intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hay là tôi không còn yêu em nữa?

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lần lựa mãi, cuối cùng Ngân cũng chịu theo tôi về quê “để ra mắt nhà chồng tương lai”. Tôi báo với cha việc này để ông thu xếp về chơi với chúng tôi. Nói là chơi chứ thật ra là để “coi giò, coi cẳng” con dâu tương lai. Tôi biết Ngân trong một lần dự sinh nhật bạn. Tôi thích vẻ đẹp mềm mại “rất Huế” của cô gái có dòng máu hoàng tộc ấy nhưng phải mất hơn 2 năm mới dám ngỏ lời yêu. Trong mắt Ngân, tôi là một anh nông dân tập tành làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hay là tôi không còn yêu em nữa?

  1. Hay là tôi không còn yêu em nữa? Lần lựa mãi, cuối cùng Ngân cũng chịu theo tôi về quê “để ra mắt nhà chồng tương lai”. Tôi báo với cha việc này để ông thu xếp về chơi với chúng tôi. Nói là chơi chứ thật ra là để “coi giò, coi cẳng” con dâu tương lai. Tôi biết Ngân trong một lần dự sinh nhật bạn. Tôi thích vẻ đẹp mềm mại “rất Huế” của cô gái có dòng máu hoàng tộc ấy nhưng phải mất hơn 2 năm mới dám ngỏ lời yêu. Trong mắt Ngân, tôi là một anh nông dân tập tành làm trí thức bởi tôi thích đi dạy, thích nghiên cứu và chưa bao giờ nói với em mình là con trai út của một trong những người làm gốm nổi tiếng… Em vẫn tưởng căn nhà tôi đang ở là nhà một người bà con. Tôi không nói cho Ngân biết sự thật là có lý do. “Biết mình nghèo mà người ta vẫn thương mình thì đó mới là thương thật lòng”. Cha tôi hay nói vậy khi nhắc đến tình yêu của cha mẹ ngày xưa. Khi quen mẹ, cha “nghèo rớt mồng tơi”, ngày đi học, tối vác mướn ở Bến Bình Đông. Có lần, do làm việc quá sức lại ăn uống thiếu thốn nên cha ngất xỉu trong lớp. Thương người bạn nghèo chăm học, mẹ đã lo lắng thuốc thang, cơm cháo rồi đem lòng yêu hồi nào không hay. Ông ngoại biết được ra sức cấm cản, thậm chí còn đem mẹ lên Đà Lạt “giam lỏng” một thời gian. Nhưng kết quả của sự cấm cản đó là… anh hai tôi ra đời năm 1972. Ông ngoại giận từ mẹ, còn bà ngoại thì lại lén gói ghém cho con gái mấy chục lượng vàng để ra riêng mần ăn. Mãi đến cuối năm 1974,
  2. ông ngoại mới hết giận và nhìn nhận con rể. Cha kể: Lúc đó ông ngoại kêu cha mẹ về, tổ chức một bữa tiệc để ra mắt bà con. Ông ngoại nói, thật ra chỉ muốn thử thách tình yêu của cha mẹ tôi và cũng để xem cha tôi có phải là kẻ đào mỏ hay không? Tháng 3-1975, ông bà ngoại tôi ra nước ngoài định cư. Rồi Sài Gòn giải phóng, cha mẹ tôi dọn về Bình Dương sinh sống. Cha tôi bắt đầu học làm gốm từ một người bạn thân. Cuộc sống dần bớt khó khăn. Cuối năm 1982, mẹ sinh tôi. Không ngờ, sau đó mẹ bị băng huyết rồi mãi mãi ra đi. Cha kể, trước lúc nhắm mắt, mẹ dặn cha tìm người thay thế mẹ chăm sóc các con và có người hủ hỉ lúc tuổi già. Thế nhưng, từ đó đến nay, không có người phụ nữ nào bước qua cửa nhà tôi để ngồi vào vị trí của mẹ… Cha căn dặn anh em tôi: “Tụi con cưới vợ thì cố gắng tìm người giống như mẹ. Hãy để người ta yêu mình, lấy mình vì chính mình chớ không phải vì tài sản của mình”. Cha giữ lại căn nhà lá đơn sơ ở Bình Dương và dùng nó như một phép thử cho tình yêu của 5 anh em tôi. Ai có người yêu, cha cũng bắt dẫn về đó. Ngôi nhà lá, vách ván, nền đất với căn chái bếp ám khói vì nấu thằng củi. Mấy cái nồi đen thui, chén dĩa thì chỉ toàn là đồ gốm bình thường. Cái giếng nước ở cách nhà cả trăm mét; muốn nấu nướng, giặt giũ, tắm gội phải xách nước rất xa… Mấy chị dâu của tôi đều đã vượt qua cuộc sát hạch. Tình yêu của họ dành cho các anh tôi không hề suy siểng sau khi trải qua những ngày thử thách trong căn nhà lá xập xệ của cha mẹ tôi ngày xưa. Và lần này, tôi hi vọng nàng dâu út của cha cũng sẽ vượt qua…
  3. Tôi thấy những cuộc hẹn của em là sự phiền phức chứ không hề mang lại cho tôi niềm vui (Ảnh minh họa) Theo dự định, chúng tôi sẽ ở lại đó 3 ngày. Tuy nhiên, mới sang ngày thứ hai thì cha tôi trở bệnh. Ông bị rối loạn tiêu hóa do hôm trước ăn phải gạch tôm không nướng kỹ. Tôi đòi đưa cha về Sài Gòn ngay nhưng ông nhất định không chịu: “Cha chỉ bị chột bụng thôi, có gì đâu mà làm dữ vậy? Gọi điện kêu thằng Năm y sĩ vô truyền nước cho cha là được rồi”.
  4. Tôi gọi cho anh trưởng trạm y tế xã là người quen của gia đình. Anh tức tốc vô ngay. Xem bệnh cho cha tôi xong, anh cười: “Không sao đâu, cứ để cho nó ra hết thì sẽ khỏe thôi”. Vậy là kỳ “nghỉ dưỡng” của chúng tôi trở thành những ngày đi nuôi bệnh. Đối với tôi, chuyện đổ bô, lau rửa cho cha là bình thường nhưng với Ngân thì điều đó thật khủng khiếp. Em cứ tìm cách lánh mặt. Sáng ngày thứ ba, em nhất quyết đòi về: “Em có việc phải làm gấp. Anh cứ ở lại với cha”. Tôi nói cách mấy Ngân cũng không nghe. Em bỏ về Sài Gòn, sau đó gọi điện cho biết là phải đi công tác ngoài Đà Nẵng 1 tuần. Tôi hỏi dò ý cha: “Cha thấy Ngân sao hả cha?”. Cha tôi cười: “Chưa biết được đâu con. Thức đêm mới biết đêm dài…. Nhưng con nhỏ này không giống mấy chị dâu của con. Hoàng tộc gì chớ?”. Tôi chột dạ không dám hỏi thêm. Từ bữa đó, tôi thấy thái độ của Ngân là lạ. Em ít ghé qua chỗ tôi làm việc để rủ tôi đi ăn trưa khi có dịp, em cũng ít gọi điện thoại. Nhiều khi tôi nhắn tin, em cũng không trả lời, hoặc có trả lời thì cũng không ngọt ngào như trước. Đặc biệt, em không bao giờ gọi tôi là “cục cưng của em” như cách em hay gọi… Bẳng đi một dạo, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ số máy lạ hoắc: “Tôi và Ngân sắp tổ chức lễ cưới. Xin anh đừng quấy rầy”. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra nên tức tốc gọi điện cho Ngân. Điện thoại “không liên lạc được”. Tôi chạy đến nhà trọ của Ngân, chủ nhà bảo em đã trả nhà từ tháng trước. Tôi gọi lại cho chủ nhân số máy đã nhắn tin cho tôi, một người đàn ông bắt máy:“Đúng, tôi là chồng sắp cưới của Ngân. Tôi đang định cư ở Hoa Kỳ…”. Tôi thật sự không hiểu đầu đuôi sự việc như thế nào. Sao tự dưng người yêu tôi biến mất không để lại tăm hơi vậy? Còn cái gã đàn ông đã nhắn tin, nghe
  5. điện thoại kia là ai? Hàng trăm câu hỏi cứ xà quần trong đầu khiến tôi mất ăn, mất ngủ… Được khoảng 3 tháng thì trong một lần công ty của cha tổ chức tổng kết tại Khách sạn Rex, tôi tình cờ gặp lại Ngân. Em làm phiên dịch cho một khách hàng người Pháp. Gặp tôi, Ngân có vẻ ngạc nhiên. Khi biết tôi là con trai ông tổng giám đốc, em há hốc: “Sao hồi trước anh không nói gì…”. Tôi hẹn gặp Ngân ngày hôm sau để hỏi rõ mọi chuyện. Em bảo chỉ vì sợ phải về sống ở nơi “khỉ ho, cò gáy” ấy nếu lấy tôi nên nói dối là đi lấy chồng. Sự thật em vẫn ở một mình và chưa yêu ai… Từ hôm đó, Ngân thường xuyên gọi điện cho tôi, hay rủ rê tôi đi ăn sáng, ăn trưa, cà phê tối. Tôi không có nhiều thời gian nhưng vẫn cố thu xếp vì không muốn làm em buồn. Thế nhưng, cái cảm giác nôn nao trước mỗi cuộc hẹn ngày xưa đã không còn. Thậm chí đôi khi tôi thấy những cuộc hẹn của em là sự phiền phức chứ không hề mang lại cho tôi niềm vui. Tôi chẳng biết sao lại như vậy. Dù Ngân không hề phản bội nhưng sao tôi vẫn thấy lạnh lẽo trong lòng. Hay là tôi không còn yêu em nữa?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2