YOMEDIA
ADSENSE
Hiểm họa từ “cơn buồn thoáng qua”
63
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trên thế giới có khoảng 10% phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Tại TP.HCM, trong khảo sát cuối năm 2002 do BV Tâm thần phối hợp với BV Từ Dũ thực hiện thì tỉ lệ này là 5,3%.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiểm họa từ “cơn buồn thoáng qua”
- Hiểm họa từ “cơn buồn thoáng qua” Trên thế giới có khoảng 10% phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Tại TP.HCM, trong khảo sát cuối năm 2002 do BV Tâm thần phối hợp với BV Từ Dũ thực hiện thì tỉ lệ này là 5,3%.
- Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng các bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ tâm thần đều cảnh báo Nên đi khám kịp thời ngày càng nhiều phụ nữ mắc nếu có biểu hiện trầm phải chứng bệnh nguy hiểm này. cảm sau khi sinh. Ảnh Sau khi vượt cạn, một số phụ nữ minh họa: HTD xuất hiện tình trạng thay đổi cảm xúc như chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung chú ý, mất cảm
- giác ngon miệng hoặc khó ngủ dù cho đứa con không quấy rối gì về đêm. Nếu các triệu chứng trên chỉ diễn ra trong khoảng một tuần sau sinh thì đây là một phản ứng bình thường, được ví như một “cơn buồn thoáng qua”. Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị rối loạn trầm cảm sau sinh. Người bệnh luôn cảm thấy buồn, ăn mất ngon dẫn đến sụt cân, khó ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi nhưng không phải
- do làm việc quá sức, thường hay khóc không lý do, cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, cảm thấy bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận. Sau khi vượt cạn, sản phụ không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động ưa thích trước kia như xem phim, nghe nhạc..., không quan tâm đến những sự việc chung quanh, luôn cảm thấy bi quan về tương lai và có ý nghĩ về cái chết. Họ cũng không muốn chăm sóc con hay sợ rằng mình sẽ làm hại đứa bé. Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng bốn tuần đến ba tháng sau
- sinh. Nguyên nhân chính xác gây trầm cảm sau sinh hiện nay chưa rõ nhưng có giả thiết cho rằng sự thay đổi vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần vào quá trình sinh bệnh này. Đôi khi “thủ phạm” đến từ nguyên nhân tâm lý, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hòa thuận hay ít có người thân hoặc bạn thân để tâm sự; những sản phụ sinh khó hay sau sinh ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé có nguy cơ mắc bệnh
- này cao hơn. Ngoài ra, những người đã từng bị trầm cảm trước đó cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao. Sản phụ thường ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm một phần vì thiếu thông tin về căn bệnh, một phần vì xấu hổ vì không lo được cho con. Họ sợ rằng nếu mình khai bệnh cho cán bộ y tế thì sẽ bị nhốt vào bệnh viện vì mình bị “điên nặng”, hoặc sẽ có người đến bắt con mình đi. Chính vì vậy, người nhà cần quan tâm, theo dõi, nếu phát hiện những triệu chứng bất thường kể trên phải đưa đến chuyên khoa tâm thần để điều trị sớm. Nếu không, người
- mẹ có nảy sinh chứng hoang tưởng thì có thể sẽ làm hại con. Những người mắc phải chứng hoang tưởng thường nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập, chắc chắn có số phận bi thảm. Nếu trầm cảm sau sinh kèm theo ảo thanh mệnh lệnh, nghĩa là bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải làm một điều gì đó thì có thể họ sẽ gây hại cho đứa con. Nguy hiểm hơn, nếu không chữa kịp thời, người mẹ có thể tự tử.
- Trầm cảm sau sinh được điều trị bằng cách phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện). Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về nhà uống mà phải được tham vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để chọn lựa đúng thuốc và liều lượng thích hợp. Quăng con, tự tử vì trầm cảm Trưa 2-3, người dân sống quanh chung cư Nguyễn Ngọc Phương (quận Bình Thạnh) bàng hoàng, sửng sốt khi
- chứng kiến một phụ nữ nhảy từ tầng 17 chung cư tự vẫn, để lại hai đứa con sinh đôi, một trai, một gái mới tròn một tuổi. Gia đình chị cho biết chị không gây gổ, hiềm khích với ai. Nhưng từ khi sinh con, lúc nào chị cũng lo lắng, bất an và thường xuyên mất ngủ. Chị đã đi khám bệnh tại rất nhiều bệnh viện chuyên khoa thần kinh nhưng bệnh không dứt hẳn. Đặc biệt, trong khoảng thời gian hai tháng phải nghỉ việc ở nhà chăm con, áp lực tiền bạc càng khiến bệnh chị nặng hơn. Cú sốc người cha qua đời cách đây không lâu như giọt nước tràn ly nhấn chìm chị và đẩy chị
- đến tự vẫn. Đây là kết cục của một chuỗi dài những ức chế bị dồn nén suốt thời gian sau sinh. Tháng 11-2009, cư dân mạng xôn xao trước sự kiện một phụ nữ Trung Quốc tự tay quăng đứa con sáu tháng tuổi của mình từ tầng ba chung cư và nhảy theo. Cả hai mẹ con chết ngay tại chỗ. Nguyên nhân của cái chết bi thương trên chính là áp lực sinh con trai của gia đình người chồng. Hai vợ chồng chị đã có hai con gái, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị không sinh nữa nhưng gia đình chồng bắt chị phải sinh thêm để kiếm con trai. Đứa
- bé gái thứ ba ra đời, hai mẹ con chị bị cả chồng và gia đình chồng đối xử ngược đãi, tệ bạc. Vừa một mình lo cho con, vừa phải tất bật kiếm tiền khiến chị cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và cuối cùng tìm đến cái chết sau sáu tháng chìm trong đau đớn, vật vã. Sinh xong... chữa bệnh tâm thần Sau khi sinh, chị MH (quận Bình Thạnh) trở nên cáu gắt, lúc nào cũng buồn rầu và luôn xa lánh con mình. Chị rất mau nước mắt, đụng tí chuyện là khóc, khóc dai dẳng. Tính tình chị thay đổi 180o, từ một người vui vẻ, hoạt bát
- thành một người cáu bẳn, khó chịu. Do chồng đi lao động ở nước ngoài nên từ lúc mang thai đến khi vượt cạn, chị đều một mình lo toan mà không có chồng bên cạnh. Chị với mẹ chồng lại không hạp tính nhau nên hay xích mích, cãi cọ. Đến khi chị có biểu hiện mất ngủ liên tục 10 ngày liền và hay la hét, đập phá, mẹ ruột mới đưa chị về nhà. Một tuần sau, chị được đưa đến BV Tâm thần điều trị vì hành động bịt mũi rồi đập đầu con vô tường. Khi tôi hỏi chị có nhớ con không, chị TV (quận 7) khẽ gật đầu, nước mắt ròng ròng. Đó là khoảnh khắc ngắn ngủi
- chị không bị xích tay vào giường và tỉnh táo nói chuyện. Thật đáng thương cho đứa con của chị, mới một tháng tuổi em đã phải sống xa mẹ và phải bú sữa ngoài. Còn chị, hằng ngày vẫn vắt sữa vào bình đưa mẹ mang về cho con nhưng chị đâu biết con chị không được uống sữa của một người mẹ đang uống thuốc điều trị bệnh tâm thần. Do hai vợ chồng khó khăn, áp lực tiền bạc khiến chị luôn căng thẳng, chán nản và phải nhập viện điều trị. Đây là những biểu hiện của chứng rối loạn trầm cảm sau sinh, nếu không điều trị sớm người bệnh sẽ sinh chứng
- hoang tưởng, rất dễ làm hại đến con. . Nếu trầm cảm mà để lâu thì có khả năng xuất hiện thêm triệu chứng loạn thần? + Đúng. Nếu thời gian đầu khi mới xuất hiện các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, chán nản… mà không quan tâm giúp đỡ, đưa bệnh nhân đi khám kịp thời thì về sau bệnh nặng thêm, có khả năng xuất hiện thêm triệu chứng loạn thần như ảo giác hay hoang tưởng. Lúc này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
- . Trẻ không được bú sữa mẹ khi người mẹ đang điều trị trầm cảm? + Đúng. Vì đa số thuốc điều trị trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ nên trong những trường hợp này, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cho trẻ bú bình trong thời gian mẹ đang uống thuốc điều trị trầm cảm. . Đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu mẹ bị trầm cảm? + Đúng. Sự không quan tâm đến con do bệnh lý trầm cảm
- ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức... ở trẻ, vì một đứa bé ba tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm ở mẹ nó.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn