intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HI THIÊM THẢO (Kỳ 3)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo: . Những người bị sốt rét cơn lâu ngày lấy Hy thiêm thảo gĩa lấy nước mà uống cho nôn ra là khỏi, những người bị Cọp cắn, Chó cắn, Nhện cắn...gĩa nát Hy thiêm thảo mà đắp vào đều khỏi cả (Bản Thảo Thập Di). . Hy thiêm vị đắng tính lạnh vào can chữa chủ về phong khí tê mỏi, đau xương, mỏi gối và phong thấp lở ra. Trong sách có nói rằng Hy thiêm để sống thì hàn mà hông chín thì ấm là đúng, nếu nói để sống thì tả mà hông chín...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HI THIÊM THẢO (Kỳ 3)

  1. HI THIÊM THẢO (Kỳ 3) Tham khảo: . Những người bị sốt rét cơn lâu ngày lấy Hy thiêm thảo gĩa lấy nước mà uống cho nôn ra là khỏi, những người bị Cọp cắn, Chó cắn, Nhện cắn...gĩa nát Hy thiêm thảo mà đắp vào đều khỏi cả (Bản Thảo Thập Di).
  2. . Hy thiêm vị đắng tính lạnh vào can chữa chủ về phong khí tê mỏi, đau xương, mỏi gối và phong thấp lở ra. Trong sách có nói rằng Hy thiêm để sống thì hàn mà hông chín thì ấm là đúng, nếu nói để sống thì tả mà hông chín thỉ bổ có lẽ là không đúng, bởi rằng tính của nó đã khô thì có lẽ nào hông lên là bổ ích được, chẳng qua nó chữa khỏi được phong thì chính khí vượng lại tức là bổ, chứ bản tính của nó có gì là bổ đâu (Bản Thảo Đồ Giải). . Hy thiêm vị đắng mà cay, tính hàn không ấm, cho nên trong sách bảo phải hông và phơi làm như thế cho được 9 lần, lại thêm Rượu và Mật vào để chế thì biến mất mùi hôi, thành ra mùi thơm, hễ những chứng phong thấp ở Can và Thận rồi sinh ra tay chân tê mỏi, gân xương đau nhức và sinh ra ghẻ lở, đều dùng được cả. Vì rằng vị đắng thì táo được thấp, tính hàn thì trừ được nhiệt, và vị cay thì tán được phong, nếu không phải phong thấp mà sinh ra những chứng như trên, thì lại thuốc về bệnh huyết hư, vì thuốc này tân tán không thể dùng được, vả lại dùng chín còn khá, không đến nỗi thương phạt tới chính khí, nếu dùng sống không chế uống vào sẽ sinh ra ỉa chảy ngay. Cứ ngày mùng 5 tháng 5, mồng 6 tháng 6, mùng 7 tháng 7, mồng 8 tháng 8, mồng 9 tháng 9 đi lấy dùng rất tốt (Bản Thảo Cầu Chân). . Cây Hy thiêm có mùi hôi như mùi của Lợn nên gọi là Hy, Hy là con Lợn, nên có tên là “Hy cao mẫu” cũng nghĩa như thế. Vậy tôi xét ra vị n ày để sống thì mùi hôi khô sáp, nếu uống nhiều thì hay nôn, vì tính nó vẫn hàn mà mà khí mãnh liệt rất hay chạy bốc khai tiết, cho nên chữa được chứng phiền nhiệt ung độc và
  3. thổ nôn ra được nghịch đàm, đến lúc đã dầm rượu và mật hông phơi 9 lần và làm hoàn với mật nữa thì khí vị nó ôn hòa, thông lợi được cơ quan, điều hòa được huyết mạch, cho nên những chứng tê mỏi thuộc về phong làm thấp nhiệt thì uống vào là có hiệu quả ngay, thật là một vị thuốc hay ở trong loài cỏ tầm thường (Trương Sơn Lôi). . Cỏ này người ta tặng cho cái tên là ‘Cỏ thần’, nó có tính chất kích thích làm cho ra mồ hôi, chữa được chứng cước khí. Ở Tahiti, người ta dùng nó để chữa thương tích đau chân, sai gân, ghẻ lở, và cả điều kinh nữa. Trong thuốc Âu mỹ thấy dùng nó trong thuốc bổ, thuốc khớp, thuốc Giang mai (Đông D ương Dược Vật). . Quan tiết độc ở phủ Giang Lăng tên gọi là Thành Nội, có làm bài biểu dâng thuốc Hy thiêm lên nhà vua rằng: “Hạ thần có người em tên là Nghiêm, năm 21 tuổi bị chứng phong nằm không dậy được, đến 5 năm, thuốc nào chữa cũng không khỏi, có một đạo nhân tên là Chung Châm vào thăm bệnh rồi bảo phải uống ‘Hy Thiêm Hoàn’ mới khỏi, Hy thiêm là một giống cỏ thường sinh vào chổ ẩm ướt...(sao chế như trên) mỗi khi đói bụng uống vào với rượu nóng hoặc là nước cơm 30 viên. Theo lời chỉ dẫn, kiên trì uống tới 200 viên, thấy bệnh lại tăng hơn, nhưng vẫn cứ tin tưởng uống tiếp không ngại ngùng, sở dĩ bệnh tăng là vì bước đầu sức thuốc kích thích. Uống đến 4000 hoàn thì bệnh quả nhiên khỏi, uống đến 5000 hoàn thì sức lực thấy khỏe khoắn hơn thêm. Kẻ hạ thần thật lấy làm mừng,
  4. thấy được sự hiệu quả như là không sai”. Nhà vua duyệt xong tờ biểu, liền sắc cho y viên biên rõ và khảo cứu thêm. . Lại có một tờ biểu nữa gởi dâng vua của quan Tri Châu tên là Trương Vĩnh, dâng Thuốc hoàn Hy thiêm rằng “Đá với nước mà thay xong cơm bữa, cỏ với cây mà chữa khỏi người đau, ấy cho nên ăn khỏi đói, không kỳ đồ ăn ngon, chữa khỏi bệnh không cần sống thì khí lạnh, đem chưng chín thì khí ấm (Bản Thảo Tái Tân). . Hy thiêm thảo vị cay đắng, khí lạnh, nên phải chế nó chín lần đồ chín lần phơi, lại phải tẩm rượu và mật, thì những trọc khí của bệnh đắng lạnh mới hết, và mới có được mùi thanh hương, nếu không thế thì chưa hết chất âm trọc, tất nhiên không thể thấu đến gân xương, và không trừ được phong khí (Bản Thảo Hội Biên). . Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh than hoán (liệt trái gọi than, liệt phải gọi hoán) dùng bài thuốc Cửu Chế Hy Thiêm’, dùng 10 cây Hy thiêm rửa sạch, phơi âm can cho khô tán bột, trộn với mật và rượu bỏ vào hông, dùng 6 lượng Song bạch, 6 lượng Xuyên ô, xắt nhỏ để lên trên thuốc rồi hông chừng cháy hết cây hương, lấy ra phơi cho gần khô, lần thứ 2 dùng 6 lượng Sinh khương, 6 lượng Thảo ô (bỏ vỏ nhọn) xắt nhỏ bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 3 dùng 6 lượng Oai linh tiên, 6 lượng Thương truật (chế nước vo gạo) thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 4 dùng 6 lượng Khương hoạt, 6 lượng Độc
  5. hoạt, thái nhỏ rửa sạch bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 5 dùng 6 lượng Ngũ gia bì, 6 lượng Ý dĩ nhân thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 6 dùng 6 lượng Ngưu tất, 6 lượng Cát cánh làm như lần trước, lần thứ 7 dùng 6 lượng Sinh địa, 6 lượng Đương quy cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 8 dùng 6 lượng Phòng phong, 6 lượng Tục đọan cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 9 dùng 6 lượng Thiên môn, 6 lượng Thạch hộc cũng làm như trước, nấu xong 9 lần rồi chế mật bỏ vào cối gĩa cho nhuyễn, hoàn viên bằng hạt Ngô, phơi phép chữa lạ, miễn có thuốc hay cứu vớt, dám đưa vật mọn trình bày, quản chi kiến thức hẹp hòi, mong được thánh minh soi xét “Số là kẻ hạ thần này, nhân lúc tới nhà của Long Hưng đào được 1 cái bia, thấy trong bia có nói về phép dưỡng khí và bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc ấy sai người đi hỏi thăm tìm kiếm đi lấy cho bằng được thứ cỏ Hy thiêm này, theo phép chế hoàn, hạ thần thấy uống đến đâu thấy kiến hiệu tới đó, uống đ ược 100 viên thì thấy sáng mắt rõ tai, uống đến 100 viên thì thấy đen râu láng tóc, gân xương mỗi ngày 1 khỏe, hiệu nghiệm càng thấy được nhiều. Ở hạ châu, kẻ hạ thần có quan Đô Áp La Thủ Nhất, nhân bị trúng phong bổ ngựa, câm đi không nói được, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh thấy khỏe hẳn. Lại có cụ Hoà thượng Trí Nghiêm, đã 70 tuổi bị cảm phong, trợn mắt méo miệng, thường sùi bọt miếng ra, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh được khỏi ngay. Vậy nay kẻ hạ thần hợp lại được 100 tể, sai người chức cống tên là Sử Nguyên dâng lên bệ thánh” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  6. . Lưu Nhược Kim nói rằng: “Khi tôi 80 tuổi thường uống thuốc tể bổ âm ích dược,vẫn cũng có công hiệu, nhưng đại tiện thường táo, tiểu tiện thường đỏ, sau chế thêm bài thuốc hoàn Hy thiêm uống chung, chữa được 1 tháng thì có công hiệu hơn tể thuốc trước nhiều, khi ấy đại tiện không táo, tiểu tiện không đỏ nữa, ngày xưa thánh hiền có nói “Hy thiêm chế cho đúng phép thì rất ích cho khí huyết, bệnh tê bại tay chân uống vào rất công hiệu. Những bài thuốc ngày xưa ‘Dũ Phong Thang’, ‘Tử Bách Đơn’, nhiều vị thuốc tân tán, bệnh loại trúng phong dùng không thích hợp, còn bệnh bán thân bất toại đã lâu rồi, uống thuốc bổ khí bổ huyết hóa đàm cũng nên thường uống bài Hy thiêm hoàn nữa, uống Hy thiêm rất hay như thế thì Hy thiêm chữa được chứng bán thân bất toại và miệng méo mắt xếch mà thôi, còn bệnh trúng phong hôn mê thì không dùng được (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2