intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ nhiều electron (Cấu hình vỏ điện tử của nguyên tử)

Chia sẻ: Tào Tuấn Mạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

141
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cái gì sẽ xảy ra, nếu có nhiều hơn một electron? một hạt nhân có điện tích +2e sẽ thu hút hai electron. vì mang điện tích cùng dấu hai electron đẩy lẫn nhau. Rất khó giải chính xác phương trình Schrödinger do tính phức tạp của các thế tương tác. Có thể hiểu được các kết quả thực nghiệm mà không cần tính cụ thể các hàm sóng của nguyên tử nhiều electron bằng cách áp dụng các điều kiện biên và quy tắc lựa chọn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ nhiều electron (Cấu hình vỏ điện tử của nguyên tử)

  1. Hệ nhiều electron (Cấu hình vỏ điện tử của nguyên tử) Vật lý điện tử - Chương 3:Hệ nhiều điện tử Người soạn: Lê Tuấn, PGS-TS.
  2.  Cái gì sẽ xảy ra, nếu có nhiều hơn một electron? một hạt nhân có điện tích +2e sẽ thu hút hai electron. vì mang điện tích cùng dấu hai electron đẩy lẫn nhau.  Rất khó giải chính xác phương trình Schrödinger do tính phức tạp của các thế tương tác.  Có thể hiểu được các kết quả thực nghiệm mà không cần tính cụ thể các hàm sóng của nguyên tử nhiều electron bằng cách áp dụng các điều kiện biên và quy tắc lựa chọn. 2
  3. Hamiltonian của nguyên tử nhiều electrron được viết ở dạng: Số hạng sau cùng, với rij  ri  rj biểu thị tương tác electron-electron, là thành phần gây ra sự phức tạp nhiều nhất và được xử lý bằng các phương pháp gần đúng khác nhau. Trong phép gần đúng trường trung tâm, người ta “chia” Hamiltonian thành hai phần (số hạng thứ 2 được coi là rất bé) với việc đưa vào các thế “đơn electron” có đối xứng cầu Ui(ri): Về nguyên tắc, ta có thể giải phương trình Schrödinger bằng phương pháp nhiễu loạn, coi số hạng thứ hai của Hamiltonian đủ nhỏ, dùng hàm sóng giả định ban đầu nào đó, rồi tính lặp để xác định E và hàm sóng đến độ chính xác yêu cầu. Nhưng bài toán vẫn là BÀI TOÁN NHIỀU HẠT, thực tế rất khó giải. Do đó, cần thêm các phương pháp gần đúng khác. 3
  4. Dựa vào nguyên lý không phân biệt được các hạt cùng loại, hàm sóng của tập hợp các electron trong nguyên tử có thể viết dưới dạng tích các hàm sóng của từng electron Áp dụng gần đúng Hatree để đưa bài toán nhiều hạt về bài toán một hạt, ta đưa vào thế của trường tự hợp Ui(r), như là “trung bình” tương tác của các electron còn lại lên electron được xét. Trường tự hợp được đưa vào phương trình Schrödinger với số hạng đầu của Hamiltonian, cho ta trị riêng E :và hàm riêng ψi (r): Từ đó ta tính chính xác hơn được Ui(r), rồi thay vào phương trình Schrödinger với số hạng thứ hai của Hamiltonian, ta tìm được phần năng lượng ứng với tương tác Coulomb dư. Cứ như vậy, dùng phương pháp nhiễu loạn, có thể tìm ra các trạng thái của electron trong nguyên tử. 4
  5. Nguyên lý loại trừ Pauli Đề hiểu các số liệu quang phổ nguyên tử, Pauli (1900-1958) đề ra nguyên lý sau: Không thể có hai electron trong một nguyên tử với cùng một bộ số lượng tử (n, ℓ, mℓ, ms). Nguyên lý loại trừ Pauli áp dụng cho tất cả các loại vi hạt có spin bán nguyên, nghĩa là cho các fermions; các hạt trong hạt nhân nguyên tử và cả electron, là những fermion. Cấu hình lớp vỏ electron của nguyên tử, và do đó, bảng tuần hoàn được sắp xếp như sau: 1) Các electron trong nguyên tử có xu hướng chiếm các trạng thái khả dĩ có năng lượng thấp nhất. 2) Nguyên lý loại trừ Pauli. 5
  6. Cấu hình lớp vỏ electron của nguyên tử Hydrogen: (n, ℓ, mℓ, ms) = (1, 0, 0, ±½) ở trạng thái cơ bản. Khi không có từ trường ngoài, trạng thái với ms = ½ suy biến cùng trạng thái với ms = −½. Helium: Có bộ số lượng tử (1, 0, 0, ½) cho electron thứ nhất và (1, 0, 0, −½) cho electron còn lại. Electrons có spin đối song (ms = +½ and ms = −½), hay được gọi là kết cặp spin. Nguyên lý loại trừ Pauli được áp dụng. Số lượng tử chính thường có ký hiệu bằng chữ cái in hoa đi kèm. n= 1 2 3 4... Electrons for H and He atoms Chữ cái = K L M N… are in the K shell. H: 1s2 He: 1s1 or 1s n = shells (eg: K shell, L shell, etc.) – lớp nℓ = subshells (eg: 1s, 2p, 3d) - lớp con 6
  7. Có bao nhiêu electron trong mỗi lớp con? Nhớ rằng: ℓ = 0 1 2 3 4 5 … ký hiệu = s p d f g h … ℓ = 0, (trạng thái s) có thể có nhiều nhất 2 electron. ℓ = 1, (trạng thái p) có thể có nhiều nhất 6 electron, và cứ thế... Các giá trị ℓ thấp có nhiều “quỹ đạo” ellip hơn các giá trị ℓ cao hơn. Electron với các giá trị ℓ cao hơn bị chắn nhiều hơn khi nhìn từ điện tích hạt nhân. Electron với giá trị ℓ lớn hơn nằm ở vị trí năng lượng cao hơn so với các giá trị ℓ nhỏ hơn. Bắt đầu từ n =4, do sự xen phủ, lớp con 4s được điền đầy sớm hơn lớp con 3d. 7
  8. 8
  9. 9
  10. Nguyên lý Aufbau • Lớp con s có 1 giá trị khả dĩ của m để chứa 2 electron • Lớp con p có 3 giá trị khả dĩ của m để chứa 6 electron • Lớp con d có 5 giá trị khả dĩ của m để chứa 10 electron • Lớp con f có 7 giá trị khả dĩ của m để chứa 14 electron Ví dụ: nguyên tử Si 10
  11. Nguyên tắc dịch chuyển 11
  12. Nguyên tắc luân phiên độ bội 12
  13. Nội dung quy tắc Hund 1. Trạng thái ứng với độ bội lớn nhất là trạng thái cơ bản (nghĩa là bền vững nhất, chiếm mức năng lượng thấp nhất) 2. Với cùng độ bội, trạng thái nào có giá trị số lượng tử L lớn nhất sẽ nằm ở mức năng lượng thấp nhất. 3. Các nguyên tử có vỏ điện tử được điền đầy dưới một nửa, Quy tắc Hund có ngoại lệ trạng thái với số lượng tử J bé khi xét việc kết cặp các nhất sẽ nằm ở mức năng orbital S – L. lượng thấp nhất. 13
  14. Điểm 1 Quy tắc Hund: Trạng thái có độ bội cực đại là trạng thái cơ bản Bản chất của quy tắc này là hiệu ứng trao đổi tương tác spin-spin. Tuy thường được gọi là tương tác spin-spin, lý do khiến tồn tại sự khác biệt về năng lượng là do lực đẩy Coulomb của các điện tử. Có thể giải thích đơn giản Trong ví dụ này ta chờ đợi các là vì trạng thái spin đối xứng gây trạng thái 3p nằm thấp hơn các ra trạng thái không gian phản đối trạng thái 1s, 1d (quy tắc 1). xứng, khi các điện tử ở khoảng cách trung bình là khá xa nhau, do đó, gây hiệu ứng chắn lẫn nhau ít hơn, và kết quả là năng lượng (của điện tử) cũng thấp hơn. 14
  15. Điểm 1 Quy tắc Hund (tiếp): Trạng thái có độ bội cực đại là trạng thái cơ bản Chú ý: Chúng ta đang xét thế năng tĩnh điện. Vì vậy, điện tử điện tích âm trong trường của hạt nhân điện tích dương có năng lượng âm so với mức chân không. Mọi lực tác động lên điện tử có xu hướng tăng động năng, nghĩa là đóng góp phân năng lượng dương, làm điện tử liên kết yếu hơn với hạt nhân, nói cách khác, thế năng của điện tử cao hơn (gần mức 0 hơn). 15
  16. Điểm 2 Quy tắc Hund (tiếp): Cùng độ bội, L cực đại ứng với mức năng lượng thấp nhất Bản chất của quy tắc này nằm ở chỗ nếu các điện tử chuyền động trên “quỹ đạo” theo cùng một chiều (nghĩa là tổng moment động lượng orbital lớn) thì chúng sẽ ít gặp nhau hơn so với trường hợp các điện tử chuyển động ngược chiều nhau. Do đó, hiện tượng đẩy nhau sẽ yếu hơn mức trung bình nếu L lớn. Sự ảnh hưởng lên các mức năng lượng của điện tử trong nguyên tử đôi khi còn được gọi là Trong ví dụ này ta chờ đợi thứ tự các trạng thái 3p nằm thấp tương tác orbit-orbit. Sự khác biệt về mặt năng hơn trạng thái 1d , trạng thái 1d lượng là do sự khác nhau của năng lượng đẩy lại thấp hơn 1s, (quy tắc 2). Coulomb giữa các điện tử. 16
  17. Điểm 2 Quy tắc Hund (tiếp): Cùng độ bội, L cực đại ứng với mức năng lượng thấp nhất Đối với các giá trị L lớn, một số hoặc tất cả các điện tử chuyển động cùng chiều. Điều đó khiến chúng ở các khoảng cách với nhau lớn hơn giá trị khoảng cách trung bình vì chúng phải ở các phía đối diện nhau so với hạt nhân. Đối với các giá trị L nhỏ, một số điện tử có thể chuyển động ngược chiều nhau. Do đó, chúng có thể “đi qua” ở khoảng cách gần với nhau sau mỗi “chu kỳ” và khoàn cách giữa các điện tử sẽ nhỏ hơn giá trị khoảng cách trung bình – năng lượng điện tử sẽ cao hơn. 17
  18. Điểm 3 Quy tắc Hund (tiếp): Nếu vỏ điện tử được điền dưới một nửa, J cực tiểu ứng với mức năng lượng thấp nhất Đương nhiên, khi lớp vỏ điện tử của nguyên tử được điền đầy quá một nửa, trạng thái với mức năng kượng thấp nhất lại là trạng thái với giá trị cực đại của số lượng tử J (khi có cùng độ bội và cùng giá trị số lượng tử orbital L). Có thể giải thích quy tắc này bằng sự kết cặp spin-orbit. Tích vô hướng S·L mang giá trị âm, nếu các moment động lượng orbital Trong ví dụ này ta chờ đợi thứ và spin ngược chiều nhau. Bởi vì hệ số của tự ba trạng thái 3p nằm như tích S·L phải là số dương, giá trị số lượng sau trên thang năng lượng: tử J thấp hơn ứng với trạng thái với mức 3p < 3p < 3p (quy tắc 3). 0 1 2 năng lượng thấp hơn. 18
  19. Ngoại lệ của quy tắc Hund Quy tắc Hund thường dùng hiện tượng kết cặp S-L để giải thích thứ tự sắp xếp các trạng thái năng lượng diện tử trong nguyên tử. Trong nguyên tử các nguyên tố nặng (số Z lớn, nhiều điện tử), sự kết cặp j-j thường phù hợp hơn với các kết quả thực nghiệm. 19
  20. Sơ đồ thực nghiệm quang phổ Hydrogen 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2