intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thời kỳ đầu (1927-1954)

Chia sẻ: ViShizuka2711 ViShizuka2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả bài viết đi vào tìm hiểu và giới thiệu khái quát về những đặc điểm, các hình thức tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành cùng đặc trưng hệ thống tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong thời kỳ đầu (1927-1954), qua đó làm rõ cơ cấu vận hành và quá trình cải sửa điều lệ, hiến chương cùng hoạt động của bộ máy giáo hội Tin Lành với những khía cạnh liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thời kỳ đầu (1927-1954)

54 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> NGUYỄN XUÂN HÙNG*<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH<br /> VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU (1927-1954)<br /> <br /> Tóm tắt: Hội Tin Lành Đông Pháp - tổ chức tiền thân của Hội<br /> Thánh Tin Lành Việt Nam đã được các giáo sĩ thuộc Hội Truyền<br /> giáo C.M.A1 lập ra năm 1927. Với bản Điều lệ năm 1928, lần<br /> đầu tiên, hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của một giáo hội<br /> Tin Lành đã được thiết lập, định hình và theo thời gian trở<br /> thành giáo hội lớn nhất trong cộng đồng Tin Lành tại Việt Nam<br /> cho đến ngày nay. Tác giả bài viết đi vào tìm hiểu và giới thiệu<br /> khái quát về những đặc điểm, các hình thức tổ chức giáo hội của<br /> đạo Tin Lành cùng đặc trưng hệ thống tổ chức của Hội Thánh<br /> Tin Lành Việt Nam trong thời kỳ đầu (1927-1954), qua đó làm<br /> rõ cơ cấu vận hành và quá trình cải sửa điều lệ, hiến chương<br /> cùng hoạt động của bộ máy giáo hội Tin Lành với những khía<br /> cạnh liên quan.<br /> Từ khóa: Tổ chức, chức sắc, Tin Lành, Việt Nam.<br /> <br /> 1. Một số đặc điểm và hình thức tổ chức giáo hội của đạo Tin<br /> Lành trên thế giới<br /> Trong thế giới đa dạng thành phần giáo hội, giáo phái của đạo Tin<br /> Lành ngoài đặc trưng về chủ thuyết, tín lý thì những đặc điểm về hình<br /> thức tổ chức là nét định hình sắc thái của mỗi một giáo hội, giáo phái,<br /> là điểm bắt đầu của việc tìm hiểu về một cộng đồng Tin Lành tại một<br /> vùng, xứ cụ thể.<br /> 1.1. Những cơ sở nền tảng để xây dựng tổ chức<br /> Kinh Thánh: Nhằm nhấn mạnh tính chất Cải Cách, ly khai khỏi<br /> Giáo hội Công giáo Roma vốn khẳng định rằng cội nguồn của đức tin<br /> bao gồm Thánh ngôn (Kinh Thánh) và Thánh truyền (các chỉ dụ sắc<br /> <br /> <br /> *<br /> Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.<br /> Ngày nhận bài: 10/11/2017; Ngày biên tập: 17/11/2017; Ngày duyệt đăng: 27/11/2017.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 55<br /> <br /> lệnh của Giáo hoàng và quyết định của các Công Đồng), đạo Tin Lành<br /> chỉ công nhận Kinh Thánh là cơ sở duy nhất để xây dựng đức tin và tổ<br /> chức giáo hội.<br /> Nguyên tắc bình đẳng và thông công với Chúa của mọi thành phần<br /> dân Chúa trong Hội Thánh: Đạo Tin Lành bao gồm nhiều giáo hội và<br /> giáo phái. Giữa các dòng, phái này có sự dị biệt về giáo thuyết và nghi<br /> lễ cũng như tổ chức giáo hội. Tuy nhiên, nhìn chung đều có sự thống<br /> nhất ở những nội dung chính.<br /> Điểm khác biệt căn bản giữa giáo thuyết Tin Lành và Công giáo là<br /> ở luận thuyết về sự cứu chuộc. Giáo hội Công giáo cho rằng, con<br /> người chỉ được cứu rỗi linh hồn qua tầng lớp trung gian là Giáo hội,<br /> các giáo sĩ có quyền thay mặt Chúa ban phúc, tha tội. Còn đối với tín<br /> đồ thì phải xưng tội, làm việc thiện, hãm mình mới được cứu rỗi. Đạo<br /> Tin Lành thì bác bỏ hoàn toàn và nêu ra những nét chính luận thuyết<br /> về sự cứu chuộc như sau:<br /> Luther giáo cho rằng chỉ được cứu rỗi nhờ đức tin vào tình thương<br /> của Chúa, bác bỏ việc xưng tội, làm việc thiện nếu thiếu ân điển của<br /> Chúa thì cũng không mang lại ý nghĩa gì. Mỗi con người phải tự tìm<br /> ra con đường đến với Đức Chúa Trời để được cứu chuộc. Giáo sĩ chỉ<br /> là người cố vấn tìm đường mà thôi.<br /> Calvin giáo lại cho rằng sự cứu rỗi hoàn toàn phụ thuộc vào ân<br /> điển của Chúa, đề cao thuyết tiền định và cho rằng Chúa đã phân định<br /> trước người hạnh phúc và người bất hạnh, mọi nỗ lực cá nhân chuộc<br /> tội thiếu tình thương của Chúa đều vô hiệu.<br /> Nguyên tắc noi theo hình mẫu các cộng đồng Cơ Đốc giáo sơ khai<br /> Ra đời trong cuộc Cải Cách, với chủ đích cải sửa, xây dựng một<br /> giáo hội mới, khác biệt hoàn toàn với thể chế của Giáo triều Roma,<br /> đáp ứng đòi hòi của cá nhân, nhóm xã hội trong xã hội tư bản, phù<br /> hợp với lối sống và nhu cầu hoạt động trong xã hội mưu sinh, vốn đã<br /> nặng nề trong guồng máy của một xã hội công nghiệp, đạo Tin Lành<br /> chú trọng đặc biệt vào việc tổ chức giáo hội đơn giản, hiệu quả theo<br /> hình mẫu các cộng đồng Cơ Đốc giáo sơ khai. Răn dạy tín đồ về nghi<br /> thức hành lễ thờ phượng Chúa, ngoài ra cấm ngặt mọi hình thức sùng<br /> bái và thờ lạy khác.<br /> 56 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> 1.2. Một số đặc điểm tổ chức giáo hội<br /> Điểm chung nổi bật nhất của hệ thống tổ chức Tin Lành là đặc biệt đề<br /> cao tính tự chủ, độc lập, tự quản của từng cộng đồng cơ sở giáo hội (chi<br /> hội hay Hội Thánh địa phương). Mỗi Hội Thánh ở cơ sở được cổ động<br /> cho việc tự quản, tự lo đủ chi phí tài chính, mời và trả lương cho mục sư,<br /> truyền đạo cùng đủ mọi chi tiêu thường xuyên và đột xuất. Tự họp, bầu<br /> cử, ứng cử, bãi nhiệm hay mời gọi các chức vụ điều hành Hội Thánh.<br /> Cơ cấu tổ chức không chỉ bao gồm biểu đồ, sơ đồ về các cấp tổ<br /> chức của đạo mà còn là vấn đề con người (nhân sự) để điều hành hoạt<br /> động. So với hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công Giáo, đạo Tin<br /> Lành có sự khác biệt lớn, gần như là đối lập. Điều này vốn bắt nguồn<br /> từ động lực của cuộc cải cách chống đối lại các trật tự quyền uy của<br /> Giáo hội Công giáo trong lịch sử.