YOMEDIA
ADSENSE
Hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam: Nghiên cứu tác động của ý định hành vi mua sắm và nhận thức kiểm soát hành vi
50
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tác động của ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) và nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (PCBD) lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (GDBI) được nghiên cứu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam: Nghiên cứu tác động của ý định hành vi mua sắm và nhận thức kiểm soát hành vi
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
HÀNH VI THẢI BỎ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP XANH<br />
Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA Ý ĐỊNH<br />
HÀNH VI MUA SẮM VÀ NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI<br />
Chu Văn Giáp1*, Lê Công Hoa2, Hồ Lê Nghĩa3<br />
Tóm tắt: Tác động của ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh<br />
(GPBI) và nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh (PCBD) lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (GDBI)<br />
được nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cronbach alpha,<br />
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân số khẳng định (CFA) và phân<br />
tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình<br />
và kiểm định giả thuyết. Kết quả chỉ ra rằng mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh có các chỉ số: RMSEA = 0,049 < 0,08; Chi bình phương/df = 2,49 < 3;<br />
CFI =0,989 > 0,9; TLI = 0,978 > 0,9. Hai yếu tố tác động đến ý định hành vi thải<br />
bỏ sản phẩm công nghiệp là: GPBI, PCBD. Trong đó GPBI có tác động lớn hơn và<br />
tiêu cực (β = - 0,490615; p = 0,000) đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh.<br />
Từ khóa: Sản phẩm công nghiệp xanh, Hành vi mua sắm, Nhận thức kiểm soát hành vi.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu ngày càng trở<br />
nên nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, các chương trình về phát triển bền<br />
vững, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang được triển khai<br />
thực hiện trên quy mô toàn cầu. Từ các chương trình này, sản phẩm xanh được<br />
phát triển, thị trường tiêu dùng sản phẩm xanh được hình thành trong đó có thị<br />
trường tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh. Gần đây, ở một mức cao hơn, tăng<br />
trưởng xanh đã và đang là động lực phát triển cho nhiều quốc gia và hình thành<br />
nên nền kinh tế xanh với nhiều sản phẩm xanh được thương mại hoá trên phạm vi<br />
toàn cầu. Trong khi đó, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng luôn có thể chỉ ra cách<br />
thức phổ biến một sản phẩm mới trên thị trường (Hoyer & MacInnis, 2010). Vì<br />
vậy, hành vi của người tiêu dùng sản phẩm xanh cần được nghiên cứu để thúc đẩy<br />
thị trường sản phẩm xanh đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho tăng trưởng<br />
xanh và phát triển bền vững. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là chủ đề đã thu<br />
hút được rất nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, hiểu<br />
biết về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh vẫn còn hạn chế (Peattie, 2010). Hành vi<br />
tiêu dùng bao gồm hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
(Hoyer & MacInnis, 2010), (Nguyễn Xuân Lãn và các cộng sự, 2011), (Vũ Huy<br />
Thông, 2010). Trong khi đó, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh chỉ tập<br />
trung vào hành vi mua sắm sản phẩm xanh, một số rất ít các nghiên cứu về hành vi<br />
sử dụng sản phẩm xanh và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (Constanza & Grete,<br />
2012). Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh.<br />
Hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam được nghiên cứu theo<br />
các bước chính: nghiên cứu xây dựng mô hình, các giả thuyết và thang đo; nghiên<br />
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bảng hỏi sơ bộ được thiết kế dựa vào các nội<br />
dung đã trình bày trong phần tổng quan. Nội dung bảng hỏi chia làm 3 phần. Phần<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 19<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
1 là các thông tin chung; Phần 2 bao gồm câu hỏi cho thang đo; Phần 3 là các<br />
thông tin về nhân khẩu học. Bảng hỏi chính thức được thiết kế lại sau khi thang đo<br />
được kiểm định sơ bộ.<br />
Mẫu kiểm định thang đo sơ bộ được chọn dựa vào kinh nghiệm theo các tài liệu<br />
Ricky & K.Chan (2001) và Nguyễn Đình Thọ (2011). Mẫu chính thức được xác<br />
định hài hòa với các công trình nghiên cứu trước đây. Mẫu được lấy theo tỷ lệ<br />
10:1, tương ứng với khoảng 50 tham số cần ước lượng thì cỡ mẫu khoảng 500. Do<br />
cỡ mẫu càng lớn càng tốt và để tránh rủi ro trong quá trình điều tra, khảo sát, cỡ<br />
mẫu được dự kiến là khoảng 600. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.<br />
Phân tích cronbach alpha được thực hiện theo Nguyễn Đình Thọ (2011).<br />
Phương pháp cronbach alpha được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy<br />
của những thang đo đa biến (gồm từ 3 biến quan sát trở lên) (Nguyễn Đình Thọ,<br />
2011). Do vậy biến ẩn nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản<br />
phẩm xanh (PCBD) không được phân tích vì các biến này chỉ bao gồm 2 biến quan<br />
sát. Trình tự phân tích theo (University of California L.A, 2017).<br />
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được đánh giá bằng 3 tiêu chí: Số lượng<br />
nhân tố trích, Trọng số nhân tố và Tổng phương sai trích theo (Nguyễn Đình Thọ,<br />
2011).Trình tự phân tích EFA theo (University of California L.A, 2017).<br />
Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc<br />
tuyến tính (SEM) được đánh giá theo hai chuẩn là Đánh giá mức độ phù hợp chung<br />
và Đánh giá mức độ phù hợp theo giá trị nội dung. Đánh giá mức độ phù hợp chung<br />
(Chi bình phương/df; GFI - Goodness of Fit Index; TLI- Tucker & Lewis Index; CFI<br />
- Comparative Fit Index; và RMSEA -Root Mean Square Error Approximation. Các<br />
tiêu chí đánh gia theo (Hair và các cộng sự, 2010). Đánh giá mức độ phù hợp theo<br />
giá trị nội dung: Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình theo giá trị<br />
nội dung bao gồm: Độ tin cậy của thang đo, tính đơn hướng/đơn nguyên, giá trị hội<br />
tụ và giá trị liên hệ lý thuyết. Các chỉ tiêu đánh giá theo (Anderson & Gerbing,<br />
1988). Trình tự phân tích CFA theo (Wright, 2016).<br />
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Sản phẩm xanh và sản phẩm công nghiệp xanh<br />
Có nhiều cách hiểu về khái niệm sản phẩm xanh như: (Shadasani và các cộng sự,<br />
1993); (Elkington & Mackower, 1988). (Simon, 1995) trích (Wang, 2012)); (Nimse<br />
và các cộng sự, 2007) trích (Wang, 2012); (Philip Kotler, 2013). Chiến lược quốc gia<br />
về tăng trưởng xanh của Việt Nam định nghĩa: sản phẩm xanh là sản phẩm không<br />
độc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả, và vô hại đối với môi trường (Thủ<br />
tướng Chính phủ, 2012). Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về sản phẩm xanh, tuy<br />
nhiên tập trung lại sản phẩm xanh là sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm của nó<br />
từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ đều có một trong các đặc tính như sau: Trong sản<br />
xuất: Sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu về bao gói, không chứa chất độc<br />
hại; Trong sử dụng: Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, an toàn sức khỏe; Trong thải<br />
bỏ: Có thể tái sinh, tái sử dụng và ít tác động tiêu cực đến môi trường.<br />
Hiện nay, chưa có một định nghĩa rõ ràng về sản phẩm công nghiệp xanh. Trong<br />
bài báo này khái niệm sản phẩm công nghiệp xanh được hiểu là các sản phẩm xanh<br />
<br />
<br />
20 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
của ngành công nghiệp của Việt Nam. Theo Thủ tướng Chính phủ (2014), ngành<br />
công nghiệp Việt Nam bao gồm các phân ngành cơ khí - luyện kim; hoá chất; chế<br />
biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may, da giầy; điện tử và công<br />
nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản;<br />
ngành điện; ngành than; ngành dầu khí và công nghiệp hỗ trợ (Thủ tướng Chính<br />
phủ, 2014). Như vậy, sản phẩm công nghiệp xanh của Việt Nam được hiểu là các<br />
sản phẩm của các phân ngành công nghiệp trên và có một trong các đặc tính có thể<br />
tái sinh, giảm thiểu về bao gói, sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu và ít tác động đến<br />
môi trường.<br />
Từ các phân tích trên cho thấy sản phẩm công nghiệp xanh của Việt Nam có<br />
thể nhóm thành ba nhóm chính bao gồm: nhóm sản phẩm tiết kiệm năng lượng,<br />
nhóm sản phẩm nhãn xanh Việt Nam và nhóm năng lượng tái tạo.<br />
2.2. Khung lý thuyết<br />
Có nhiều lý thuyết dùng để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tiêu biểu là Hoyer<br />
& MacInnis (2010) và Kotler (1999). Lý thuyết về hành vi tiêu dùng của Hoyer<br />
& MacInnis (2010) và Kotler (1999) là tương tự nhau về cách tiếp cận. Các nội<br />
dung về hành vi tiêu dùng của Hoyer & MacInnis (2010) mang nội hàm rộng hơn<br />
theo hướng phát triển một ngành khoa học riêng biệt bao gồm các hành vi từ mua<br />
sắm, sử dụng, thải bỏ sản phẩm. Trong khi đó lý thuyết của Kotler (1999) tập<br />
trung đến các vấn đề liên quan đến hành vi mua hàng và hậu mãi vì có thể mục<br />
đích của tác giả chỉ phát triển khoa học hành vi tiêu dùng với mục đích “hỗ trợ”<br />
chuyên ngành marketing.<br />
Ajzen (1991) đề xuất và hoàn thiện thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of<br />
Reasoned Actions) và lý thuyết hành vi dự định – TPB (Theory of Planned<br />
Behavior). Thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Actions) là thuyết<br />
được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tâm lý xã hội nói chung và hành vi người<br />
tiêu dùng nói riêng. Trên cơ sở thuyết TRA, năm 1991, Icek Ajzen tiếp tục phát<br />
triển thành thuyết hành vi dự định - TPB (Theory of Planned Behavior), dựa trên<br />
việc bổ sung yếu tố mà con người có ít sự kiểm soát đó là yếu tố nhận thức kiểm<br />
soát hành vi. thuyết TPB tập trung nghiên cứu ý định hành vi thay vì hành vi thực<br />
sự (Ajzen, 1991). Thuyết TPB được nhiều nhà nghiên cứu công nhận và được sử<br />
dụng rộng rãi trong các lý thuyết để nghiên cứu hành vi tiêu dùng nói chung và<br />
hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh, nói riêng.<br />
Các lý thuyết khác cũng được phát triển để nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản<br />
phẩm xanh bao gồm: thuyết Thái độ - Hành vi - Môi trường – ABC (Attitude –<br />
Behavior - Context); thuyết trách nhiệm - NAT (Norm Activation Theory); thuyết<br />
Động cơ - Cơ hội - Khả năng - MOA (Motivation - Opportunity - Ability); thuyết<br />
Giá trị - Niềm tin - Trách nhiệm - VBN (Value - Belief - Norm).<br />
Như vậy, có rất nhiều lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu hành vi của người<br />
tiêu dùng đối với sản phẩm xanh. Trong Bài báo này mô hình nghiên cứu sẽ được<br />
phát triển dựa trên thuyết TPB là lý thuyết được sử dụng nhiều do có nhiều ưu<br />
điểm khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng của cá nhân. Bài báo cũng sử dụng một số<br />
lý luận của các thuyết MOA, NAT và VBN.<br />
2.3. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 21<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Hành vi thải bỏ sản phẩm xanh đã và đang bị các nhà nghiên cứu bỏ quên<br />
(Peattie, 2010). Trong khi đó, việc thải bỏ sản phẩm xanh có ý nghĩa quan trọng<br />
đối với bảo vệ môi trường hơn mua sắm sản phẩm xanh. Hay nói cách khác hành<br />
vi thải bỏ sản phẩm xanh là hành vi “xanh” hơn hành vi mua sắm sản phẩm xanh.<br />
Y.-K.Lee và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm xanh<br />
và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Kết quả cho thấy, hành vi thải bỏ sản<br />
phẩm xanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan tâm đến môi trường. Các<br />
nhân tố hiểu biết về môi trường và tác động đến môi trường ảnh hưởng gián tiếp<br />
đến hành vi thải bỏ sản phẩm xanh thông qua biến quan tâm đến môi trường (Lee<br />
và các cộng sự, 2012). Một nghiên cứu khác của Constanza & Grete (2012) đã<br />
nghiên cứu hành vi thải bỏ quần áo ở Úc và Chile. Hành vi thải bỏ được nghiên<br />
cứu bao gồm hành vi cho gia đình và bạn bè các sản phẩm dệt may không dùng<br />
đến và hành vi quyên góp các sản phẩm dệt may không cần dùng đến. Nghiên cứu<br />
chỉ ra rằng các hành vi thải bỏ sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhận thức của người<br />
tiêu dùng về môi trường, hành động tái sinh sản phẩm thường xuyên và các yếu tố<br />
nhân khẩu học (Constanza & Grete, 2012). Hyun-Mee & Haesun (2013) nghiên<br />
cứu các yếu tố thúc đẩy và ảnh hưởng đến hành vi thải bỏ quần áo và chỉ ra rằng<br />
quan tâm đến môi trường, chuẩn chủ quan, thái độ đối với môi trường và các yếu<br />
tố nhân khẩu học đều có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
(Hyun-Mee & Haesun, 2013). Marcel và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu hành vi<br />
mua bia được đóng gói theo hướng sinh thái và thải bỏ vỏ, hộp bia và kết luận rằng<br />
các hành vi này chịu tác động bởi nhận thức về môi trường và thái độ thân thiện<br />
với môi trường của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tác động qua<br />
lại giữa hành vi mua bia được đóng gói theo hướng sinh thái và hành vi thải bỏ vỏ,<br />
hộp bia (Marcel và các cộng sự, 2009). Nameghi & Shadi (2013) sử dụng lý thuyết<br />
TRA để nghiên cứu ý định hành vi thải bỏ sản phẩm xanh. Nghiên cứu chia hành<br />
vi tahir bỏ sản phẩm xanh ra làm ba hành động là sử dụng ít sản phẩm (reducing),<br />
tái sinh (recycling ) và tái sử dụng (reusing). Trong nghiên cứu này chỉ mới xem<br />
xét một yếu tố tác động là thái độ đối với ý định hành vi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra<br />
rằng mô hình TRA phù hợp để nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm xanh<br />
(Nameghi & Shadi, 2013). Như vậy hành vi thải bỏ sản phẩm xanh chưa được<br />
nghiên cứu nhiều, các kết quả còn rời rạc, chưa thống nhất.<br />
Lý thuyết TPB và các kết quả nghiên cứu trước cho thấy có 4 nhân tố tác động<br />
trực tiếp lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh là: Thái độ đối với<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh, nhận thức kiểm soát hành vi đối với<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh, chuẩn chủ quan đối với hành vi thải<br />
bỏ sản phẩm công nghiệp xanh và nhận thức hiệu quả hành vi đối với hành vi thải<br />
bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Tuy nhiên, đây là các nội dung chưa được chú ý<br />
nghiên cứu, chưa có nhiều tài liệu tham khảo và do đặc thù hiện trạng thải bỏ sản<br />
phẩm của Việt Nam cộng thêm thời gian, năng lực nghiên cứu hạn chế, nghiên cứu<br />
này chỉ nghiên cứu một trong bốn yếu tố tác động trên là nhận thức kiểm soát hành<br />
vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Các yếu tố khác sẽ được<br />
tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếp theo.<br />
<br />
<br />
22 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Quan hệ giữa ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành<br />
vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh đã được một số nghiên cứu trước đây đề<br />
cập (McCarty & Shrum, 2001). Nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn sơ bộ một<br />
số cán bộ quản lý trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, sản xuất tiêu dùng bền vững,<br />
một số người tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh và đi đến kết luận rằng có thể<br />
có mối quan hệ giữa hai khái niệm này. Cụ thể mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh được trình bày trong Hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu<br />
Giả thuyết H1d: Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI)<br />
tác động trực tiếp lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
Quan hệ giữa ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành<br />
vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh đã được một số nghiên cứu trước đây đề<br />
cập và cho rằng có quan hệ giữa ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh và ý định<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (McCarty & Shrum, 2001). Marcel và các cộng sự<br />
(2009) đã nghiên cứu hành vi mua bia được đóng gói theo hướng sinh thái và thải<br />
bỏ vỏ, hộp bia và kết luận rằng các hành vi này chịu tác động bởi nhận thức về môi<br />
trường và thái độ thân thiện với môi trường của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng<br />
chỉ ra rằng có tác động qua lại giữa hành vi mua bia được đóng gói theo hướng<br />
sinh thái và hành vi thải bỏ vỏ, hộp bia (Marcel và các cộng sự, 2009). Để chắc<br />
chắn hơn về giả thuyết tác động của ý định hành vi mua sắm sản phẩm công<br />
nghiệp xanh lên hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh, nghiên cứu này đã<br />
tiến hành phỏng vấn sơ bộ một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực tăng trưởng xanh,<br />
sản xuất tiêu dùng bền vững, một số người tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh<br />
và đi đến kết luận rằng có thể có mối quan hệ giữa hai khái niệm này.<br />
Như vậy, ý định hành vi thải bỏ sản phẩm xanh đã và đang được nghiên cứu theo<br />
hai hướng: hướng thứ nhất là, ý định hành vi thải bỏ sản phẩm xanh như là một đối<br />
tượng nghiên cứu phụ thuộc chịu tác động của các yếu tố khác; hướng thứ hai là, ý<br />
định hành vi mua sắm sản phẩm xanh được coi như là một biến độc lập của mô hình<br />
nghiên cứu và có tác động đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh. Nghiên cứu<br />
này xem xét mang tính chất thăm dò cả hai hướng nghiên cứu trên.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 23<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Từ các phân tích trên, giả thuyết H1d được đề xuất như sau: Ý định hành vi mua<br />
sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) tác động trực tiếp lên ý định hành vi thải<br />
bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (GDBI).<br />
Giả thuyết H2d: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
xanh (PCBD) tác động trực tiếp và cùng chiều lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh.<br />
Như đã trình bày ở trên, Ajzen (1991) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi<br />
phản ánh việc thực hiện hành vi cụ thể dễ hay khó. Nhận thức kiểm soát hành vi<br />
đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh phản ánh việc thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh dễ hay khó. Việc thải bỏ sản phẩm nói chung và sản phẩm công<br />
nghiệp xanh nói riêng là vấn đề đang được quan tâm nhiều ở Việt Nam liên quan<br />
đến hệ thống thu gom sản phẩm thải bỏ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết<br />
định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định về thu hồi, xử lý<br />
sản phẩm thải bỏ. Theo Quyết định này, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có<br />
trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt<br />
Nam và có trách nhiệm thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm<br />
thải bỏ. Trong khi đó người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm<br />
thải bỏ đến điểm thu hồi hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận<br />
chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ (Thủ tướng Chính phủ, 2015). Như<br />
vậy Quyết định này đã quy định rõ trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thải<br />
bỏ sản phẩm. Việc thực hiện tốt được hành vi thải bỏ sản phẩm của người tiêu<br />
dùng phụ thuộc vào hệ thống thu hồi sản phẩm của nhà sản xuất. Do vậy người tiêu<br />
dùng khi mua sắm sản phẩm nói chung và mua sắm sản phẩm xanh nói riêng chắc<br />
chắn có xét đến các yếu tố về thu hồi sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất. Điều này<br />
cho thấy tác động trực tiếp của hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh lên<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
Marcel và cộng sự (2009) đã nghiên cứu nhận thức kiểm soát hành vi thải bỏ<br />
sản phẩm và cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi có thể có rất ít ảnh hưởng đến<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm.<br />
Từ lý thuyết TPB và thực tế các quy định về thu gom sản phẩm thải bỏ ở Việt<br />
Nam và các kết quả nghiên cứu trước, giả thuyết H2d được đề xuất như sau: Nhận<br />
thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (PCBD) tác động<br />
trực tiếp và cùng chiều lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
Bảng 1. Các giả thuyết nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
TT Giả Biến độc lập Tác động Biến phụ thuộc<br />
thuyết<br />
1. H1d Ý định hành vi mua Trực tiếp Ý định hành vi thải bỏ<br />
sản phẩm công nghiệp và cùng sản phẩm công nghiệp<br />
xanh - GPBI chiều xanh - GDBI<br />
2. H2d Nhận thức kiểm soát Trực tiếp Ý định hành vi thải bỏ<br />
hành vi đối với hành vi và cùng sản phẩm công nghiệp<br />
thải bỏ sản phẩm xanh chiều xanh - GDBI<br />
- PCBD<br />
<br />
<br />
<br />
24 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.5. Thang đo nghiên cứu<br />
Thang đo ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (Green<br />
Purchasing Behavior Intention – GPBI)<br />
Khái niệm ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh đã được nghiên cứu nhiều<br />
với các thuật ngữ khác nhau như: Ý định mua xanh - Green Purchasing Intention-<br />
GPI) (Phạm Thị Lan Hương, 2014; Taylor & Todd, 1995); Ý định hành vi xanh -<br />
Green Behavioral Intention (Florenthal & Arling, 2011); Ý định hành vi thân thiện<br />
sinh thái - Eco-friendly behavioral intentions (Bertrand & William, 2011). Tiếp<br />
thu các thang đo ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh của các công trình trên,<br />
nghiên cứu này chọn thang đo của Taylor and Told (1995) là thang đo mang tính<br />
tổng quát nhất và đặc biệt đã được Phạm Thị Lan Hương (2014) áp dụng nghiên<br />
cứu tại thị trường Việt Nam. Xem xét các thang đo khác, bài báo cũng bổ sung một<br />
nội dung của thang đo của Bertrand and William (2011).<br />
Ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (Green Disposal Behavior<br />
Intention - GDBI)<br />
Có rất ít nghiên cứu về hành vi tahir bỏ sản phẩm xanh. Các nghiên cứu tiêu<br />
biểu là (Lee và các cộng sự, 2012); Constanza & Grete (2012); Do vậy, thang đo<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm xanh cũng chưa được nghiên cứu nhiều, các kết quả còn<br />
rời rạc, chưa thống nhất. Trong nghiên cứu này, thang đo ý định hành vi thải bỏ<br />
sản phẩm công nghiệp xanh được xây dựng bằng cách phát triển thang đo của (Icek<br />
Ajzen, 1991).<br />
Nhận thức kiểm soát hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (Perceived<br />
Control Behavior towards Green Disposal- PCBD)<br />
Một nghiên cứu hiếm hoi về tác động của PCBD là Marcel và cộng sự (2009).<br />
Các tác giả này đã nghiên cứu nhận thức kiểm soát hành vi thải bỏ sản phẩm.<br />
Trong nghiên cứu này, thang đo nhận thức kiểm soát hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh được phát triển dựa trên lý thuyết TBP (Ajzen, 2017) (có tham<br />
khảo Marcel và cộng sự (2009)), với đối tượng là hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh.<br />
Các yếu tố về nhân khẩu học<br />
Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu với 5 đặc trưng: tuổi, tịnh trạng hôn nhân,<br />
trình độ hcọ vấn, thu nhập và nghề nghiệp. Để xác định tính đại diện của mẫu so<br />
với thị trường Việt Nam, phân bố độ tuổi của mẫu đượ xem xét. Mẫu có với nhóm<br />
dân số có độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi chiếm 60%; từ 35 đến 44 tuổi chiếm: 24%; từ<br />
45 đến 60 tuổi chiếm: 17%. Theo số liệu thống kê nhóm dân số có độ tuổi từ 18<br />
đến 34 tuổi chiếm 45%; từ 35 đến 44 tuổi chiếm: 19%; từ 45 đến 60 tuổi chiếm:<br />
18% (tính toán theo (UNFPA, 2016)). Như vậy, mẫu không hoàn toàn trùng khớp<br />
với tổng thể, nhưng cũng có tương đồng nhất định. Điều này có thể giải thích là do<br />
cách lấy mẫu thuận tiện, nên các kết quả không thể trùng khớp với tổng thể.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN<br />
3.1. Kiểm định sơ bộ<br />
Kiểm định bằng phân tích cronbach alpha<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 25<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Kết quả phân tích cronbach alpha thang đo ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh cho thấy: Hệ số cronbach alpha tương đối nhỏ (0,4501). Xem xét tương<br />
quan biến – tổng của các biến trong thang đo thấy rằng tương quan biến – tổng của<br />
biến Gdbi4 có tương quan biến - tổng thấp nhất trong các biến quan sát (0,3950). Kết<br />
quả phân tích cũng cho thấy khi bỏ biến này đi thì hệ số cronbach alpha tăng lên. Do<br />
vậy Gdbi4 được bỏ đi, phân tích lại, hệ số cronbach alpha tăng lên 0,5313 (thấp hơn<br />
0,6) là giá trị có thể chấp nhận được đối với mục đích phân tích để kiểm định thang<br />
đo mới phát triển. Kết quả cũng cho thấy, nếu loại bỏ tiếp đi biến Gdbi3 thì hệ số<br />
cronbach alpha tăng lên đáng kể (0,7590) là giá trị được cho là nằm trong khoảng tốt<br />
nhất (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên, để kết quả được chắc chắn hơn, trong<br />
trường hợp này biến Gdbi3 được giữ lại cho các kiểm định tiếp theo. Hệ số tương<br />
quan biến tổng sau khi loại bỏ Gdbi4 đạt giá trị từ 0,5814 đến 0,8197 đều lớn hơn<br />
0,3; Như vậy, ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh còn 03 biến quan<br />
sát là Gdbi1, Gdbi2 và Gdbi3. Tóm lại, sau khi phân tích cronbach alpha các thang<br />
đo như sau: Các thang đo của mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh<br />
giảm đi một biến quan sát đó là Gdbi4. Các thang đo của mô hình hành vi thải bỏ sản<br />
phẩm công nghiệp xanh còn 9 biến quan sát.<br />
Kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá<br />
Kết quả phân tích EFA cho thấy trọng số nhân tố của các biến của thang đo ý<br />
định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) và nhận thức kiểm soát<br />
hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (PCBD) đều lớn hơn 0,5 là giá trị được<br />
chấp nhận. Đối với thang đo ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh<br />
(GDBI), biến GDBI3 có trọng số nhân tố rất thấp (-0,2665). Sau khi loại biến này,<br />
EFA được phân tích lại, tổng phương sai trích là 69,97%; các trọng số nhân tố đều<br />
lớn hơn 0,63. Như vậy thang đo này chấp nhận được. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với kết quả phân tích cronbach alpha ở phần trên. Như vậy thang đo của các biến:<br />
Gpbi, Gdbi, Pcbd được chấp nhận sau khi Gpbi bỏ đi biến quan sát Gdbi3.<br />
3.2. Kiểm định các thang đo<br />
Mức độ phù hợp với dữ liệu thực tế: Kết quả phân tích CFA cho thấy chỉ số Chi<br />
bình phương/df = 5,52 là giá trị tương đối cao; RMSEA = 0,086 là giá trị hơi cao<br />
các chỉ số khác của mô hình như CFI = 0,959; TLI = 0,932 thoả mãn điều kiện ><br />
0,90. Các thang đo của mô hình cần được điều chỉnh để cải thiện mức độ phù hợp<br />
với dữ liệu thực tế.<br />
Để cải thiện mô hình, ước lượng về phần dư tiêu chuẩn (SE) và chỉ số điều<br />
chỉnh (MI) được sử dụng (Hair và các cộng sự, 2010). Kết quả ước lượng về phần<br />
dư tiêu chuẩn cho thấy các hệ số tải nhân tố đều có giá trị cao (từ 0,732441 đến<br />
0,9103269). Kết quả ước lượng về chỉ số điều chỉnh cho thấy hiệp phương sai của<br />
một số cặp sai số của các biến quan sát rất cao (e.gpbi1 và e.gpbi3 là 27,595;<br />
e.gpbi2 và e.gpbi4 là 25,922). Điều này cho thấy các sai số đo lường nhiều hơn sự<br />
đại diện của chúng trong biến của thang đo. Hay nói cách khác, kết quả CFA chỉ ra<br />
rằng cần thiết bỏ đi một hoặc vài biến quan sát. Nghiên cứu nội dung các biến quan<br />
sát trên phương diện lý thuyết của các thang đo dựa vào các công trình nghiên cứu<br />
trong và ngoài nước cho thấy nếu loại bỏ biến gpbi3 đi thì vẫn đáp ứng giá trị của<br />
thang đo. Do vậy, mô hình được đề xuất bỏ đi biến gpbi3.<br />
<br />
<br />
26 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Mô hình được phân tích lại. Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số: RMSEA =<br />
0,049; Chi bình phương/df = 2,49; CFI =0,989; TLI = 0,978 đều thoả mãn các tiêu<br />
chí.các thang đo của mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh sau khi<br />
bỏ đi biến gpbi3 đạt được mức độ phù hợp với dữ liệu thực tế.<br />
Giá trị hội tụ: Các chỉ số CFA của các thang đo của mô hình hành vi thải bỏ sản<br />
phẩm công nghiệp xanh cho thấy các trọng số chuẩn hoá từ 0,68 đến 0,94 đều ≥<br />
0,5 với Pvalue lớn nhất là 0,0000,05); Kiểm định mô hình nghiên cứu<br />
chính thức. Kết quả kiểm định SEM cụ thể như dưới đây.<br />
Kiểm định mô hình<br />
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số tương quan của các biến trong mô hình có<br />
giá trịtừ 0,15 đến 0,49 với pvalue lớn nhất là 0,002 < 0,05. Như vậycác quan hệ<br />
trong mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh đều có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết quả ước lượng mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanhcũng cho<br />
thấy tương quan giữa các cấu trúc chuẩn hoá luôn nhỏ hơn 1; các hệ số tải chuẩn<br />
hoá luôn nhỏ hơn 1 và tất cả các phương sai sai số đều dương. Kết quả phân tích<br />
SEM mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh cho thấy cho thấy các<br />
chỉ số: RMSEA = 0,049 < 0,08; Chi bình phương/df = 2,49 < 3; CFI =0,989 > 0,9;<br />
TLI = 0,978 > 0,9 đều thoả mãn các tiêu chí. Các chỉ số này giống với các chỉ số<br />
của CFA.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình chính thức hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 27<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Như vậy mô hình thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường và mô hình lý<br />
thuyết trùng với mô hình cạnh tranh.Mô hình cạnh tranh hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh cụ thể như trong Hình 2.<br />
Kiểm định giả thuyết<br />
Giả thuyết H1d: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
xanh (PCBD) tác động trực tiếp và cùng chiều lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh (GDBI). Kết quả ước lượng cho thấy tác động của PCBD đến<br />
GDBI có trọng số β = 0,1495164 với p = 0,002 < 0,05. Giả thuyết H1d được chấp<br />
nhận. Kết quả này phù hợp với lý thuyết TPB.<br />
Giả thuyết H2d: Ý định hành vi mua sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) tác<br />
động trực tiếp và cùng chiều lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp<br />
xanh. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của GPBI đến GDBI có trọng số β = -<br />
0,490615 với p = 0,000 < 0,05. Giả thuyết H2d được chấp nhận. Tuy nhiên, ý định<br />
hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp tác động ngược chiều lên ý định hành vi<br />
thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Như vậy chiều tác động của GPBI đến GDBI<br />
thay đổi so với giả thuyết ban đầu. Điều này có nghĩa rằng nếu người tiêu dùng có<br />
ý định mua sản phẩm công nghiệp xanh càng cao thì ý định thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh càng thấp. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chiều tác động ngược<br />
như trên. Nguyên nhân thứ nhất là có thể người tiêu dùng Việt Nam quan niệm<br />
rằng mua và sử dụng sản phẩm công nghiệp xanh đã góp phần bảo vệ môi trường<br />
rồi, không cần phải thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh đúng quy định nữa.<br />
Nguyên nhân thứ hai là hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam mua sản phẩm công<br />
nghiệp xanh chủ yếu là do lợi ích về kinh tế, các tác động của sản phẩm xanh đối<br />
với môi trường chưa được người mua chú ý hay nói cách khác các cá nhân mua sản<br />
phẩm công nghiệp xanh chưa chắc đã có ý thức tốt về bảo vệ môi trường. Do vậy,<br />
người tiêu dùng có ý định mua sản phẩm công nghiệp xanh càng cao thì ý định thải<br />
bỏ sản phẩm xanh càng thấp.<br />
Bảng 2. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình hành vi thải bỏ<br />
sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
TT Giả Nội dung Kết quả kiểm định Tham khảo<br />
thuyết giả thuyết<br />
H1d Trực tiếp Giả thuyết được Trực tiếp và (Marcel và các cộng<br />
và cùng chấp nhận cùng chiều sự, 2009; McCarty &<br />
chiều Shrum, 2001)<br />
H2d Trực tiếp Giả thuyết được Trực tiếp và (Ajzen, 1991; Marcel<br />
và cùng chấp nhận (chiều tác ngược và các cộng sự, 2009)<br />
chiều động thay đổi) chiều<br />
Như vậy, kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình hành vi thải bỏ sản phẩm<br />
công nghiệp xanh có 02 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận; 01 giả thuyết<br />
nghiên cứu phù hợp với mô hình lý thuyết ban đầu; 01 giả thuyết có giả thuyết có<br />
chiều ngược lại với chiều ban đầu.<br />
3.4. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh<br />
Có 2 tác động đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm:<br />
Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GBPI); Nhận thức kiểm soát<br />
<br />
<br />
28 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (PCBD). Trong các tác động trên, ý<br />
định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh có tác động lớn hơn và tác động<br />
tiêu cực đến (hệ số tương quan chuẩn hóa là - 0,490615) ý định hành vi thải bỏ sản<br />
phẩm công nghiệp xanh.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Lý thuyết hành vi dự định (TPB), phương pháp phân tích cronbach alpha,<br />
phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp phân tích nhân tố<br />
xác nhận (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là các công cụ phù hợp để<br />
nghiên cứu ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.<br />
Từ kết quả đo lường cho thấy: Các thang đo đã được xây dựng và kiểm định<br />
trên thế giới cần được điều chỉnh và bổ sung khi sử dụng ở Việt Nam; các thang đo<br />
được phát triển dựa trên lý thuyết TBP cần được tiếp tục kiểm định để hoàn thiện<br />
trong các nghiên cứu tiếp theo.<br />
Mô hình nghiên cứu chính thức hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh có 3<br />
khái niệm nghiên cứu và 2 quan hệ. Các khái niệm nghiên cứu bao gồm: GPBI (3<br />
biến quan sát: Gpbi1, Gpbi2, Gpbi4), PCBD (2 biến quan sát: Pcbd1, Pcbd2) và<br />
GDBI (3 biến quan sát: Gdbi1, Gdbi2). Các quan hệ gồm: GDBIGPBI: Trực tiếp<br />
và cùng chiều; GDBIPCBD: Trực tiếp và ngược chiều.<br />
Các kết quả chỉ ra rằng chắc chắn còn các yếu tố tác động khác cần được<br />
nghiên cứu ví dụ như: chuẩn chủ quan đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công<br />
nghiệp xanh; nhận thức tính hữu hiệu của hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp<br />
xanh; thái độ đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh và các yếu tố về<br />
môi trường, xã hội và lối sống khác.<br />
Hai yếu tố tác động đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp là: GPBI,<br />
PCBD. Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh có tác động lớn hơn<br />
và tác động tiêu cực đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ajzen, Icek (1991), "The Theory of Planned Behavior", Organizational<br />
Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211.<br />
[2]. Ajzen, Icek, (2017). "Constructing a Theory of Planned Behavior<br />
Questionnaire". Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 7 năm 2017, Địa chỉ:<br />
http://people.umass.edu/aizen/pdf/tpb.measurement.pdf<br />
[3]. Anderson, J. C. & D.W. Gerbing (1988), "Structural equation modelling in<br />
proactive: A review and recommended two-step approach", Psychol. Bull,<br />
103, 411–423.<br />
[4]. Bertrand, Urien & Kilbourne William (2011), "Generativity and self-<br />
enhancement values in eco-friendly behavioral intentions and environmentally<br />
responsible consumption behavior", Psychology and Marketing, 28(1), 69-90.<br />
[5]. Constanza, Bianchi & Birtwistle Grete (2012), "Consumer clothing disposal<br />
behaviour: a comparative study", International Journal of Consumer Studies,<br />
36(3), 335-341.<br />
[6]. Elkington, H. & Mackower, (1988), "The Green Consumers", Penguin Books,<br />
New York.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 29<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[7]. Florenthal, Bela & Priscilla A. Arling (2011), "Do green lifestyle consumers<br />
appriate low involvement green products", Marketing Management Journal,<br />
21(2), 35-45.<br />
[8]. Hair, J.F., R.E. Anderson, R.L. Tatham & W.C. Black, (2010), "Multivariate<br />
data analysis 7th edition", Pearson Prentice Hall, New Jersey.<br />
[9]. Hoyer, Wayne D. & Deborah J. MacInnis, (2010), "Consumer Behavior",<br />
Nelson Education, Ltd., South - Western, 5191 Natorp Boulevard Mason, OH<br />
45040 USA.<br />
[10]. Hyun-Mee, Joung & Park-Poaps Haesun (2013), "Factors motivating and<br />
influencing clothing disposal behaviours", International Journal of Consumer<br />
Studies, 37(1), 105-111.<br />
[11]. Lee, Yong-Ki, Jeang Gu Choi, Min Seong Kim, Yoon Gih Ahn & Tally Katz<br />
Gerro (2012), "Explaining pro-environmental behaviors with environmetally<br />
relevant variables: A survey in Korea", African Journal of Business<br />
Management, 6(29), 8677-8690.<br />
[12]. Marcel, Van Birgelen, Semeijn Janjaap & Keicher Manuela (2009),<br />
"Packaging and Proenvironmental Consumption Behavior: Investigating<br />
Purchase and Disposal Decisions for Beverageges", Environment and<br />
Behavior, 41(1), 125-146.<br />
[13]. McCarty, J.A & L.J Shrum (2001), "The Influence of Individualism,<br />
Colectivism and Locus of Control on Environmental Beliefs and Behavior",<br />
Journal of Public Policy and Marketing, 20(1), 93-104.<br />
[14]. Nameghi, Ehsaneh N.M. & M.A. Shadi (2013), "Affective and Cognitive:<br />
Consumers Attitude toward Practicing Green (Reducing, Recycling and<br />
Reusing)", International Journal of Marketing Studies, 5(1), 157-164.<br />
[15]. Nguyễn Đình Thọ, (2011), "Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh<br />
doanh", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.<br />
[16]. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương & Đường Thị Liên Hà, (2011),<br />
"Hành vi người tiêu dùng", Nhà xuất bản Tài chính, Đà Nẵng.<br />
[17]. Nimse, P., A.Kumar Vijayan & C. Varadajan (2007), "A Review of Green<br />
Products Database", Environmental Progress, 26(2).<br />
[18]. Peattie, Ken (2010), "Green Consumption: Behavior and Norms", Annual<br />
Review of Environment and Resources, 35(1), 195-228.<br />
[19]. Phạm Thị Lan Hương (2014), "Dự đoán ý định mua xanh của người tiêu dùng<br />
trẻ: Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý", Tạp chí Kinh tế và Phát<br />
triển, 200, 66-68.<br />
[20]. Philip Kotler, (2013). "Green Marketing". Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 5<br />
năm 2015, Địa chỉ: http://philipkotler2013.blogspot.com/2011/11/green-<br />
marketing.html<br />
[21]. Shadasani, P., G. Chon-lon & D. Richmond (1993), "Exploring Green<br />
Consumer in An Oriental culture: Role of Personal and Marketing Mix",<br />
Advance in Cosumer Research, 20, 488-493.<br />
[22]. Simon, Julian L., (1995), "The Management of Advertising", Prence Hall Inc.,<br />
New Jersey.<br />
[23]. Taylor, S. & P. Todd (1995), "Understanding Household Garbage Reduction<br />
Behavior", J. Public Policy Mark., 14, 192-204.<br />
<br />
<br />
30 C. V. Giáp, L. C. Hoa, H. L. Nghĩa, “Hành vi thải bỏ sản phẩm … kiểm soát hành vi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[24]. Thủ tướng Chính phủ (2012), "Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9<br />
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Chiến lược quốc gia<br />
về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050".<br />
[25]. Thủ tướng Chính phủ (2014), "Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6<br />
năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm<br />
2025 tầm nhìn đến năm 2035".<br />
[26]. Thủ tướng Chính phủ (2015), "Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng<br />
12 năm 2015 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ".<br />
[27]. UNFPA, (2016). "Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và<br />
Nhà ở Việt Nam". Ngày truy cập: Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Địa chỉ:<br />
http://vietnam.unfpa.org<br />
[28]. University of California L.A, (2017). "Factor Analysis: Stata Annotated<br />
Output". Ngày truy cập: ngày 15 tháng 7 năm 2016, Địa chỉ:<br />
https://stats.idre.ucla.edu/stata/output/factor-analysis/<br />
[29]. Vũ Huy Thông, (2010), "Giáo trình Hành vi người tiêu dùng", Nhà xuất bản<br />
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.<br />
[30]. Wang, Wen-lan (2012), "A Study on Consumer Behavior for Green Products<br />
from a Lifestyle Perspective", The Journal of American Academy of Business,<br />
18(1), 164-170.<br />
[31]. Wright, Christopher P. Salas, (2016). "CFA/SEM Using Stata". Ngày truy cập:<br />
ngày 15 tháng 7 năm 2016, Địa chỉ: http://www.salaswright.com/wp-<br />
content/uploads/2012/05/CFA.SEM_using_Stata12.0.pdf<br />
<br />
ABSTRACT<br />
GREEN DISPOSAL BEHAVIOUR IN VIETNAM: INLUENCES OF GREEN<br />
PURCHASING BEHAVIOUR INTENTION AND PERCEIVED CONTROL<br />
BEHAVIOR TOWARDS GREEN DISPOSAL<br />
Influences of green purchasing behavior intention (GPBI) and perceived<br />
control behavior towards green disposal (PCBD) on green disposal behavior<br />
intention (GDBI) were investigated. Methods of cronbach alpha, exploratory<br />
factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA) and structural<br />
equation modelling (SEM) are used to test the structs, model and theories. The<br />
results show that model of green disposal behavior intention with indices:<br />
RMSEA = 0,049 < 0,08; Chi square/df = 2,49 < 3; CFI =0,989 > 0,9; TLI =<br />
0,978 > 0,9 is consistent with the data. Two factors are GPBI and PCBD<br />
impact on GDBI. In which, the influence of GPBI (β = - 0,490615; p = 0,000)<br />
is negative and stronger than that of PCBD (β = 0,1495164; p = 0,002).<br />
Keywords: Green disposal, Purchasing behavior, Control behavior.<br />
<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 8 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 09 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 09 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương;<br />
2<br />
Đại học Kinh tế quốc dân;<br />
3<br />
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Công Thương.<br />
*<br />
Email: giapchu@gmail.com.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 31<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn