Chương V<br />
<br />
CHÉVH THỂ VÀ Sự THỂ HIỆN NGUYÊN TẤC<br />
TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG T ổ CHỨC<br />
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÁC QUỐC GIA ASEAN<br />
I. PHÂN LOẠI CHÍNH THỂ VÀ sự ĐỀ CẬP<br />
NGUYÊN TẮC TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG HIÊN<br />
PHÁP CÁC QUỐC GIA ASEAN<br />
1. Phân loại chính thể các quôTc gia ASEAN<br />
Trong khoa học Luật Hiến pháp, “chính thể” là thuật<br />
ngữ dùng để chỉ mô hình tổ chức bộ máy nhà nước để<br />
thực hiện quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất của một<br />
quốc gia. Đối với quốc gia đơn nhất, chính thể là mô hình<br />
tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước<br />
ở cấp Trung ương; đối với quốc gia Liên bang dó là mô<br />
hình tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện quyềa lực nhà<br />
nước ở cấp Liên bang. Theo nghĩa đó, nói tới chính thể là<br />
nói tới mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước cao nhất<br />
ở mỗi quốc gia, bao gồm nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập<br />
pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp đtfợ? thể<br />
hiện trong Hiến pháp.<br />
Có hai tiêu chí thường được sử dụng để phâi loại các<br />
chính thể trên thế giới. Tiêu chí thứ nhất là tách thức<br />
hình thành các cơ quan nhà nước để nắm giữ và bhực hiện<br />
186<br />
<br />
quyền lực nhà nước, đặc biệt là cách thức hình thành nên<br />
nguyên thủ quốc gia. Nếu nguyên thủ quốc gia được hình<br />
thành bằng con đường kê truyền; người dân hoàn toàn<br />
nằm ngoài quá trình đó thì tưcíng ứng với nó, quốc gia có<br />
chính thể quân chủ. Nếu nguyên thủ quốc gia được hình<br />
thành bằng con đường do nhân dân bầu trực tiếp hoặc<br />
gián tiếp thì đó là chính thể cộng hòa. Tiêu chí thứ hai<br />
là mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện<br />
quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất trong bộ máy nhà<br />
nước. Tiêu chí này được sử dụng để phân loại các nước<br />
thuộc hai chính thể lớn là quân chủ và cộng hòa theo các<br />
chính thể nhỏ hơn. Nếu nguyên thủ quốc gia do người<br />
dân bầu trực tiếp và nắm quyền hành pháp thì quốc gia<br />
tương ứng có chính thể cộng hòa tổng thống. Nếu Nghị<br />
viện được bầu trực tiếp và nắm quyền lập pháp, đồng thời<br />
nguyên thủ quốc gia không được bầu trực tiếp và không<br />
nắm quyền hành pháp thì quốc gia tương ứng có chính<br />
thể cộng hòa đại nghị,...<br />
Hai tiêu chí trên đây có thể được sử dụng để phân<br />
loại chính thể của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy<br />
nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ, một quốc<br />
gia tuy có nguyên thủ quốc gia dược chọn trong một phạm<br />
vi đôl tượng nào đó và tại vị theo nhiệm kỳ nhưng vẫn<br />
có thể bị xếp vào chính thể quân chủ. Ngoài ra, mỗi quôc<br />
gia sau khi đã được phân loại vào một chính thể nhất<br />
định còn có thể được gắn thêm những cụm từ nhất định<br />
vào phía sau tên gọi chính thể. Sở dĩ có điều đó là vì, các<br />
quốc gia tuy có thể dược xếp vào cùng một loại chính thể<br />
nhưng trong tổ chức bộ máy nhà nước của chúng vẫn có<br />
187<br />
<br />
những đặc thù nhất định và cụm từ thêm vào p)hía sau<br />
tên gọi chính thể của chúng để phản ánh những nét đặc<br />
thù đó.<br />
Nếu xem xét nội dung của Hiến pháp các quốc gia<br />
ASEAN dựa trên các tiêu chí và cách thức phân líDẸÌ trên<br />
dây, chính thể của các quốc gia ASEAN có thể đưcơc phân<br />
loại như sau:<br />
- Các nước theo chính thể quân chủ: bao gồm Negara<br />
Brunây Darussalam (Brunây), Vưcfng quốc Campuchia,<br />
Vương quốc Thái Lan và Liên bang Malaixia. T ất cả các<br />
quốc gia này đều có một điểm chung là nguyên thủ quốc<br />
gia đều là Quốc vương. Quốc vương nắm chức vụ thông<br />
qua con đường kế truyền hoặc lựa chọn trong một phạm<br />
vi hẹp theo một cách thức mà không có sự tham gia của<br />
công chúng. Tuy thuộc về một nhóm lớn là chính thể<br />
quán chủ song các quốc gia này lại có cách thức tổ chức<br />
quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp<br />
và tư pháp ở cấp cao nhất hết sức khác nhau. Chính vì<br />
vậy, các quốc gia này lại được xếp vào những nhóm chính<br />
thể nhỏ rất khác nhau. Brunây có chính thể quân chủ<br />
chuyên chế Hồi giáo; Campuchia và Thái Lan là những<br />
quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến, hay nói cách<br />
khác là quân chủ đại nghị; và Malaixia có chính thể quân<br />
chủ lập hiến Hồi giáo có phần nào dặc điểm của quân chủ<br />
đai nghi. Chi tiết về chính thể của các quốc gia lỊày sẽ<br />
được phân tích kỹ hơn ở các mục dưới đây.<br />
- Các quốc gia theo chính thể cộng hòa: bao gồm Cộng<br />
hòa Xingapo, Cộng hòa Inđônêxia, Cộng hòa Philíppin,<br />
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Liên bang Mỉanma.<br />
188<br />
<br />
Nguyên thủ quốc gia ở các quốc gia này đều được người<br />
dân bầu bằng cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Các quốc<br />
gia này lại có thể được phân loại thành các nhóm chính<br />
thể nhỏ hcfn. Xingapo về hình thức là chính thể cộng<br />
hòa lưỡng tính, song trên thực tế lại vận hành như một<br />
chính thể cộng hòa đại nghị. Inđônêxia và Philíppin là<br />
những chính thể cộng hòa tổng thống đúng nghĩa. Các<br />
quốc gia Lào và Mianma đều có chính thể cộng hòa dại<br />
nghị, song Mianma lại có sự tham gia sâu rộng của quân<br />
đội vào chính quyền. Chính thể của các quốc gia này sẽ<br />
được phân tích kỹ hơn ở các mục dưới đây.<br />
<br />
2.<br />
Sự đề cập nguyên tắc tam quyền phân ỉập<br />
trong Hiến pháp các quốc gia ASEAN<br />
Nguyên tắc tam quyền phân lập, hiểu theo nghĩa<br />
chung nhất là nguyên tắc áp dụng trong tổ chức thực<br />
hiện quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất của một quốc gia<br />
mà theo đó ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp<br />
và quyền tư pháp được thực hiện bởi những chủ thể khác<br />
nhau, ở nghĩa chung nhất, tam quyền phân lập cũng có<br />
thể được hiểu là sự phân chia giữa quyền lập pháp, hành<br />
pháp và tư pháp để thực hiện bởi những chủ thể khác<br />
nhau; không có chủ thể nào đồng thời thực hiện nhiều<br />
hơn một trong ba quyền đó. Nguyên tắc tam quyền phân<br />
lập được nhà triết học và chính trị học thời Khai sáng<br />
là Bá tước Môngtexkiơ kế thừa và phát triển từ những<br />
tư tưởng chính trị cổ dại vào dầu thế kỷ XVĨIL Cho đến<br />
nay, cùng với nguyên tắc chủ quyền nhân dân của Rútxô,<br />
nguyên tắc tam quyền phân lập đă trở thành một trong<br />
189<br />
<br />
hai nguyên tắc được áp dụng phổ biến nhất trong tổ chức<br />
và hoạt dộng của các bộ máy nhà nước tư bản'.<br />
Trong số chín bản Hiến pháp các quốc gia ASEAN<br />
được nghiên cứu ở dây, nguyên tắc tam quyền piân lập<br />
được nhắc tới một cách cụ thể và trực tiếp ở hai bin Hiến<br />
pháp, đó là Hiến pháp Campuchia và Mianma. ỡiều 51<br />
Hiến pháp Campuchia ghi nhận nguyên tắc này ihư sau:<br />
jquyền lập pháp, hành pháp và tư pháo phải riêng biệt<br />
nhau. Hiến pháp Mianma quy định về nguyên 'Ẩc này<br />
một cách cụ thể và rõ ràng hơn: “ba nhánh củi quyền<br />
chủ quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp vi quyền<br />
tư pháp tách biệt với nhau ở mức độ có thể và thực hiện<br />
sự kiểm soát, kiềm chế và đôi trọng lẫn nhau. Ba nhánh<br />
quyền này tách biệt và được phân chia giữa cấp chính<br />
quyền Liên bang, vùng, bang và khu tự quản”^. Như vậy<br />
là, Hiến pháp Mianma không những ghi nhận nội dung<br />
nguyên tắc tam quyền phân lập mà còn phần mào quy<br />
định nguyên tắc vận hành của nó trong tổ chús bộ máy<br />
Nhà nước từ cấp Liên bang tới cấp bang. Cách thức vận<br />
hành đó làm người ta liên tưởng tới cơ chế kiền chế đối<br />
trọng trong bộ máy nhà nước Liên bang áp dụi^ nguyên<br />
tắc tam quyền phân lập cứng của bộ máy nhà nước cấp<br />
Liên bang của Hoa Kỳ. Quy định trong Điều 11 Hiến<br />
pháp Mianma là như vậy, song, như phân tích ỉưới đây,<br />
1. ở nước Cộng hòa xă hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng lịnh quyền<br />
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp jiữa các cơ<br />
quan nhà nước trong việc thực hiện cấc quyền lập pháp, hàrh pháp, tư<br />
pháp (Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2101) (BT).<br />
2. Điều 11 Hiến pháp Mianma hiện hành.<br />
<br />
190<br />
<br />