<br /> Giáo hội Công giáo có sự phân chia, phân biệt rõ tín đồ ra làm hai<br /> loại: giáo dân và giáo sĩ với thân phận và quyền hạn khác nhau thì đạo<br /> Tin Lành lại đặc biệt đề cao nguyên tắc mọi tín đồ đều bình đẳng và<br /> thánh thiện như nhau khi đã chịu phép Rửa. Mỗi tín đồ đều có thể<br /> thông công trực tiếp với Chúa mà không cần thông qua tầng lớp trung<br /> gian nào cả. Theo các giới chức Tin Lành thì: Hội Thánh không phân<br /> chia ra tín đồ và giáo sĩ và cũng không có phẩm trật, bởi vì tất cả tín<br /> đồ đều là chi thể của Thần Christ, mỗi người đều đồng đẳng, đồng<br /> quyền và đồng trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời2.<br /> Tín đồ cũng có thể làm mọi công việc của giáo sĩ (đặc biệt là công<br /> việc truyền đạo). Giáo sĩ cũng chỉ là những người chuyên sâu một vài<br /> công việc nhà Chúa, chứ không có thần quyền, không có danh tính<br /> Thánh. Đạo Tin Lành nói chung vẫn duy trì các chức danh giáo sĩ,<br /> như: Chấp sự, Trưởng lão, Truyền đạo, Mục sư, Giám mục. Anh giáo<br /> còn duy trì chức danh Giám mục. Luther giáo còn cho phép phụ nữ<br /> tham gia chức chấp sự (Diaconos).<br /> Việc đào tạo và phong chức cũng rất đa dạng và khác nhau. Có<br /> giáo hội lớn thì tổ chức trường lớp (Viện thần học, Cao đẳng) với thời<br /> gian đào tạo quy mô, thi cử, sát hạch rất chính quy. Lại có giáo hội,<br /> giáo phái để cho tín đồ tự cử ra Mục sư, Truyền đạo, sau đó đi bồi<br /> dưỡng một khóa ngắn là được làm chức vụ chính thức.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 57<br /> <br /> Việc buộc phải sống đời độc thân bị bãi bỏ. Nhiều giáo hội, giáo<br /> phái còn quy định phải có gia đình mới được phong chức và cử đi<br /> truyền đạo.<br /> Tất cả các giáo phái đều chú trọng một tiêu chuẩn đặc biệt để làm<br /> giáo sĩ đó là được ân tứ của Chúa (?) mà suy ra cụ thể là khả năng và<br /> nhiệt tình truyền giáo. Như vậy, với đường hướng cải cách, phá bỏ bộ<br /> máy tổ chức giáo hội cũ cùng hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công<br /> giáo, đạo Tin Lành đã xây dựng một hệ thống tổ chức giáo hội mới<br /> theo hướng đơn giản, nhẹ nhàng, dân chủ hơn, bình đẳng cho mọi<br /> thành phần dân Chúa, đáp ứng đòi hỏi về lối sống và tự do cá nhân<br /> con người trong xã hội tư bản.<br /> 1.3. Một số hình thức tổ chức giáo hội<br /> 1.3.1. Tổ chức giáo hội Luther (Lutheranism)<br /> Được mang danh là giáo hội Luther bởi đây là tổ chức tôn giáo cải<br /> cách theo các nguyên tắc giáo lý và tổ chức của M. Luther.<br /> Giáo hội Luther vẫn duy trì chức vụ giám mục nhưng chỉ nắm chức<br /> năng truyền giáo và điều hành hành chính, không có quyền thiêng liêng<br /> đặc biệt. Trong giáo đường, Luther giáo tuy đã cải cách nhưng vẫn giữ lại<br /> ban thờ (Cung thánh), các giáo sĩ vẫn có phẩm phục riêng, v.v…<br /> Hệ thống tổ chức bao gồm chi hội, giáo khu, liên đoàn quốc gia,<br /> trong đó phân chia ra ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư vấn.<br /> Năm 1947, tại Thụy Sĩ diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn Luther<br /> thế giới, tổ chức này cho đến ngày nay quy tụ hơn 60 giáo hội Luther<br /> từ gần 40 quốc gia tham gia. Luther giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ tại<br /> Đức, các nước Bắc Âu, như: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan.<br /> Một số quốc gia tại Bắc Âu coi Luther giáo như là quốc giáo.<br /> 1.3.2. Các giáo phái theo chủ thuyết Calvin giáo (Calvinism)<br /> Khác với Luther giáo, Calvin giáo không có một nền tảng tín lý cụ<br /> thể được thống nhất công nhận, cũng không có sự tổ chức thống nhất<br /> chung. Đây là nguyên do mà hầu như thuật ngữ Giáo hội Calvin<br /> không được sử dụng. Các luận thuyết của Calvin xâm nhập và thể hiện<br /> trong nhiều giáo phái, tổ chức Tin Lành khác nhau. Nền tảng cội<br /> nguồn giáo lý Calvin là Kinh Thánh, những văn bản quy định tín lý<br /> 58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> không hạn chế và không cụ thể. Qua các tác phẩm như: Chế độ Kitô<br /> giáo (1536), Sách Kinh Giơnevơ (1545), v.v… J. Calvin đã xây dựng<br /> nên những nguyên tắc thần học và cơ chế tổ chức giáo hội theo đường<br /> hướng cải cách triệt để hơn so với Luther giáo.<br /> Trong thờ phượng, phái Calvin bài bỏ tất cả các hình thức mà Giáo<br /> hội Công giáo thực hành. Tranh tượng, đèn nến, bàn thờ, phép Rửa tội<br /> và Thánh thể chỉ được coi như là nghi thức tượng trưng. Cốt lõi của sự<br /> thờ phượng là bài giảng đi kèm với đọc Kinh Thánh và hát Thánh ca<br /> cùng sự cầu nguyện.<br /> Về cơ cấu tổ chức, Calvin giáo triệt để cải cách, phá bỏ tận gốc hệ<br /> thống thang bậc phẩm trật cũ của Giáo hội Công giáo, đặc biệt là thể<br /> chế giám mục. Trao quyền tự trị rộng rãi cho chi hội cơ sở, tự bầu ra<br /> chức vị Trưởng lão và mời gọi mục sư cai quản. Hệ thống hành pháp<br /> và lập pháp được áp dụng qua việc tiến hành các Hội đồng (lập pháp -<br /> chi hội, vùng, miền) qua đó bầu ra các Ban Trị sự (hành pháp). Thực<br /> thi nguyên tắc giáo hội độc lập với nhà nước.<br /> Ảnh hưởng của nhánh Tin Lành Calvinism còn biểu hiện trong<br /> hàng trăm giáo phái khác nhau ra đời và hoạt động trên cơ sở học<br /> thuyết Calvinism (gọi chung là các giáo phái Cải Cách) chứng tỏ vị<br /> thế của Calvin giáo trong đạo Tin Lành rất sâu rộng.<br /> Hội Thánh Tin Lành tại Việt Nam là sản phẩm truyền giáo của Hội<br /> C.M.A vốn có thành phần giáo phái Trưởng lão là nòng cốt, ảnh<br /> hưởng chủ thuyết Calvinism.<br /> 1.3.3. Tổ chức giáo hội Anh giáo (Anglicanism)<br /> Anh giáo mặc dù đã mang những nét chính của tư tưởng Cải cách<br /> tôn giáo (Luther, Calvin), như: coi Kinh Thánh là nền tảng duy nhất<br /> của đức tin, sự cứu chuộc chỉ được thực hiện bởi đức tin, v.v… nhưng<br /> Anh giáo vẫn còn giữ lại phần nào hình thức và thể chế theo Giáo hội<br /> Công giáo.<br /> Nền tảng của đức tin: Bản tín điều Xưng nhận đức tin gồm 39 điều<br /> khoản (ra đời từ năm 1563).<br /> Nghi thức: giữ hai bí tích: Báp têm (Rửa tội) và Tiệc Thánh. Báp<br /> têm bằng cách vảy nước, không dìm mình (như phái Báptit) cho phép<br /> Báp têm cả trẻ em. Tiệc Thánh cử hành trọng thể mỗi Chủ nhật.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 59<br /> <br /> Anh giáo giữ 5 thánh lễ: Xác tín, Thống hối, Tấn phong hàng giáo<br /> phẩm, Giáo lễ, Xức dầu.<br /> Hàng giáo phẩm có các chức vụ: Tổng Giám mục, Giám mục,<br /> Linh mục (Mục sư), Chấp sự, Tổng Chấp sự. Các chức thánh này đều<br /> mặc áo lễ khác nhau khi hành lễ trong nhà thờ.<br /> Điều hành giáo hội có các hội đồng: Hội đồng Giám mục, Hội<br /> đồng Linh mục, Hội đồng Tín hữu.<br /> Các Hội thánh tại Anh quốc theo thể chế quốc giáo, đứng đầu Giáo<br /> hội là vua nước Anh; điều hành Giáo hội là Tổng Giám mục<br /> Canterbury, có sự liên lạc và thông công với các giáo hội Anh giáo tại<br /> nước khác.<br /> 1.3.4. Một vài giáo phái khác<br /> Giáo phái Giám lý (Methodism)<br /> Giáo phái Giám lý ra đời trong một hình thức đòi cách tân Anh<br /> giáo. Năm 1792 tại Đại học Oxford, hai anh em Wesly và Charles<br /> thành lập nhóm hiệp nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh với tên gọi là<br /> Methodism - Giám lý, xuất phát từ sự kêu gọi, truyền giảng theo đúng<br /> phương pháp mà Kinh Thánh chỉ dẫn.<br /> Giáo phái này đặc biệt chú trọng trong việc truyền đạo với các<br /> phương pháp mới (thời bấy giờ), như: lộ thiên, nơi nhà tù, hầm mỏ,<br /> công trường.<br /> Về tổ chức giáo hội, mặc dù vẫn giữ chế độ giám mục nhưng có sự<br /> cải cách, sắp xếp khoa học và điều hành chặt chẽ hơn. Không vi phạm<br /> quyền tự chủ của chi hội nhưng liên kết chặt chẽ hệ thống từ thấp lên<br /> cao, việc phong chức mục sư, quản lý tài chính, kế hoạch truyền giáo,<br /> v.v… theo thể lệ chặt chẽ. Sau nước Anh, phái Giám lý phát triển<br /> mạnh mẽ tại Bắc Mỹ và truyền giáo ra toàn cầu. Giám lý có trong<br /> thành phần tổ chức C.M.A, truyền giáo vào Việt Nam, HTTLVN về<br /> mặt tổ chứ giáo hội có nhiều nét ảnh hưởng của Giám lý.<br /> Giáo phái Men nô nai (Mennonite)<br /> Đây là một trong những nhóm tôn giáo ra đời từ buổi đầu cải cách<br /> tôn giáo tại Thụy Sĩ, Hà Lan ở thế kỷ 16. Người sáng lập là linh mục<br /> người Hà Lan - Menno Simons. Khởi đầu bằng các cộng đồng đầu<br /> 60 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> tiên tại Hà Lan và bắc nước Đức, sau đó phát triển sang Anh và Mỹ<br /> Châu.<br /> Hàng chức sắc có các chức vụ: Giám mục, Mục sư, Truyền đạo,<br /> Chấp sự.<br /> Hoạt động từ thiện, y tế cứu trợ rất mạnh thông qua tổ chức M.C.C.<br /> Tổ chức này đã đến Việt Nam từ năm 1957.<br /> Giáo phái Báp tít<br /> Đây là giáo phái Tin Lành ra đời từ rất sớm, những cộng đồng Báp<br /> tít đầu tiên ra đời từ đầu thế kỷ 17 tại Hà Lan và Anh. Giáo phái này<br /> chỉ làm Báp têm cho người lớn bằng cách dìm cả người trong nước,<br /> trao quyền giảng đạo cho mọi thành viên cộng đồng.<br /> Báp tít đòi hỏi sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công<br /> tác truyền giáo. Từng chi hội được sự lãnh đạo của Trưởng lão (còn<br /> gọi là mục sư) được bầu một cách dân chủ và tự quản. Giúp việc cho<br /> họ là Truyền đạo và các chấp sự. Giáo phái Báp tít đề cao sự tự trị, tự<br /> lập, tự dưỡng, tự đào tạo của từng chi hội cơ sở, các mối liên hệ tổ<br /> chức bên trên không có tính chất áp đặt, chỉ là sự liên kết thông công<br /> giữa các chi hội tùy theo công việc chung.<br /> Báp Tít tiến hành các hoạt động truyền giáo tại Việt Nam từ năm<br /> 1959 và giờ đây có nhiều tổ chức, nhóm Báp tít khác nhau đang hiện<br /> diện.<br /> Giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm (Adventism)<br /> Cơ Đốc Phục Lâm là một trong các giáo phái ra đời vào thời kỳ<br /> bùng nổ tôn giáo tại Mỹ đầu thế kỷ 19. Các tín đồ được răn dạy giữ<br /> luật lệ vệ sinh thanh sạch, không ăn các con vật bị coi là dơ bẩn (heo,<br /> thỏ), không hút thuốc, uống rượu, trà, cà phê, không xi-nê, khiêu vũ,<br /> trai gái, v.v… Cơ Đốc Phục Lâm hoạt động mạnh trong lĩnh vực giáo<br /> dục, giữ gìn sức khỏe, viện trợ nhân đạo.<br /> Về mặt tổ chức, có cơ quan giáo hội toàn cầu gọi là Toàn cầu Tổng<br /> hội tại Mỹ, dưới là các Tổng hội, Liên Hiệp hội, Địa hạt, Chi hội tại<br /> từng vùng miền, quốc gia, địa phương.<br /> Cơ Đốc Phục Lâm đến Việt Nam từ năm 1929 và là giáo phái đứng<br /> thứ hai về lịch sử du nhập chỉ sau Hội truyền giáo C.M.A.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 61<br /> <br /> Giáo phái Ngũ Tuần (Pentecostism)<br /> Phong trào Ngũ tuần hay còn gọi là phái Ngày thứ 50 là trào lưu<br /> Tin Lành ra đời tại nước Mỹ vào đầu thế kỷ 20, sau đó lan rộng ra<br /> toàn thế giới.<br /> Ngũ Tuần ngay trong buổi ra đời đã phân chia ra nhiều nhóm,<br /> nhánh rất năng động, dễ dàng nhập vào cũng như tách ra khỏi các giáo<br /> phái khác.<br /> Giáo phái này đã đến Việt Nam từ đầu những năm 1970. Thời gian<br /> gần đây Ngũ Tuần hoạt động mạnh tại các chi hội Tin Lành từ Bắc<br /> đến Nam.<br /> Như vậy, đặc điểm và cơ cấu tổ chức của các giáo hội, giáo phái<br /> Tin Lành là làm nổi bật ảnh hưởng các trạng thái xã hội-văn hóa của<br /> các cộng đồng Tin Lành, đòi hỏi giải phóng cá nhân và truyền thống<br /> cải cách, phá bỏ các trật tự, hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo<br /> trước đây.<br /> 2. Tổ chức giáo hội Tin Lành bản xứ đầu tiên tại Việt Nam -<br /> Hội Tin Lành Đông Pháp<br /> 2.1. Tiền đề dẫn tới sự hình thành tổ chức giáo hội<br /> Sau một thời gian tiến hành công việc thăm dò, tìm hiểu, vào năm<br /> 1911, Hội Truyền giáo Tin Lành C.M.A đã cử 03 giáo sĩ tới Turane<br /> (Đà Nẵng) lập trụ sở truyền giáo đầu tiên tại Đông Dương.<br /> Mục tiêu hoạt động của tổ chức C.M.A được các giáo sĩ nêu ra<br /> trong những điểm sau:<br /> 1) Giới thiệu Tin Lành cho người Việt và các sắc dân thiểu số càng<br /> nhiều càng tốt.<br /> 2) Cung cấp Kinh Thánh và văn phẩm Cơ Đốc bằng tiếng bản xứ<br /> tạo căn bản cho việc truyền giảng.<br /> 3) Huấn luyện tín đồ, chức sắc bản xứ để họ tự lập, tự truyền đạo.<br /> 4) Tổ chức nên một Hội Thánh quốc gia theo hình mẫu của Hội<br /> C.M.A3.<br /> Bắt đầu từ năm 1924, hàng năm, các giáo sĩ tổ chức một kỳ họp gọi<br /> là Hội Đồng thường niên cho các chức sắc, tín đồ bản xứ. Mới đầu,<br /> 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> chỉ là những cuộc họp Hội Đồng mang tính chất bồi linh, hiệp nguyện<br /> và không có quyết định biểu quyết gì, nhưng đây là bước tiền đề tiến<br /> tới thành lập tổ chức giáo hội đầu tiên cho họ.<br /> Nhìn chung, những lý do sau có thể lý giải cho chính sách của Hội<br /> C.M.A muốn nhanh chóng thành lập tổ chức giáo hội bản xứ, khác<br /> biệt với Công giáo hay cả với một số hội truyền giáo Tin Lành khác<br /> tại các vùng truyền giáo Á Châu, đó là:<br /> 1) Để đối phó với tình huống chính trị hiện tại, khi các giáo sĩ<br /> ngoại quốc chỉ được hoạt động trong một phạm vi hạn chế (lãnh thổ<br /> nhượng địa, thuộc địa) và bị kiểm soát gắt gao.<br /> 2) Tiếp nữa, do xuất phát từ nguyên tắc tổ chức dân chủ, tôn trọng<br /> quyền độc lập của các chi hội cơ sở (vốn là truyền thống của nhiều<br /> giáo phái Tin Lành).<br /> 3) Do Hội Truyền giáo C.M.A là một hội truyền giáo nhỏ, ngân<br /> quỹ có hạn nên các giáo sĩ theo đó phải nhanh tróng thiết lập quy<br /> chế tự trị, tự phát triển cho cộng đồng chức sắc, tín đồ bản xứ. Vả<br /> lại cần nhấn mạnh thêm chi tiết là nhằm tránh sự đánh thuế của giới<br /> chức Pháp vào các bất động sản của ngoại kiều tại Đông Dương lúc<br /> bấy giờ.<br /> Năm 1927, tại Đà Nẵng, Hội Đồng lần thứ IV của giới chức Tin<br /> Lành và cũng là Đại Hội Đồng chính thức đầu tiên đã tiến hành họp từ<br /> ngày 5 đến 13 tháng 3 và biểu quyết những nội dung quan trọng sau:<br /> Hội Thánh Việt Nam tự lập tỏ mình ra cho nhà nước.<br /> Thành phần Ban Trị sự:<br /> Hội trưởng : Mục sư Hoàng Trọng Thừa<br /> Phó Hội trưởng : Mục sư Trần Dĩnh<br /> Phái viên : Mục sư Lê Văn Long<br /> Tư hóa : Trần Thành Long<br /> Tổng thư ký : Mục sư Dương Nhữ Tiếp<br /> Chánh thư ký : Mục sư Đoàn Văn Khánh<br /> Phó thư ký : Mục sư Trần Xuân Phan4.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 63<br /> <br /> Đại Hội Đồng lần I này cũng đã biểu quyết: sửa các quy tắc của<br /> Hội Thánh Việt Nam và giao cho Ban Ủy viên Hội Truyền giáo và<br /> Ban Trị sự Việt Nam họp bàn sửa đổi5.<br /> Như vậy, đây là dấu mốc chính thức đánh dấu sự ra đời của tổ chức<br /> giáo hội Tin Lành đầu tiên của tín đồ chức sắc người Việt, về tên gọi<br /> của tổ chức và bản Hiến chương đầu tiên, Đại Hội Đồng giao cho Ban<br /> Ủy viên của các giáo sĩ và Ban Trị sự người Việt tiến hành soạn thảo<br /> và sẽ đưa ra vào Đại Hội Đồng năm 1928.<br /> Tuy trong thành phần Ban soạn thảo Hiến chương có Ban Trị sự<br /> người Việt nhưng thực ra vai trò chủ chốt là của các giáo sĩ. Sau Đại<br /> Hội Đồng, một ủy ban soạn thảo Hiến chương được thành lập với 5 vị<br /> giáo sĩ của Hội Truyền giáo là các ông: Cadman, Irwin, Jeffrey, Olsen<br /> và Stebbins. Một trong số họ đã kể lại trong hồi ký như sau: Hai ủy<br /> viên trong Ủy ban nhấn mạnh rằng chúng tôi nên dịch bản Điều lệ<br /> của Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên Hiệp, ba ủy viên kia thì cho rằng<br /> việc đó không thích hợp, thiếu nhiều điều cần thiết và quá đơn giản…<br /> Tuy nhiên, Ủy ban có nghiên cứu Điều lệ của các hệ phái lớn khác<br /> bên cạnh điều lệ của Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên Hiệp. Đôi khi<br /> các cuộc thảo luận khá căng thẳng và không có gì khó để hiểu lý do.<br /> Mặc dù tất cả chúng tôi đều là giáo sĩ Liên Hiệp (C.M.A) nhưng mỗi<br /> người lại thuộc về một giáo phái khác nhau. Cuối cùng, chiếu theo<br /> biểu quyết ba phiếu thuận, hai phiếu chống, Ủy ban quyết định soạn<br /> thảo Điều lệ chi tiết hơn Điều lệ của Hội Liên Hiệp6.<br /> Chi tiết này cho biết: Bản Hiến chương sơ lược của Hội C.M.A vốn<br /> chỉ dùng để thỏa hiệp giữa các thành viên giáo phái hợp tác để cùng<br /> truyền giáo tỏ ra quá đơn giản, không đủ chi tiết cho một nền tảng ban<br /> đầu của một hội thánh bản xứ. Kết quả là bản Hiến chương đầu tiên<br /> của các tín đồ Tin Lành Việt Nam đã được các giáo sĩ ngoại quốc soạn<br /> ra với các yếu tố chung của nhiều giáo phái Tin Lành thế giới.<br /> 2.2. Bản Hiến chương năm 1928 và sự ra đời hệ thống tổ chức<br /> của Hội Tin Lành Đông Pháp<br /> 2.2.1. Nội dung bản Hiến Chương<br /> Bản Hiến chương do Ủy ban soạn thảo Hiến chương rất chi tiết,<br /> bao gồm 37 khoản, 156 tiết, chứa đựng tất cả các điều khoản về bộ<br /> 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> máy tổ chức, cơ cấu điều hành, các quy định về tín lý, thần học… của<br /> tổ chức giáo hội bản xứ, cụ thể như sau:<br /> Về tên gọi của tổ chức giáo hội<br /> Cho dù có sự tham gia ý kiến của một vài mục sư người Việt, các<br /> giáo sĩ do lo ngại phản ứng từ chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ tên<br /> gọi chính thức lúc bấy giờ là: Hội Tin Lành Đông Pháp, được dịch qua<br /> tiếng Anh là: The Evangelical Church of French Indochina. Cho<br /> đến năm 1936, lần tu chính đầu tiên, tên này đã được thay đổi với sự<br /> thêm chữ Việt Nam vào trước từ Đông Pháp. Đến năm 1950, do tình<br /> thế chính trị đã thay đổi nên bỏ từ Đông Pháp và thêm chữ Thánh vào<br /> thành tên gọi ngày nay: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam7.<br /> Những quy định về tín lý<br /> Những điều khoản về đức tin được diễn giải trong 16 tiết, nhấn<br /> mạnh vào các lẽ đạo chính, như: Sự tái sinh trong Chúa, sự thánh hóa,<br /> Chúa chữa bệnh, Chúa tái lâm. Lẽ đạo về Chúa tái lâm được đặc biệt<br /> chú ý với sự nhấn mạnh rằng mục đích của Hội Thánh bản xứ là…<br /> khiến cho sự tái lâm mau đến. Bốn lẽ đạo này thực ra là cốt lõi của tư<br /> tưởng thần học Tứ diện Phúc Âm của Hội C.M.A do mục sư A. B.<br /> Simpson sáng lập và cổ súy. Bốn lẽ đạo này như là một truyền thống,<br /> được Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (HTTLVN) lưu giữ cho đến tận<br /> ngày nay qua hệ thống tín lý và được khắc trên con dấu của Hội Thánh<br /> bằng các biểu tượng: Thập tự giá, chim bồ câu, cái bình và mão miện.<br /> Liên quan đến đức tin, có quy định rõ về việc cải đạo và trở thành<br /> tín đồ như sau: Muốn cầu lễ Báp têm để trở thành thuộc viên của Hội<br /> Thánh, một người không những phải ăn năn thật và tin Chúa Jesus<br /> Christ làm Chúa và cứu Chúa của mình, phải thường xuyên nhóm với<br /> Hội Thánh để nghe và học biết về Tin Lành, vui lòng đóng góp phần<br /> tài chính cấp dưỡng Hội Thánh. Người ấy phải từ bỏ việc dùng á<br /> phiện, thuốc điếu… và từ bỏ cờ bạc, gạt bỏ những mê tín dị đoan, xin<br /> xăm, coi bói, sử dụng thuật bói toán để lựa chọn nơi chôn cất, phải<br /> dẹp bỏ thờ hình tượng và hương hỏa, cúng cấp8.<br /> Những quy định nghiêm ngặt như vậy, đặc biệt là vấn đề liên quan<br /> đến thờ cúng tổ tiên của người Việt, đã gây ra nhiều vấn nạn cho công<br /> việc truyền giáo sau này.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 65<br /> <br /> Thái độ đối với chính trị-xã hội<br /> Khoản 8, tiết 1 quy định rằng: Người nào loạn nghịch chống chính<br /> phủ không thể là thuộc viên Hội Thánh. Điều này có thể giải thích thái<br /> độ thận trọng của cấp lãnh đạo giáo hội, đặc biệt là các giáo sĩ, trong<br /> bối cảnh phải giải tỏa nghi ngờ từ phía chính quyền thuộc địa Pháp.<br /> Tuy nhiên, chi tiết này đã được giới chức Tin Lành người Việt sau này<br /> phát triển thành lập trường đứng ngoài chính trị, không dính lứu đến<br /> chính trị trong bất cứ hoàn cảnh nào như là một nguyên tắc cứng nhắc.<br /> 2.2.2. Hệ thống tổ chức<br /> Trong chương 6 về tổ chức, bản Hiến chương ghi rõ: Sự tổ chức<br /> của Hội Tin Lành Đông Pháp gồm có các Chi hội, các Địa hạt Liên<br /> hội và Tổng Liên hội 9. Đó là ba cấp của kết cấu Hội Thánh được các<br /> giáo sĩ dựng lên ngay từ buổi đầu, trong đó mỗi cấp được quy định và<br /> giải thích rõ như sau:<br /> Về chi hội<br /> Phàm nơi nào có những người Việt Nam tụ hiệp lại đặng thờ<br /> phượng Đức Chúa Trời theo thể thức mà Tin Lành của Ngài chỉ dạy<br /> và tổ chức chi hội của mình chiếu theo điều lệ này thì được gọi là chi<br /> hội của Hội Tin Lành Đông Pháp10.<br /> Theo quy định, mỗi chi hội phải có ít nhất từ 20 tín đồ chính thức<br /> trở lên và được phân cấp làm 2 hạng. Hạng một: Hội chánh/chính là<br /> chi hội đã tự trị tự lập, đồng nghĩa với điều kiện đã có thể tự lo mọi<br /> chi phí cho gia đình mục sư, và các khoản chi tiêu của hội thánh. Hạng<br /> hai: được gọi là Hội nhánh - chưa tự trị tự lập được. Hội chánh/chính<br /> có quyền lưu mời mục sư quản nhiệm, cử đại biểu đi dự Đại Hội Đồng<br /> với quyền biểu quyết, nếu còn là Hội nhánh thì không có quyền này.<br /> Về Địa hạt Liên hội<br /> Địa hạt Liên hội là tổ hiệp các chi hội của Hội Tin Lành Đông Pháp<br /> ở trong cùng một địa hạt chiếu theo điều lệ này11.<br /> Về Tổng Liên Hội<br /> Tổng Liên Hội là tổ hiệp các chi hội của các Địa hạt Liên hội Hội<br /> Tin Lành Đông Pháp trong khắp lãnh thổ chiếu theo điều lệ này12.<br /> 66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> Ba cấp tổ chức của Hội Thánh này đều có những định chế riêng với<br /> những hội đồng riêng, họp thường niên để giải quyết các vấn đề của<br /> giáo hội trong phạm vi giáo hội cơ sở (Chi hội), vùng (Địa hạt) hay<br /> quốc gia (Tổng Liên Hội).<br /> Các giáo sĩ C.M.A đã tranh luận rất nhiều nhưng đều thống nhất<br /> một nguyên tắc chung của tinh thần cải cách Tin Lành, đó là: Áp dụng<br /> nguyên tắc phân quyền bằng cách xác định chi tiết tỉ mỉ đoàn lập pháp<br /> và đoàn hành pháp. Mỗi một cấp tổ chức đều có một Ban Trị sự được<br /> bầu ra theo nhiệm kỳ và làm nhiệm vụ điều hành - hành pháp, còn Hội<br /> Đồng hàng năm của cấp đó là cơ quan lập pháp.<br /> Về các chức vụ trong hệ thống tổ chức<br /> 1) Chức danh mục sư, truyền đạo, chấp sự<br /> Theo truyền thống của Hội Truyền giáo C.M.A, vốn theo xu hướng<br /> thần học Calvinism, thì chỉ có một chức danh về đạo mang tính thiêng<br /> liêng duy nhất là Mục sư (Pastor). Tuy rằng chức danh này cũng<br /> không đi liền với thần quyền siêu nhiên gì cả (với nghĩa đen dịch ra là<br /> người chăn bầy). Mục sư là người phải có ân phước, có khả năng<br /> truyền giảng, tổ chức gây dựng Hội Thánh, phải tốt nghiệp trường<br /> Thần học, phải có kinh nghiệm thuộc linh, được một Hội Đồng Tổng<br /> Liên Hội tấn phong.<br /> Trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng ngôn<br /> từ Miền Trung, Miền Nam mà có sự phổ biến thêm một chức danh là<br /> Truyền đạo.<br /> Truyền đạo là tên gọi gây nhiều tranh cãi, vì Truyền đạo nhiều khi<br /> được hiểu như động từ chỉ hành động mà không phải chức danh. Thực<br /> ra đây là chức danh Phó Mục sư như đã được dịch ra tiếng Anh là<br /> unordained pastor. Truyền đạo chính là những người đã tốt nghiệp<br /> Trường Kinh Thánh nhưng đang còn phục vụ để tích lũy kinh nghiệm<br /> và thành tích để có thể nộp đơn xin xét phong chức Mục sư.<br /> Chấp sự (Deacons): chỉ là chức danh của các tín đồ tích cực tham<br /> gia vào việc giúp cho Mục sư quản nhiệm điều hành mọi vấn đề hoạt<br /> động của chi hội. Chấp sự được bầu ra theo nhiệm kỳ 2 năm, gối nhau,<br /> mỗi năm 1/2 số chấp sự phải bầu lại.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 67<br /> <br /> 2) Hệ thống chức vụ<br /> Cấp chi hội: Ban Trị sự Chi hội được Hội Đồng hàng năm của chi<br /> hội bầu ra gồm các chức vụ sau: Mục sư (hoặc Truyền đạo) quản<br /> nhiệm chi hội, thư ký, thủ quỹ và các nghị viên.<br /> Cấp Địa hạt Liên hội: Ban Trị sự Địa hạt được bầu ra bởi Hội<br /> đồng Địa hạt với nhiệm kỳ 2 năm: bao gồm một Chủ nhiệm (mục sư),<br /> một Phó chủ nhiệm (mục sư), một Thư ký, một Thủ quỹ và ít nhất là<br /> một Phái viên.<br /> Cấp Tổng Liên Hội: Tổng Liên Hội là cơ quan hành pháp cao nhất<br /> của Hội Tin Lành Đông Pháp được bầu ra do các đại biểu của các chi<br /> hội trong các địa hạt họp lại vào kỳ Đại Hội Đồng. Ban Trị sự Tổng<br /> Liên Hội có các chức vụ sau: Một Hội trưởng, một Phó Hội trưởng,<br /> một Thư ký, một Thủ quỹ, các Chủ nhiệm Địa hạt và các Phái viên.<br /> Nhiệm kỳ của các thành viên là 2 kỳ Đại Hội Đồng (2 năm), riêng<br /> Phái viên phải bầu lại hàng năm.<br /> Ban Trị sự Tổng Liên Hội chẳng những có bổn phận thực thi<br /> những luật lệ và các nghị quyết của Đại Hội Đồng Tổng Liên Hội<br /> thông qua mà còn có chức trách điều tra, điều hành về tình hình hoạt<br /> động truyền giảng tại các chi hội, các vùng miền (địa hạt), tư cách của<br /> mục sư, truyền đạo, có quyền tấn phong hoặc bãi bỏ chức vụ của họ.<br /> Ban Trị sự Tổng Liên Hội có quyền khuyên và đòi hỏi sự quyên góp<br /> và đóng góp tài chính từ các địa hạt, các chi hội, và chỉ duy nhất Ban<br /> này có quyền quản trị tài sản (bất động sản, động sản) của toàn thể<br /> các chi hội trực thuộc làm thành viên.<br /> Tuy nhiên, cũng có một vài nan đề, hay có thể gọi là lỗi hệ thống<br /> chưa toàn diện của bộ máy tổ chức này, đó là việc thực hiện các Hội<br /> Đồng các cấp. Tùy theo quy định mỗi năm, hệ thống Hội Đồng này<br /> nhóm họp 1 lần nhưng theo truyền thống được các giáo sĩ dạy dỗ,<br /> chương trình nhóm họp dành phần lớn thời giờ để bồi linh, thờ<br /> phượng, trong khi nhiều vấn đề bức xúc của Hội Thánh địa phương và<br /> Hội Thánh quốc gia lại thiếu thì giờ để đưa ra thảo luận và thông qua.<br /> Tiếp theo là vấn đề tư pháp, đã không có một điều khoản nào của Hiến<br /> chương đầu tiên đề cập tới và trong quá trình phát triển của mình,<br /> HTTLVN đã gặp không ít nan đề về lĩnh vực này.<br /> 68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> Nhìn chung, với một quy tắc phân quyền và bầu cử dân chủ theo ba<br /> cấp tổ chức, được áp dụng một cách rất nguyên tắc, không có trường<br /> hợp ngoại lệ, các giáo sĩ C.M.A đã xây dựng được một nền móng<br /> vững chắc và mang tính bảo thủ, làm cơ sở cho sự phát triển của Hội<br /> Thánh bản xứ cho đến sau này.<br /> Vậy cơ cấu bộ máy tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ngay<br /> từ khởi đầu có nét gì đặc biệt? Phải chăng nó là thể thức chung của<br /> nguyên tắc tổ chức giáo hội Tin Lành trên toàn thế giới? Tác động và<br /> ảnh hưởng của tính đa giáo phái từ Hội C.M.A ra sao? Trả lời các câu<br /> hỏi trên quả là không dễ dàng chút nào, chúng tôi trình bày ý kiến của<br /> giáo sĩ J. D. Olsen bàn về sự tổ chức Hội Thánh làm cơ sở tham chiếu.<br /> Trong quyển 10: Luận về Hội Thánh, chương 3: Luận về chính trị<br /> của Hội Thánh, tác giả J. D. Olsen đã trình bày rất rõ ràng. Theo sự<br /> phân tích của J. D. Olsen, trong các giáo hội, giáo phái Tin Lành (cải<br /> cách) hiện duy trì 03 chế độ cai quản, đó là: Công lý chính thể<br /> (Baptism, Congregationatism, v.v...), Giám mục chính thể (Anh giáo,<br /> Lutherans, Metodism, v.v...) và Chánh thể cộng hòa (Trưởng lão, các<br /> giáo phái cải cách theo Calvin). Tác giả bình luận: Kìa, các giáo hội<br /> công lý đầu đều bởi giáo hữu tự trị, tự chủ trương cả mọi việc của hội<br /> mình, chẳng có hội nào được phép can dự đến.... Song nhược điểm<br /> của họ là lỗi về chỗ thái - phiền về mặt tự chủ của mỗi Hội Thánh địa<br /> phương. Còn giáo hội Anh giáo và các giáo hội theo giám mục chính<br /> thể, lại lỗi về mặt chuyên quyền, giao cả quyền bính của toàn thể cho<br /> một phẩm trật13.<br /> Tác giả nhấn mạnh: Trưởng Lão chế độ cũng có thể gọi là hội đồng<br /> chính thể thì lại khác và theo cộng hòa chủ nghĩa hơn. Theo chính thể<br /> này thì mọi việc của hội thánh không do một người nào tự chuyên tự<br /> quyết; cũng không phải do toàn thể giáo hữu được tham dự, bèn là do<br /> các phái viên của hội chúng công cử để làm đại biểu nên vậy, v.v...<br /> Cuối cùng tác giả kết luận: HTTLVN giữ theo cộng hòa chính thể, hay<br /> là hội đồng chính thể, không quá trọng sự tự chủ của cá thể (tức chi<br /> hội) mà cũng không khinh quyền của toàn thể (tức Hội Thánh chung)<br /> bèn bảo toàn cả hai trong hội đồng chính thể14.<br /> Về các chức danh trong tổ chức giáo hội, theo sự luận giải của J.<br /> D. Olsen thì theo thuyết Calvin vốn không công nhận chức danh<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 69<br /> <br /> giám mục (như Anh giáo, Luther giáo, Giám lý), coi chức Giám mục<br /> tương đương chức Trưởng lão. Tuy nhiên, để sửa đổi cho hợp với<br /> thời đại, giáo phái Trưởng Lão đã bỏ chức danh này. Tác giả nói rõ:<br /> HTTLVN không có chức Trưởng lão, bởi vì coi chức mục sư là chức<br /> Trưởng lão15.<br /> Như vậy, quá trình hình thành nền móng cơ sở của tổ chức giáo hội<br /> Tin Lành đầu tiên của người Việt mang đậm dấu ấn của Hội Truyền<br /> giáo Tin Lành C.M.A, một hội truyền giáo đa giáo phái với ảnh hưởng<br /> chủ đạo của Hội trưởng A. B. Simpson (vốn xuất thân từ phái Trưởng<br /> lão), trong sự tổ chức hoạt động của chi hội, địa hạt có mang những<br /> nét ảnh hưởng của phái Báptit, Giám lý.<br /> 3. Một số thay đổi trong hệ thống tổ chức của HTTLVN thời kỳ<br /> từ 1928 đến 1954<br /> Ngay khi Đại Hội Đồng thông qua bản Hiến chương đầu tiên (lần<br /> thứ V, năm 1928), các đại biểu đã thông qua biểu quyết chia 3 kỳ làm<br /> 2 hạt là Trung-Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Như vậy, vào thời điểm này, Hội<br /> Tin Lành Đông Pháp có 02 địa hạt.<br /> Đào tạo cán bộ truyền giáo<br /> Trường Kinh Thánh Đà Nẵng từ năm 1927 trở đi mỗi khóa đều có<br /> hơn 90 sinh viên theo học. Đến năm 1942, con số học viên cả nam và<br /> nữ đã lên tới trên 300 người. Với tốc độ đào tạo như vậy, nhân sự bổ<br /> sung cho việc truyền giáo được gia tăng nhanh chóng và đã thể hiện<br /> sự thành công phần nào của chính sách giáo hội bản xứ mà Hội<br /> C.M.A theo đuổi. Tỷ lệ số mục sư, truyền đạo bản xứ so với số giáo<br /> sĩ đã thay đổi từ 2/1 năm 1928 lên 8/1 vào năm 1937 và 12/1 vào<br /> năm 1941.<br /> Sự gia tăng số địa hạt, chi hội và sự trưởng thành của mạng lưới<br /> các chi hội tự lập<br /> Năm 1932, theo biểu quyết tại Đại Hội Đồng thường niên, Địa hạt<br /> Trung-Bắc Kỳ tách ra làm 2, thành Trung hạt và Bắc hạt. Như vậy, từ<br /> đây HTTLVN có 3 địa hạt (Nam kỳ đã là một địa hạt từ trước bao<br /> gồm cả vùng Bình Thuận).<br /> 70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> Đến cuối năm 1934, sự tăng trưởng về mặt tổ chức được ghi nhận<br /> với 38 chi hội tại Bắc Kỳ, 34 ở Trung Kỳ và 47 tại Nam Kỳ, tổng<br /> cộng đã có tới 119 chi hội.<br /> Các chi hội này đều được cổ súy cho việc mau chóng tiến tới Hội<br /> Thánh tự lập, nghĩa là tự cấp dưỡng mục sư và trả tất cả mọi chi phí<br /> điều hành để được quyền tự trị, được lưu mời mục sư quản nhiệm,<br /> được cử đại biểu đi dự Hội đồng với quyền biểu quyết.<br /> Nếu như vào năm 1928 mới chỉ có 10 chi hội tự lập (trong tổng số<br /> 74) thì đến năm 1930 đã lên tới 20, năm 1943 đã có 40 chi hội tự lập.<br /> Tiếp tục củng cố về mặt tổ chức, điều lệ, hiến chương<br /> Liên tiếp trong các kỳ Đại Hội đồng thường niên 1930, 1931, 1932,<br /> 1935 đã có những nội dung bàn thảo, biểu quyết, sửa đổi (nhuận<br /> chính) lại một số mục, tiết trong Hiến chương 1928. Về cơ bản, không<br /> có sửa đổi gì lớn về mặt nội dung. Những thay đổi này chủ yếu là sắp<br /> đặt và viết lại cho dễ hiểu, chính xác hơn đối với chức sắc và tín đồ<br /> người Việt. Những sự thay đổi liên hệ phần lớn tới chức vụ mục sư,<br /> các thể thức bầu cử, tư cách của Hội trưởng và Phó Hội trưởng, quyền<br /> hành và các thể thức của Ban Trị sự chung.<br /> Bản Điều lệ mới được thông qua năm 1936 (từ đây gọi là Điều lệ)<br /> là kết quả của những cải sửa kể trên. Văn bản này đã mang tính ổn<br /> định, chính xác hơn và được HTTLVN dùng cho tới những năm 1950.<br /> Một giai đoạn suy thoái<br /> Sau một khoảng thời gian lập được nhiều địa bàn truyền giáo, gia<br /> tăng số lượng chi hội, tín đồ, từ giữa thập niên 1930, Hội C.M.A cũng<br /> như HTTLVN rơi vào khủng hoảng và suy thoái. Sử gia Tin Lành gọi<br /> đây là thời kỳ suy thoái và tan lạc. Nguyên do của sự suy thoái và tan<br /> lạc này là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị- xã hội trên thế<br /> giới và tại Đông Dương.<br /> Đầu tiên là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào những năm 1930 đã<br /> ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính hỗ trợ truyền giáo từ Hội C.M.A<br /> tại Mỹ. Các giáo sĩ tại Đông Dương đã phải cắt bớt chi phí, các<br /> chương trình truyền giáo, cung lương hỗ trợ cho đội ngũ mục sư,<br /> truyền đạo bản xứ (đa phần các chi hội vẫn chưa tự lập được và phải<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 71<br /> <br /> nhận trợ cấp từ Hội C.M.A), chi phí mua đất, xây dựng nhà thờ, chi<br /> phí đào tạo tại Trường Kinh Thánh… đều bị cắt giảm đến mức tối đa.<br /> Chiến tranh Thế giới lần thứ II nổ ra, năm 1943, quân đội Nhật đã<br /> bắt giam tất cả các giáo sĩ C.M.A đang hoạt động tại đây. HTTLVN<br /> bỗng dưng dù muốn hay không đều phải tự trị, tự lập không chỉ cấp<br /> chi hội mà cả Tổng Liên Hội.<br /> Chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, nạn đói năm 1945 đã khiến hệ<br /> thống tổ chức của HTTLVN tại Miền Bắc và Miền Trung chịu ảnh<br /> hưởng nặng nề nhất. Số mục sư, truyền đạo tại Miền Bắc bị sút giảm<br /> nhiều do có đến 1/4 rời bỏ chức vụ, một số lớn xin thuyên chuyển đi<br /> nơi khác.<br /> Số chi hội tại Miền Bắc vào năm 1942 có 57 chi hội (trong đó chỉ<br /> có 4 chi hội tự lập) đến cuối năm này đã phải đóng cửa 11 chi hội.<br /> Vào thời điểm nạn đói xảy ra, hơn 80% số chi hội đã phải đóng cửa.<br /> Cách mạng tháng Tám và tiếp theo là cuộc kháng chiến chống thực<br /> dân Pháp trong 9 năm đã xáo trộn tổ chức và sinh hoạt của các tầng<br /> lớp dân cư, trong đó có cộng đồng Tin Lành. Hệ thống tổ chức của<br /> HTTLVN bị xáo trộn mạnh nhất tại Miền Bắc và Miền Trung. Đa<br /> phần nhà thờ, chi hội bị đóng cửa, chức sắc, tín đồ đi tản cư hoặc tan<br /> lạc. Hệ thống tổ chức của Tin Lành chỉ phục hồi phần nào tại các vùng<br /> tạm chiếm khi các giáo sĩ quay trở lại đây vào đầu những năm 1950.<br /> Tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, tình hình khác hơn, các giáo sĩ đã<br /> quay trở lại và gia tăng hoạt động. Thời điểm những năm 1950 đến<br /> 1953, 1954, nhiều chi hội mới được mở ra, nhiều nhà thờ được hỗ trợ<br /> tiền mua đất, xây dựng mới tại nhiều địa phương.<br /> Vào năm 1942, HTTLVN cũng thành lập Đoàn truyền giáo Tin<br /> Lành Việt Nam để hỗ trợ về nhân sự cho các giáo sĩ trong việc truyền<br /> giáo lên các vùng dân tộc thiểu số.<br /> Cũng cần nhấn mạnh rằng trước khi bước vào giai đoạn thối lui và<br /> tan lạc, bộ máy tổ chức của HTTLVN cũng đã chịu nhiều chấn động<br /> với sự ly khai của nguyên 2 Hội trưởng gia nhập giáo phái Cơ Đốc<br /> Phục Lâm, kéo theo sự đổ vỡ của nhiều chi hội tại Miền Trung và<br /> Miền Nam.<br /> 72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> Tuy nhiên, cũng trong thời điểm khó khăn này, giới chức Tin Lành<br /> đón nhận tin vui: Vào năm 1942, chính quyền thực dân Pháp rốt cuộc<br /> cũng đã công nhận tư cách pháp nhân tổ chức giáo hội của họ.<br /> Kết luận<br /> Năm 1927 đánh dấu mốc sự ra đời của tổ chức giáo hội Tin Lành<br /> người Việt đầu tiên: Hội Tin Lành Đông Pháp, tổ chức tiền thân của<br /> HTTLVN sau này.<br /> Với bản Hiến chương đầu tiên năm 1928, bằng một quy tắc phân<br /> quyền và bầu cử dân chủ theo ba cấp tổ chức, được áp dụng một cách<br /> rất nguyên tắc, không có trường hợp ngoại lệ, các giáo sĩ C.M.A đã<br /> xây dựng được một nền móng vững chắc và mang tính nền tảng, làm<br /> cơ sở cho sự phát triển của Hội Thánh bản xứ cho đến sau này.<br /> Đây là hình mẫu tổ chức của một giáo hội theo đường lối Calvin,<br /> với quy chế dân chủ và phân quyền hành pháp - lập pháp khá rõ lần<br /> đầu tiên được một tôn giáo áp dụng tại Việt Nam.<br /> Đặc điểm tổ chức giáo hội này còn chứa đựng trong nó những yếu tố<br /> đa giáo phái, vốn chỉ có từ một Hội Truyền giáo Liên hiệp như Hội<br /> C.M.A.<br /> HTTLVN suốt trong lịch sử của mình đã hình thành và phát triển<br /> trong một đường hướng thần học, tổ chức như vậy. Tuy nhiên, trong<br /> từng giai đoạn lịch sử và căn cứ vào tình hình biến động của tổ chức,<br /> giới chức Tin Lành đã linh hoạt vận dụng nguyên tắc, tiến hành cải<br /> sửa, tu chính chi tiết về tổ chức hội thánh để phục vụ cho sự phát triển<br /> của giáo hội./.<br /> <br /> CHÚ THÍCH:<br /> 1 C.M.A: Viết tắt của từ The Christian and Missionary Alliance.<br /> 2 Phạm Xuân Tín (1957), Tôn chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Sài Gòn: 23.<br /> 3 Dẫn theo: Lê Hoàng Phu (1974), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911 -<br /> 1965), Trung tâm Nghiên cứu Phúc Âm: 38. Có thể xem nguyên văn về điều lệ,<br /> cơ cấu tổ chức, các nguyên tắc hoạt động của tổ chức C.M.A trong: Manuanl of<br /> the Christian and Missionary Alliance, The Christian and Missonary Alliance, N.<br /> 1957. (N.X.H)<br /> 4 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1964), Các quyết nghị Đại Hội đồng Tổng Liên<br /> (1927-1964), Nha Trang: 1.<br /> Nguyễn Xuân Hùng. Hệ thống tổ chức… 73<br /> <br /> <br /> <br /> 5 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1964), Các quyết nghị Đại Hội đồng Tổng Liên<br /> (1927-1964), Nha Trang: 1. Nguyên văn: Về sự sửa các quy tắc của Hội Thánh<br /> Việt Nam thì Ban Ủy viên Hội Truyền giáo và Ban Trị sự Việt Nam sẽ họp lại mà<br /> sửa đổi theo lẽ thật.<br /> 6 I. R. Stebbins (2004), “41 năm hầu việc Chúa với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam<br /> 1920-1961 (Hồi ký)”, Spiritual Light Magazine: 150-151.<br /> 7 Lê Hoàng Phu (1974), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam,… Sđd: 62.<br /> 8 Hiến chương của Hội Tin Lành Đông Pháp, Nhà in Tin Lành, Hà Nội, 1932: 5.<br /> 9 Hiến chương của Hội Tin Lành Đông Pháp, Sđd: 2.<br /> 10 Hiến chương của Hội Tin Lành Đông Pháp, Sđd: 3.<br /> 11 Hiến chương của Hội Tin Lành Đông Pháp, Sđd: 3.<br /> 12 Hiến chương của Hội Tin Lành Đông Pháp, Sđd: 4.<br /> 13 J. D. Olsen (1958), Thần đạo học, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn: 791.<br /> 14 J. D. Olsen (1958), Thần đạo học, Sđd: 791-792.<br /> 15 J. D. Olsen (1958), Thần đạo học, Sđd: 799.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hội Tin Lành Đông Pháp (1939), Bản thảo Điều lệ của Hội Thánh Tin Lành<br /> Đông Pháp, Nhà in Đức Lưu Phương, Sài Gòn.<br /> 2. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1958), Điều lệ của Hội Thánh Tin Lành Việt<br /> Nam, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn.<br /> 3. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc (1963), Điều lệ của Hội Thánh Tin<br /> Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hà Nội.<br /> 4. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1964), Các quyết nghị Hội Đồng Tổng Liên<br /> 1927-1964, Bản in roneo, Lưu hành nội bộ, Nha Trang.<br /> 5. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc (2005), Điều lệ Hội Thánh Tin Lành<br /> Việt Nam (Miền Bắc), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.<br /> 6. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam (2002), Hiến Chương, Nxb. Tôn giáo,<br /> Hà Nội.<br /> 7. Nguyễn Xuân Hùng (2001), “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin Lành<br /> tại Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, 3 (9): 47-55.<br /> 8. Nguyễn Xuân Hùng (2015), “Về Hội Truyền giáo Tin Lành C.M.A”, Nghiên cứu<br /> Tôn giáo, 10(148): 89-110.<br /> 9. Nguyễn Xuân Hùng (2015), “Lịch sử mối quan hệ giữa Hội Truyền giáo Tin<br /> Lành C.M.A và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, 11(149):<br /> 91-107.<br /> 10. Olsen J. D. (1958), Thần đạo học, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn.<br /> 11. Lê Hoàng Phu (1974), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam 1911-1965, Trung<br /> Tâm nghiên cứu Phúc Âm, Sài Gòn.<br /> 12. Lê Văn Thái (1971), Bốn mươi sáu năm trong chức vụ - hồi ký, Cơ quan xuất<br /> bản Tin Lành, Sài Gòn.<br /> 13. Phạm Xuân Tín (1957), Tìm hiểu Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Nhà in Tin<br /> Lành, Sài Gòn.<br /> 74 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017<br /> <br /> <br /> <br /> 14. Phạm Xuân Tín (1957), Tôn chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Nhà in Tin<br /> Lành, Sài Gòn.<br /> 15. Phạm Xuân Tín (1962), “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”, Truyền giáo<br /> (số đặc biệt), Nhà in Tin Lành, Sài Gòn.<br /> <br /> Abstract<br /> <br /> THE ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE<br /> EVANGELICAL CHURCH OF VIETNAM IN THE<br /> EARLY PERIOD (1927-1954)<br /> The East French Protestant Church - the precursor of the<br /> Evangelical Church of Vietnam - was formed in 1927 by the<br /> missionaries of the Christian and Missionary Alliance (CMA). The<br /> organizational structure of a Protestant church was established by the<br /> Charter (1928) for the first time. This church has gradually became the<br /> largest church of the Protestant community in Vietnam at present. The<br /> author explores and generalizes characteristics and forms of<br /> Protestantism’s church organization as well as the organizational<br /> characteristics of the Evangelical Church of Vietnam in the early<br /> period (1927- 1954). Based on this research, this paper clarifies the<br /> organizational structure and the process of amending the Charter as<br /> well as operation of the Protestant church.<br /> Keywords: Organization, dignitaries, Protestantism, Vietnam.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2