intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy cân nhắc kỹ trước khi thôi việc

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lẽ bạn đã từng phải trải qua một việc sau: Khi đi phỏng vấn trực tiếp, bạn thấy đó dường như là một công việc lý tưởng, mọi thứ đều phù hợp với yêu cầu của bạn. Thậm chí bạn cho rằng cuối cùng mình đã tìm được một công việc tốt. Hãy cân nhắc kỹ trước khi thôi việc Bạn đặt hết tâm huyết vào công việc, hy vọng được thăng tiến, giành được thành công, nhưng bạn lại phát hiện ra rằng những vịêc mình làm hiện nay chỉ là những việc vụn vặt, không quan trọng. Nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy cân nhắc kỹ trước khi thôi việc

  1. Hãy cân nhắc kỹ trước khi thôi việc
  2. Có lẽ bạn đã từng phải trải qua một việc sau: Khi đi phỏng vấn trực tiếp, bạn thấy đó dường như là một công việc lý tưởng, mọi thứ đều phù hợp với yêu cầu của bạn. Thậm chí bạn cho rằng cuối cùng mình đã tìm được một công việc tốt. Hãy cân nhắc kỹ trước khi thôi việc Bạn đặt hết tâm huyết vào công việc, hy vọng được thăng tiến, giành được thành công, nhưng bạn lại phát hiện ra rằng những vịêc mình làm hiện nay chỉ là những việc vụn vặt, không quan trọng. Nói cách khác bạn bị đẩy vào vị trí khác. Thực ra công việc có tính thách thức và sáng tạo đã bị những đồng nghiệp khác chiếm mất rồi. bạn rất tức giận, đúng không? Trong lúc tức giận bạn thường có những hành động vội vàng, vì thế trước khi nộp đơn thôi việc bạn phải suy nghĩ kỹ. Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm công việc này, bạn phải làm nhiều, học hỏi nhiều, tuyệt đối không được ỷ lại, càng không được so đo tính toán.
  3. Ngược lại, nếu như b ạn không hứng thú với công việc hịên tại, không có cách nào tìm được cảm giác “thoả mãn”, điều làm bạn buồn chán nhất là tính chất công việc của bạn quá xa so với tưởng tưởng. Ví dụ: Khi phỏng vấn trực tiếp, ông chủ đồng ý cho bạn almf trợ lý riêng. Kết quả là các nhân viên khác coi bạn như là nhân viên tạp vụ, việc nhỏ nhặt nhất cũng sai bạn làm. Khi gặp phải trường hợp như vậy, bạn nên nói cảm nhận và suy nhĩ của mình với ông chủ, sự việc có thể sẽ có chuyển biến, ông chủ sẽ coi trọng giá trị của bạn. Nếu bạn gặp trường hợp sau thì phải đặt biệt chú ý: + Kinh doanh thất bại, ông chủ không có con mắt nhìn xa trông rộng. + Kinh doanh không rõ ràng, ông chủ coi công ty là vật phẩm cá nhân. + Người có năng lực liên tục bỏ đi, người không có năng lực lại được trọng dụng. + Cán bộ cấp dưới không nghiêm túc. + Cán bộ cấp trên độc đoán. Nói tóm lại xã hội hiện nay là một xã hội mang tính mở rộng, công việc cũng là sự lực chọn hai hướng. Công ty có quyền chọn bạn, bạn cũng có quyền chọn công ty. Hanre học ngành luyện kim trong một trường đại học. Trong kỳ nghỉ hè anh
  4. ta đến làm việc tại một công ty gang thép để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm thực tế. Lúc sắp tốt nghiệp đại học, anh ta phát hiện ra công việc trong nhà máy không có ý nghĩa bằng việc tiếp thị. Vì thế anh ta thương lượng với người phụ trách nghiệp vụ của công ty gang thép, liệu có thể để anh ta làm việc bên ngoài được không. Ra ngoài làm nhân viên tiếp thị? Lúc đó Hanre nhận được câu trả lời: “Trừ phi anh ta thức khuya đến bạc cả tóc để làm việc trong công ty, nếu không anh ta không thể có cơ hội làm nhân viên tiếp thị”. Hanre không muốn phí thời gian, anh nhờ bố mẹ giới thiệu anh đến một công ty của Mỹ làm việc. Công ty nơi Hanre làm việc là nơi chế tạo dung dịch vệ sinh nổi tiếng của Mỹ. Nhân viên làm trong công ty mà chỉ cần có biểu hiện xuất sắc trong công việc lập tức sẽ được thăng chức. Công ty không xem xét đ ến tuổi tác, vốn kinh nghiệm, thậm chí không coi trọng học lực. Hanre tin tưởng vào năng lực của mình, anh lập tức thấy hứng thú với công việc. Anh tin rằng, chỉ cần anh làm việc trong công ty này thì nhất định sẽ có triển vọng. Lúc này, công ty của Hanre cho ra một sản phẩm mới là dung dịch nước vệ sinh thấm, cần phải tuyên truyền, tiếp thị rộng trên thị trường. Hanre lập tức nắm lấy cơ hội, phát huy hết mình năng lực tiếp thị, vừa cạnh tranh với đồng nghịêp vừa triển khai thành tích giữa đồng nghiệp. Trong vòng một năm anh ba lần liên tục đứng đầu tại khu vực tiếp thị. Thế là anh ta được công ty bầu là nhân viên tiếp thị cao cấp của vùng Los Angeles. Trong ba năm sau đó, Hanre lại được thăng chức hai lần. Địa vị của anh ta gần như địa vị của một giám đốc. Lúc đó công ty này là doanh nghiệp đứng
  5. thứ 19 trong số các doanh nghiệp lớn ở Mỹ. Chế độ đào tạo quản lý nhân tài của công ty lúc đó rất nổi tiếng. Hanre nhìn thất điểm này, vì vậy hạ quyết tâm phấn đấu hết mình cho công ty. Sau hai năm Hanre được bầu làm giám đốc khu vực. Trong công việc, đừng nên lãng phí quá nhiều thời gian cho những ông chủ như sau: 1. Đa nghi Ông chủ đa nghi thường có những cảm giác sai lầm. cho rằng giữa mình và cấp dưới có nhiều xung đột, sẽ rất khó làm việc chung với những người đa nghi, bởi vì những gì họ tưởng tượng thường khác với thực tế, cách suy nghĩ sai lạc của họ không được người khác chấp nhận. Vì thế người khác rất khó dự đoán hoặc giải thích hành vi và thái độ của họ. Hành vi điển hình của lãnh đạo đa nghi là: - Đánh giá sai cách nhìn của người khác - Không hiểu đúng hành vi của người khác Người đa nghi rất ít khi có bạn tốt hoặc có quan hệ tốt với đồng nghiệp. sự hoài nghi của họ ngăn cản họ giao lưu với người khác, người khác thì lại thường xuyên để ý giữ một khoảng cách nhất định với họ, tránh những xung đột không cần thiết.
  6. Làm việc với lãnh đạo có tính đa nghi sẽ làm bạn xuất hịên cảm giác không gần với thực tế, bởi họ thường không cho là mình có xung đột với người khác, có thể có xung đột với bạn vì thế bạn không thể không bỏ thời gian ra để phỏng đoán thái độ của họ và thường xuyên biện giải cho mình, từ đó ảnh hưởng đến công việc của bạn. 2. Ngạo mạn Lãnh đạo có tính ngạo mạn thường tự cho mình hơn người, cho mình là nhân vật quan trọng hoặc có q uyền lực lớn. Họ đối xử với người khác bằng thái độ tự kiêu. Điều này làm cho người khác rất khó nói chuyện và làm việc với họ. Lãnh đạo có tính kiêu ngạo thường rất giỏi trong công việc nhưng lại thiếu ý thức về tính quan trọng thật sự của mình. Họ tập trung sức lực vào việc làm thế nào để cấp trên có ấn tượng tốt về mình. Họ không dễ dàng thay đổi trừ khi họ là người đề xướng ra những cách nghĩ mới. Họ thường rất khó giữ được quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp, bởi vì tính ngạo mạn của họ làm cho người khác luôn giữ khoảng cách với họ. 3. Không có năng lực Lãnh đạo không có năng lực sẽ không thể làm tốt công việc mà họ phải chịu trách nhiệm. Sự cố gắng của họ trong công việc nếu đạt được hiệu quả thì cũng tốn rất nhiều thời gian. Thông thường những người như vậy thường không nhận thấy mình không có năng lực, hơn nữa thường tỏ ra thiếu mẫn cảm khi đánh giá công việc. Họ không cho rằng mình phải có trách nhiệm đối với công việc mà hễ gặp phải vấn đề gì họ lập tức sai người khác.
  7. Một người phụ trách tổ điều tra do thiếu nhận thức và năng lực mà không thể đặt ra những câu hỏi điều tra hợp lý và anh ta cũng không hài lòng với những câu hỏi điều tra mà người khác dựa theo quy trình sẵn có. Đây là ví dụ điển hình về người lãnh đạo không có năng lực. Người không có năng lực dường như có một cái cớ cho những hành động của mình. Phương thức phòng ngự này là kết quả của việc anh ta quen tìm cho mình những cái cớ. Những người dám làm dám chịu là cấp dưới hoặc là những người có năng lực thường bị lãnh đạo thuộc loại hình này coi như một sự nguy hại, có lẽ là do sợ mọi người biết là mình vô dụng bất tài. Người không có năng lực ghét những người có tài năng. 4. Keo kiệt Tiểu Mẫn vừa tốt nghiệp đại học, cô vào làm thư ký trong một công ty máy tính. Ông chủ là người Triết Giang đến Thượng Hải lập nghiệp. Tiền lương của cô rất thấp, mỗi tháng không đến 1000 USD, hơn nữa làm việc đã nửa năm mà cô chưa được tăng lương. Làm thêm cũng không được trả tiền. Ông chủ rất nghiêm khắc với cô. Giấy tờ đã dùng phải lật qua mặt khác để dùng tiếp, cuối cùng gom lại đem bán, giá tiền bán giấy cũng phải do ông chủ đám phán tới nửa tiếng đồng hồ mới thành. Người thu dọn phế phẩm do kiếm đ ược ít quá nên yêu cầu ông chủ chuyển giấy bỏ ra sân. Ông chủ đương nhiên sẽ không trực tiếp làm, thế là Tiểu Mẫn phải bê từng bó giấy một xuống lầu. Sau khi một công ty khác mời Tiểu Mẫn về làm và trả lương hậu hĩnh hơn,
  8. Tiểu Mẫn lập tức rời khỏi công ty cũ. 5. Ai cũng là người quen Tường Tư đến từ Hồ Nam, làm chủ nhiệm một phân xưởng của một xưởng may thời trang ở quê. Trong xưởng, ngoài anh ra, có rất nhiều người là người thân của giám đốc. Điều này rất phổ biến ở các công ty gia tộc. Trường phòng tài vụ của nhà máy là cậu của giám đốc, trưởng phòng marketing là em rể của giám đ ốc. Họ thường có quyền uy trong công ty, lợi dụng chức quyền, lộng hành, áp đặt người khác. Công nhân đưa ra rất nhiều ý kiến, số người từ chức cũng không ít. Mặc dù giám đốc rất coi trọng người có năng lực, giỏi quản lý như Tường Tư nhưng những điều lệ và quyết sách mà Tường Tư định ra thường không được thực hiện trong phân xưởng. Nguyên nhân là người thân của giám đốc không coi anh ra gì. Tường Tư và giám đốc đã bàn bạc vài lần về việc chấp hành theo quyết sách nhưng đều không đạt được kết quả, Tường Tư nản chí, mắt nhắm mắt mở cho qua chuyện. Trong xưởng may này Tương Tư có tương lai hay không? Thực ra anh nên rời k hỏi công ty thì tốt hơn. Lý Tư sinh vào cuối thời Chiến quốc. Lúc trẻ ông đã từng làm quan, ông bất mãn với hiện thực lúc đó, một lòng muốn dựng công lập nghiệp. Ông thường nhìn thấy chuột tìm đồ ăn trong nhà vệ sinh, nhìn thấy người hoặc chó thì chạy loan lên, nhìn rất bi thương. Ông lại thấy một con chuột to béo ở trong kho lương thực, ăn trộm lương thực mà không ai làm phiền. Từ bất mãn Lý Tư có được một ý kiến, con người phải giống như con chuột
  9. trong kho thì mới có thể muốn gì được nấy, tự do tự tại. Ông đến nước Tề nhận Tuân Tử làm thầy, học cách cai trị đất nước. Sau khi học xong Lý Tư phân tích kỹ tình hình lúc đó. Sở Vương không có cách gì, không thể hiện được uy quyền, sức mạnh của mình. Những nước khác thì thế lực mong manh. Ông cảm thấy chỉ có nước Tần mới có thể có hy vọng, thế là ông quyết định đi đến nước Tần. Trước khi đi, Tuân Tử hỏi nguyên nhân Lý Tư đến nước Tần, Lý Tư đáp: “Học trò nghe nói không thể để mất cơ hội tốt, phải nhanh chân chạy theo. Bây giờ các nước tranh giành nhau, chính là cơ hội tốt để lập công xưng danh. Nước Tần muốn thôn tính sáu nước thống nhất thiên hạ, đến nước Tần có thể lập được nghiệp lớn. Ở đời điều hổ thẹn nhất là ti tiện, bi ai lớn nhất là nghèo đói, một người cứ ở mãi vị trí nghèo khổ ti tiện thì là người đần độn. Không cầu danh lợi, không làm gì, không phải là cách nghĩ của người đọc sách. Vì vậy học trò muốn đến nước Tần” – Tuân Tử khen ngợi Lý Tư. Trong vòng 10 năm, Lý Tư đã giúp Tần Thuỷ Hoàng diệt được 6 nước, hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất thiên hạ. Ông được phong làm tể tướng. Lý Tư không hổ thẹn là người biết nắm lấy thời cơ, đương nhiên ông cũng là người tài giỏi. Từ chuyện con chuột ở trong kho, Lý Tư tìm được hướng đi, nhất định phải chọn một vị vua anh minh thì mới làm mình giống như con chuột ở trong kho muốn làm gì thì làm, tự do tự tại, như thế mới có thể phát triển tài năng của mình. Trong lịch sử Trung Quốc có không ít mưu sĩ giống như Lý Tư “chọn chủ mà
  10. làm”. Ví dụ như Khương Tử Nha cuối đời nhà Thương đ ến tận lúc già mới gặp được minh quân mà mình mong ước, Phùng Bị mà người Hán gọi là “Đ ại trụ tướng quân”, đã bỏ mấy người chủ, cuối sùng đi theo Lưu Tú có chức quan nhỏ, thế nhỏ lúc đó và đã phò tá Lưu Tú đánh thắng thiên hạ, dựng nên triều Hán. Đương nhiên chọn chủ mà theo phải thuận theo thời thế, thuận theo yêu cầu phát triển của lịch sử, tuyệt đối không thể nên mù quáng hành động. Như thế không những huỷ hoại tiền đồ mà còn mang hoạ đến cho bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1