tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo nhân vật giao tiếp, vai vế những người tham gia hội thoại mà SP1 chọn cấu trúc đầy đủ của biểu thức ngữ vi chứa động từ ngữ vi “(xin) chào”, hay là cấu trúc khuyết thiếu của biểu thức ngữ vi chứa động từ ngữ vi “chào”. - Kiểu 3: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “(xin) kính chào”17. Lời chào này thường dùng trong các cuộc giao tiếp chính thức, trong phạm vi xã hội. SP1 thường dùng lời chào này để kết thúc một cuộc họp, một buổi mitting, buổi biểu diễn,… - Kiểu 4: Hành vi chào hỏi có chứa động từ ngữ vi “tạm biệt”18. Kiểu chào này sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, thường dùng cho các đối tượng giao tiếp có vai vế, tuổi tác ngang bằng nhau. Khi sử dụng kiểu chào này, SP1 thường hay kết hợp với các hành vi ngôn ngữ khác. Trong cấu trúc chào của mình SP1 có thể thêm các từ “xin”, “nhé” dạng như “Xin tạm biệt”, “Tạm biệt nhé!”. Cấu trúc này thường được giới trẻ sử dụng với nhau. 3.2 Hành vi chào hỏi gián tiếp Trong giao tiếp, một phát ngôn thông thường không phải chỉ có một đích ở lời, mà đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực hiện đồng thời một số hành vi. Khi người giao tiếp sử dụng một hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm thực hiện hiệu quả của một hành vi ở lời khác thì được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Vì các phát ngôn như gọi tên, hỏi, mời, khen,… để chào chứa đựng nhiều nội dung thông tin cảm xúc, đều thể hiện thái độ tình cảm thân mật nên các cấu trúc này đều có chung một tình huống sử dụng, đó là tình huống giao tiếp không chính thức, với các đối tượng thân quen, ở tất cả các vai vế. Qua phân tích các tác phẩm, nghiên cứu thấy người Việt thường sử dụng 12 hành vi ngôn ngữ khác để chào hỏi khi mở đầu cuộc giao tiếp và 6 hành vi ngôn ngữ gián tiếp để thực hiện lời chào kết thúc cuộc giao tiếp. - Kiểu 1: Dùng lời hô gọi để chào. Khi sử dụng hành vi này, người Việt có thể dùng tên gọi để chào19. Dạng chào này thường (Trần Văn Thước – Vợ chồng phó mộc) Có những tiếng vỗ tay rời rạc bắt đầu. Và cả lớp như bị lôi cuốn, vỗ tay theo. Tôi ngượng vô cùng. Thầy Trần tỏ vẻ hài lòng. Còn ông Giám thị, như đã trút xong gánh nặng, vừa quay đi vừa nói: - Thế là xong nhé! Xin chào thầy. Tôi ngồi xuống, cảm thấy hơi bâng khuâng. Rồi tôi sẽ làm gì với nhiệm vụ trưởng lớp đó? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) Hợi đương đi, đứng hẳn lại. Một vẻ đứng đắn lộ ra trên mặt nó. Nó chép miệng một cái: - Ấy đó, người ốm sắp chết không có tiền chữa, mà ngựa thì hơi tý cũng được đi nhà thương. Nó nhìn Bình ra vẻ ái ngại. “Thôi, chào bác chơi nhà”. (Như Phong – Chuồng nuôi ngựa) 17 Xin kính chào các đồng chí. Buổi họp hôm nay xin được kết thúc ở đây. 18 (…) Văn không bắt tay Bài mà khom người xuống: - Xin tạm biệt thủ trưởng. Hẹn gặp lại nhau ở Sài Gòn…. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 19 Một hôm, bến vắng, tôi thấy có người ngồi cạnh cụ xẩm mù. Người ấy nhìn tôi, se sẽ gọi: 244
- sử dụng trong tình huống đối tượng giao tiếp bất ngờ xuất hiện, làm cho chủ thể giao tiếp ngạc nhiên, vui mừng. Tuỳ theo mức độ cảm xúc mà giọng điệu của SP1 khi hô gọi là khác nhau. Giọng điệu trong lời chào quyết định sự ngỡ ngàng của SP1, không chỉ vậy qua đó còn hàm ẩn được cả thời gian mà SP1 và SP2 không gặp mặt nhau, thời gian các đối tượng giao tiếp xa nhau càng lâu thì giọng điệu ngỡ ngàng càng tăng. Đôi khi đi kèm với giọng điệu là sự hỗ trợ của các ngữ khí từ biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng như “Kìa, ôi, a, ối, trời ơi, trời đất” hay Trời ơi, Tâm; A, cháu!; Ối trời. Tâm,…Và cũng tuỳ theo tâm trạng, cũng có khi là sự ngỡ ngàng của SP1 khi gặp lại SP2, nên trong lời chào hô gọi còn thể hiện sự ngập ngừng. Ngoài ra, SP1 có thể dùng đại từ nhân xưng (hoặc dùng danh từ như một đại từ) kèm theo ngữ khí từ ạ20 (Đại từ nhân xưng (Danh từ được dùng như đại từ) ạ!) để hô gọi chào hỏi. Lời chào được sử dụng trong các tình huống giao tiếp không chính thức và SP2 có vai vế, địa vị cao hơn SP1. Ngữ khí từ “ạ” trong cấu trúc chính là từ biểu thị thái độ kính trọng, mặc dù trong cấu trúc chào không có động từ ngữ vi chào, không có sự xuất hiện của chủ thể chào. Vì vậy, đây là yếu tố thường trực trong cấu trúc chào này. Hoặc trong một số trường hợp, chào hỏi kiểu này có thể không dùng ngữ khí từ ạ (Đại từ nhân xưng (Danh từ được dùng như đại từ)!21. Cấu trúc cũng giới hạn cho - Miên! ….. À, bây giờ hắn lại có “sư phụ” mới rồi đây. Tôi buồn cười nhớ lại những ngày ở trường huyện. Bây giờ đã lớn, tôi không dám chuyện trò mạnh bạo với Tư nữa, chỉ hỏi nhát gừng vài câu. - Lâu ni đi mô mà không ai thấy mặt? (Trần Thuỳ Mai – Bài hát đêm cuối năm) …nhác thấy bóng người chị giật mình ngước lên, như không tin vào mắt mình, chị lắp bắp: - Anh… anh Tân? - Hà… Hà vất vả quá. Bàn tay nhỏ nhắn thế này mà cầm con dao rựa to như thế còn gì là tay phụ nữ nữa. (Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Hương thị) … Tới quán nhỏ ven đường Hà đang định vào hỏi thăm. Bỗng dưng có một người ở trong chạy ào ra: - Kìa Hà, chị Vân... Hai người có phải hỏi thăm lâu không? - Nhiều chú ạ. Cứ đi một đoạn chị em tôi lại hỏi. (Thiều Hoa – Nghiệt ngã những mảnh đời) .. Anh ngó tôi với đôi mắt như bị choá đèn và la: - Trời ơi, chú Bảy… - Phải, tôi đây anh Hai! - Trời đất, chú đi đâu mà đi biệt Xẻo Đước mấy năm nay vậy chú Bảy? (Anh Đức – Đất) 20 Tôi ngỡ ngàng quá. Cũng đôi mắt bồ câu tròn to mơ màng ấy, cũng dáng hình thanh thoát, dịu dàng ấy, cũng vồng ngực căng đầy ấy. “Bác ạ! Cháu là Mai mà.” “Xin lỗi! Bác nhầm thật. Có phải cháu là... Tê rê xa Mai?” (Sương Minh Nguyệt – Đêm thánh vô cùng) Rồi thầy lấy chìa khóa ra mở cổng. Tôi chào thầy: - Thầy ạ! - Anh không vào học sao, anh Nghiêm? Tôi cúi nhìn tay mình: (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) 21 Ông toan đi vào thì thấy Huy, con trai thứ hai của ông đi về… 245
- những người có mối quan hệ thân mật, gắn bó mật thiết với nhau, được sử dụng với mọi quan hệ vai. Nếu SP1 có vai vế nhỏ hơn SP2 thì khi chào cần phải đặc biệt chú ý đến giọng điệu của mình. - Kiểu 2: Hỏi để chào. Với người Việt khi quen biết, gắn bó thân thiết với nhau thì hỏi mới là cách biểu thị sự quan tâm, làm tăng thêm mối quan hệ thân tình, gần gũi. Hỏi có thể thay cho lời chào, đó là nét văn hoá đặc trưng mà các dân tộc khác trên thế giới không có được. Người Việt thường hỏi để chào nhằm hai mục đích chính: bày tỏ thái độ tình cảm (thân tình hay không thân tình, quan tâm hay thờ ơ, nồng nhiệt hay lạnh nhạt,…) giữa những người thân quen. Ngoài ra người Việt còn hỏi để chào làm quen, hỏi để chào như là một sợi dây gắn kết tình cảm giữa những người chưa quen. Trong cuộc giao tiếp, hỏi để chào dường như không thể thiếu được, người Việt thường tập trung hỏi những việc như: hỏi để chào làm quen22, hỏi thăm để chào23, hỏi thăm về hành động đang diễn ra với SP2 để chào24 (Hỏi về hành động đang diễn ra với SP2 để chào, nên người được - Bố! Huy chào và Kim cũng chào theo: (Triệu Huấn – Mưa thu) …Vài cánh khẽ khàng đậu lại trên bờ tóc rối, Lam thấy mình như nàng công chúa trong khu vườn cổ tích đầy hoa. - Cô bé ! Lam giật mình ngó quanh quất. - Đây nè. Hắn lò đầu ra từ sau gốc cây phong, lý lắc mỉm cười. Từ vụ quyển sách hôm nọ đến giờ Lam chưa gặp hắn lần nào. (Hoa Niên – Mùa hoa tuyết) 22 …Thốt nhiên, tâm hồn Vĩnh xáo động lên như gặp phải một sự lạ lùng tốt đẹp mà từ đâu kiếp trước anh mong đợi, và bây giờ sự ấy Giời đã đưa lại cho anh. Vĩnh hỏi dịu dàng: - Cô ở đâu đến chơi đây mà phải đi thuyền? (Ngọc Giao – Cô gái làng Sơn Hạ) 23 Vân lên tiếng trước, nàng không thích cái gườm kín đáo mà cô nàng xảo quyệt đang chiếu thẳng về phía nàng: - Dạo này cô Nhu có khoẻ không Phương? Hạnh Phương không trả lời, cô ta nhìn nàng nửa như khinh bỉ nửa như chế nhạo rồi rồ máy phóng đi. (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) Mặc kệ, Linh vẫn mong một ngày chủ nhật mới. - Sao mắt cháu buồn thế? Mở cửa sổ to ra. Bác bảo vệ già như đọc được nỗi buồn trong đôi mắt của Linh. - Hôm nay trời nắng hay mưa, hở bác? - Hôm nay trời đẹp đấy. (Vũ Minh Nguyệt – Bầu trời ngoài ô cửa) (78) Tiếng chó sủa trước sân làm Thái chạy ra dòm. Đoan bước vào, lên tiếng trước: - Thái chưa về Sài Gòn sao? Thái nhận ra Đoan, tươi cười : - A! Đoan mới đến. Thái chưa về chi vội. Còn ở lại làm công việc nhà cho hết đã chứ! Ủa, nhưng Huyền đâu ? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Tim tím hoa dại) 24 Nhiều đang phụ đặt bàn, thì bác Lý cùng cô cháu bưng đồ ăn lại. Bác Lý vừa thấy Nhiều, bác tươi cười: - Ủa! Cô Liên Hương lại đây nữa hả? 246
- chào không nhất thiết phải trả lời câu hỏi của SP1, tuỳ theo từng ngữ cảnh cụ thể SP2 có thể đáp lại nhằm để xác nhận rằng mình đã nhận lời chào của SP1), hỏi xác nhận để chào25. - Kiểu 3: Khen để chào26. Khen ngợi khi mở đầu cuộc giao tiếp biểu thị thái độ lịch sự. hành vi khen thể hiện nét tâm lí của người Việt là luôn quan tâm đến người khác, nhằm đề cao, ca ngợi những người đối thoại, đem đến cho đối tượng đang giao tiếp tâm lí thoải mái, hài lòng, tự tin và dẫn tới hiệu quả giao tiếp cao. SP1 có thể khen SP2 ở những khía cạnh sau như khen mái tóc mới đẹp, bộ quần áo đang mặc đẹp, đôi giày đẹp, ngôi nhà của SP2 đẹp, khu vườn của SP2 đẹp,…Lời khen chỉ xuất hiện một lần trong ngày ở lần gặp gỡ đầu tiên, trong bối cảnh nghi lễ không chính thức. Kiểu chào này được sử dụng cho mọi quan hệ vai. - Kiểu 4: Chê để chào27. Khác với lời khen để chào thì lời chê để chào rất dễ gây ra sự bất hoà, làm mất đi không khí vui vẻ của cuộc giao tiếp vì lời chê này đe doạ thể diện âm tính của SP2. Vì vậy, kiểu chào này chỉ sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, mặc dù được dùng trong cả phạm vi gia đình lẫn xã hội nhưng đối tượng bị chê cũng rất giới hạn, chỉ những người có mối quan hệ thân thiết thì SP1 mới dám đưa ra lời chào này. Khi SP1 có vai nhỏ hơn SP2 không nên đưa ra lời chào kiểu này, nếu không sẽ bị đánh giá là mất lịch sự, thiếu tôn trong người khác. Cũng tương tự như khen để chào, chê để chào cũng xoay quanh một số vấn đề như hình thức bên ngoài của SP2, những người quen của SP2,… - Kiểu 5: Tự giới thiệu để chào28. Nói lời tự giới thiệu (+ hỏi) để chào nhằm để làm quen giữa các đối tượng chưa quen biết và gặp nhau trong một dịp tình cờ nào đó. Tự giới thiệu để chào chỉ sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, ngoài xã hội. - Kiểu 6: Mời để chào29. Khi gặp nhau trong những trường hợp cụ thể như đang ăn cơm, - Dạ, thưa bác Lý! - Chèn ơi! Sao mà bữa nay cô đẹp hơn mọi bữa quá vầy nè? (Việt Dương Nhân - Hoa tuyết đêm xuân 25 Họ từ chiếc xe ca kia đổ xuống sau bọn tôi mấy phút. Có một bàn tay vẫy và tiếng gọi: - Đức phải không? - Bình hả? Trời đất, cậu ở đâu ra vậy? Chúng tôi cùng chạy xuống sân, cùng giơ tay ra, cùng cười. Bình bày tỏ cảm tình trong cái bắt tay. (Lê Minh Khuê – Cơn mưa cuối cùng) 26 (…) Thoang thoảng, đầm đậm hương thơm đặc trưng của cà phê chè Buôn Ma Thuột. - Gia đình ta có khu vườn tuyệt quá! - Tôi nói, bày tỏ sự hài lòng và nỗi khoan khoái. - Dạ, cám ơn ông. - Người đàn bà nói nho nhỏ, giọng Nam êm như nhung, lễ phép mà dịu dàng. (Bảo Ninh – Ba lẻ một) 27 Ôi trời, mặt mũi sao mà đen láng vậy? Khổ rồi đấy. Về quê có thời gian. 28 Ngay ở đầu dốc, Sáng đã gặp Bác Tôn và ôm chầm lấy Bác. - Bác Tôn ơi, quê cháu ở Long Xuyên đây! Bác Tôn xoa đầu anh: - Vậy à? Quê Bác cũng ở Long Xuyên. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 29 Tiếng ca anh lan dài trên mặt nước như khói như sương. Chợt anh ngưng bặt, gọi với sang: - Chú ba ơi, chú có nhà không xuống ghe nhậu chơi! Có cá linh non nấu canh chua đây nè… 247
- đang uống nước, chuẩn bị mở một bữa tiệc nào đó,… SP1 thường dùng lời mời để thay cho lời chào. Tuỳ theo văn cảnh mà lời chào này có tính chất xã giao hay thiện chí. Lời chào xuất hiện trong cả cuộc giao tiếp chính thức, và không chính thức, trong cả phạm vi gia đình lẫn xã hội và được dùng cho mọi đối tượng giao tiếp. - Kiểu 7: Chúc mừng để chào30. Nội dung chúc mừng rất phong phú, lời chúc có thể xoay quanh các vấn đề: chúc sức khoẻ, chúc thành công trong công việc, chúc thuận lợi may mắn trong làm ăn, chúc tết, chúc mừng sự hợp tác,…Lời chúc mừng khi gặp gỡ đem lại tinh thần thoải mái cho mọi người tham gia giao tiếp, đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Lời chào này được sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức và chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội, cho mọi đối tượng vai. Kiểu chào này xuất hiện trong những hoàn cảnh SP2 gặp được niềm vui, để chúc mừng cho sự thành công của công việc sắp tới (ví dụ 108); chúc cho SP2 khoẻ mạnh, thành đạt. Trong các cuộc giao tiếp chính thức, lời chào nhằm để chúc mừng những người được thăng quan tiến chức, những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại,… Kiểu chào này không giới hạn phạm vi tình cảm, có thể chào chúc mừng những người thân quen để thể hiện thái độ quan tâm, tôn trọng, chia sẻ đối với SP2; còn đối với những người chưa quen (hoặc không thân) ngoài mục đích chính là chào còn nhằm thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp, chào để xã giao hoặc để tranh thủ tình cảm của SP2 với mình. - Kiểu 8: Thông báo để chào31. Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội, được sử dụng cho mọi quan hệ vai. Kiểu chào này chỉ sử dụng đối với những người có quan hệ thân mật, gần gũi hoặc ít nhất cũng đã quen biết nhau. - Kiểu 9: Trách móc để chào32. Để thực hiện hành vi chào hỏi bằng hành vi trách móc, SP1 …. Tôi và anh Sáu ngồi đối diện. Chen giữa là cái cà-ràng nấu củi, mới bắc lên nồi canh chua cá linh non. Quả nhiên có tô bông súng ngắt cọng và tô bông điên điển đi kèm… (Thiên Phạm – Khúc sông bên lở bên bồi) 30 (…) Tai tôi ù đi. Chả lẽ mơ giữa ban ngày? Trước mắt tôi, Huệ khỏe mạnh, hồng hào. Cuộc gặp quá bất ngờ, tôi chỉ nói được mấy lời: “Chú… xin chúc mừng” . … (Nguyễn Thành Đô – Cây đàn ghi ta) 31 Nhài này, hết gạo rồi đấy. Khổ chưa, đã bò về tới nhà giờ lại bò ra chợ nữa à. 32 Cho tới lúc nghe thấy tiếng một người phụ nữ xoe xoé trong căn buồng, ông mới cựa mình, he hé mắt. - Quý hoá chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ, gọi hết cả hơi mà không ra đỡ hộ người ta một tay. Để cả con mèo đen ở đâu đến nhảy lên bàn thờ mà không biết! Định ngủ đến nửa đêm, hả? Năm hết Tết đến rồi, không dậy nhúc nhắc chân tay lấy một tí, còn định nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật, hết ngày dài lại đến đêm thâu chưa! Rõ ràng là cách nói đay đả, thân thiết kiểu vợ chồng. Nhưng cũng phải sau một câu trách cứ ác khẩu và âu yếm như thế nữa, người đàn ông mới uể oải ngồi dậy. Người đó là Đông. - Có việc gì nữa đâu? – Đông gãi cái đầu mới húi, đưa đẩy hai con mắt lờ ngờ nhìn người phụ nữ đứng giữa hai cái làn nhựa nặng trịch, đầy ụ hàng Tết. (Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn) - Anh về sớm nhỉ? - Xin lỗi em yêu. 248
- sử dụng những biểu thức ngữ vi trách móc gián tiếp. Lời chào này chỉ sử dụng hạn chế trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội. Sở dĩ SP1 trách SP2 là do SP2 làm những việc mà SP1 thấy không hài lòng, và công việc đó thậm chí gây hại cho SP1, nhưng mức độ lỗi mà SP2 gây ra cho SP1 không lớn lắm, hoặc dùng để trách yêu và tạo không khí giao tiếp. Kiểu chào này sử dụng đối với những người có vai vế ngang bằng nhau, hoặc SP1 có vai cao hơn SP2. Và lời chào chỉ sử dụng có giới hạn đối với những người có mối quan hệ gắn bó thân thiết. - Kiểu 10: Xin lỗi để chào33. Lời xin lỗi được thực hiện ngay khi mở đầu cuộc giao tiếp, mục đích chính của SP1 không phải là xin lỗi SP2 vì đã mắc lỗi với SP2 mà là để mở ra cuộc giao tiếp mới với SP2, nên lời xin lỗi có thể được dùng làm lời chào để mở đầu cuộc giao tiếp, do đó lời xin lỗi có hiệu lực ở lời là chào hỏi. Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong cả gia đình và xã hội và được sử dụng cho mọi đối tượng. Đối với lời chào dạng này SP2 có thể đáp lại theo những cách như: chấp nhận lời xin lỗi, hỏi, trách,… - Kiểu 11: Xin phép để chào34. Lời chào dạng này khá phổ biến trong cuộc sống mỗi ngày của người Việt. Đó là biểu hiện lịch sự của SP1 với SP2. Lời chào được sử dụng trong giao tiếp chính thức và không chính thức, cả gia đình và xã hội, dùng cho mọi đối tượng. - Kiểu 12: Chửi để chào35. Đây là một cuộc giao tiếp hoàn toàn không mong đợi của SP2. SP1 và SP2 đã có sự bất hoà từ trước, hoặc SP1 hiểu lầm SP2 đã làm gì đó hại đến mình, nên SP1 quyết định tiến hành một cuộc giao tiếp để giải quyết vấn đề. Và hành vi ngôn ngữ đầu tiên được SP1 sử dụng đó là hành vi chửi, vì vậy hành vi chửi trong hoàn cảnh này có hiệu lực ở lời như là hành vi chào hỏi. Khi tiến hành thực hiện hành vi chào hỏi này thì SP1 không còn ý thức được mình đang ở vai vế nào để tiến hành giao tiếp, SP1 cho rằng SP2 là đối tượng đã có tội với mình và mình có quyền chửi SP2. Và trong tình huống này, SP2 thường hạ vai của SP1 xuống và nâng vai của 33 … Quỳnh Như bước vào nhà: - Xin lỗi Quý nhé! Mình phải đi mua mấy cuốn sách toán cho Quỳnh Dao. - Ủa, Quỳnh Dao không có sách sao? Quỳnh Như chưa kịp đáp, Quỳnh Dao đã láu táu: - Con làm mất rồi, thầy! (Nguyễn Nhật Ánh – Kính vạn hoa (Gia sư) 34 Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: Ờ, nhớ về sớm nha con! (Liên Hương – Chị em tôi) (123) Đồng đứng bật dậy khi ba má của Thi từ trong phòng bước ra, run run nói: - Thưa hai bác, con là Đồng, xin phép hai bác cho con vào thăm Thi. Người mẹ mắt hoen lệ nhìn Đồng đăm đăm: - Cậu là Đồng hở? Đồng học cùng lớp với Thi sao? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) 35 Con lười kia, tưởng mày chết trôi rồi chứ. Xin bà, bà đừng đánh cháu. Con này hay nhỉ, ai đánh đâu mà mày xin. (Lời thoại trong phim) 249
- mình lên. Tuy nhiên, kiểu chào hỏi này rất ít khi được sử dụng vì sự thiếu lịch sử trong cấu trúc của lời chào. Đối với hành vi chào hỏi này, người nghe không cần đáp lại và có thể kết thúc cuộc giao tiếp mà vẫn không bị đánh giá là mất lịch sự. Cũng như lời chào mở đầu cuộc giao tiếp, người Việt khi kết thúc cuộc giao tiếp cũng thường sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để thực hiện hành vi chào hỏi cuối cùng này. Một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp thực hiện hành vi chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp như hứa để chào, thông báo để chào, mời để chào, chúc để chào, đề nghị để chào, xin phép để chào. - Hứa hẹn để chào tạm biệt36. SP1 chủ động đưa ra lời hứa là sẽ gặp SP2 trong thời gian sắp tới, hứa sẽ mang quà về cho SP2, hứa sẽ những gì mà SP2 muốn,… Lời hứa hẹn có thể được thực hiện một cách gián tiếp qua các phát ngôn trực tiếp, cũng có thể thực hiện thông qua các phát ngôn gián tiếp. Lời chào này chỉ xuất hiện trong bối cảnh nghi lễ không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội, được sử dụng trong tất cả các quan hệ vai. Vì bối cảnh của lời chào là không chính thức nên SP1 và SP2 thường có mối quan hệ gắn bó, gần gũi. - Thông báo để chào37. Lời chào được sử dụng trong bối cảnh không chính thức, cho mọi quan hệ vai và chỉ dành cho những đối tượng đã quen biết, có mối quan hệ thân thiết. Lời đáp của SP2 có thể là hình thức khẳng định sự chia tay của SP1, cũng có thể là lời đề nghị với SP2. - Mời để chào38. Lời chào được thể hiện bằng hai hình thức ngôn ngữ: Phát ngôn mời trực tiếp (ví dụ 149), phát ngôn gián tiếp (ví dụ 150, 151). SP1 có thể mời SP2 đến ăn cơm, lại nhà chơi, …Trong tình huống này, phát ngôn mời là do SP1 nói nhưng SP1 không chủ động được thời gian gặp nhau lần sau. SP2 là đối tượng được mời nên SP2 có thể chủ động được lần gặp sau. Lời chào xuất hiện trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội, trong bối cảnh nghi lễ chính thức và không chính thức. Với kiểu chào này thì SP1 và SP2 ở mọi quan hệ vai, có mối quan hệ gắn bó, thân thiết. - Chúc để chào39. Nội dung chúc mừng mà SP1 muốn gửi tới SP2 thường là mong muốn SP2 36 Cũng còn tùy, nhưng cứ yên tâm, tôi sẽ cung cấp đều. Anh Bường bảo: Bác lại nhà. Cho em gửi lời cám ơn bác gái với các cháu. (Nguyễn Huy Thiệp – Những người thợ xẻ) 37 Cậu đùa vừa phải thôi nghe! Để tui coi, vì lúc nào cậu cũng cho tôi hậu quá đi! Lung nói: - Lâu lâu con mới nhờ bác mà ! - Thôi, tui về nghe cậu. (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) 38 … Cám ơn ông anh có lòng tốt, tôi đâu được vinh dự ngồi cạnh ông tổ trưởng máy kéo. Thoa vẫn nhìn Doãn khao khát, nhưng anh ta không hề nhìn lại một chút nào, vẫn hồn nhiên một cách đáng ghét: - Các cô đi làm nhé. Tối mời xuống chỗ chúng tôi uống nước chè. (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) 39 Bà Lý quay qua Nhiều, bà nói tiếp: - Tui về nghe cô Liên Hương. Bữa nào cô hát tôi sẽ đi coi. Tui xin chúc tất cả ăn giao thừa và một năm mới nhiều vui vẻ nha! (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) Tôi nói và nắm tay Phước kéo đi. Đến cổng thì gặp Phổ đứng chờ. Anh bắt tay tôi: - Anh Tần đi mạnh khoẻ nhé! 250
- gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. SP1 có thể sử dụng lời chúc trực tiếp, hoặc cũng có thể là một lời chúc gián tiếp. Kiểu chào này sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức và chính thức, trong phạm vi gia đình lẫn xã hội. Lời chào được sử dụng cho mọi quan hệ vai. - Đề nghị để chào40. Kiểu chào này thường sử dụng cho mọi đối tượng giao tiếp, trong cả phạm vi gia đình và xã hội. Xin phép để chào41. Mọi đối tượng giao tiếp đều có thể sử dụng kiểu chào này khi giao tiếp, đặc biệt những người có vai vế, thứ bậc nhỏ hơn thì nó được sử dụng thường xuyên hơn. 3.3. Thảo luận Văn hoá chào hỏi của người Việt Nam qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn của dân tộc có những điểm khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm văn hoá của thời kì đó. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có những chuẩn văn hoá khác nhau, và đặc biệt sẽ có hàng loạt yếu tố được ra đời phù hợp với những chuẩn văn hoá ấy. Trong hình thái kinh tế - xã hội phong kiến thì sẽ xuất hiện một số yếu tố, từ ngữ, kiểu chào phù hợp với chế độ đương thời. Chẳng hạn, những đại từ tương ứng với thời đại đó như vua, bệ hạ, hoàng hậu, công chúa, thần, đức ông, lệnh bà, phu nhân,…; và những nghi thức chào hỏi được sử dụng tương ứng như “Muôn tâu bệ hạ”, “Hạ thần xin vấn an nương nương”, “Bẩm đức ông”, “Lạy bà”,…42. Tuy nhiên những kiểu chào trên không còn giá trị và không được sử dụng trong thời đại ngày nay, nó chỉ còn xuất hiện trên các vở tuồng tái hiện lại thời đại lịch sử. Như vậy có thể thấy rằng chào hỏi mang tính lịch sử và phản ánh đặc điểm văn hoá của mỗi thời đại mà nó đi qua. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều rằng, dù ở thời đại nào thì chào hỏi vẫn nhằm một mục đích duy nhất là bày tỏ thái độ tình cảm của người nói (SP1) đối với người nghe (SP2) khi mở đầu hay kết thúc cuộc giao tiếp. Người Việt từ lâu đời đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dưới sự chi phối của Nho giáo, - Chúc anh công tác nhiều tiến bộ! (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 40 (…) Ông Nhì vừa rên vừa nói: - Trở lại đây chớ có đường đâu mà đi luôn. Ngày mai tôi sẽ cho giao liên dẫn đoàn đi lấy gạo. - Cám ơn!– Ông Là nói và dặn trưởng trạm: – Nhớ uống cho đủ liều nhen! Tôi và ông Là trở về bãi khách…. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 41 Hoàng vội quay sang ông già từ nãy tới giờ vẫn ngồi im lặng trong ánh nắng: - Xin phép bác cháu về đây ạ. - Không dám, anh lại nhà! Ông già đáp một cách hờ hững rồi lại im lặng như chìm đắm trong suy tư. (Khuất Quang Thuỵ - Thuyền rồng và mỹ nhân) 42 (…) Một người đàn bà rón rén bước vào sàn đình với một chuỗi tiền chinh trong tay: - Lạy cụ Chánh, lại các cụ ạ... Bên bàn đèn, một cậu lính cơ ngẩng cổ lên quát: - Làm gì mà đến hôm nay mới đem nộp thuế? Lại còn vác những khải định ra đấy!Ai lấy cho? Lý trưởng gạt đi: - Người nhà tôi đấy... các ông tính giùm, xem của bà ấy có bao nhiêu ruộng tất cả. (Ngô Tât Tố – Tắt đèn) 251
- các quan hệ trong gia đình và xã hội được phân định rất tỉ mỉ. Sự phân chia thứ bậc trong giao tiếp được xét dựa vào mối quan hệ liên cá nhân (mối quan hệ thân cận và vị thế xã hội). Trong giao tiếp không chính thức, bậc được xét theo tuổi tác và dựa vào các mối quan hệ trong gia đình. Trong giao tiếp chính thức, bậc được xét theo vị trí xã hội. Nhìn chung có thể nói mối quan hệ liên cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá chào hỏi của người Việt, và có thể nói chính mối quan hệ liên cá nhân tạo ra dấu ấn chào hỏi riêng cho dân tộc Việt, khác biệt so với các dân tộc khác trên thế giới. Chào hỏi cũng chịu sự chi phối của tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp mà các nhân vật có những lời chào phù hợp với từng tình huống. Trong tình huống giao tiếp chính thức thì lời chào đòi hỏi phải có sự trang trọng, còn trong tình huống giao tiếp không chính thức cần sự tôn trọng, thân mật. Cùng với một đối tượng giao tiếp, nhưng với những tình huống giao tiếp khác nhau thì sẽ có những kiểu chào tương ứng cho từng tình huống đó. Ví dụ: Hai bố con đều là cán bộ trong quân đội, con là cấp dưới của bố: Ở nhà người con chào “Bố ạ”, nhưng khi ở doanh trại, trong một cuộc họp, con lại phải chào “Chào thủ trưởng”. Tình huống giao tiếp chi phối rất mạnh lời chào, sử dụng không đúng tình huống giao tiếp sẽ dẫn đến những lỗi sai về phong cách. Không chỉ vậy, lời chào cũng có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Do ảnh hưởng của nhịp sống đô thị nên quan hệ giữa hàng xóm làng giềng ở thành thị rất hạn hẹp, thậm chí nhà ai nấy sống. Do vậy, lời chào chỉ thường mang tính chất xã giao qua lại, thường sử dụng một số kiểu chào trực tiếp, ít khi có sự hỏi thăm trong lời chào. Để thực hiện lời chào, người Việt sử dụng cả hành vi chào hỏi trực tiếp và hành vi chào hỏi gián tiếp. Trong chào hỏi, người Việt sử dụng khá nhiều các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, gật đầu, mỉm cười, bắt tay, vỗ tay, bắt tay…, nó là một nét không thể thiếu trong văn hoá chào hỏi của người Việt. Bởi lẽ nụ cười đó như thế nào, cái ánh mắt đó ra sao, nét mặt được giãn nở đến mức nào,… đi cùng với từng hành vi chào hỏi cụ thể sẽ giúp người tiếp nhận hiểu rõ hơn ý nghĩa của lời chào đó: chân thành hay không chân thành. Hơn nữa, nhiều khi chính các yếu tố phi lời này nói giúp chúng ta hiểu đúng lời của nhau, thí dụ qua ánh mắt, nụ cười khẩy mà chúng ta biết một lời khen thực ra lại là một câu nói mỉa mai,… Bên cạnh đó, các yếu tố phi lời còn có thể thay thế cho lời chào bằng những dấu hiệu như: cái bắt tay, nụ cười, vì vậy người Việt mới có câu thành ngữ “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” là vậy43. các yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò khá quan trọng 43 Và thưa ba mẹ đây là hai anh bạn sinh viên về thực tập ở cơ sở của con. Ông Thịnh khẽ gật đầu chào lãnh đạm. (Hạ Thu – Con gái người tình) Thiếu nữ hổn hển nói và nhoẻn miệng cười với Thành thay cho một lời chào… (Dương Thu Hương – Hoa tầm xuân của mùa thu) ... Mưa đếm tiền xong, lịch sự cúi đầu chào hắn như động tác của những cô gái Nhật Bản trên phim vẫn làm. (Nguyễn Quốc Hùng – Những người đàn bà trên sông) … Huệ hôm nay hoàn toàn là một thiếu phụ tân thời, vợ ông phán trẻ. Chị ta thấy tôi, cúi đầu xuống chào, và nói một cách bạo dạn: - Bác mới sang chơi? Nhà em cũng sắp về. 252
- trong lời chào, nó không những giúp SP1 và SP2 nhận ra tính chất của của lời chào (chân thành hay không chân thành, nồng nhiệt hay lạnh nhạt, tôn trọng hay coi thường,..) trong lời chào của đối phương mà còn có thể thay thế cho lời chào bằng những tín hiệu không lời như: bắt tay, gật đầu, nụ cười, ánh mắt,… 4. KẾT LUẬN Chào hỏi là môt nghệ thuật giao tiếp vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam. Qua chào hỏi có thể thấy được thứ bậc, vị thế xã hội, đặc biệt qua chào hỏi có thể thấy được mối quan hệ tình cảm của các nhân vật giao tiếp (thân sơ hay mới quen biết, thân thiết hay lạnh nhạt…), thậm chí giúp những người giao tiếp nhận ra các trạng thái tâm lý ban đầu của người nói trong cuộc giao tiếp. Mỗi chế độ xã hội khác nhau sẽ có những ứng xử khác nhau trong chào hỏi, tuy nhiên mục đích của lời chào không bao giờ thay đổi dù cho các nhân vật giao tiếp đang trong bối cảnh, hình thái giao tiếp nào. Chính những điều này tạo nên sự khác biệt giữa văn hoá chào hỏi của người Việt Nam so với các dân tộc khác trên thế giới. Và ngay cả người Việt Nam ở mỗi vùng miền khác nhau thì văn hoá chào hỏi cũng khác nhau, mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng vùng miền đó. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của hai người. Nó được thể hiện qua nhiều phương thức như theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội thì người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, N. (2015). A study of Modes of Greetings in a Global Perspective with particular reference to Urdu Speech Community in India. MJAL, 122. 2. Duranti, A. (1997). Universal and culture‐specific properties of greetings. Journal of linguistic Anthropology, 7(1), 63-97. 3. Felecan, D. (2015). Conventional vs unconventional linguistic means of address.(Old and new greetings in Romanian). Diacronia(1), 1-23. Doi:https://doi.org/10.17684/i1A4en 4. Goffman, E. (2009). Relations in public: Transaction Publishers. 5. Halliday, M. A. K. (1973). Explorations in the functions of language. 6. Jibreen, M. a. K. J. J. o. K. U. (2010). The speech act of greeting: A theoretical reading. 8(1), 1-25. 7. Kakiuchi, Y. (2005). Greetings in English: Naturalistic speech versus textbook speech. Pragmatics in language learning, theory, practice, 61-85. (Nguyễn Công Hoan – Người vợ lẽ của bạn tôi) Sức quay lại, nhìn thấy tôi anh khẽ gật đầu thay cho câu chào rồi hỏi. - Anh định vào đội xóm Trại à? (Khuất Quang Thuỵ - Anh Sức) 253
- 8. Meiirbekov, A. K., Elikbayev, B. K., Meirbekov, A. K., & Temirbaev, B. A. (2015). Sociolinguistic Aspects of the speech act of greeting in the Kazakh and English languages. Mediterranean Journal of Social Sciences, 6(6 S2), 267-267. 9. Nemani, F., & Rasekh, A. E. (2016). Investigating the Effect of Social Variables on Speech Variation: Social Class, Solidarity and Power. 10. Searle, J. R., & Searle, J. R. (1969). Speech acts: An essay in the philosophy of language (Vol. 626): Cambridge university press. 11. Trâm, V. T. N. (2009). Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 12. Trâm, V. T. N. (2020). Hành vi chào hỏi trực tiếp của người Việt Nam. Tạp chí giáo chức, 160. 13. Trâm, V. T. N. (2021a). Hỏi để chào – Một nét băn hoá của người Việt Nam. Tạp chí giáo chức, 172. 14. Trâm, V. T. N. (2021b). Văn hoá chào hỏi của người Việt Nam. Paper presented at the Hội thảo khoa học cán bộ trẻ và học viên cao học, Bình Dương. 15. Wei, L. (2010). The functions and use of greetings. Canadian Social Science, 6(4), 56-62. 254
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn