intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Harlem

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Harlem-phía Bắc đảo Manhattan [upper Manhattan] bắt đầu lịch sử đầy những biến động, đau thương và hoan lạc của mình từ thể kỷ 17, chính xác là vào năm 1626 khi những người nô lệ da đen đầu tiên bị người Hà Lan mang đến New York. Cũng từ đó Harlem trở thành một vùng đất đặc biệt ở thành phố nổi tiếng nhất nước Mỹ này, một "Black New York" hay một "African American". Còn với phần lớn người Việt, Harlem luôn gắn với những gì đó thật khủng khiếp, một màu đen hiểu theo nghĩa đen ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Harlem

  1. Harlem
  2. Harlem-phía Bắc đảo Manhattan [upper Manhattan] bắt đầu lịch sử đầy những biến động, đau thương và hoan lạc của mình từ thể kỷ 17, chính xác là vào năm 1626 khi những người nô lệ da đen đầu tiên bị người Hà Lan mang đến New York. Cũng từ đó Harlem trở thành một vùng đất đặc biệt ở thành phố nổi tiếng nhất nước Mỹ này, một "Black New York" hay một "African American". Còn với phần lớn người Việt, Harlem luôn gắn với những gì đó thật khủng khiếp, một màu đen hiểu theo nghĩa đen Khủng bố Tôi bị ấn tượng mãi với những gì nhà văn Lê Lựu nhìn thấy và ghi lại khi ông có dịp đi qua "miền đất đen" này trong lần
  3. "Trở lại nước Mỹ" (năm 1989), rằng đó là nơi khốn cùng nhất của New York, nơi "cả một khu phố nhem nhuốc, hoang tàn, nhà nào cũng có người ở mà không nhà nào còn lấy một mảnh che cửa sổ và cửa đi lại, dãy tường nào cũng sứt sẹo và dán đầy giấy, vẽ đầy chữ và hình hài thô tục...., nói tóm lại là nó bẩn thỉu tan hoang một cách toàn diện và triệt để...". Những người quen đã có dịp tới đất nước hợp chủng quốc này thì còn có một vài câu chuyện rùng rợn hơn về các cô gái (chủ yếu là các cô gái) gặp phải "quỉ sứ" nếu không may lạc đường vào buổi tối ở đó. Vì thế mà bạn bè, người thân "cảnh cáo" trước khi tôi lên đường sang New York dự một hội thảo về văn hóa Việt Nam được tổ chức phối hợp giữa Bảo làng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Chớ đi Harlem! Thú thực là sự tò mò đã đánh bại tất cả lời cảnh báo. Nhưng khi nghe tôi ngỏ lời đi Harlem thì Hani, một cô gái gốc Việt nhưng đã là cư dân của New York từ mấy năm nay lại tiếp lục "cảnh báo": không nên đi một mình! Nghe một người sống ở N.Y khuyên như thế thì quả có hơi
  4. giật mình, nhất là trước đó không lâu, một đồng nghiệp của tôi (nam giới hẳn hoi) đang làm việc tại Washington DC tí nữa mất mạng khi dừng xe lại mua xăng, súng đã kề bụng, dao đã kề cổ, may mà trong ví có 80 đô la tiền mặt trao liền cho tay kẻ cướp mặt mũi sáng sủa, giọng nói nhỏ nhẹ tới mức những người xung quanh cây xăng không ai biết một vụ cướp táo bạo đang diễn ra. Nhưng có mấy người bạn Mỹ tỏ vẻ rành hơn: ở đó bây giờ an ninh không còn đáng ngại, nhiều người Việt còn tìm thuê nhà ở khu này vì giá rẻ, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng mới dời văn phòng làm việc của ông về phố 125 (thủ phủ của Harlem) đấy. An tâm phần nào và cũng liều một phen, tôi xuống ga tàu điện ngầm đi Harlem. Black is beautiful
  5. Tàu điện ngầm ở N.Y đoạn nào cũng như đoạn nào, nghĩa là cũ kỹ (nghe nói hệ thống tàu điện ngầm ở N.Y thuộc vào hàng "lão" nhất nước Mỹ), nên ướt át và bẩn, có thể thoải mái nhìn thấy chuột chạy loăng quăng dưới đường ray luôn sũng nước. Trên tàu, toa nào cũng như toa nào, nghĩa là đủ cả các màu da: trắng, đen, vàng. Tiếng Anh lấn lướt nhưng vẫn thỉnh thoáng nghe có cả tiếng Hoa, tiếng Hàn, Ý và Tây Ban Nha. Nhưng trên chuyến tàu "up town" (ngược lại với tuyến down town" đi xuống phía nam Manhattan, nơi có các khu phố Italia, khu phố Tàu nổi tiếng cùng trung tâm tàu chính, thương mại và vui chơi của N.Y), càng tới gần đường 125- trung tâm Harlem, các toa tàu cũ kỹ càng trở nên "đặc biệt": nó gần như chỉ còn dành cho người da đen. Khi tôi xuống tàu ở ga đường 125-một cái ga lộ thiên nằm trên cây cầu vượt
  6. băng ngang đại lộ Nicholas Avenue, thì trên toa chỉ còn độc tôi không thuộc thế giới đen của họ. Nhưng sự thân thiện và chu đáo của người phụ nữ da đen có mái tóc tết cầu kỳ thành hàng chục bím nhỏ khi chỉ dẫn đường cho tôi và nhất là thoáng trông dãy phố rõ là của người dân lao động, khác xa với những đại lộ triệu phú cỡ "Fifth Avenue" hay các đại lộ nhà chọc trời cỡ Wall Street lạnh lùng và kiêu ngạo. Black is beautiul - Màu đen là đẹp, cái "tuyên ngôn" đầy ý nghĩa này được đề ở ngay cửa vào The Studio Museum in Harlem, một bảo tàng độc đáo không chỉ của N.Y mà bất cứ người khách du lịch nào muốn tìm hiểu về văn hóa N.Y không thể không tìm đến. Đó là nơi tôn vinh văn hóa của người da đen trên đất Mỹ. Trong cửa hàng bán đồ lưu niệm của bảo tàng tràn ngập 2 màu đen và trắng, bạn có thể tìm thấy ở đây những cuốn sách, những tấm bưu ảnh những vật dụng có liên quan đến "văn hóa đen", của những tác giả người gốc Phi nổi tiếng, thấy hình ảnh "vua quyền Anh"
  7. Mohame Ali, thấy cả hình ảnh "nữ hoàng nhạc Jazz" Ella Fifzgerald. Hôm ấy phòng triển lãm lớn của bảo tàng vừa khai trương cuộc triển lãm quan trọng: Sự thách thức của hiện đại với các họa sĩ Mỹ gốc Phi 1925-1945, rất nhiều người tới xem triển lãm (giá vé 7 USD) là người da trắng. Giám đốc của bảo tàng là Lowery Stokes Sims, một người của đen. Bà làm rất nhiều việc với một cố gắng khuếch trương hoạt động và ảnh hưởng của The Studio Museum in Harlem, mà xa hơn là khẳng định vị trí của văn hóa "Mỹ đen" ở một nơi mà cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc chưa bao giờ chấm dứt. Và sự kỳ diệu của âm nhạc
  8. Tôi cứ liên tưởng thế giới âm nhạc của Harlem với những mái tóc muôn hình muôn vẻ của người da đen thấy trên đường phố N.Y. Chúng thật kỳ lạ, tuy cũng là tết thành lọn nhỏ nhưng có tới cả trăm kiểu khác nhau, ở các bé gái chúng còn được gắn lên những chiếc cặp tóc, những cái nơ đủ hình thù, màu sắc. Những mái tóc y như một tác phẩm nghệ thuật, đầy ngẫu hứng. Tôi đã cố tìm cách thử có một mái tóc như vậy (có thể để được 2 tuần mới tháo ra) nhưng người ta trả lời tôi là không được, căn bản vì chất tóc của tôi, cũng như chất tóc của những người da trắng, da vàng khác, không thể làm được như vậy. Chỉ có tóc của người da đen, một chất tóc đặc biệt (nghe nói là họ còn dùng một thứ dầu đặc biệt khi làm tóc, có thể giữ tóc sạch cho đến khi tháo ra, khoảng 2
  9. tuần). Giống như âm nhạc của người da đen vậy. Theo chân những đoàn người nô lệ vượt biển từ Phi châu sang đất Mỹ, thứ nhạc phóng khoáng, mạnh mẽ của xứ sở mặt trời hòa trộn nỗi buồn nơi xa xứ và văn hóa người nhập cư tạo thành dòng nhạc Jazz và thứ nhạc gospel kỳ lạ mà về sau này người da trắng cất công chiếm hữu nó, nhưng có lẽ không bao giờ chiếm hữu được. Văn hóa có một sức mạnh kỳ lạ mà kẻ mạnh chưa chắc đã là kẻ chiến thắng. Bạn sẽ hiểu được điều này khi đặt chân trên đường phố Harlem, nơi âm nhạc mạnh hơn tất cả. Mặc dù người Mỹ tiêu thụ âm nhạc vào loại nhất thế giới song có lẽ không đâu ở N.Y có nhiều cửa hàng bán băng đĩa nhạc bằng khu Harlem. Áp phích quảng cáo băng nhạc, chương trình biểu diễn thì kín lối lên xuống tàu điện ngầm. Chỉ cần đi dăm mười thước có thể gặp một cửa hàng, nhỏ thôi, trông như một nơi bán đồ tầm tầm, hình thức thì thua xa một số tiệm băng đĩa nổi tiếng ở TP.HCM và Hà Nội nhưng đĩa, băng nhạc thì ngồn ngộn và
  10. đặc biệt là luôn được phân loại theo phong cách nhạc. Lớn vào loại nhất ở Harlem có lẽ là HMV Records Store có 2 tầng lầu rộng cỡ vài trăm m2. Tất cả có chỗ của mình: chương trình mới phát hành (new release) đây cũng là nơi đông khách nhất, phổ thông có pop/ rock, dance, hip-hop, rap, disco...Lựa chọn hơn có reagae, gospel, Latin, African, R&B ... và cả đĩa đơn (single) và tuyển chọn (collection, box set) với đủ mọi lên tuổi từ quen biết đến lạ tai của các dòng nhạc này. Casette chưa hề bị loại khỏi thị trường tuy diện tích chiếm chỗ ít hơn hẳn, nhưng cũng chia đủ chỗ cho các phong cách âm nhạc. Giá trung bình casette 4USD 99 cent trong khi giá đĩa CD dao động từ 13.99 USD đến 20.99 USD, "đỉnh" là dạng box set (gồm 3-4 đĩa), như box set của nhóm Bee Gees đề giá tới 59.99 USD. Tầng 2 là nơi dành cho DVD, có thể tìm thấy từ DVD music đến DVD drama (kịch), từ DVD comedy (hài) đến DVD action/aventure (phim hành động/thám hiểm), giá dao động từ 12.99USD đến 26.99USD. Nhưng thú vị nhất là một phòng (tường kính trong suốt) dành
  11. riêng cho 3 thể loại: Jazz, cổ điển và những giọng vocal nổi tiếng. Khách đến phòng đặc biệt này có vẻ ít hơn hẳn các khu vực khác trong cửa hàng nhưng đẳng cấp thì được phân biệt rất rõ ràng và tuy giá vẫn không hề cao hơn các thể loại khác nhưng độ chênh về giá giữa các chương trình tùy theo độ quí hiếm) khá cao: đĩa Beethoven bản concerto số 2 & 3 cho piano chỉ 6.99 USD nhưng bản Sonata cho violon cũng của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức này có giá tới 48.99 USD.
  12. Nhưng thế giới âm nhạc của Harlem thú vị nhất là trên đường phố. Một chiếc xe hơi dừng bên đường, nhạc phát ra từ cửa kính xe mở, bạn có thể thấy ngay một anh chàng "tóc Gullit" quần jean thụng trễ xuống quá hông (đây là trang phục cực phổ biến của thanh niên Mỹ đen) dừng ngay lại và sung sướng nhảy múa trên hè phố. Không ai để ý anh chàng, có lẽ chuyện như thế chẳng có gì lạ ở đây. Hay một cô gái phục phịch, đôi môi dầy và cặp mông đồ sộ (đây cũng là một hình ảnh khá phổ biến tôi nhìn thấy ở Harlem) tai đeo head-phone, miệng hát ầm ĩ như ở chốn không người ngay ở chỗ chờ đèn xanh đèn đỏ qua đường, cũng không ai để ý nhìn. Những người này hình như có thể nhún nhảy, đung đưa và hát ở bất cứ đâu có nhạc. Tôi không hiểu họ mê nhạc đến mức nào, nhất là khi chứng kiến cả trăm thanh niên da đen, nam có, nữ có đứng chầu chực hàng giờ đồng hồ trước HMV để chào đón sự kiện một album mới phát hành trong ngày, chỉ chào đón sự kiện thôi chứ sự kiện này không hề có mặt ca sĩ hay ban nhạc đến hát rồi ký mỏi tay như các chương trình giới
  13. thiệu album ở ta. Họ say mê chỉ vì đó là âm nhạc chứ không vì một điều gì khác. Nói gì thì nói, âm nhạc đã nằm trong máu họ, người da trắng chưa bao giờ có thể tước đoạt và chiếm hữu nổi. Tôi cứ mơ hồ nghĩ rằng người da đen tồn tại được suốt mấy thế kỷ dài làm nô lệ nơi quê người và tồn tại như một chủng người độc lập tuy đời sống luôn ở "dưới đáy", không chỉ không bị đồng hóa mà có những khu vực còn ảnh hưởng sang cả người da trắng, chính vì họ có được những thứ người khác không thể tước đoạt, một trong những thứ đó chính là âm nhạc. Black is beautiful. Các họa sĩ nói rằng màu đen là sự hòa trộn của tất cả các màu. Vì vậy mà tôi tin: Black is beautiful và tôi biết rằng mình mới chỉ nhìn thấy một sắc màu trong cái màu đen bí ẩn của Harlem.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2