intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hậu trường những vụ án tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

152
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ năm 1995 đến 1999, Lã Thị Kim Oanh, Đỗ Đức Thuần, Phạm Tiến Bình, Nguyễn Chính Nghĩa, nguyên là cán bộ của Công ty TTTMNN đã sử dụng vốn do ngân sách nhà nước cấp cũng như đi vay các ngân hàng để thực hiện các dự án nhưng sau đó đã tham ô hơn 71 tỉ đồng và 92.654 USD; cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng và 3000 USD. Hai bị cáo nguyên là Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT gồm Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Thiện Luân; 2 bị cáo nguyên là Vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hậu trường những vụ án tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam

  1. Hậu trường những vụ án tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam (Kỳ 2): Vụ Lã Thị Kim Oanh và vị Bộ trưởng đầu tiên ra tòa làm nhân chứng, xin từ chức vì sai phạm của cấp dưới Đăng vào ngày 21st, Tháng Ba, 2013 | Phản hồi đã bị khóa (No Ratings Yet) Kích cỡ: (Pháp lý) – Vụ án “Lã Thị Kim Oanh” là một trong những vụ án gây chấn động trong những năm đầu thế kỷ 21. Trong số các bị cáo bước ra trước vành móng ngựa không chỉ gồm Lã Thị Kim Oanh và một số cán bộ Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp – công nghiệp thực phẩm, mà còn có 2 nguyên thứ trưởng và 2 nguyên vụ trưởng – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Trách nhi ệm liên quan còn có cả vị Bộ trưởng nổi tiếng Lê Huy Ngọ và Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Đây là vụ án có 10 luật sư tham gia bào chữa, có một nguyên đơn dân sự và 119 cơ quan, đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo bản cáo trạng, Lã Thị Kim Oanh là Giám đốc công ty Tiếp thị và Thương mại nông nghiệp (TTTMNN ) thuộc Bộ NN&PTNT. Bộ máy của công ty gồm giám đốc, hai phó giám đốc, kế toán và 5 phòng với 36 biên chế. Từ năm 1995 đến 1999, Lã Thị Kim Oanh, Đỗ Đức Thuần, Phạm Tiến Bình, Nguyễn Chính Nghĩa, nguyên là cán bộ của Công ty TTTMNN đã sử dụng vốn do ngân sách nhà nước cấp cũng như đi vay các ngân hàng để thực hiện các dự án nhưng sau đó đã tham ô hơn 71 tỉ đồng và 92.654 USD; cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng và 3000 USD. Hai bị cáo nguyên là Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT gồm Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Thiện Luân; 2 bị cáo nguyên là Vụ trưởng: Phan Văn Quán (nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính – kế toán) và Huỳnh Xuân Hoàng (nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – qui hoạch) thuộc Bộ NN&PTNT. Tất cả các bị cáo này đều phạm tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
  2. Lã Thị Kim Oanh những ngày trong trại giam. Hơn nửa tháng xét xử sơ thẩm, ngày 2/12/2003, HĐXX tuyên phạt: Lã Thị Kim Oanh: tử hình; Đỗ Đức Thuần: 15 năm tù; Nguyễn Chính Nghĩa: 10 năm tù; Phạm Tiến Bình: 14 năm tù; Nguyễn Quang Hà: 3 năm tù; Nguyễn Thiện Luân, Huỳnh Xuân Hoàng và Phạm Văn Quán: 4 năm tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, dư luận cho rằng việc xét xử như vậy là chưa nghiêm, chưa công bằng. Nhiều nhân chứng quan trọng không có mặt tại phiên tòa. Những bị cáo nguyên là cán bộ NN&PTNT cho rằng, hành vi ký xác nhận cho Lã Thị Kim Oanh vay tiền của các ngân hàng đã được báo cáo Bộ trưởng biết. Dư luận đề nghị cần đối chất giữa các bị cáo và những người trước đây là Bộ trưởng như ông Lê Huy Ngọ và nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn (lúc xảy ra vụ án là Phó Thủ tướng Chính phủ). Cuối tháng giêng năm 2004, tại phòng họp Ban chỉ đạo giải quyết án. Viện trưởng VKSND Hà Mạnh Trí cho rằng, vụ án mặc dù đã được chuẩn bị chu đáo nhưng khi xét xử sơ thẩm vẫn còn để sơ suất một số vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm. Đòi hỏi phiên tòa phúc thẩm sắp tới phải giải quyết thật tốt. Nhiều ý kiến cho rằng, vụ án được xét xử không công bằng vì các nhân chứng quan trọng không có mặt. Do vậy, nhiều người đề nghị tại phiên phúc thẩm, cần mời các nhân chứng có mặt và nên tiến hành đối chất giữa các bị can nguyên là thứ trưởng với các Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng. Nếu tại phiên tòa, các cá nhân này không có mặt thì phải được chuẩn bị kỹ, có ghi âm, ghi hình để phục vụ xét xử. Cuộc đối chất với Bộ trưởng Lê Huy Ngọ và nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn do VKSNDTC chủ trì, có sự phối hợp với cơ quan điều tra. Sau khi nhận nhiệm vụ quan trọng này, ông Dương Thanh Biểu, lúc đó là Phó Viện trưởng VKSNDTC đã ký giấy giới thiệu để các cán bộ Vụ 2A, Viện Phúc thẩm sang trực tiếp gặp ông Tạn, ông Ngọ đặt vấn đề tiến hành đối chất. Các ông này đều nhất trí. Chiều 24, sáng 25/2/2004, sẽ tiến hành đối chất tại trụ sở Bộ NN&PTNT. Các cán bộ tham gia thuộc VKSNDTC và Bộ Công an. Trước khi vào buổi đối chất, đều được bố trí máy ghi âm, ghi hình đầy đủ. Trước giờ làm việc, tại căn phòng Bộ trưởng, ông Ngọ trông rất buồn. Đôi mắt ông đờ đẫn, cái nhìn thật xa xăm. Những nếp nhăn như hằn sâu thêm trên vầng trán làm cho khuôn mặt vốn khắc khổ của ông càng khắc khổ hơn. Có lẽ những hệ lụy của vụ án Lã Thị Kim
  3. Oanh làm cho ông day dứt nhiều. Ông ít nói, bước đi cũng chậm hơn. Có lẽ sức nặng dư luận, nhất là sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đã đè nặng lên ông hơn sức nặng tuổi tác. Sau trình bày của vị đại diện VKSNDTC, ông Bộ trưởng nhìn lắc đầu: Tôi đã có tường trình đầy đủ với cơ quan pháp luật và khẳng định hoàn toàn không biết việc ký tá các loại giấy tờ ấy rồi mà. Quy chế làm việc tại Bộ NN&PTNT đã được quy định rất cụ thể, rành mạch về những loại việc của tập thể lãnh đạo Bộ, của Bộ trưởng, Thứ trưởng… Đối với những công văn của Công ty xin ý kiến xác nhận của Thứ trưởng thì thuộc thẩm quyền xử lý của Thứ trưởng, không bắt buộc phải báo cáo Bộ trưởng và thực tế vừa qua chẳng ai báo cáo tôi biết việc vay mượn này. Việc các vị ấy tự ký xác nhận vào các công văn xin vay tiền của Công ty, không báo cáo Bộ trưởng thì các vị đó phải chịu trách nhiệm. Ông vừa nói, hai bàn tay ông chặt mạnh vào không khí. Giọng ông đã khàn nay còn khàn hơn. Ông nhìn thẳng vào vị đại diện VKSNDTC như muốn trút những cơn bực dọc mà lâu nay mình phải gánh chịu. Trong giọng nói ẩn chứa sự ân hận về sự việc xảy ra tại Bộ NN&PTNT, ông Lê Huy Ngọ về làm Bộ trưởng khi Lã Thị Kim Oanh đã làm giám đốc từ lâu rồi. Trước khi về, ông đã nghe người ta nói xì xào về sự ghê gớm của vị này nên ông rất cảnh giác. Tuy ông không dính dáng gì đến tiêu cực do thị gây ra nhưng dù sao người đàn bà đó đã làm mất đi bao nhiêu cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp, suốt đời phấn đấu, giữ gìn phẩm chất trong sạch, góp phần xây dựng đơn vị không ngừng lớn mạnh. Mới về nhận nhiệm vụ tại Bộ chưa được bao lâu (ông làm Bộ trưởng từ tháng 10/1997) mà đã xảy ra sự việc tày trời này. Mọi hậu quả chắc chắn sẽ đổ lên đầu ông, người giữ cương vị cao nhất trong Bộ. Vừa nhìn cán bộ Viện KSNDTC, ông nói: Khổ tâm lắm đồng chí ạ. Tôi cũng thật buồn về những lời khai của họ tại phiên tòa. Đó là lời khai không đúng sự thật. Báo chí thì đã đăng tải. Gặp ai, tôi cũng thấy phiền lòng mà không có cách nào thanh minh. Bao nhiêu năm lặn lội vì công việc cả dân, của Đảng, bao nhiêu năm sống thanh bạch, giữ gìn, suốt đời chỉ có cống hiến cho cách mạng mà bây giờ vướng vào vòng xoáy công lý này thật đau khổ. Nói đến đây, hai tay ông ôm lấy hai tai như không muốn nghe dư luận nói về mình nữa. Đúng 14h ngày 24/2/2004, tại Văn phòng Bộ NN&PTNT đã diễn ra cuộc đối chất giữa ông Lê Huy Ngọ với bị cáo Nguyễn Quang Hà, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT. Tiếp đó chuyển sang cuộc đối chất giữa ông Ngọ với bị cáo Nguyễn Thiện Luân, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Sau buổi đối chất kết thúc, nét mặt ông Ngọ như dãn ra, đượm nét tự tin nhưng ông cũng hơi thấm mệt. Nhìn vị đại diện Viện KSNDTC, ông nói như đinh đóng cột: Tôi sẽ ra tòa. Nhất định tôi sẽ ra tòa. Sáng 25/2/2004 là buổi đối chất giữa nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn và các bị cáo nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là Nguyễn Thiện Luân và Nguyễn Quang Hà. Đúng 8 giờ 30 phút ngày 22/3/2004, tại TANDTC, phiên tòa phúc thẩm xét xử Lã Thị Kim Oanh và đồng bọn phạm tội tham ô, cố ý làm trái và thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã khai mạc. Đúng như dự đoán, tại phiên khai mạc, hai nhân chứng quan trọng là ông Tạn và ông Ngọ không có mặt. Thư ký phiên tòa cho biết, ngày 19/3, ông Tạn đã có đơn gửi tới Tòa xin được vắng mặt vì lý do sức khỏe (ông mổ tim). Còn ông Lê Huy Ngọ xin được vắng mặt trong ngày khai mạc nhưng hứa sẽ có mặt khi tòa yều cầu ra làm chứng. Và ngày 24/3/2004, đúng 13 giờ 20 phút, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ có mặt tại phiên tòa phúc thẩm với tư cách là nhân chứng. Việc đối chất giữa ông với các bị cáo đều trôi chảy và lưu
  4. loát. Đồng thời, ông nhìn HĐXX rồi giải thích thêm: Khi 3 bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy lợi sát nhập thành một, Bộ có tới 18 tổng công ty với gần 400 doanh nghiệp, trong khi đó lại không có tổ chức chuyên sâu về quản lý doanh nghiệp, việc thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra, quyết toán… bị buông lỏng. Ông vừa nói với HĐXX vừa nhìn sang hàng ghế bị cáo với ánh mắt thông cảm, sẻ chia cùng cấp dưới của mình. Ông cũng thẳng thắn xác nhận các bị cáo nguyên là Thứ trưởng, cấp dưới của mình có quá trình công tác và cống hiến rất lớn cho sự phát triển của ngành. Ông rất quý và tôn trọng họ, đặc biệt là bị cáo Nguyễn Quang Hà, một con người tận tụy với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, được anh em quý mến. Ông nhìn HĐXX và phát biểu thêm một câu, toát lên từ sâu thẳm tâm can và đã nung nấu từ lâu của mình, vừa đại lượng khoan dung, vừa hàm xúc nhân ái: Tôi rất mong HĐXX xem xét hoàn cảnh của các đồng nghiệp của tôi lúc đó để có quyết định thấu tình, đạt lý. Đến ngày 5/4/2004, HĐXX tuyên án, tuyên bố y án sơ thẩm đối với Lã Thị Kim Oanh, gồm một án tử hình về tội tham ô và 20 năm tù về tội cố ý làm trái (mức án chung là tử hình); y án sơ thẩm đối với các đồng phạm cố ý làm trái của Oanh, Thuần nhận 15 năm tù, Nghĩa 10 năm tù, Bình 14 năm. Tòa cho bị cáo Nguyễn Thiện Luân hưởng mức án nhẹ hơn án sơ thẩm – 2 năm tù treo, Nguyễn Quang Hà vẫn giữ nguyên mức án sơ thẩm nhưng cho hưởng án treo. Trong hai nguyên vụ trưởng, bị cáo Phan Văn Quán được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm, còn bị cáo Huỳnh Xuân Hoàng bị HĐXX tuyên y án sơ thẩm (4 năm tù). Đối với Lã Thị Kim Oanh, sau đó đã làm đơn đề nghị Chủ tịch nước ân giảm án tử hình. Thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước, Chủ tịch nước đã ký quyết định ân giảm cho phạm nhân Lã Thị Kim Oanh từ hình phạt tử hình xuống mức án chung thân. Sau khi vụ án kết thúc được một thời gian, ông Ngọ bị kỷ luật vì đã buông lỏng quản lý, để Công ty do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc vi phạm pháp luật, làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng. Trước đó, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9, ông Ngọ đã bị kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo. Đồng thời sau án kỷ luật, ông Ngọ cũng đã viết đơn xin từ chức. Và đến nay, ông là vị Bộ trưởng đầu tin xin từ chức vì những sai phạm của cấp dưới. (Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Theo dòng công lý của TS Dương Thanh Biểu, nguyên Phó viện trưởng VKSNDTC)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2