Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2
lượt xem 8
download
Tiếp nội dung phần 1, Tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 trình bày những nội dung về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2
- 667 PHẦN THỨ BA TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH: HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
- 668
- 669 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI PGS.TS. VŨ VĂN PHÚC* 1. Nhiệm kỳ Đại hội XII, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng cả trong Đảng và trong toàn xã hội, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ thị số 05-CT/TW khẳng định: đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Và cũng trong nhiệm kỳ XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác cán bộ và về cán bộ như: Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” __________ * Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
- 670 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... trong nội bộ; Nghị quyết Trung ương 7 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; đặc biệt là Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó, quy định chỉ rõ 8 nội dung các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện; phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống; đồng thời, yêu cầu cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu... Mặc dù hệ thống văn bản quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, song việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống có lĩnh vực, địa bàn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, như: việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp chưa thường xuyên, chưa thành nền nếp; một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cán bộ cao cấp, nói không đi đôi với làm, không tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, lợi ích nhóm, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước nhân dân... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn diễn biến phức tạp, tinh vi. Tự phê bình và phê bình có cấp, có nơi còn hình thức. Việc thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao, thậm chí có những cán bộ cao cấp không nêu gương đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước dẫn đến phải kỷ luật đảng, thậm chí bị xử lý hình sự1. Trong nhiều nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm, có nguyên nhân chủ yếu là từ chủ nghĩa cá nhân - cái gốc của mọi vấn đề suy thoái về tư tưởng __________ 1. Qua các vụ án tham nhũng lớn gây bức xúc trong nhân dân, gần 100 cán bộ diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật và bị truy tố trước pháp luật, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 22 sĩ quan cấp tướng trong Quân đội, Công an...
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 671 chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - là việc chưa thực sự hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý, chưa thực sự nêu gương, làm không đi đôi với nói, làm ít nói nhiều; kiểm soát quyền lực chưa thực sự hiệu quả; nạn chạy chức, chạy quyền diễn biến tinh vi, phức tạp; có nơi, có chỗ người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa gương mẫu, còn né tránh, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện, còn bị lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, lợi ích nhóm, cánh hẩu chi phối, cơ hội chủ nghĩa, lo giữ ghế, vi phạm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách... dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Đó chính là những thách thức lớn, những vấn đề đặt ra cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới; là bài toán phải tập trung tìm lời giải để việc học tập và làm theo Bác đem lại hiệu quả thực chất nhất bởi như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời từng nhiều lần nhắc nhở: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”1, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”2. 2. Định hướng và các giải pháp triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định bối cảnh mới đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, khó lường, hơn bao giờ hết, Đảng ta phải thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh như Bác Hồ mong muốn. Một trong những giải pháp cấp bách lúc này là phải “học thật” và “làm thật” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phải nâng lên một tầm cao mới với quyết tâm chính trị cao, không chỉ yêu cầu về tự giác mà còn phải có quy định bắt buộc với chế tài đủ mạnh đối với cán bộ cao cấp. - Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cao cấp phải thực sự tiên phong, gương mẫu, gần dân, tin dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, nghe dân làm cho mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thực sự mật thiết, máu thịt; xây dựng Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh __________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.309, 280.
- 672 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... như Bác Hồ căn dặn; củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. - Thực hiện có hiệu quả, làm tốt công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định của Đảng; thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; kết hợp giữa giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng với thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả việc giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai tài sản; việc thực hiện lời hứa... của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, nhất là cán bộ cao cấp, người đứng đầu. - Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí và bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nhân dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; có cơ chế bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; khi có tham nhũng, tiêu cực thì xử lý rất nghiêm minh, đủ mạnh để cán bộ có chức, có quyền không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng... Đồng thời, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: Một là, có quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm minh để buộc cán bộ cấp cao và cao cấp phải tự giác thực hiện theo những cam kết chặt chẽ với tính
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 673 pháp lý cao, nghiêm ngặt nhằm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi bằng được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo những tiêu chí cụ thể. Hai là, thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, nhất là cán bộ cao cấp, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị; kiểm tra sát sao việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Ba là, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cán bộ có chức vụ càng cao càng phải nêu gương, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh những người chỉ nói, mà không làm hoặc nói nhiều làm ít, các trường hợp vi phạm, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng. Bốn là, có cơ chế chặt chẽ và thực hiện cho bằng được việc thu hút, trọng dụng người có đức, có tài thực sự vì dân, vì nước,... Có cơ chế, chính sách tạo môi trường, điều kiện khuyến khích, thúc đẩy, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc và có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời loại bỏ bằng được cán bộ theo kiểu “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ”... nhưng cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài. Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Không để lọt những người không xứng đáng, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược. Đổi mới mạnh mẽ phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sáu là, kiểm soát thực sự chặt chẽ quyền lực để người có chức vụ không lợi dụng, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho họ, ủy quyền cho họ mưu cầu cho lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, lợi ích nhóm của họ, mà buộc họ phải hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu.
- 674 MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI PGS.TS. NGÔ VĂN THẠO* 1. Sự cần thiết tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Đến nhiệm kỳ Đại hội XIII (2021 - 2025), chúng ta đã trải qua bốn kỳ Đại hội tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội. Tuy nhiên, nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử Đảng và cách mạng Việt Nam thì việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh, bắt đầu từ rất sớm, ngay trong quá trình vận động thành lập Đảng. Từ năm 1925, lớp cán bộ cách mạng đầu tiên của Đảng đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc, tập trung trong cuốn Đường cách mệnh xuất bản năm 1927, đã theo các thanh niên yêu nước vào công nhân, nông dân, trí thức qua phong trào “vô sản hóa”. Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, hình thành nên các tổ chức cộng sản đầu tiên, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã tạo nên các cao trào cách mạng trong giai đoạn 1930 - 1945, dẫn tới thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền là việc học tập tư tưởng, __________ * Nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 675 đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc xuất bản tháng 10/1947. Từ năm 1969, sau khi lãnh tụ Hồ Chí Minh qua đời, trong cả nước đã có một phong trào cách mạng rộng lớn học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Dưới sự dẫn dắt của tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, lúc nào chúng ta thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn, thực chất thì chúng ta thành công. Còn khi nào do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta không làm đúng được theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, từ nhận thức đến thực tiễn, chúng ta ngày càng thấy rõ hơn bản chất và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng tại Đại hội VII và kết quả nghiên cứu, làm rõ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1991 - 2000, đã cho phép chúng ta tổ chức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách bài bản, bắt đầu từ Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Trong gần 20 năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, góp phần vận dụng ngày càng tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước. Những kết quả đạt được giúp chúng ta tin tưởng vững chắc hơn và quyết tâm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài. Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu và điều kiện để chúng ta vận dụng đầy đủ, sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ năm 1991, trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh, nước ta không còn phụ thuộc vào viện trợ hay những cam kết đồng minh như trước đây.
- 676 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc phải xuất phát từ độc lập dân tộc, lợi ích quốc gia, lấy độc lập dân tộc, lợi ích quốc gia là mục tiêu tối thượng để quyết định chính sách đối nội và đối ngoại. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1 từ những năm 20 của thế kỷ XX, đến các mục tiêu: “dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc” năm 1945 trong quốc hiệu Việt Nam; “độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường” năm 1951 trong Văn kiện Đại hội II của Đảng; và “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh” năm 1965 trong Di chúc của Người sẽ dẫn dắt chúng ta xây dựng thành công xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong những năm tới. Về tình hình trong nước, cần nói về những thách thức đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Từ bài học rút ra qua 35 năm đổi mới, cũng như thành công bước đầu trong phòng, chống đại dịch Covid-19 gần đây là minh chứng khẳng định vai trò của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, của sự gắn kết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, để vượt qua thách thức, đưa đất nước tiếp tục phát triển. Dựa vào dân, khơi dậy sức mạnh của nhân dân là nguồn lực to lớn để vượt qua nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” cũng như phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội một cách hiệu quả hơn. Thực hiện những chỉ dạy của Hồ Chí Minh về phát huy chủ nghĩa dân tộc (chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc), dựa vào dân sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạn phát triển mới. 2. Về bài học kinh nghiệm trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh những năm qua Một là, bài học về nhận thức. Cần có sự thống nhất cao trong nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến mỗi cán bộ, đảng viên và người dân về sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần nhận thức sâu sắc và quán triệt trong toàn Đảng và xã hội tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam, là cơ sở lý luận __________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.86.
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 677 xuất phát để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị đạo đức kết tinh từ những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất của dân tộc, của văn hóa nhân loại, của đạo đức cộng sản chân chính; là tấm gương mẫu mực trong thực hành đạo đức. Trên cơ sở nhận thức đó để triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt hiệu quả sâu rộng hơn. Xây dựng nhận thức đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam, là cơ sở lý luận trong hoạch định đường lối phát huy sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội một cách thiết thực và hiệu quả hơn. Hai là, bài học về xác định đúng nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, ý chí, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong thực hiện các chỉ thị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thu hút được sự tham gia của cán bộ, đảng viên và xã hội, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ thị số 23-CT/TW tạo ra bước chuyển mạnh mẽ, thực sự lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong bối cảnh tình hình quốc tế đã có thay đổi cơ bản. Từ nhận thức mới của Đảng ta, xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam, để triển khai học tập sâu trong Đảng và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nên Chỉ thị đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Lần đầu tiên, cán bộ, đảng viên và nhân dân được học tập khá đầy đủ, toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp đến là Chỉ thị số 06-CT/TW về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cùng với các nguyên nhân chủ quan, sự tồn tại của thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là nguyên nhân dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội, đặt ra yêu cầu tổ chức cuộc vận động này. Cuộc vận động đã được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đón nhận. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành cuộc vận động lớn trong xã hội. Đến thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bổ sung thêm
- 678 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... nội hàm học tập “phong cách”, đồng thời mục tiêu hướng tới không chỉ dừng lại ở cuộc vận động mà phải đẩy mạnh học tập, làm theo, đóng góp ngày càng thực chất trong giải quyết nhiệm vụ chính trị, các vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhất là công tác xây dựng Đảng. Ba là, bài học trong tổ chức thực hiện. Thực sự quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, làm trước. Xây dựng quy chế để cán bộ càng cao càng phải gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bốn là, bài học về phương pháp tiến hành. Phải thực hiện nghiêm những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “xây đi đôi với chống”, gắn kết đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (xây) với kiên quyết chống các mặt phản diện, như tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội. Đây có thể coi là bài học thành công ở mức độ nhất định trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW những năm qua. Chỉ thị số 05-CT/TW mở rộng phạm vi học tập và làm theo Bác cả về tư tưởng, đạo đức và phong cách, đưa việc học tập thành công việc thường xuyên, gắn với công tác xây dựng Đảng, với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Ngay sau Đại hội XII, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW đã gắn chặt với công tác xây dựng Đảng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Từ ý chí, quyết tâm, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, làm trước của người đứng đầu với sự ủng hộ của dư luận xã hội, việc phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả quan trọng, làm chỗ dựa, khích lệ việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị. Quy định số 08-QĐi/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã khẳng định những giá trị đạo đức, văn hóa cao quý theo tư tưởng Hồ Chí Minh và công khai lên án, chống những hành vi vi phạm văn hóa, vi phạm đạo đức trong Đảng và xã hội. Nhân dân tin tưởng hơn không chỉ vào quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, mà còn đặt hy vọng vào quyết tâm xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm là, bài học gắn kết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 679 Trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh có tư tưởng về văn hóa rất sâu sắc và toàn diện. Tư tưởng “văn hóa soi đường quốc dân đi” của Hồ Chí Minh đã khẳng định rất rõ về vai trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc. Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, ngày càng dựa vào sức mạnh trí tuệ, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một động lực rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giai đoạn cách mạng mới, với yêu cầu và điều kiện phát triển mới, cần thiết phải đi sâu hơn về lĩnh vực văn hóa (theo nghĩa rộng) trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 3. Một số đề xuất, kiến nghị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Một là, về nhận thức, cần quán triệt kỹ trong toàn Đảng về vai trò của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và sự cần thiết tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Với sự phân tích ở phần trên cho thấy nhận thức đầy đủ của Đảng, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, kiên định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh là cơ sở tồn tại và triển khai hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu và điều kiện phát triển của đất nước hiện nay. Ban Tuyên giáo Trung ương cần xây dựng một chuyên đề riêng về “Vai trò và sự cần thiết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập một cách nghiêm túc, khoa học, hiệu quả trong Đảng, hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cùng với triển khai các chuyên đề nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và sự cần thiết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- 680 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... Hai là, về nội dung, cần xác định trọng tâm là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khơi dậy và phát huy ý chí, khát vọng phát triển của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển”. Theo nội dung này, cần xây dựng các chuyên đề tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hằng năm, như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hạnh phúc, phồn vinh; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa dân tộc, phát huy vai trò của văn hóa, động lực tinh thần to lớn của sự phát triển trong giai đoạn mới; Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy ý chí, khát vọng phát triển toàn dân tộc, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển... Ba là, về phương thức triển khai, cần gắn nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời có sự chỉ đạo về thực hiện, kiểm tra, đôn đốc riêng về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, để tránh việc hòa tan nội dung tổ chức học tập và làm theo Bác vào các hoạt động chuyên môn. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về tổ chức các hội thi báo cáo viên giỏi về tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh; Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên các hình thức sinh hoạt phong phú trong Đảng và xã hội, góp phần vào thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sâu rộng và hiệu quả hơn. Để thực hiện, cần tổ chức kiểm tra, sơ kết hằng năm, 3 năm, 5 năm; có thông báo kết luận của Ban Bí thư về tình hình triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị của từng ngành, địa phương. Tăng cường hoạt động giao ban, trao đổi kinh nghiệm để tạo không khí sôi nổi trong học tập và làm theo Bác. Bốn là, gắn bó chặt chẽ hơn nữa việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và xã hội. Ban Bí thư có hướng dẫn nội dung, quy trình đánh giá cán bộ, bao gồm đánh giá về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của mỗi cá nhân. Chấn chỉnh lại công tác thông tin, tuyên truyền
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 681 trên hệ thống thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền về các việc làm tốt, gương điển hình tiên tiến trong đời thường, phản ánh đúng đắn hơn thực trạng và sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay. Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về văn hóa, phát triển xã hội, tập trung sự chỉ đạo và tăng nguồn lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội, môi trường. Khai thác đầy đủ, sâu sắc hơn về văn hóa Hồ Chí Minh, thực hiện tư tưởng vĩ đại của Người “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để xây dựng đời sống tinh thần tươi đẹp và tiến bộ trong xã hội, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển trong giai đoạn mới.
- 682 HỆ GIÁ TRỊ HỒ CHÍ MINH: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY PGS.TS.GVCC. TRẦN THỊ MINH TUYẾT* Đối với Hồ Chí Minh - con người tự nguyện hiến đời mình cho dân tộc và nhân loại, số phận của dân tộc và nhân dân luôn là nỗi suy tư, trăn trở duy nhất của Người. Từ việc kế thừa văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại, trong quá trình tìm đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam, hệ giá trị Hồ Chí Minh đã từng bước được xác lập. Là biểu trưng cao quý của văn hóa Việt Nam, hệ giá trị Hồ Chí Minh và hệ giá trị Việt Nam thống nhất làm một. 1. Hệ giá trị Hồ Chí Minh: Độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ và giàu mạnh Nói đến giá trị là nói đến những gì quý giá, có tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con người, tổ chức và dân tộc. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng gian khổ của dân tộc Việt Nam đã chắt lọc, đúc kết hệ giá trị của mình và tư tưởng Hồ Chí Minh đã biểu đạt các giá trị cao quý đó. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của các phong trào đấu tranh giành độc lập của cha anh, với tinh thần “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước. Việc tiếp thu tư tưởng tự do của văn hóa phương Tây và sự trải nghiệm thực tiễn đã giúp Hồ Chí Minh nhận ra: Độc lập, tự do là những giá trị không thể tách rời. Chỉ khi nước được độc lập thì người dân mới được hưởng ánh sáng của tự do. Ngược lại, __________ * Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 683 nếu mỗi người dân không được hưởng những quyền tự do chính đáng của mình thì nền độc lập đó chỉ là giả tạo, là “bánh vẽ”. Vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1. Từ năm 1930, Người đã soạn thảo cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo mà tư tưởng cốt lõi là Độc lập - Tự do. Tháng 8/1945, trong những điều kiện lịch sử thuận lợi, Người đã đúc kết quyết tâm giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam bằng câu nói bất hủ: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành được độc lập”2. Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”3. Giữ vững lời thề thiêng liêng đó, trước âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã thay mặt dân tộc Việt Nam thể hiện thái độ chính trị dứt khoát và kiên định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”4. Thực dân Pháp còn chưa rút đi thì đế quốc Mỹ lại tới. Đế quốc Mỹ tưởng rằng có thể dùng bom đạn để tiêu diệt ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước âm mưu cuồng bạo là “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã đúc kết lẽ sống của nhân dân Việt Nam và chân lý lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Rõ ràng, Độc lập - Tự do là giá trị hàng đầu, quan trọng nhất với Hồ Chí Minh. Là nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại, luôn quan tâm đến số phận của nhân dân, đối với Hồ Chí Minh, độc lập, tự do nhất thiết phải gắn với hạnh phúc của nhân dân. Chương trình Việt Minh do Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo và được thông qua vào tháng 10/1941 đã khẳng định: Mặt trận Việt Minh “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1) Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. 2) Làm cho dân Việt Nam được sung __________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.86. 2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.2, tr.225. 3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3, 534.
- 684 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... sướng, tự do”1. Sau Cách mạng Tháng Tám, Người tuyên bố: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”2. Lần khác, Người lại nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no, mặc đủ”3. Gắn độc lập, tự do với hạnh phúc của nhân dân là điểm khác biệt giữa quan niệm về độc lập của các sĩ phu phong kiến và Hồ Chí Minh. Xưa kia, độc lập đơn thuần là không bị mất nước; với Hồ Chí Minh, độc lập phải gắn với tự do và no cơm, ấm áo, cuộc sống yên bình của nhân dân. Làm cách mạng phải dựa vào dân nhưng làm cách mạng để vì dân là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”4 thể hiện sự gắn kết giữa các giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc và tinh thần nhân văn triệt để của Hồ Chí Minh, rằng hạnh phúc phải dành cho tất cả mọi người, không trừ một ai. Trong cuộc đời tranh đấu của mình, Hồ Chí Minh còn rất chú trọng giá trị dân chủ - khát vọng chung của cả loài người, đặc biệt là của những người bị kìm kẹp bởi chế độ thực dân, phong kiến phản động. Trong định danh tên nước sau Cách mạng Tháng Tám: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập, tự do, hạnh phúc”, Hồ Chí Minh đã kết hợp giá trị dân chủ với giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc để tạo thành hệ giá trị không thể tách rời. Do đó, chống đế quốc phải đi đôi với lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời để lập nên thể chế dân chủ cộng hòa. Lúc này, dân chủ không chỉ là một kiểu thiết chế nhà nước với quyền lực thuộc về nhân dân mà còn là động lực, là “cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”5 vì dân chủ mang lại sự hăng hái, sáng kiến và tình đoàn kết của đông đảo quần chúng cách mạng, cổ vũ họ tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc. Trong hệ giá trị Hồ Chí Minh còn hiển thị một giá trị thiết yếu nữa là sự giàu mạnh của đất nước, nói chính xác hơn là dân giàu, nước mạnh. __________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.470. 2, 3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64, 175, 187. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.325.
- Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 685 Trước Hồ Chí Minh, do xu hướng “tả” trong phong trào cộng sản quốc tế, ở nước này hay nước khác, vào lúc này hay lúc khác, việc đẩy cao vấn đề đấu tranh giai cấp đã có lúc dẫn đến sự “kỳ thị” người giàu, thậm chí lên án sự làm giàu. Với Hồ Chí Minh, việc làm giàu chính đáng của người dân phải được khích lệ vì “dân có giàu thì nước mới mạnh”1 và sự giàu mạnh chính là điều kiện, tiền đề đảm bảo nền độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, ngay trong những ngày đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã bày tỏ một khát vọng vĩ đại là Việt Nam sẽ trở thành một nước giàu mạnh ở mức có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”2. Khẳng định vị thế dân tộc là biểu hiện chân xác của tinh thần tự tôn và lòng tự hào dân tộc. Việc kết hợp chặt chẽ giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ với giá trị giàu mạnh đã thể hiện rõ trong ước nguyện cuối cùng của Hồ Chí Minh: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”3. Như vậy, trong chiều sâu tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là tiền đề, điều kiện để dân tộc phát triển và đi đến những tầm cao mới. Nếu so sánh, đối chiếu hệ giá trị của từng quốc gia, chúng ta nhận thấy: Mỗi dân tộc có hệ giá trị khác nhau cho dù các giá trị cụ thể đa phần là giống nhau. Cái làm nên sự khác biệt đó chính là giá trị quan, tức sự đánh giá vị trí của từng giá trị trong bảng giá trị để đi đến kết luận: Điều gì là trọng yếu nhất trong lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của dân tộc đó. Với Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ và giàu mạnh đã hiển hiện như các giá trị cốt lõi nhất; từng thành tố trong hệ giá trị đó luôn là tiền đề, điều kiện và kết quả của nhau. Tinh thần chủ đạo của hệ giá trị Hồ Chí Minh chính là: Giải phóng để phát triển và phát triển là vì hạnh phúc con người. Hệ giá trị Hồ Chí Minh không chỉ chắt lọc các giá trị “bất biến” trong thực tế dựng nước và giữ nước mà còn là lý tưởng thiêng liêng, mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Sự đồng nhất giữa hệ giá trị dân tộc và hệ giá trị Hồ Chí Minh - con người __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.316. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.35. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.614.
- 686 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... cả đời “chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”1 đã nói lên sự cao quý của nhân cách Hồ Chí Minh và giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Ý nghĩa của hệ giá trị Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Đối với Hồ Chí Minh, hành động là chỗ đến của tư tưởng nên hệ giá trị Hồ Chí Minh - hệ giá trị Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình cách mạng Việt Nam trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Thứ nhất, hệ giá trị Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối chiến lược của Đảng, mục tiêu bất biến của cách mạng và lẽ sống của nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Đánh giá rất cao ý chí độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam nên Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, nước Nam đã thắng”2. Từ sự thấu hiểu sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đúc kết nên giá trị đầu bảng của văn hóa Việt Nam là khát vọng độc lập, tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là đội tiền phong của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân Việt Nam, đã đưa giá trị cao quý đó thành đường lối đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nhờ đó, nhân dân Việt Nam đã làm nên những kỳ tích lịch sử như: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thế giới từng ca ngợi sức mạnh con người Việt Nam trong chiến tranh: “Ai cũng biết rằng trong thế kỷ XX, chính vật chất là sức mạnh của thời đại chúng ta, thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng nguyên tử, thời đại phản lực, thời đại điều khiển học, thời đại chinh phục vũ trụ, thời đại tin học... Dù là kể đến thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam cũng đều không có. Sức mạnh duy nhất của họ là sức mạnh của con người”3. Chính xác hơn, đó là sức mạnh của con người với khát vọng độc lập, tự do mãnh liệt. Thắng lợi của ý chí Việt Nam đã mang lại cho loài người niềm tin vào sức mạnh của lẽ phải và sự công bằng, cổ vũ con người không ngừng đấu tranh cho lý tưởng tự do. __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.272. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.98. 3. Dẫn theo Phạm Minh Hạc: Về phát triển con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.43.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam gắn với khát vọng xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
120 p | 40 | 13
-
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của đảng, chính phủ thông qua các văn bản về đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay
4 p | 83 | 7
-
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 1
666 p | 47 | 7
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
6 p | 13 | 6
-
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Câu 9 (Bài 2)
11 p | 88 | 5
-
Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
15 p | 101 | 5
-
Phát huy sức mạnh nhân tố con người Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng
6 p | 9 | 4
-
Các khuôn khổ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
9 p | 11 | 3
-
Giáo dục “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc” cho sinh viên, góp phần hiện thực hóa đường lối của Đảng trong điều kiện mới
7 p | 10 | 3
-
Khơi dậy khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội cho thanh niên Việt Nam hiện nay
11 p | 4 | 2
-
Cội nguồn khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn