Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam
lượt xem 19
download
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam
- Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam
- Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, những bài thơ mới của Hàn Quốc, từ năm 1908, với Choi Nam Son và sau đó Kim Ok cùng nhiều nhà thơ khác, cùng với hoạt động dịch thuật có chủ đích và những lời phát biểu của họ, cho thấy “phương Tây đã đi đến chỗ sâu nhất” (mượn ý của Hoài Thanh) trong hồn họ, bật lên thành ý thức, thành quan niệm. Và từ đầu thế kỷ cho đến những năm 30, nhiều xu hướng khác nhau cùng tồn tại trong thơ ca Hàn Quốc. Biểu hiện đa dạng của chúng làm cho nhà nghiên cứu không thể chỉ dùng những quy phạm vốn có của trào lưu mà xếp loại. Peter H. Lee đã dùng những tên gọi khác nhau, không trên cùng bình diện: Tượng trưng, lãng mạn, cách tân thơ dân gian, thơ ca thuần túy, thơ ca vì đời sống, trào lưu hình tượng, siêu thực, thơ ca cánh tả, thơ ca kháng chiến… Nhưng nhìn chung, tinh thần tự ý thức, tự thí nghiệm (qua các hình thức tác phẩm) của nhà văn Hàn Quốc đã buộc công chúng phải chú ý quá trình sáng tạo và nguyên liệu sử dụng: lớp công chúng chủ động hình thành. Tự hào là một nước thơ, nhưng thơ ca Việt Nam khởi động muộn hơn. Có thể chỉ kể từ Tản Đà với tập thơ Khối tình con 1 (1915), Giấc mộng con (1917) rồi sau đó phải chờ đến năm 1932, với bài Tình già của Phan Khôi, mở ra một phong trào xứng danh là Thơ mới. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ ấy, Việt Nam chưa có trào lưu, thơ Tản Đà có lẽ chỉ là lãng mạn kiểuphương Đông cách tân, bằng cách dung nạp một số yếu tố nhạc điệu dân gian Việt Nam. Từ 1932 cho đến 1945, giai đoạn được coi là hiện đại hóa mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam (từ trước đến nay), phong trào Thơ mới được gọi là một cuộc cách mạng trong thơ ca (và cả trong văn học Việt Nam nữa) đã được/ bị trào lưu lãng mạn chiếm lĩnh gần hết. Trong thơ ca lãng mạn, có thể nói, Hàn Quốc và Việt Nam gặp nhau trong các nội dung: ý thức cá nhân, mộng/ thực, thật/ và hư, tự do/ nô lệ, ánh sáng/bóng tối, nước mắt, nỗi buồn/ chán sầu đời, thiên nhiên, tôn giáo… Tuy nhiên, điều cần nói là không gian đô thị tràn vào thơ ca Hàn Quốc nhiều hơn. Cái chết được ngắm nhìn và ca ngợi. Nhóm Paekcho (White Tide, 1922) có những “không gian nghệ thuật như: căn phòng bí ẩn (Park Chong-hwa) cái giường (Yi Sanghwa), và làng hoa hồng (Hwang Sogu)”.
- Trên con đường hiện đại hóa, thơ ca mang đậm ý thức xã hội của Hàn Quốc cũng phát triển không kém. Được xem như là biểu tượng của người nghệ sĩ dấn thân, (bằng những hoạt động xã hội của mình, và bằng thơ ca) Han Young Un (1879-1944), cũng đã rất hiện đại trong cách viết. Cái minh triết phương Đông chạm với tinh thần hiện đại phương Tây, tư tưởng Phật giáo nối liền với cảm thức về đời sống thực tại, những câu thơ tự do dài, lai láng tình yêu của Han Young Un (Sự im lặng của tình yêu, 1926) làm chúng ta nghĩ đến thơ R. Tagore. Hàn Quốc và Việt Nam đều có xu hướng cách tân thơ dân gian. Đại biểu lớn nhất của Hàn Quốc là Chu Yohan (1900), Kim Sowŏl (1902-1934), một số bài thơ của Kim Ŏk… Việt Nam có Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải và gần hơn là LưuTrọng Lư, Nguyễn Bính… “Chống chủ nghĩa suy đồi, đưa thơ ca đến gần công chúng”, Chu Yohan tuyên bố trở về với cội nguồn Hàn Quốc. “Trước hết phải là Hàn Quốc rồi mới trở thành văn học thế giới”: quan niệm của ông làm ta nhớ tới Thạch Lam. Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc những năm 30 là thập kỷ “tràn đầy sự kiện”. Tạp chí Thơ (Simunhak, 1930), chủ trương phong trào thơ ca thuần túy, đề cao yếu tính nghệ thuật trong văn học. Có nhiều quan niệm trong nhóm này làm ta nghĩ đến Thiếu Sơn và Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, những người muốn “văn chương là văn chương”: phủ nhận văn học chức năng (giáo huấn) văn học đại chúng (giải trí), xem trọng cá nhân hơn xã hội, muốn “tấn công vào chủ nghĩa vật chất, sự chính trị hóa và nghệ thuật tầm thường”. Pak Yongch’ŏl (1904-1938) và Kim Yŏngnang (1903-1950) là hai nhà thơ tiêu biểu của phong trào. Nếu Park Yongch’ŏl đề cao cá nhân và kỹ thuật, thì Kim Yŏngnang nhấn mạnh về nhạc và sắc thái. Bên cạnh đó, còn có Chong Chiyong, được xem là nhà văn bậc thầy về thơ ca hiện đại, trong ý hướng đề cao ngôn từ. Từ 1926, trào lưu hình tượng muốn “giải phóng thơ khỏi “ngọn triều lãng mạn duy cảm”, để gia tăng ý thức, trí tuệ, nhằm “biểu hiện cụ thể, sắc nét những hiện thực phức tạp của nền văn minh hiện đại”. Thơ Kim Kirim có những hình ảnh gây sốc và bạo lực, trong khi đó, “mục tiêu của Kim Kwanggyun (1914-1993) là viết một bài thơ như là sản phẩm của ý thức về tinh thần hiện đại. Ông chọn ngôn ngữ đô thị (nhà máy, khách sạn, tàu cao tốc, giấy bóng kính) và ông ưu tiên cho tính chất hình ảnh hơn âm nhạc”(11).
- Yi Sang (1910-1937) được xem là “nhà thơ phương Tây nhất vào đầu những năm 30”, thuộc trào lưu Siêu thực. Ông chịu ảnh hưởng Dada, làm những bài thơ thị giác (thay đổi co chữ, chừa khoảng trống, cho ngoặc đơn, dùng các số Ả rập, ký tự tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc…), chú ý vô thức, giấc mơ, ảo ảnh, chịu ảnh hưởng của Mallarmé, Rimbaud và Lacan rõ. “Bài thơ đầu tay của Yi Sang là Cây trổ hoa (Kkonnamu) và Tấm gương (Koul), 1933. Tấm gương đã có yếu tố liên văn bản khi sử dụng lại huyền thoại của Plato (Symposium: huyền thoại con người bị tách làm hai và luôn luôn tìm cách để hợp nhất)...(12). Nhóm thơ ca cánh tả của Hàn Quốc có nhiều điểm giống Việt Nam. Cũng tiến hành các cuộc bút chiến (như Hải Triều), cũng dịch Henri Barbusse (1847-1935) và Romain Rolland (1866-1944). Kim Kijin (1903-1985) thành lập Liên đoàn nghệ sĩvô sản Hàn Quốc (KAPF) vào ngày 23 tháng 8 năm 1925, với 19 thành viên. Cũng chịu ảnh hưởng Georgy Plekhanov. Cũng tranh luận trên các nội dung gần giống nhau như: hình thức và nội dung, đề cao chủ nghĩa anh hùng tập thể, chống bi kịch cá nhân, vai trò xã hội của văn học, việc tổ chức phong trào sáng tác, đi tìm hình thức phù hợp cho thơ vô sản, đại chúng hóa tiểu thuyết… Văn học nữ quyền cũng phát triển sớm ở Hàn Quốc. Vào 1920, một số nữ trí thức du học ở Nhật và Pháp các ngành nghệ thuật, đã về nước viết văn, vẽ tranh và lập nhóm. Họ có ý thức đề cao giới mình. Có đến ba người phụ nữ xuất hiện trong chặng đầu: Đó là Kim Myŏngsun (1896-1946), người phụ nữ đầu tiên của Hàn Quốc học về tranh sơn dầu phương Tây ở Trường Cao đẳng nghệ thuật Nữ Tokyo vào 1918 và sau đó ở Paris. Đó là Kim Wŏnju (1896-1971), người tổ chức một nhóm phụ nữ có tên là Ch’ongdaphoe (Bluestockings, 1919). Kim sáng lập tờ báo Phụ nữ mới (Sinyŏja, tháng 3, 1920), tờ báo đầu tiên do một người nữ Hàn Quốc lập ra cho phụ nữ. Và đó là Na Hyesok (1896-1946), làm bài thơ Nhà búp bê (1921) lấy cảm hứng từ Ibsen. Thời gian đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện ý thức đấu tranh cho nữ quyền, với tờ Nữ giới chung (chủ bút Sương Nguyệt Anh, 1918), những bài báo của Phan Khôi, sau đó là Nguyễn Thị Kiêm, nhóm Nữ lưu thư quán của Phan Thị Bạch Vân (1928) và Phụ nữ tân văn… Tuy nhiên, về tính hiện đại, thì truyện ngắn đầu tay Cô gái đáng ngờ của Kim năm 1917, và đã đi khá xa so với những truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong. Sau chặng đầu, có hai chặng kế tiếp (từ 1920-1930, từ 1930-1945), rất nhiều tác giả nữ xuất hiện.
- Tiểu thuyết hiện đại xuất hiện sớm ở Việt Nam và là thể loại chủ lực trong một thời gian nửa thế kỷ, nhưng rồi đi theo con đường đại chúng hóa, Việt Nam không có được những cách tân mạnh mẽ như Hàn Quốc. Trong xu thế phát triển của tiểu thuyết Việt Nam, có thể nói các nhà văn Nam Kỳ đóng vai trò lớn, đặc biệt là Hồ Biểu Chánh. Sau những thành công to lớn của ông, các nhà văn Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mọc, Việt Đông, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Bửu Đình... đều viết tiểu thuyết đại chúng. Tiểu thuyết đại chúng phổ biến ở Bắc kỳ: Nguyễn Khắc Hanh - Một khúc đoạn trường, Nguyễn Kế Khoa - Giọt nước cành hương, Đinh Gia Thuyết - Mảnh tình chung, Nguyễn Khoa Vy - Hồng nhan mộng, Nguyễn Trọng Dương - Chết sống thuyền quyên, Cấn Vũ Ích - Tình là giây oan, Trọng Khiêm - Kim Anh lệ sử…, bên cạnh những truyện ngắn hiện đại mang yếu tố hiện thực của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn trên Nam Phong tạp chí (1918). Ở Hàn Quốc, sau khi vượt qua chặng đầu, với bút pháp kể chuyện truyền thống (Lee In –jik, Lee Hae-jo, Choi Chan-sik), năm 1906, tiểu thuyết hiện đại đầu tiên được đăng: Lệ huyết của Yi In Jik (báo Mansebo), sau đó là một loạt các tác giả, tác phẩm: Yi In Jik: Núi Chim Trĩ, Thế giới bạc, 1908; Yi Haejo: Tuyết trên ngôi đền Tóc, 1908, Tiếng chuông tự do, 1910; Hwa Ui Hyol: Nước mắt và Hoa, 1912; Choe Chansiks: Sắc trăng thu, 1912, Đề cao tinh thần khai sáng, giải phóng cá nhân, tự do yêu đương, bình đẳng nam nữ, tiểu thuyết Vô tình của Lee Gwang-su, 1917 làm chúng ta nghĩ đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, 1925. Nhưng nếu Tố Tâm chỉ gói gọn trong bi kịch của đôi lứa từ sự tuân phục truyền thống thì Vô tình còn nhấn mạnh khát vọng canh tân đất nước, từ đây, môtíp nhân vật xuất dương trở nên phổ biến trong văn xuôi Hàn Quốc. Dấu vết duy mỹ dung hợp cùng yếu tố hiện thực xuất hiện rõ trong tác phẩm Kim Dong-In từ 1920, trong đó, nhân vật nữ tha hóa trongKhoai tây, 1921 làm ta liên tưởng đến nhân vật Cô Chiêu Nhì của Nguyễn Bá Học và Thị Mịch trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Từ 1930, ý thức về cá nhân trở thành một vệt xuyên suốt trong tiểu thuyết Hàn Quốc. Những tạp chí như Sáng tạo(1919), Phế tích (1920), Khởi hành (1920) góp phần hình thành những nhóm nhà văn, cổ vũ những tác phẩm mang tư tưởng này. Nhóm White Tide (Ngọn triều bạc) đã tập hợp nhiều nhà văn hiện đại đáng chú ý. Với chủ đề cái nghèo, Hyeon Jin–geon (1900-1943) viết truyện ngắn: Đời nghèo (1921), Người đàn ông thất bại (1922), Ngày may mắn (1924), như Nam Cao những năm 40. No Tohyang (1902-1927) có những nét giống Vũ
- Trọng Phụng, về cuộc đời yểu mệnh và về cả xu hướng tác phẩm: viết về dục vọng và cái nghèo, chỉ trong năm 1925, ông in nhiều tác phẩm: Người câm Samnyong, Trái dâu…Yom Sangsop (1897-1963) viết cho Phế tích, tập trung vào nhân vật trí thức dưới thời Nhật thuộc. Song song với xu hướng đề cao cá nhân, có các xu hướng khác, như xu hướng dân tộc và xu hướng giai cấp, đó là văn học dành cho người nghèo, văn học phản kháng, có Choe Sohae, Cho Myonghui, Yi Kiyong, Han Sorya, Song Yong… Giữa những năm 30, tiểu thuyết bùng nổ trong sự đa dạng, những nguyệt san Tân Đông Á, Ánh sáng Hàn Quốc, Trung tâm, mở rộng không gian cho văn học, bên cạnh những tạp chí chuyên ngành như Văn học, Phê bình văn hóa. Những tiểu thuyết có quy mô lớn ra đời: Ba thế hệ của Yom Sangsop (1931), Vũng lầy của Chae Mansik (1937)… Chủ nghĩa hiện đại cũng đã xuất hiện từ đây trong tư tưởng và bút pháp của nhiều tác giả Hàn Quốc: Pak Taewon Yi Taejun, Yi Hyosok, Yi Sang, Choe Myonggik, Ho Chun, An Hoenam… trong đó, Yi Sang đi xa nhất trong tinh thần cách tân. Bên cạnh các yếu tố cần thiết như: quan niệm văn học mới, thi pháp mới và loại hình tác giả, độc giả, sẽ chưa thể gọi là văn học hiện đại nếu ở đó thiếu đi khả năng tự ý thức: lý luận và phê bình văn học là thể loại biểu hiện khả năng ấy. Thể loại này xuất hiện sớm ở Hàn Quốc, qua các phát biểu của nhà văn và qua hoạt động dịch thuật, phê bình trên báo chí. Từ một khởi điểm học vấn cao, phần lớn là được đào tạo đại học ở nước ngoài, những nhà văn Hàn Quốc đã được trang bị những quan niệm kiến thức hệ thống, có khả năng tiếp cận các nhà văn đương thời của Pháp, Mỹ, Anh. Bằng giảng dạy, sáng tác, dịch thuật, phê bình, họ đã mang vào cho đất nước mình những thông tin mới mẻ, hệ thống. Việt Nam chậm hơn: những phát biểu mang tính quan niệm của Phạm Quỳnh về thể loại và kỹ thuật, xuất hiện những năm 20, căn bản là dừng lại với những kiến thức sơ đẳng trong nhà trường trung học, chỉ nhấn mạnh về văn chương hiện thực. Phải đến năm 1931, Thiếu Sơn mới nói lời khai sinh thể loại phê bình với những bài phê bình trên Phụ nữ tân văn (Phê bình và Cảo luận, 1933). Từ đó về sau, hoạt động phê bình khởi sắc, với các cuộc tranh luận văn học, trong đó, xu hướng hiện đại hóa văn học có một cuộc đọ sức với xu hướng văn học Marxist (Cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939) vốn đề cao văn học chức năng, và sự chùng lại, dung hòa bắt đầu xuất hiện trên bình diện lý luận, phê bình ở Việt Nam.
- Nhìn về phía nhà văn, có thể thấy nhà văn Hàn Quốc may mắn hơn nhà văn Việt Nam. Hầu hết những nhà văn tên tuổi Hàn Quốc đều trở về từ các trường đại học ở Nhật, Pháp, Mỹ, được đào tạo về văn chương, nghệ thuật, họ là giáo sư ở các trường đại học và có những vị trí ổn định trong xã hội. Trong khi đó, hầu hết nhà văn Việt Nam đi lên từ tài năng bẩm sinh và con đường tự học, luôn phải đối diện với nỗi lo cơm áo. Trong chặng đầu tiên này, đã xuất hiện những nhà văn chuyên nghiệp ở Hàn Quốc và Việt Nam: chuyên nghiệp hóa là yếu tố có thực trong đời sống văn học hai nước, nhưng cấp độ chuyên nghiệp ở mỗi nơi có khác nhau. Một bên, chuyên nghiệp là nhà văn sống bằng nghề, tuân theo quy luật thị trường. Một bên, chuyên nghiệp là nhà văn được đào tạo chuyên môn kỹ lưỡng, bên cạnh khả năng sáng tác, họ còn ý thức về nghề và có khả năng tiếp cận cái mới. Từ những khảo sát trên, chúng tôi cho rằng văn học Hàn Quốc và Việt Nam vận động giống nhau, theo quy luật chung của các nước Đông Á. Trong chặng đầu của tiến trình hiện đại hóa văn học, trên đại thể, có thể nói Hàn Quốc và Việt Nam đều trải qua những hoạt động như: học tập, ra báo, dịch thuật, sưu tầm, biên khảo, thể nghiệm các thể loại mới, xác lập quan niệm văn học, hình thành thị hiếu thẩm mỹ mới, nhà văn mới, công chúng mới… Nhưng Hàn Quốc và Việt Nam có một số nét riêng: nhu cầu quảng bá và hoàn thiện chữ viết (chữ Hàn và chữ Quốc ngữ), nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Cả hai yếu tố, ở hai cấp độ khác nhau, đều để lại những áp lực và kích thích đáng kể trong đời sống văn học hai dân tộc. Để kết thúc, bài viết này xin được đưa ra một vài lý giải nhỏ: Hiện đại hóa ở các nước Đông Á, phải khởi đi từ học vấn. Hàn Quốc (và Nhật 1. Bản) đã ý thức rõ điều ấy và thành công. Việt Nam đã không thuận lợi trong môi trường đào tạo. Khởi điểm của nhà văn và công chúng Việt Nam có lẽ không thuận lợi bằng Hàn Quốc... Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt không cho phép họ đón nhận ngay loại văn 2. chương duy mỹ, trừu tượng và những cái gì quá mới, quá xa lạ. Trong khi ấy, duy mỹ là một đặc điểm của văn hóa Hàn Quốc (và Nhật Bản), làm thành một phong cách sống phổ biến. Những di sản văn học và văn hóa của Hàn Quốc cho phép các nhà văn Hàn cất 3. cánh nhẹ nhàng hơn. Có thể nói đến triết học, phê bình văn học, vốn hình thành rất sớm ở Hàn Quốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách mạng KHCN hiện đại với vấn đề CNH- HĐH ở Việt Nam
6 p | 769 | 113
-
Tiểu luận triết học P65
2 p | 424 | 100
-
Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở việt nam thế kỷ xx qua góc nhìn của một người nghiên cứu
15 p | 350 | 100
-
Mối quan hệ vật chất và ý thức trong xây dựng nền kinh tế Việt Nam hiện nay - 1
8 p | 242 | 67
-
TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN-HIỆN SINH
28 p | 1073 | 51
-
Dùng phạm trù bản chất hiện tượng phân tích lối sống của sinh viên việt nam - 1
6 p | 134 | 27
-
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại -3
8 p | 195 | 23
-
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại -1
7 p | 230 | 23
-
Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh
9 p | 111 | 18
-
Suy nghĩ về Hậu hiện đại
19 p | 108 | 15
-
Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam_2
7 p | 143 | 13
-
Tiểu luận triết học P18
15 p | 114 | 13
-
Kawabata Yasunari
4 p | 122 | 12
-
Phát triển ưu điểm của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần –3
7 p | 118 | 8
-
Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa dân tộc
7 p | 86 | 7
-
Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán_2
8 p | 118 | 5
-
Sự xuất hiện của "Tam Quốc chí lục dịch" và vấn đề dịch giả
8 p | 98 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn