Sự tương tác văn học – điện ảnh qua trường hợp “Mật mã da Vinci” của Dan Brown
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày về các vấn đề “Tiền chuyển thể” trong tác phẩm văn học; Lí thuyết “cảnh quay” của Điện ảnh trong Mật Mã Da Vinci; Yếu tố “chuẩn bị hậu trường” trong mỗi chương; Về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Dan Brown; Ngôn ngữ điện ảnh trong “Mật Mã Da Vinci”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự tương tác văn học – điện ảnh qua trường hợp “Mật mã da Vinci” của Dan Brown
- SỰ TƯƠNG TÁC VĂN HỌC – ĐIỆN ẢNH QUA TRƯỜNG HỢP “MẬT MÃ DA VINCI” CỦA DAN BROWN HOÀNG HỮU PHƯỚC – NGUYỄN THỊ MỘNG HẰNG Khoa Ngữ Văn 1. MỞ ĐẦU Mật Mã Da Vinci của tác giả Dan Brown là một trong những tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại, với 40 triệu bản được bán ra và được dịch trên 44 ngôn ngữ. Khi tiếp cận tác phẩm văn học này, người viết luôn muốn nghiên cứu những thủ pháp nghệ thuật mà Dan Brown sử dụng, lí giải tại sao một tác phẩm văn học dày đặc những yếu tố tri thức trừu tượng (về tôn giáo, biểu tượng học, các bí ẩn lịch sử…) lại đến được với rất nhiều độc giả, chỉ với tư duy phổ thông. Với bài luận này người viết hi vọng sẽ lý giải được vấn đề này. Hơn nữa, sự tương tác giữa Văn học – Điện ảnh đã có từ lâu, song vẫn chưa được khai thác nhiều, đề tài này có thể xem như một ví dụ gạch nối để làm sáng tỏ thêm mối quan hệ kiến thức hai lĩnh vực nghệ thuật. Dan Brown (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1964) là một nhà văn Mỹ chuyên viết tiểu thuyết hư cấu, nổi tiếng với tác phẩm gây tranh cãi Mật mã Da Vinci xuất bản năm 2003. Mật mã Da Vinci là câu truyện xoay quanh nhân vật giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo" Robert Langdon cùng Sophie Neuveu - cháu gái của Jacques Saunière nhằm làm sáng tỏ cái chết bí mật của người quản lý nổi tiếng Jacques SaunièreBảo tàng Louvre tại Paris. LangDon phải giải mã các bí mật bằng cách suy luận về các trò chơi đảo lộn chữ cái (anagram), cách "chơi chữ" bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền, và cách giải thích các con số bí ẩn liên quan. Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh– Bí mật động trời liên quan đến máu mủ của Chúa Jesus. Tác giả không kết luận điều gì, cũng không lên án hoặc tố cáo ai, mà để cho độc giả tự diễn giải. Vì vậy, độc giả tuy đọc cùng một tiểu thuyết nhưng lại có cách hiểu khác nhau. Năm 2006, hãng Columbia Pictures đã phát hành bộ phim Mật mã Da Vinci dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Dan Brown, do Ron Howard làm đạo diễn. 2. VỀ CÁC VẤN ĐỀ “TIỀN CHUYỂN THỂ” TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.1. Lí thuyết “cảnh quay” của Điện ảnh trong Mật Mã Da Vinci Trong Mật Mã Da Vinci, Dan Brown đã phân chia các chương như những đoạn văn ngắn, trong 553 trang có đến 107 chương (trung bình, mỗi chương chưa đến 5 trang; chương dài nhất chưa đến 8 trang, và chương ít nhất chưa đầy 1 trang). Nếu xem xét kĩ ở góc độ “cảnh quay” trong điện ảnh, thì mỗi chương trong Mật Mã Da Vinci có thể ứng với một “cảnh quay” nhất định: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 136-143
- SỰ TƯƠNG TÁC VĂN HỌC - ĐIỆN ẢNH... 137 “Cảnh quay” là một phần cấu tạo nên một bộ phim hoàn chỉnh, là không gian chứa đựng hành động, sự kiện của diễn viên. Qua một không gian khác, "cảnh quay" cũng thay đổi dẫn đến hành động, sự kiện của diễn viên cũng thay đổi”. [4, tr. 38] Xem trong tất cả các chương của Mật Mã Da Vinci, mỗi chương đều ứng với một khoảng không gian duy nhất, ứng với các hoạt động nhất định của các nhân vật. Đối chiếu với bộ phim cùng tên của đạo diễn Ron Howard, từng “cảnh quay” từ lúc “mở cảnh” đến lúc “cắt cảnh” đều theo đúng cách mở đầu và kết thúc của từng chương trong nguyên tác văn học. 2.2. Yếu tố “chuẩn bị hậu trường” trong mỗi chương Trong Mật Mã Da Vinci, Dan Brown đã rất khôn khéo lồng vào các đoạn mở đầu của mỗi chương tên một địa danh/không gian xác định, được miêu tả hết sức tỉ mỉ; 102 /107 chương xác định được các nhân vật chính ngay từ những đoạn văn đầu tiên. Ví như chương 45 của tác phẩm: “Cảnh sát đang chặn đường phố”, André Vernet vừa nói vừa bước vào phòng đợi, “đưa cô cậu ra khỏi nơi này cũng khó khăn đây”. Khi đóng cửa lại sau lưng, Vernet thấy chiếc hòm palastic trên băng chuyền, ông dừng sững lại. “Lạy chúa! Họ vào được tài khoản của ông Saunière rồi sao?” [1, tr. 234] Ở chương này, ta thấy Dan Brown đã xác định không gian rất cụ thể: “phòng đợi” ngân hàng kí thác Zurich (trong đó, “phòng đợi” đã được miêu tả tỉ mỉ ở cuối chương 42, tr. 208) làm cho chúng ta hình dung được “không gian cảnh quay" rất rõ ràng, y như phần viết về sự bố trí sẵn hậu trường trong kịch bản điện ảnh. Các nhân vật trong chương 45 được giới thiệu ngay từ đoạn đầu tiên gồm có cảnh sát, André Vernet, Sophie (cô), Langdon (cậu); và trong suốt chương 45, không hề xuất hiện các nhân vật khác. Như vậy, ngay từ đoạn đầu tiên, Dan Brown đã cho chúng ta hình dung được phần [Cảnh] và phần [Diễn viên] như trong một kịch bản. Có thể lấy ví dụ từ kịch bản phim Mật Mã Da Vinci, cảnh thứ 39 (dẫn dịch từ trang www.the-editing- room.com/davincicode): 39. THE WAITING ROOM OF ZURICH BANK (Backstage) [Predominant color]: dark [Actors]: Andréveré, Langdon, Sophie [Scene]: The small room with oriental carpets, dark oak furniture, and cushioned chairs. On the broad desk in the middle of the room, two crystal glasses sat beside an opened bottle of Perrier, its bubbles still fizzing. A pewter pot of coffee steamed beside it. [Angle]: close-up [Animation]: ANDRÉVERÉ: (come into) Pardon me for disturbing, I’m afraid that police have come earlier than my expactation. Please follow me (point at corridor) to avoid all trouble and dangers.
- 138 HOÀNG HỮU PHƯỚC – NGUYỄN THỊ MỘNG HẰNG SOPHIE: (following) You know they will come? ANDRÉVERÉ: My guard had told me before your coming, your account is one of the most prestigious and oldest account,involving absolute safety for account. LANGDON: Safe? ANDRÉVERÉ: Please get into the cars, quickly (open the door of the armoured car), time is the decision. LANGDON: Get into here? […] Phỏng dịch: 39. PHÒNG ĐỢI CỦA NGÂN HÀNG ZURICH (Hậu cảnh) [Màu chủ đạo]: nội - tối [Diễn viên]: Andréveré, Langdon, Sophie [Cảnh]: Căn phòng nhỏ, được trải dưới một tấm thảm phương Đông. Đồ nội thất bằng gỗ sồi, màu đen – nâu. Bàn, ghế đệm để sẵn hai chiếc cốc pha lê, một chai rượu vang mở sẵn, cạnh cốc café đang bốc hơi. Góc phòng có các băng chuyền chạy thông vào nơi gửi hành lí, bên trên có chiếc hòm tài khoản bằng plastic, đối diện có bục điện tử. [Góc]: Cận cảnh [Động]: ANDRÉVERÉ: (bước vào) Xin lỗi đã làm phiền, e rằng cảnh sát đã đến sớm hơn tôi dự đoán. Xin hãy theo tôi (chỉ tay về phía hành lang) để tránh mọi sự rắc rối và nguy hiểm. SOPHIE: (đi theo) Ông biết họ đến à? ANDRÉVERÉ: Bảo vệ của tôi đã báo trước khi hai người đến đây, tài khoản của cô là một trong những tài khoản lâu đời và ở đẳng cấp cao nhất, kèm theo điều khoản phải giữ an toàn tuyệt đối cho tài khoản. LANGDON: Phải an toàn ư? ANDRÉVERÉ: Xin lên xe nhanh lên (mở cửa xe bọc thép), thời gian là điều quyết định. LANGDON: Vào trong đó à? […]
- SỰ TƯƠNG TÁC VĂN HỌC - ĐIỆN ẢNH... 139 2.3. Cách xây dựng không gian Không gian trong Mật Mã Da Vinci được Dan Brown đặc biệt chú trọng, nó chi phối tất cả các yếu tố, nó không chỉ được xác định cụ thể và được miêu tả tỉ mỉ mà còn quy định hành động của nhân vật (hành lang bảo tàng Louver là yếu tố để Langdon trốn thoát, “đường hoa hồng” dẫn đến bí mật của chén thánh…). Trong cách miêu tả không gian, tác giả rất chú trọng miêu tả “độ rộng” của khung cảnh (cận cảnh – trung cảnh – toàn cảnh) các chiều (trên – dưới, qua – về) mà trong điện ảnh, người ta gọi là “góc quay”. Góc quay là điểm tập trung của một cảnh đã thay đổi [4, tr. 76]. Tuy không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xác định được “góc quay” trong các đoạn của Mật Mã Da Vinci; bởi lẽ, trong một chương chỉ miêu tả một không gian nhưng khi chuyển thể thành phim có thể lại có rất nhiều “góc quay”; nhưng mặt khác, Mật Mã Da Vinci lại có đủ các loại “góc quay” điện ảnh (toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, trên – dưới, dưới – trên, lia,...) và Dan Brown sử dụng rất đúng ý đồ của từng loại góc quay theo dụng ý điện ảnh. Thậm chí, tác giả còn sử dụng những “thủ thuật” chuyên môn của riêng lĩnh vực điện ảnh để đưa vào tác phẩm văn học của mình, ví dụ đoạn văn sau: Leigh Teabing không cảm thấy ngón tay mình đang bóp cò, nhưng khẩu Medusa khạc ra một tiếng nổ vang ầm. Từ tư thế cúi rạp, Langdon giờ đã vươn thẳng đứng, gần như bay lên, và tiếng đạn nổ trên sàn ngay sát chân ông. Một nửa bộ não của Teabing gần như cố chỉnh lại tầm ngắm để điên cuồng bắn tiếp, một nửa còn mạnh hơn bắt lão phải ngước lên vòm nhà. Viên đá đỉnh vòm! Thời gian như ngưng đọng, chuyển thành một giấc mơ chậm trong khi toàn bộ thế giới của Teabing quy lại thành viên đá đỉnh vòm bay lên. Lão theo dõi nó lên tới đỉnh điểm, bồng bềnh một thoáng trong khoảng trống…, rồi rơi xuống, lộc phộc, về phía nền đá. [1, tr. 499] Cả đoạn văn, như Dan Brown nhận định, “thời gian như ngưng đọng”, cách miêu tả đó có sự tương đồng với thủ pháp “tua chậm” (Decrease rat) trong điện ảnh. Cùng với việc phối hợp với sự thay đổi linh hoạt của các góc nhìn (tương ứng với các “góc quay” trong phim sau khi đã chuyển thể) từ nhiều phía, đã tạo cho người theo dõi một cảm giác vừa hồi hộp (vì bị “tua” chậm), vừa hỗn độn (vì được phối hợp nhiều góc nhìn/góc quay). 2.4. Về thời gian Thời gian được trần thuật / thời gian diễn ra của tiểu thuyết Mật mã Da Vinci này chỉ vẻn vẹn trong vòng trong 24 tiếng (tính từ đêm Saunière bị giết, đến chiều hôm sau, khi Langdon tìm được “chén thánh”). Đó là một sự “cô đọng tối đa” thời gian so với tầm vóc một tiểu thuyết. Với cách xây dựng thời gian như vậy, Dan Brown đã xây dựng cuốn tiểu thuyết của mình mang khuynh hướng điện ảnh rõ rệt. Bởi, thời gian trong văn
- 140 HOÀNG HỮU PHƯỚC – NGUYỄN THỊ MỘNG HẰNG học là thời gian không giới hạn, nhưng nếu thời gian càng được “cô đọng”, hành động nhân vật càng được nổi bật rõ hơn, từ đó mà tính cụ thể - hình tượng càng cao hơn. Dan Brown đã khước từ tính chất trừu tượng - cảm tính của văn học và cố hướng cho tác phẩm của mình theo một tính chất mới, tính chất của điện ảnh: cụ thể - hình tượng. Trong lĩnh vực điện ảnh, theo quy luật “tâm lí thời gian”: “một cảnh trong phim chỉ có thể diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, và luôn được chen ngang bởi một cảnh khác, khi tâm lí thời gian của khán giả nhận thức được mức độ “đủ” của một cảnh quay” [4, tr. 57]. Điều đó tránh được sự nhàm chán của khán giả khi theo dõi tác phẩm. Vậy nên, ứng mỗi chương của Mật Mã Da Vinci là một “cảnh quay” (như chứng minh ở phần 2.1), ta nhận thấy rằng Dan Brown có dụng ý không kéo dài một “mạch truyện” quá 3 chương (quá 20 trang); rất ít khi sắp xếp 2-3 chương liên tiếp chỉ để kể về diễn biến trong một “cảnh quay”, mà thường là hết chương này, lập tức chương khác, với một bối cảnh khác, diễn biến khác được thay thế. Sự sắp xếp này khiến cho mạch truyện của tác phẩm luôn được “cắt ngang” đúng lúc, tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn, đánh vào tâm lí “chờ đợi kết quả” của độc giả. Về cách ứng dụng lý thuyết “tỉ lệ chuẩn của thời gian” trong tác phẩm: bất kì nhà biên kịch nào cũng phải biết được điều căn bản: “Tuyệt đối không được để cho những gì đang diễn ra trên màn ảnh trở nên nhàm chán đối với khán giả, cần phải đặt họ trong vòng từ 30 đến 90 phút (chiều dài thông thường của một lần chiếu một tập phim) vào một bầu không khí được thổi phồng bởi những dạng thức khác nhau của sự xung đột kịch tính”. [4, tr. 189] Đó cũng là quy luật “tâm lí thời gian” được phát triển rộng, và nhà biên kịch phải nắm được những tri thức cơ bản về cách bố trí thời gian trong một bộ phim – “tỉ lệ chuẩn”. Một bộ phim ngắn thường được chia làm 4 hồi với những khoảng thời gian như nhau, gồm có: + Hồi 1 (1/4 tổng thời gian) : mở đầu mạch truyện. + Hồi 2 và 3 (2/4 tổng thời gian) : phát triển mạch truyện. + Hồi 4 (1/4 tổng thời gian) : kết thúc mạch truyện. Đầu tiên, ta phải xác định được các đoạn mở đầu, đoạn phát triển và đoạn kết thúc của mạch truyện, dựa vào cốt truyện, ta nhận thấy: + Hồi 1 (đoạn mở đầu):Trong bảo tàng Louver, lúc Saunière bị giết đến lúc Langdon tìm thấy mật mã đầu tiên: anagram AMON LISA, mở đầu cho chuỗi mật mã Da Vinci. + Hồi 2 và 3 (đoạn phát triển): Langdon truy theo dấu vết của dãy mật mã, vấp phải nhiều trở ngại từ phía cảnh sát, Silas, giáo hội Opus Dei,… + Hồi 4 (đoạn kết thúc): Langdon tìm đến nhà thờ Temple, nơi giải mã được hộp mật mã Da Vinci, tìm được mật mã cuối cùng, APPLE, tìm được nơi cất giấu chén thánh.
- SỰ TƯƠNG TÁC VĂN HỌC - ĐIỆN ẢNH... 141 Khi so sánh “tỉ lệ thời gian” giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh, ta thấy có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc: SO SÁNH “TỈ LỆ CHUẨN” 1 4 − 2 4 − 1 4 GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ FILM MẬT MÃ DAVINCI Tổng Tỉ lệ Hồi 1 Hồi 2 và 3 Hồi 4 “Tỉ lệ chuẩn” 30 phút 60 phút 30 phút trên lí thuyết (từ phút 0 (từ phút 31 dến (từ phút 91 Thời gian film điện ảnh đến phút 30) phút 90) đến phút 120) (trong film 120 25 phút 65 phút 30 phút đã được Phút (từ 0s đến (từ 25’17s đến (từ 89’38s chuyển thể*) Tỉ lệ thực tế 25’16s) 89’37s) đến 120’) lệch -5 phút lệch +5 phút lệch 0 phút “Tỉ lệ chuẩn” 26 chương 55 chương 26 chương trên lí thuyết (từ chương (từ chương 27 (từ chương 82 Dung lượng kịch bản mở đầu đến đến chương 81) đến (trong tiểu điện ảnh chương 26) chương cuối) 107 thuyết của 26 chương 57 chương 24 chương chương Dan Brown) (từ chương 27 (từ chương 84 Tỉ lệ thực tế đến chương 83) chương cuối) Lệch 0 Lệch +2 Lệch -2 chương chương chương Không có sự ngẫu nhiên nào khi mà tỉ lệ thực tế của tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh đều là 1 4 − 2 4 − 1 4; chỉ có thể giải thích rằng tất cả đều chịu tác động của một “hệ quy chiếu”, và ở đây, “hệ quy chiếu” đó là tri thức điện ảnh nói chung và “tỉ lệ chuẩn về thời gian” trong điện ảnh nói riêng. 2.5. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Dan Brown Trong Mật Mã Da Vinci, mọi yếu tố nội tâm của nhân vật đều có thể diễn tả bằng hành động. Ta không hề thấy các suy nghĩ mơ hồ, các cảm xúc trừu tượng, khó diễn tả, và ít thấy các đoạn độc thoại nội tâm mang tính kể lể, phức tạp. Ví như một đoạn trong tác phẩm: “Chẳng có bí ẩn nào cả, Langdon nghĩ, đi tới và ngắm nghía đường viền lờ mờ của bức tranh bắt đầu rõ ra. Chẳng có bí ẩn nào cả.” [1, tr. 113] Ở đoạn văn trên, cảm xúc của Langdon là cảm xúc ngạc nhiên, suy nghĩ là “chẳng có bí ẩn nào cả”, đây là một suy nghĩ đơn giản. Với đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ, Dan Brown chỉ cần viết riêng câu độc thoại đó thì độc giả cũng hiểu ông muốn diễn tả điều gì. Tuy nhiên, tác giả không làm vậy, Dan Brown nhấn mạnh đến hai lần câu nói “chẳng có bí ẩn nào cả”, và diễn tả suy nghĩ, cảm xúc đó bằng hành động “đi tới”,“ngắm nghía”, làm cho nhân vật Langdon như một diễn viên trên màn ảnh, có thể diễn tả suy nghĩ và cảm xúc thông qua những hành động mà bất kì người nào cũng có thể hiểu đó là cảm xúc gì, suy nghĩ gì.
- Dòng chữ viết ngược dẫn đến “ Bí mật hoa hồng” 142 HOÀNG HỮU PHƯỚC – NGUYỄN THỊ MỘNG HẰNG 2.6. Ngôn ngữ điện ảnh trong “Mật Mã Da Vinci” - Về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật: Trong Mật Mã Da Vinci, “đối thoại” được chú trọng phát triển những chức năng đặc trưng của đối thoại điện ảnh: là một trong hai biện pháp để miêu tả nội tâm của nhân vật (đối thoại và hành động của nhân vật) và góp phần phát triển mạch truyện. Ở tác dụng thứ nhất: Xây dựng tính cách, nội tâm nhân vật. Mỗi lời thoại đều xác định được hai yếu tố tại thời điểm nhân vật nói ra: Tâm trạng nhân vật và Khẩu khí của nhân vật. Ở tác dụng thứ hai: Phát triển câu chuyện. Trong Mật Mã Da Vinci, nhiệm vụ chủ yếu để phát triển câu chuyện là hành động nhân vật. Đối thoại được xem là những phụ họa khéo léo cho hành động. Vì vậy, đối thoại luôn được đưa ra đúng lúc nhằm đẩy câu chuyện tiến lên. - Về ngôn ngữ điện ảnh: Ngôn ngữ đời sống: Điện ảnh là loại hình nghệ thuật có tính quần chúng mạnh mẽ nhất. Muốn đến với đông đảo khán giả, điện ảnh phải vận dụng ngôn ngữ đời sống để đi vào vấn đề một cách trực tiếp và chân thật. Với lối ngôn ngữ đời sống giản dị, tiểu thuyết Mật mã Da Vinci tỏ ra phù hợp để chuyển thể thành phim. Lời kể trong Mật Mã Da Vinci không dông dài, văn hoa mà đi thẳng vào vấn đề. Các khái niệm trừu tượng (chén thánh, biểu tượng sao năm cánh, biểu tượng hoa hồng…) đều được xây dựng trên ngôn từ giản đơn, nhiều hình ảnh để số đông độc giả có thể hiểu. Ngôn ngữ tạo hình: Trong tác phẩm Mật Mã Da Vinci, đôi lúc ta thấy rằng ngôn ngữ tạo hình không thể chuyển tải được, hoặc chuyển tải được nhưng hiệu quả lại không cao một số các hình ảnh, biểu tượng. Vì vậy, trong tác phẩm ta bắt gặp nhiều hình vẽ theo dụng ý của Dan Brown, mục đích là để cho độc giả hình dung một cách cụ thể, rõ ràng, xác định chứ không hình dung chủ quan như trong văn học, ví dụ: 3. Sự tương tác giữa văn học và điện ảnh vốn không lạ. Tuy vậy, tìm hiểu sự tương tác qua đó thấy được quá trình chuyển thể từ văn học đến điện ảnh vẫn là một vấn đề mới mẻ cần được nghiên cứu. Vận dụng lý luận điện ảnh vào phân tích một tác phẩm văn học cụ thể. Người viết hi vọng sẽ góp một cách nhìn mới, lý giải sự thành công của tác phẩm Mật Mã Da Vinci, tìm hiểu được phong cách viết văn của Dan Brown cũng như đóng góp một phần vào cơ sở lý luận của vấn đề chuyển thể giữa văn học – điện ảnh.
- SỰ TƯƠNG TÁC VĂN HỌC - ĐIỆN ẢNH... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dan Brown (2006). Mật Mã Da Vinci, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. [2] IU. M. Lotman (2006). Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. [3] Nguyễn Nhưng (2001). Bước đầu Nghệ thuật Nhiếp ảnh, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. [4] Nhiều tác giả (2007). Giáo trình Kịch học điện ảnh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [5] Trần Đình Sử (2008). Lí luận văn học, tập 2, Tác phẩm và thể loại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Vũ Thị Thanh Tâm (2005). Mối quan hệ giữa Văn học – Điện ảnh, Khoa Văn học – ngôn ngữ, Trường ĐHSP Hồ Chí Minh. HOÀNG HỮU PHƯỚC NGUYỄN THỊ MỘNG HẰNG SV lớp Văn 4A, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình lí luận văn học - Chủ biên GS Phương Lựu
719 p | 2428 | 399
-
Giáo trình Lí luận văn học - Phần tác phẩm văn học (Lê Tiến Dũng)
124 p | 407 | 98
-
Vận dụng lý thuyết dạy học tương tác trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
9 p | 208 | 25
-
Định danh nhân vật một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác văn học (qua ngữ liệu “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn)
12 p | 83 | 10
-
Sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
6 p | 194 | 9
-
Một vài vấn đề về phương thức “cố sự tân biên” trong kịch Lưu Quang Vũ
11 p | 12 | 6
-
Vận dụng lí thuyết dạy học tương tác trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông
9 p | 71 | 6
-
Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Hồng Đức theo quan điểm sư phạm tương tác
7 p | 32 | 5
-
Những yếu tố tác động đến vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay
6 p | 25 | 5
-
“Vòng tròn văn học” - biện pháp dạy học đọc hiểu hiệu quả trong môn Ngữ văn
8 p | 39 | 5
-
Trở lại khái niệm “tác gia văn học trung đại”
12 p | 116 | 4
-
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại
10 p | 54 | 4
-
Bài giảng Tương tác, giao thoa khuynh hướng như một hiện tượng Văn học
13 p | 68 | 3
-
Quan điểm của giảng viên về tương tác trong khóa học trực tuyến
14 p | 5 | 3
-
Văn học đại chúng, văn học đặc tuyển, đặc trưng và tương tác
6 p | 84 | 2
-
Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong văn học Hàn Quốc – Việt Nam đầu thế kỉ XX - Trường hợp Shin Chae-Ho và Phan Bội Châu
14 p | 43 | 2
-
Sự tương tác giữa trẻ mầm non với văn học trong bối cảnh cách mạng 4.0
9 p | 14 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn