intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 9)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm tan các phức hợp miễn dịch Vai trò của hệ thống bổ thể trong việc dọn sạch các phức hợp miễn dịch có thể thấy ở các bệnh nhân bị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus - viết tắt là SLE).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 9)

  1. HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 9) Làm tan các phức hợp miễn dịch Vai trò của hệ thống bổ thể trong việc dọn sạch các phức hợp miễn dịch có thể thấy ở các bệnh nhân bị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus - viết tắt là SLE). Các bệnh nhân này có lượng phức hợp miễn dịch rất lớn và bệnh nhân phải chịu đựng những tổn thương mô do tan tế bào bởi bổ thể và quá mẫn type I và type II (xem chương quá mẫn). Mặc dù bổ thể có vai trò rõ rệt trong sự phát triển của tổn thương mô ở bệnh nhân bị bệnh SLE, nhưng thật ngược đời là các bệnh nhân bị thiếu hụt các thành phần C1, C2, C4 và CR1 cũng dẫn đến bị SLE; thực tế thì 90% số người bị thiếu hụt hoàn toàn C4 bị SLE. Người ta cho rằng suy giảm bổ thể ảnh hưởng đến việc làm tan và thanh lọc các phức hợp miễn dịch một cách thoả đáng kết quả là các phức hợp này tồn tại dai dẳng và hậu quả là tổn thương mô có tính chất hệ thống ở những người được coi là có suy giảm bổ thể. Người ta cho rằng sự che phủ các phức hợp miễn dịch hoà tan bởi C3b thúc đẩy sự kết hợp của chúng vào các thụ thể CR1 trên các tế bào hồng cầu. Mặc dù tế
  2. bào hồng cầu có số lượng thụ thể thấp (chỉ khoảng 5´102/tế bào), thấp hơn so với ở bạch cầu hạt (5´104/tế bào), nhưng số lượng hồng cầu lại nhiều gấp một nghìn lần số lượng bạch cầu vì thế hồng cầu mang tới 90% số thụ thể CR1 trong máu. Vì lẽ đó hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong việc gắn của các phức hợp miễn dịch đã phủ C3b và vận chuyển các phức hợp này tới gan và lách là những nơi mà các phức hợp miễn dịch bị tách ra khỏi hồng cầu và bị thực bào. Ở các bệnh nhân SLE, do thiếu hụt C1, C2 và C4 mỗi cái đều góp phần làm giảm lượng C3b trên các phức hợp miễn dịch và vì thế ức chế sự thanh lọc của chúng. Số lượng thụ thể CR1 được bộc lộ trên các tế bào hồng cầu của bệnh nhân bị SLE thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự kết hợp và thanh lọc các phức hợp miễn dịch một cách thoả đáng. Thiếu hụt bổ thể Các trường hợp thiếu hụt từng thành phần bổ thể một do nguyên nhân di truyền đều đã được mô tả trừ yếu tố B (bảng 15.7). Thiếu hụt đồng hợp tử các thành phần của giai đoạn sớm của con đường cổ điển (C1q, C1r, C1s, C4 và C2) đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau mà ta có thể nhận thấy được đó là tăng đáng kể các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch như SLE, viêm cầu thận và viêm mạch. Các trường hợp thiếu hụt bổ thể này cho thấy rõ tầm quan trọng của các tương tác của bổ thể trong giai đoạn sớm để tạo ra C3b, một thành phần vô cùng quan trọng trong việc làm tan và thanh lọc các phức hợp miễn dịch. Ngoài các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch, các bệnh nhân bị nhiễm tái phát các vi
  3. khuẩn sinh mủ như các liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Ðây là các vi khuẩn gram dương vì thế chúng kháng lại tác dụng làm tan tế bào bởi phức hợp tấn công màng. Tuy nhiên các thành phần bổ thể của giai đoạn sớm có tác dụng ngăn ngừa ngay từ đầu hiện tượng nhiễm tái phát thông thường bằng cách tham gia vào đáp ứng viêm tại chỗ và opsonin hoá vi khuẩn. Thiếu hụt yếu tố D và properdin là các thành phần của giai đoạn sớm trong con đường không cổ điển dường như có liên quan đến các trường hợp nhiễm Neisseria chứ không liên quan đến các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch. Thiếu hụt C3 là có các biểu hiện lâm sàng trầm trọng nhất, điều này phản ánh vai trò trung tâm của C3 trong việc hoạt hoá C5 và phức hợp tấn công màng ở cả hai con đường cổ điển và không cổ điển. Bệnh nhân đầu tiên được xác định là thiếu hụt C3 đó là một em bé bị các nhiễm khuẩn trầm trọng và thường xuyên đã được chẩn đoán nhầm là do không có gammaglobulin miễn dịch (agammaglobulinemia), nhưng khi tiến hành các xét nghiệm thì lại thấy lượng globulin miễn dịch bình thường và thiếu C3. Trường hợp này cho thấy chức năng vô cùng quan trọng của hệ thống bổ thể trong việc chuyển các đáp ứng kháng thể dịch thể thành một cơ chế đề kháng hữu hiệu cho cơ thể. Ða số bệnh nhân bị thiếu hụt C3 đều bị tái phát các nhiễm khuẩn và có biểu hiện của các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch. Các bệnh nhân bị thiếu hụt đồng hợp tử các thành phần liên quan đến phức hợp tấn công màng sẽ có các biểu hiện tái phát của nhiễm Meningococcus và
  4. Gonococcus gây ra do các loài Neisseria. ở người bình thường thì các vi khuẩn gram âm này thường nhậy cảm với hiện tượng tan tế bào bởi bổ thể hoặc bị dọn sạch bởi hoạt động opsonin hoá của C3b hoặc C5b. Một vài người trong số này có biểu hiện của bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch, vì thế họ thường phải sản xuất ra đủ lượng C3b để dọn sạch các phức hợp miễn dịch. Ðiều thú vị là thiếu hụt C9 lại không hề có các biểu hiện lâm sàng, điều này cho thấy rằng trong một số trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ phức hợp tấn công màng để cho hiện tượng tan tế bào do bổ thể xẩy ra. Các trường hợp thiếu hụt bẩm sinh các protein điều hoà bổ thể cũng đã được mô tả. Yếu tố ức chế C1 (C1 Inh) điều hoà sự hoạt hoá con đường cổ điển bằng cách ngăn cản sự hoạt hoá quá mức của C4 và C2 bởi C1. Thiếu C1 là một bệnh hay gặp ở nhiễm sắc thể thường với tần xuất 1/1.000. Thiếu yếu tố này sẽ tăng nguy có mắc các bệnh phù mạch di truyền với đặc điểm lâm sàng là phù cục bộ ở mô thường sau một chấn thương, nhưng đôi khi lại không có nguyên nhân rõ ràng nào cả. Phù có thể xuất hiện ở dưới da hoặc trong ổ bụng hoặc ở đường hô hấp trên gây ra đau bụng hoặc tắc nghẽn khí đạo. Một số thành phần điều hoà gắn màng trong đó có yếu tố gây tăng phân rã (DAF) và yếu tố giới hạn đồng loài (HRF) đậu lại trên màng nguyên sinh chất nhờ các mỏ neo bám vào màng là glycosyl phosphatidylinisitol. Trong bệnh đái huyết sắc tố kịch phát về đêm (Paroxysmal noctural haemoglobinuria) do thiếu các mỏ neo bám màng này sẽ dẫn đến mất DAF và HRF ở màng. Hậu quả là các tế bào
  5. hồng cầu bị tan ngay cả ở nồng độ bổ thể thấp hơn rất nhiều và bệnh nhân bị thiếu máu huyết tán mạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2