intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

138
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quốc hội Mỹ có vai trò không quan trọng bằng nhánh hành pháp trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Ảnh hưởng của Quốc hội đối với chính sách được thực hiên thông qua quyền phân bổ ngân sách và quyền được lập, điều chỉnh và xóa bỏ các cơ quan của nhánh hành pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ

  1. HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ NCS. Lê Chí Dũng Ngày 1/4/2011
  2. NỘI DUNG • GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CỦA CHUYÊN ĐỀ • GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH MỸ • XEM XÉT CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TRONG VẤN ĐỀ LIBYA
  3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT • Khái niệm về hệ thống • Mô hình về hệ thống của David Easton (1965) • Khái niệm về chính sách
  4. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG • Hệ thống (system) được hiểu là tổng hợp các bộ máy vận hành theo những quy luật, qui tắc nhất định, nh ằm ph ục vụ mục tiêu nhất định, tạo ra những sản phẩm xã hội nhất định. • Theo quan điểm Mác-xít, toàn bộ chế độ TBCN là một hệ thống các thể chế, luật lệ xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp th ống trị. Hoạt động chính trị, sự tương tác giữa nhà nước và xã hội ch ỉ có th ể được phân tích thấu đáo trong sự hạn chế chung nh ất này – t ức trong sự thấu hiểu về cấu trúc vĩ mô, trong đó, cá thể không có tác động đáng kể. • Với cách tiếp cận như vậy, các phân tích chính trị vĩ mô sẽ ch ỉ t ập trung vào những nhóm xã hội lớn (giai cấp, sắc tộc, dân tộc, tầng lớp, nhóm xã hội…), những quá trình lớn (phân tầng xã hội, chiến tranh, công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển dịch t ư bản và công nghệ,...) và các thể chế xã hội với nghĩa là tập hợp cách th ức, l ề lối, chuẩn mực điều chỉnh các hành vi chính trị trong xã h ội (trong đó chủ yếu là: cách thức giải quyết mâu thuẫn, và cách thức hợp tác xã hội). • Lý thuyết Lựa chọn hợp lý (rational choice theory) giải thích các hành vi của tập thể, của nhóm, giai cấp, của các t ổ ch ức chính tr ị như đảng phái, chính phủ, cơ quan hành pháp, lập pháp, t ư pháp...
  5. Khái niệm về chính sách • Phân biệt 3 khái niệm: đường lối, chính sách và biện pháp. • Đường lối bao gồm những nguyên tắc và định hướng chung nhất, thường mang tính dài hạn • Chính sách là cụ thể hóa và thể chế hóa định hướng đó của đường lối, trong trung hạn và ngắn hạn • Các biện pháp là cụ thể hóa của chính sách, thường có ý nghĩa là các hành động cụ thể, thực tiễn vì vậy thường mang tính ngắn hạn hay tính tình huống
  6. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CỦA DAVID EASTON (1965) • Thuyết hệ thống của David Easton mô tả một hệ thống chính trị là hệ thống các bước hoạch định chính sách có giới hạn và luôn trong trạng thái chuyển đổi.
  7. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (BLACK-BOX)
  8. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CỦA DAVID EASTON (1965) • Bước 1, thay đổi diễn ra trong môi trường xã hội hoặc hiện thực xung quanh một hệ thống chính trị đòi hỏi hệ thống phải phản ứng (sản phẩm đầu vào - inputs) thông qua các hành động chính trị; • Bước 2, các đòi hỏi phản ứng này kích thích hoạt động cạnh tranh trong hệ thống, dẫn tới các quyết định (sản phẩm đầu ra) đối với một vài khía cạnh của môi trường xã hội hoặc hiện thực xung quanh một hệ th ống chính trị đó; • Bước 3, sau khi quyết định (đầu ra-outputs) được thực hiện (hay một chính sách cụ thể), quyết định này tác động tới môi trường xung quanh và tạo ra các thay đổi đối với môi trường đó và tạo ra kết quả (outcomes); • Bước 4, khi một chính sách tác động tới môi trường của nó, kết quả tạo ra có thể tạo ra những đòi hỏi hoặc động lực mới và xuất hiện các nhóm ủng hộ hoặc phản đối chính sách đó (phản hồi - feedback) hoặc đối với một chính sách mới liên quan; • Bước 5, sự phản hồi này tác động ngược trở lại như bước một, tạo thành một quá trình diễn ra liên tục. Một hệ thống hoạt động nh ư trên được coi là một hệ thống chính trị ổn định. Ngược lại hệ thống bị vô hiệu hóa nếu không hoạt động.
  9. 1. Cổ đông/stake-holders • Một tình huống chính sách nhất định sẽ có những cổ đông với những lợi ích khác nhau cùng tham gia • Các đặc thù để xác định những cổ đông của một chính sách: • Thứ nhất, những cổ đông liên quan trực tiếp tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, những cá nhân hay nhóm có thể phá vỡ hoặc suy giảm quyền lực hay sự hủng hộ chính trị của người ra quyết định hay tổ chức ra quyết định. • Thứ hai, nếu sự tham gia và/hoặc hỗ trợ của một nhóm sẽ mang lại lợi ích về tổng thể hoặc tăng thêm sức mạnh cho quyền lực (và khả năng đảm bảo thực hiện những quyết định) của tổ chức hoặc người ra quyết định. • Thứ ba, nếu một nhóm có khả năng tác động tới chiều hướng hay chương trình hoạt động của một tổ chức. Nhìn từ góc độ khác, có thể xem xét từ góc độ một chương trình cần những điều kiện gì để có thể thực hiện được một cách hiệu quả.
  10. Các cổ đông trong hệ thống HĐCSĐN Mỹ • Tổng thống • Nhà lập pháp • Bộ trưởng/nhà quản lý • Giới chuyên gia • Cơ quan bộ ngành (bureaucracies) • Chính quyền các tiểu bang State and local governments • Các nhóm lợi ích • Thông tin và truyền thông • Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài
  11. Tổng thống Mỹ • 5 vai trò qui định trong hiến pháp: nguyên thủ quốc gia (chief of state), giám đốc điều hành (chief executive), nhà ngoại giao chính (chief diplomat), tổng chỉ huy (commander in chief), tổng lập pháp (chief legislator). • 5 vai trò không quy định trong hiến pháp: tổng bí thư đảng (chief of party), người bảo vệ hòa bình (protector of peace), nhà quản trị sự phồn vinh (manager of prosperity), nhà lãnh đạo thế giới (world leader), và tiếng nói của người dân (voice of the people).
  12. Nhà lập pháp • Quốc hội Mỹ có vai trò không quan trọng bằng nhánh hành pháp trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. • Ảnh hưởng của Quốc hội đối với chính sách được thực hiên thông qua quyền phân bổ ngân sách và quyền được lập, điều chỉnh và xóa bỏ các cơ quan của nhánh hành pháp. • Tuy nhiên, sự chia rẽ về ý thức hệ, thể chế, đảng phái và địa phương là những cản trở đối với quyền lực và ảnh hưởng của quốc hội đối với chính sách
  13. Bộ trưởng/nhà quản lý • Trong hệ thống hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thống. • Tuy nhiên bộ trưởng cũng phải đối mặt với những lựa chọn về trách nhiệm cũng như vai trò của mình như một nhà hành pháp. • Người bộ trưởng gặp phải một số vấn đề, nổi bật là sự suy giảm về những ý tưởng mới, sự sáng tạo, cảm nhận về các khả năng có thể, cảm nhận về các ưu tiên và đánh giá vấn đề. Đối với một chính quyền Mỹ thì điều này thường xuất hiện trong nửa thứ hai của một nhiệm kỳ, từ năm thứ 3 trở đi. • Các bộ liên quan: Ngoại giao, Hội đồng ANGQ, Quốc phòng, Tài chính
  14. Giới chuyên gia • tập trung cao độ vào các chủ đề trong nước (như thuế, an ninh xã hội, bảo vệ môi trường) và quốc tế (như quốc phòng, viện trợ nước ngoài). • mặc định rằng các vấn đề này là không thể giải quyết được một cách thấu đáo và luôn đòi hỏi phải xử lý bất kỳ lúc nào. • Cách tiếp cận thường xuyên và liên tục này được cho là đã thay đổi tiệm tiến nhưng to lớn trong xã hội Mỹ. • hiệu ứng của các chính sách cụ thể đối với toàn bộ hệ thống, trong đó hệ thống đối ngoại, thường không cao và không kéo dài
  15. Thông tin và truyền thông • đóng vai trò cầu nối giữa các nhà hoạch định chính sách và công chúng, với các chức năng: giáo dục, lý giải, và phản biện xây dựng. • Tổng thống, lập pháp, quản lý phải chú ý sát đối với các vấn đề, ý tưởng, phản ứng được báo chí đưa tin để xác định vấn đề tiếp tục cần xử lý • Cách mạng thông tin đã tạo ra một hiệu ứng mới qua việc tạo ra các sức ép chính trị một cách nhanh chóng và độc lập với các tổ chức, thể chế so với thập kỷ 1980 và đầu 1990
  16. Các nhóm lợi ích • Tác động tới quá trình hoạch định chính sách thông qua các hình thức: • i) tiếp cận các nhà hoạch định chính sách để thuyết phục; hiệu quả tác động phụ thuộc vào khả khăng thuyết phục của lãnh đạo các nhóm lợi ích; • ii) cung cấp thông tin cơ bản về các vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các nghị sỹ quốc hội. Trên thực tế hình thành mối quan hệ liên kết giữa quốc hội và nhóm lợi ích để đối trọng/phản biện các chính sách của chính quyền; • iii) tác động tới quá trình và kết quả bầu cử tổng thống và quốc hội Mỹ.
  17. Các loại nhóm lợi ích • Nhóm lợi ích kinh tế: có 2 loại, có quan hệ trong nước và có quan hệ quốc tế; cạnh tranh giữa hai nhóm tiếp tục gia tăng; đều sở hữu những nguồn lực và đòn bẩy riêng • Nhóm lợi ích về dân chủ nhân quyền: có ảnh hưởng nhất định đối với chính quyền (hành pháp) nhưng có ảnh hưởng đặc biệt ở Quốc hội. • Các tổ chức phi chính phủ chuyên trách: bao gồm các viện/trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách độc lập hoặc nằm trong các trường đại học, các công ty tư vấn hoạt động độc lập; chính phủ Mỹ thường khai thác kết quả nghiên cứu, phân tích, kiến nghị của các tổ chức này. Ảnh hưởng của các tổ chức này với chính sách đối ngoại của Mỹ trong từng thời kỳ nhất định tuỳ thuộc vào vị trí của thiết chế đó đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
  18. 2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống • Nguyên tắc kiểm soát và cân bằng (hiến pháp) • Sự ủng hộ của công chúng (lá phiếu của cử tri) • Các nguyên tắc, luật của Mỹ liên quan tới đối ngoại (Luật ngân sách, Luật quyền phát động chiến tranh, Luật thương mại 1974) • Các luật lệ, điều ước, công ước quốc tế • Ý thức hệ/hệ giá trị
  19. 3. Nhân tố tác động (input/triggers) • Những sự kiện lớn, mang tính thời đại (chiến tranh lạnh, 11/9) • Những mối đe dọa về an ninh trực tiếp • Những thay đổi mang tính cấu trúc về kinh tế của Mỹ (khủng hoảng kinh tế) • Bầu cử tổng thống • Các tác động khác (từ cử tri, chính phủ nước ngoài)
  20. Tác động của các nhân tố này • Tác động tới các cổ đông trong hệ thống (nhận thức, tinh thần, v.v.); • Thế và lực của nước Mỹ (môi trường hoạt động bên trong của hệ thống); • Hình thành các mối đe dọa (phổ biến vũ khí, ma-túy, khủng bố, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, v.v) hoặc cơ hội mới kích thích hành động; • Các nguyên tắc hoạt động (hình thành các luật chơi mới, như việc hình thành các học thuyết "kiềm chế", "can dự", "đòn phủ đầu".); • Mục tiêu chính sách mới; • Cấu trúc bộ máy trong hệ thống để đối phó với các mối đe dọa hoặc thích ứng với môi trường hoạt động mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2