intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay" nhằm nghiên cứu nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Nguyễn Sĩ Nguyên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Tác giả liên hệ: Trần Nguyễn Sĩ Nguyên, email: singuyendhcs@gmail.com Tóm tắt: Các tổ chức chính trị có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chính trị đề ra. Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa tri thức chính trị của dân tộc và nhân loại, đứng vững trên nền tảng tư tưởng chính trị Mác - Lênin và bám sát thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thể hiện nghệ thuật vận dụng tri thức chính trị trong xây dựng các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Quá trình các tổ chức chính trị được Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng như Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cách mạng Việt Nam, Mặt trận đại đoàn kết dân tộc… đã để lại cho dân tộc Việt Nam những kinh nghiệm quý báu, những bài học về nghệ thuật chính trị ở khía cạnh tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính trị đề ra. Việc nghiên cứu nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: đổi mới; hệ thống chính trị; Hồ Chí Minh; nghệ thuật hoạt động chính trị; tổ chức chính trị; Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để hướng tới lý tưởng này, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng các tổ chức chính trị của Việt Nam trong thời đại mới: Đảng Cộng sản, Nhà nước dân chủ mới, Mặt trận đại đoàn kết dân tộc… có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa phương Đông và tinh hoa phương Tây; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; đứng vững trên học thuyết nền tảng là Chủ nghĩa Mác - Lênin… Đặc biệt, xuyên suốt quá trình từ xây dựng đến hoàn thiện các tổ chức chính trị Việt Nam, Hồ Chí Minh đã 279
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tạo cơ sở xây dựng, phát triển các tổ chức ấy theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tìm hiểu nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh ở khía cạnh xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CỦA HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu các bài nói, bài viết và thực tiễn hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, tác giả khái quát nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam thể hiện ở các nội dung như sau: Một là, nghệ thuật Hồ Chí Minh trong định hướng phát triển tổ chức chính trị theo lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhìn ở góc độ tổ chức, quá trình bôn ba khắp năm châu bốn bể của Hồ Chí Minh cũng đồng thời là quá trình tìm kiếm điểm đột phá trong xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam để giải quyết yêu cầu thực tiễn đặt ra vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Việt Nam đứng trước sự áp bức, đàn áp của một thế lực xâm lược hơn mình về trình độ phương thức sản xuất - kẻ thù khác biệt so với những kẻ thù trong lịch sử dân tộc Việt Nam - đòi hỏi phải có những giải pháp mới để giải quyết vấn đề. Phương án xây dựng tổ chức chính trị Việt Nam theo lập trường giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân đã lỗi thời; theo lập trường giai cấp tư sản vào những năm đầu thế kỷ XX đã được dân tộc, thực tiễn Việt Nam kiểm nghiệm là không phù hợp, đồng thời, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy các cuộc cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng không đến nơi (Hồ, 2011, 296)… Do đó, điểm khác biệt giữa Hồ Chí Minh so với những nhà yêu nước khác thể hiện rõ ở việc tìm thấy, lựa chọn và vận dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát vào lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội để từng bước xây dựng nên các tổ chức chính trị quan trọng của Việt Nam. Nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh được thể hiện qua việc dẫn dắt, xây dựng, phát triển các tổ chức chính trị ở Việt Nam theo lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Định hướng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nêu lên câu hỏi quan trọng và giải quyết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và 280
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (Hồ, 2011, 289). Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam - chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản, là sự khẳng định về lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng, định hình từng bước tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam được Hồ Chí Minh thực hiện bắt đầu từ xây dựng người đảng viên, các tổ chức cộng sản; quán triệt thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản do V.I. Lênin đề ra. Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nhằm chuẩn bị lực lượng tiến tới hình thành tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương của Hội là đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp lao động, đoàn kết dân tộc thành một mặt trận với “công nông làm gốc” dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam nhằm lật đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Hội được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và tổ chức thành 5 cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một sáng tạo có chủ đích của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không chủ quan nóng vội xây dựng ngay một tổ chức cộng sản trong nước bởi vì khi đó chưa có những cán bộ, quần chúng thấu hiểu được con đường cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và cơ sở của những nguyên tắc hoạt động của đảng. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trước hết là để “thức tỉnh” thanh niên và đào tạo nên những nhà cách mạng chuyên nghiệp trở về nước “thức tỉnh” quần chúng. Hồ Chí Minh mở các lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị xây dựng một đội ngũ cán bộ làm nòng cốt; đồng thời, Người lựa chọn những thanh niên Việt Nam có khả năng gửi đi học ở Trường đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông ở Mátxcơva (Trường Đại học Phương Đông) và Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Những bài giảng về lý luận cách mạng (sau được in thành tác phẩm Đường Kách mệnh) đã góp phần đào luyện nên những người vô sản, những người lãnh đạo mới cho cách mạng Việt Nam. Với chủ trương “vô sản hóa” sau đó, phong trào công nhân trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ lôi cuốn phong trào yêu nước; đội ngũ cán bộ, quần chúng giác ngộ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng với trình độ tăng tiến về chất của các phong trào cách mạng, tạo tiền đề, điều kiện nâng trình độ tổ chức lên một trình độ mới: Đảng Cộng sản Việt Nam. 281
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thể hiện sâu sắc sự hiểu biết về tư tưởng chính trị truyền thống, tư tưởng chính trị của nhân loại, sự kiên định lập trường của Chủ nghĩa Mác - Lênin và bám sát điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh thiết lập tư tưởng nền tảng cho xây dựng nhà nước dân chủ mới của Việt Nam. Kế thừa tinh hoa tư tưởng chính trị nhân loại với hai yếu tố “dân chủ” và “cộng hòa” được xác định là những đặc điểm quan trọng của chế độ dân chủ mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã định hướng nhà nước cách mạng Việt Nam là một nhà nước hiện đại, kết tinh tinh hoa của thời đại, và chính vì vậy, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong nhà nước dân chủ mới, điểm cốt lõi của sự vận hành nhà nước là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân chủ tức là “dân là chủ” và “dân làm chủ”, quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân như đúng bản chất của nó. Chủ thể dân chủ là người dân, nhân dân là chủ xã hội, có vị thế là chủ và năng lực làm chủ. Vị thế là chủ chính là điều kiện cần và năng lực làm chủ là điều kiện đủ cho một xã hội dân chủ. Hồ Chí Minh sử dụng quyền dân chủ vừa để quy tụ sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vừa tạo những điều kiện để phát huy dân chủ trong đất nước ngàn năm phong kiến của ta nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của mình là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Nhà nước của Hồ Chí Minh đã tăng cường nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” (Hồ, 2011b, 325). Do đó, trong xây dựng tổ chức nhà nước dân chủ mới, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” (Hồ, 2011b, 293). Sự ra đời của Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) từ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5/1941) thể hiện rõ tinh thần tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh với hạt nhân là khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính điểm hạt nhân trên, được Hồ Chí Minh xác định là vấn đề có tính nguyên tắc, thể hiện rõ lý tưởng định hướng chủ nghĩa xã hội, đồng thời là nguồn sức mạnh to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi đến 282
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” thắng lợi. Từ việc củng cố hạt nhân công - nông - trí, cho phép mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc ra toàn thể các giai tầng trong xã hội. Mặt trận Việt Minh là tổ chức vật chất thể hiện chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, đã huy động sức mạnh quần chúng ở mức độ cao nhất dẫn đến thành công ở Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Sức mạnh tổ chức Việt Minh có thể được nhìn nhận từ những nhận xét sau: “Hai chữ Việt Minh trong một thời gian dài làm nức lòng đồng bào cả nước. Hai chữ Việt Minh còn mãi mãi trong lịch sử, chói lọi nét vàng” (Hoàng, 1975, 17), đến cả những người đứng bên kia chiến tuyến cũng phải thán phục: “Đâu đâu cũng là Việt Minh cả... Tại sao? Đó là câu tôi tự hỏi. Họ tài thật. Chúng tôi không khỏi thầm phục... Việt Minh đã thắng khắp nơi. Ngày 2/9, Chính phủ Hồ Chí Minh làm lễ tuyên thệ độc lập ở Quảng trường Ba Đình. Tôi đã biết... Hồ Chí Minh ngày nay là Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi vẫn khâm phục như một nhân vật thần kỳ” (Nguyễn, 1981, 69-70). Với mô hình tổ chức bao gồm nhiều tổ chức “kết dính” toàn thể đồng bào ở mọi giai tầng, giới tính, tuổi tác... cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam đi đến những thắng lợi vĩ đại... Hai là, nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực có thể cho sự nghiệp chính trị Dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, bổ sung quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đồng thời cũng là quy luật phát triển) thể hiện ở sự kết hợp giữa: Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (Hồ, 2011c, 406). Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh từ trước và sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã không được Quốc tế Cộng sản chấp thuận. Với sự tồn tại của khuynh hướng “tả khuynh” trong Quốc tế Cộng sản, việc Hồ Chí Minh chỉ lập riêng Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải Đảng cho toàn Đông Dương, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chứ không phải ngọn cờ đấu tranh giai cấp đã bị quy chụp là người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thậm chí còn bị quy kết rơi vào quan điểm “cơ hội chủ nghĩa”. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930, những quan điểm chủ đạo của Hội nghị thành lập Đảng về cách mạng Việt Nam theo lập trường Hồ Chí Minh đã chịu sự điều chỉnh từ Quốc 283
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tế Cộng sản. Có lẽ bất cứ ai khi đứng trước tình cảnh “đứa con” của mình giờ đây lại bị tha hóa trở thành một người xa lạ thì có thể sẽ không chấp nhận được. Nhưng Hồ Chí Minh đã cư xử rất khác: “Tuy có vị trí và uy tín lớn trong Hội nghị này, nhưng đồng chí Nguyễn Ái Quốc rất khiêm tốn, lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của tập thể. Chúng tôi thấy rõ ở Người ý thức tổ chức và tinh thần trách nhiệm rất cao” (Thế Tập, 1982). Người thấu hiểu rõ vai trò của Quốc tế Cộng sản là người đầu tàu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế - có toàn quyền công nhận hay giải tán một đảng vô sản. Người cũng thông cảm với các đồng chí, học trò chịu ảnh hưởng sâu sắc của Quốc tế Cộng sản và về cơ bản vẫn chưa nhìn ra được mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc hiện tại. Đối với Người, cái bất biến là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu” (Trần, 2001, 44). Do đó, Hồ Chí Minh chấp nhận nhẫn nhịn, bấp chấp sự nghi kỵ, vẫn phục tùng tổ chức và tiếp tục dẫn dắt tổ chức, chờ đợi thời điểm chân lý được sáng tỏ. Người nhận định rõ, trong thời điểm này, việc quan trọng là phải đảm bảo cho sự tồn tại của Đảng, dần dần sẽ định hướng và dẫn dắt tổ chức hướng theo quy luật khách quan mà Người đã nhìn nhận rõ ràng từ rất sớm. Thực tế chứng minh, khi Đảng đi ngược lại quy luật khách quan, xác định không đúng nhiệm vụ chiến lược đã gặp phải những vấp váp, khó khăn. Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành lập ra nhiều tổ chức quần chúng để tập hợp lực lượng chung quanh Đảng. Tuy nhiên, các tổ chức quần chúng nói trên chỉ có thể thu hút được một số ít người tham gia do hình thức tổ chức quá bí mật và chủ trương tập hợp lực lượng thời bấy giờ cũng rơi vào chủ quan, hẹp hòi, không nhận thức được phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc rộng rãi nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vấn đề quy tụ lực lượng cách mạng dân tộc trở thành một vấn đề khó khăn, nguyên nhân sâu xa từ chính nhận thức của Đảng trong mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước nhận thức sâu sắc yêu cầu của thời đại, hình thành những tư tưởng về cơ bản thống nhất với quan điểm của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Từ thực tiễn ấy chứng tỏ: Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong quá trình xây dựng, phát triển các tổ chức chính trị Việt Nam; giải quyết vấn đề dân tộc là trên hết, trước hết, nhưng đó là một giai đoạn trong lý tưởng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 284
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Đối với các tổ chức chính trị Việt Nam mà Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và dẫn dắt phát triển, sự thống nhất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luôn là một vấn đề nguyên tắc, được Hồ Chí Minh thực hiện ở tầm nghệ thuật để thực hiện lý tưởng chính trị vì nước, vì dân của mình. Nhà nước cách mạng Việt Nam là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thể hiện rõ ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ở sự vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, ở lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu trở thành nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời do đó, nhà nước mang tính chất nhân dân và tính chất dân tộc sâu sắc. Đối với việc quy tụ lực lượng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh cũng thực hành vấn đề mang tính nguyên tắc trên. Hồ Chí Minh luôn nêu cao quan điểm thêm bạn, bớt thù; trong nước thì thúc đẩy sự đoàn kết của các giai tầng, đảng phái trong mục tiêu chính trị chung là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, ngoài nước thì tranh thủ sự đồng tình ủng hộ tối đa của bạn bè quốc tế đối với dân tộc Việt Nam. Đối với nhân dân trong nước, dù ở giai tầng, đảng phái khác nhau nhưng đều chung dòng máu, là Con Rồng, cháu Tiên, đều có nghĩa vụ trước dân tộc, có chung tinh thần yêu nước; Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết tất cả đồng bào, các đảng phái khác nhau trong Mặt trận Dân tộc thống nhất để phát huy tối đa nội lực của dân tộc, trên cơ sở xác định nền tảng hạt nhân và lực lượng lãnh đạo theo lập trường giai cấp vô sản. Đối với cả đế quốc Pháp, Mỹ - những kẻ đang xâm lược Việt Nam, Người luôn nêu cao thiện chí về một tương lai hợp tác hòa bình với nhau trên tinh thần tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, luôn sẵn sàng thực hiện các biện pháp hòa bình nếu như các nước trên tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Đối với bạn bè và nhân dân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc, thu hút sự quan tâm chú ý và ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam. Chính từ những quan điểm đúng đắn của Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã hình thành nên những tầng Mặt trận khác nhau như: Mặt trận Dân tộc thống nhất, Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào, Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam, Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống Pháp, Mỹ xâm lược... Trong đó có cả nhân dân Pháp, Mỹ - cư dân của những quốc gia xâm lược Việt Nam, những người yêu chuộng hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh tự vệ của Việt Nam. Ở đây cần nhìn nhận, Hồ Chí Minh đặt lên trên hết vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, xem đây là vấn đề chiến lược chính trị; từ cơ sở đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh nội lực được đảm bảo 285
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thì phải tranh thủ thêm sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ ở tất cả các nước hướng tới những giá trị chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ từ đó tranh thủ sức mạnh ngoại lực tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn cho cách mạng Việt Nam. Xây dựng tổ chức để quy tụ sức mạnh từ bên trong làm cơ sở, cộng hưởng với tổ chức thu hút sức mạnh từ bên ngoài nhằm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vì sự tiến bộ của nhân loại là thành công của Hồ Chí Minh, thể hiện nghệ thuật hoạt động chính trị của Người. Ba là, nghệ thuật xây dựng, hoàn thiện tổ chức chính trị Việt Nam thể hiện ở nghệ thuật sử dụng, phát triển người cán bộ, đảng viên trong các tổ chức chính trị Trong nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển các tổ chức chính trị, nổi bật lên nghệ thuật sử dụng, phát triển người cán bộ, đảng viên hay con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung. Nghệ thuật sử dụng, phát triển con người của Hồ Chí Minh là tùy tài mà dùng và phải nâng dần khả năng của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phong trào cách mạng. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” (Hồ, 2011d, 280). Điều này được Người hình dung: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” (Hồ, 2011d, 68). Hồ Chí Minh xác định rõ vấn đề trọng tâm: “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” (Hồ, 2011e, 356), “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hoá ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hoá ra tài nhỏ” (Hồ, 2011d, 320). “Khéo dùng cán bộ” là yêu cầu đối với người lãnh đạo theo quan điểm Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, khéo dùng cán bộ tức là: biết dẫn dắt cán bộ, biết tùy tài mà dùng, phát huy ưu điểm của cán bộ, khắc phục dần những khuyết điểm của họ nhằm mục đích hoàn thiện người cán bộ và đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vấn đề nghệ thuật sử dụng, phát triển con người được đặt ra đối với Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu xây dựng những đảng viên đầu tiên cho việc thành lập đảng tiên tiến nhất của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Việt Nam có xuất phát điểm từ một nước thuộc địa nửa 286
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” phong kiến, đa số nhân dân Việt Nam là nông dân nghèo trình độ rất thấp; giai cấp công nhân thì mới hình thành, phong trào đấu tranh giai cấp chưa phát triển nên trình độ giác ngộ chưa cao; tầng lớp trí thức có tinh thần yêu nước nhưng đa phần xuất thân từ tầng lớp trên xã hội. Đối chiếu với quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về người cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ muốn xây dựng nên những người đảng viên vừa giác ngộ lập trường giai cấp vô sản, vừa có tinh thần yêu nước để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đòi hỏi người tiến hành phải có nghệ thuật. Từ trong lòng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lựa chọn những người trí thức yêu nước để xây dựng thành những người cộng sản chân chính; bắt đầu xây dựng con người từ tinh thần yêu nước, giác ngộ dân tộc nâng dần lên thành giác ngộ giai cấp và kết hợp chặt chẽ hai nội dung đó. Triển khai điều này, khi tập hợp số thanh niên trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để huấn luyện, đa phần không xuất thân từ nông dân hay công nhân và đều mang trong mình tinh thần yêu nước. Chính trong quá trình đào luyện ấy đã xây dựng nên những con người hài hòa quan điểm dân tộc và quan điểm giai cấp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Ngay cả khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng chính sách trọng dụng nhân tài, bất phân giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo... chỉ cần có lòng yêu nước, phục vụ nhân dân thì mời vào Chính phủ Hồ Chí Minh. Người đã mời Bảo Đại ra làm cố vấn chính phủ lâm thời (1945), mời cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946), mời ông Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, mời nhà tư sản Nguyễn Mạnh Hà làm Bộ trưởng Kinh tế (1945)… Hồ Chí Minh nói: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hoá [...]. Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” (Hồ, 2011d, 317-318). Tùy vào vị trí công việc mà lựa chọn và bố trí người cho hợp lý, đồng thời phải có cái nhìn biện chứng trong đánh giá cán bộ để có biện pháp đào tạo, cảm hóa cán bộ ngày càng tiến lên nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo phục vụ nhân dân được tốt hơn. Hồ Chí Minh cũng luôn luôn chú ý đến việc rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện nghiêm nguyên tắc phê bình và tự phê bình để giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cách mạng, nâng cao tài năng đáp ứng yêu cầu thời đại. Trong vấn đề rèn luyện cán bộ, Hồ Chí 287
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Minh yêu cầu “luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình” (Hồ, 2011d, 305), Bác xem đây là vũ khí sắc bén trong công tác cán bộ. Nhiều người lại cho rằng phê bình và tự phê bình khó có kết quả bởi lẽ không ai tự vạch ra lỗi lầm của mình. Cách làm của Bác là phải giải thích, thuyết phục cảm hóa để họ tự thấy mà sửa chữa sai lầm của mình, phê bình cách làm chứ không phê bình con người: “Muốn họ thành tâm sửa chữa, phải giải thích rõ ràng, làm cho họ tự trông thấy, tự nhận rõ sự sai lầm đó, làm cho họ vui lòng sửa đổi, chứ không phải bị cưỡng bức mà sửa đổi” (Hồ, 2011d, 323). Tuy nhiên cũng phải căn cứ vào lỗi lầm mà có tiến hành xử phạt hay không bởi nếu không xử lý những hành vi sai phạm nghiêm trọng thì sẽ đe dọa “mất kỷ luật” và còn “mở đường cho bọn cố ý phá hoại”. Phải khéo ở đây hoàn toàn không phải không xử phạt mà cái gì cũng xử phạt là không nên… 3. Ý NGHĨA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh, theo quan điểm của tác giả, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề mang tính quy luật để hiện thực hóa lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thể hiện cô đọng ở mấy nội dung sau: Một là, đổi mới hệ thống chính trị trên cơ sở quán triệt nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về thực hành sự kiên định lập trường giai cấp vô sản đi liền với nâng cao tính nhân dân, tính dân tộc của các tổ chức chính trị Công cuộc đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam đòi hỏi phải kiên định hơn bao giờ hết lập trường Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng những vấn đề có tính chất thế giới quan, phương pháp của các nhà kinh điển trong công cuộc đổi mới. Trong đó, cần thiết phải quán triệt sâu sắc nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về thực hành sự kiên định lập trường giai cấp vô sản đi liền với nâng cao tính nhân dân, tính dân tộc của các tổ chức chính trị Việt Nam. 288
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh cho phép đề xuất một số giải pháp như: phải tiếp tục đổi mới nghệ thuật lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng để xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới; Đảng thể hiện sự tiên phong đi đầu trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, do đó, thể hiện khả năng định hướng, dẫn dắt nhân dân xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - những yếu tố cho phép chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực ở Việt Nam. Đảng phải không ngừng nâng cao tính chính đáng của việc cầm quyền bằng cách đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý trong cầm quyền; Đảng cần thường xuyên lấy ý kiến của nhân dân về hiệu quả hoạt động của Đảng, qua đó điều chỉnh cho phù hợp cách thức hoạt động, phương thức lãnh đạo của mình; hiệu quả hoạt động của Đảng được đo bằng hiệu quả thi hành nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng; Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, tránh độc đoán, chuyên quyền, kịp thời sửa đổi chủ trương, đường lối cho phù hợp thực tiễn, với lòng dân, góp phần đưa những đường lối, chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, củng cố vị trí lãnh đạo của Đảng trong lòng nhân dân; đổi mới không ngừng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trước hết ở việc đổi mới nghệ thuật phân chia và kiểm soát quyền lực, cốt lõi là Đảng phải phân công quyền lực cho hợp lí trong hệ thống chính trị, đặc biệt là giữa Đảng và Nhà nước phải được chế định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước… Vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh trong đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước cách mạng Việt Nam, thấm nhuần bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, thể hiện rõ ở việc nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị. Trong thời gian tới, phải tăng cường nâng cao chất lượng các cuộc bầu cử và nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu nhân dân; Nhà nước phải có kế hoạch để tăng số lượng đại biểu chuyên trách mà đặc biệt là Đại biểu Quốc hội chuyên trách để thực hiện hoạt động làm luật và giám sát tối cao được tốt hơn, tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội trong xác định rõ yếu kém, sai lầm và làm rõ trách nhiệm đến cùng những vụ việc sai phạm; thúc đẩy khao khát của nhân dân trong thực thi quyền dân chủ của mình, khơi dậy khát vọng của nhân dân trong đổi mới, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a, 336); nghiên cứu xây dựng Nhà nước 289
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG kiến tạo, Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ, nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thể chế hóa đúng đắn ý chí, nguyện vọng và thể hiện quyền lực của dân, thực sự bảo vệ được các quyền của công dân; tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; trong đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh thể hiện ở vấn đề mấu chốt là xem phát huy dân chủ cao độ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi việc… Vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh là biết nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với tư cách đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho nhân dân thực hiện dân chủ gián tiếp. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường đối ngoại nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021b, 172). Tăng cường vai trò giám sát và phản biện, kiểm soát quyền lực của nhân dân và các tổ chức đoàn thể đối với Đảng, Nhà nước nhằm chống biểu hiện tha hóa quyền lực, tham nhũng. Đồng thời, phải không ngừng đổi mới, đa dạng hóa tổ chức và hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội để thực sự là những hình thức để nhân dân làm chủ, là nơi giáo dục, nâng cao ý thức, năng lực dân chủ của nhân dân. Hai là, vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh về khéo dùng cán bộ, đảng viên và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam Vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh về khéo dùng cán bộ, đảng viên đỏi hỏi phải nghiên cứu chuyển đổi về tư duy và hành động. Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong thời gian tới phải được thực hiện theo 290
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với mặt công tác trên, đảm bảo lập trường giai cấp vô sản được thực thi trong sự gắn kết với tính nhân dân, tính dân tộc. Điều này đòi hỏi phải đổi mới việc xây dựng lộ trình quy hoạch cán bộ đi liền với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên căn cứ vào yêu cầu công việc đề ra. Sử dụng cán bộ phải quán triệt quan điểm tùy tài mà dùng và phải nâng dần khả năng của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, như phong trào “Vô sản hóa” mà Hồ Chí Minh đã chủ trương thực hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX; trong đó, phải chú ý bồi dưỡng lập trường giai cấp vô sản, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Nội dung đánh giá cán bộ phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển; khéo léo bố trí và sử dụng cán bộ theo sở trường, khả năng để phát huy tối đa năng lực làm việc của người cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra. Đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo, từ đó rút ra mức độ hoàn thành công tác, cho phép dự đoán khả năng, triển vọng phát triển để có biện pháp thúc đẩy phù hợp; đánh giá cán bộ, đảng viên phải toàn diện, trong đó chú ý đánh giá về đạo đức, lối sống và mối quan hệ gắn bó với nhân dân… Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về khéo dùng cán bộ còn đòi hỏi phải thực hiện tốt chế độ quản lý cán bộ, nhất là công tác quản lý về chất lượng chính trị, về lập trường giai cấp. Phải kiên quyết đào thải những cán bộ không đủ tiêu chuẩn; đưa khỏi cương vị lãnh đạo, quản lý những cán bộ, đảng viên thiếu các phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực, trì trệ trong công tác và những biểu hiện tiêu cực khác… Vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh về khéo dùng cán bộ, đảng viên gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối của Đảng. Trong đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, những quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII và những chủ trương, đường lối trực tiếp liên quan có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, với tinh thần vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh, là bám sát vào tám nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu của toàn bộ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cụ thể: Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo 291
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác tổ chức, cán bộ; một số nội dung cơ bản về công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc (Ban Chấp hành Trung ương, 2018). Những chủ trương về tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài… có ý nghĩa quan trọng trong tạo môi trường, điều kiện, cơ chế phát huy phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược gắn với xây dựng người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị. Trong đó, định hướng phát triển đội ngũ này một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Về chính trị, tư tưởng, hướng tới bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược có lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ và tính chiến đấu; có tinh thần tiên phong, gương mẫu; nêu cao khát vọng góp phần cùng từng ngành, từng địa phương và cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa nước ta vươn lên trở thành nước phát triển vào năm 2045; bồi dưỡng ý chí, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung; ra sức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, bè phái, những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Về đạo đức, lối sống, làm cho cán bộ cấp chiến lược thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình; luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi… Về năng lực và uy tín, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có năng lực nổi bật trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; có năng lực dự báo và 292
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” ứng phó với các thách thức, diễn biến rất nhanh, khó lường của tình hình trong nước, thế giới; kiên quyết khắc phục những yếu kém, trì trệ, không né tránh trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện… Ba là, vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức chính trị Việt Nam qua nhận diện những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Một phương thức quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị qua vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức chính trị Việt Nam là nhận diện những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và nghệ thuật khắc phục chúng. Một trong những trở lực lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tệ quan liêu, tham nhũng gắn liền với sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Ngay trong thời kỳ Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện và trở nên nghiêm trọng. Nếu không ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái này sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng. Hồ Chí Minh nhận định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (Hồ, 2011b, 672). Sự đối lập giữa “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” (Hồ, 2011d, 176)... là biểu hiện của nghệ thuật hoạt động chính trị và thủ đoạn chính trị, giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng tư sản chủ nghĩa. Do đó, vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh là phải tăng cường công tác xây dựng đảng, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với lập trường tư sản, tiểu tư sản, thói quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ngoài ra, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chỉ ra một số trở lực cần được nghiên cứu, xử lý trên tinh thần vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh. Theo đó, một số hạn chế, vấn đề đặt ra trong đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay tập trung ở các 293
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nội dung như: Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được hoàn thiện, một số bộ phận, lĩnh vực chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thiếu kiên quyết, đồng bộ; còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ; tư tưởng bao cấp, tâm lý dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước còn khá phổ biến; một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu ở các cấp chưa có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động thiếu quyết liệt; công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế chưa chặt chẽ và chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối; cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp, thiếu mạnh mẽ (Ban Chấp hành Trung ương, 2017)… Việc xác định những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vận dụng tinh thần nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh sẽ góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Như vậy, nghiên cứu các bài nói, bài viết và thực tiễn hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, tác giả khái quát nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thể hiện ở các nội dung như: (i) Nghệ thuật Hồ Chí Minh trong định hướng phát triển tổ chức chính trị theo lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội; (ii) Nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị Việt Nam trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực có thể cho sự nghiệp chính trị; (iii) Nghệ thuật xây dựng, hoàn thiện tổ chức chính trị Việt Nam thể hiện ở nghệ thuật sử dụng, phát triển người cán bộ, đảng viên. Việc nghiên cứu nghệ thuật xây dựng các tổ chức chính trị theo định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có ý nghĩa nhất định đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay, bước đầu qua nghiên cứu của tác giả, thể hiện ở một số nội dung sau: đổi mới hệ thống chính trị trên cơ sở quán triệt nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về thực hành sự kiên định lập trường giai cấp vô sản đi liền với nâng cao tính nhân dân, tính dân tộc của các tổ chức chính trị; vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh về khéo dùng cán bộ, đảng viên và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ 294
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” cán bộ, đảng viên trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam; vận dụng nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức chính trị Việt Nam qua nhận diện những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới không ngừng hệ thống chính trị, phải quán triệt sâu sắc những nội dung nghệ thuật hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, xem đây là một điểm để tham chiếu cho mọi công tác được thực hiện có hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương. (2017). Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. [2]. Ban Chấp hành Trung ương. (2018). Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.” [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021a). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 2). Chính trị quốc gia Sự thật. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021b). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 1). Chính trị quốc gia Sự thật. [5]. Hồ, C. M. (2011a). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 2). Chính trị quốc gia. [6]. Hồ, C. M. (2011b). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 15). Chính trị quốc gia. [7]. Hồ, C. M. (2011c). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 12). Chính trị quốc gia. [8]. Hồ, C. M. (2011d). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 5). Chính trị quốc gia. [9]. Hồ, C. M. (2011e). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 6). Chính trị quốc gia. [10]. Hồ, C. M. (2011f). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 7). Chính trị quốc gia. [11]. Hoàng, Q. V. (1975). Ánh sáng mới từ Pác Bó. Văn hóa. [12]. Nguyễn T. B. (1981). Việt-Nam những ngày lịch sử. Sử Địa. [13]. Thế Tập. (1982). Hồi kí đồng chí Bùi Lâm. Tạp chí Cộng sản, 9. [14]. Trần, D. T. (2001). Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Văn học. 295
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0