Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
lượt xem 4
download
Bố cục cuốn sách "Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay)" chia làm hai phần, phần 1 trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay). Phần 2, giới thiệu chân dung một số nhà văn tiêu biểu của ĐBSCL từ năm 2000 đến nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
- Nguyễn Văn Kha (Chủ biên) Vũ Văn Ngọc- LêThị Thanh Tâm- Phan Văn Tường HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (từ năm 2000 đến nay) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT- 2015
- Bản chỉnh sửa có sự góp ý của Hội đồng nghiệm thu (11/6/2015) MỞ ĐẦU Nam Bộ là vùng đất mở cõi giang sơn về phía Nam. Nam Bộ là nơi khởi đầu của nền văn học mới, văn học quốc ngữ bằng chữ Latinh. Nối tiếp truyền thống văn học của dân tộc Việt Nam, văn học ĐBSCL trong thời kỳ Đổi mới đã thể hiện sức sống tinh thần của người Việt ở vùng đất này. ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tổ quốc, đang hướng về mục tiêu xây dựng một xã hội phát triển bền vững, ổn định về chính trị, kinh tế, phát triển về văn hóa, giáo dục, v.v… bảo đảm hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Trong đó, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Là một bộ phận nhạy cảm của văn hóa, văn học có tác dụng sâu rộng và lâu bền trong đời sống tinh thần con người. Chính vì lẽ đó, quan tâm đến đời sống, sự phát triển bền vững của xã hội, không thể không chú ý đến văn học nghệ thuật. Từ những lí do trên, đặt vấn đề khảo sát đời sống văn học ĐBSCL(từ năm 2000 đến nay) để có cái nhìn bao quát về văn học ĐBSCL trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Nam Bộ và cả nước là cần thiết. Trong phạm vi của đề tài: “Hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL”, chúng tôi khảo sát các họat động văn học ở ĐBSCL từ năm 2000 đến nay. Sở dĩ chọn mốc năm 2000 vì năm 2000 là thời điểm đánh dấu chặng đường một thế kỷ của tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc cũng là thời điểm bước vào thế kỷ mới, thế kỷ XXI. Ở tiểu vùng ĐBSCL, bên cạnh triển vọng của sự phát triển về kinh tế, xã hội theo hướng bền vững, bước vào thế kỷ XXI, ĐBSCL là một vùng văn học sôi động. Tất nhiên việc chọn mốc năm 2000 để khảo sát các họat động văn học ở một vùng văn học như ĐBSCL chỉ có tính chất tương đối, để thuận tiện cho việc xem xét vấn đề trong khuôn khổ của đề tài. Từ năm 2000 trở lại đây, giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình nghiên cứu, sưu tầm giới thiệu văn học Việt Nam và văn học Nam Bộ như công trình nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn Nhìn lại một chặng đường văn học (NXB TP Hồ Chí Minh, 2000) của Trần Hữu Tá; Chân dung văn học của Hoài Anh (NXB Văn học, Hà Nội, 2001) giới thiệu những đóng góp của các nhà văn Việt Nam cho tiến trình hiện đại hóa văn học quốc ngữ nước nhà trong đó có các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu …,nửa sau thế kỷ XX với các nhà văn như Ca Văn Thỉnh, Đoàn Giỏi, Lê Anh Xuân …; Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), công trình tập thể tổng kết một thế kỷ văn học Việt Nam của Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã góp tiếng nói khẳng định sự đóng góp của khuynh hướng văn học cách mạng, yêu nước, tiến bộ ở miền Nam từ 1954-1975, trong đó có một số tác giả văn học Nam Bộ. Các công 1
- trình tập thể nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu về văn học Nam Bộ như Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX (NXB TP Hồ Chí Minh, 2002), Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, 2 tập, (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh- Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004), phạm vi chủ yếu trước 1975. Năm 2002, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Văn học và Văn hóa, Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh (nay là Trung tâm Văn học và Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) xuất bản cuốn 25 năm –một vùng tiểu thuyết (NXB Khoa học xã hội). Đây là công trình khảo cứu tiếu thuyết Nam Bộ từ sau 1975 đến 2000, chủ yếu giới thiệu chân dung các nhà văn viết tiểu thuyết vùng Nam Bộ. Có thể coi đây là công trình duy nhất sau 1975 đến nay khảo cứu về văn học Nam Bộ (từ 1975 đến 2000), giúp hình dung diện mạo văn học khu vực này ở phạm vi thể loại tiểu thuyết. Trong công trình tập thể Từ điển văn học bộ mới (NXB Thế giới, 2004), Nam Bộ có 42 người được nhắc đến với tư cách là nhà văn hoặc ít nhiều có liên quan tới văn học. Nguyễn Q.Thắng với công trình Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, 4 tập (NXB Văn học, Hà Nội, 2007-2008), tiếp tục hướng đi trong công trình Tiến trình văn nghệ miền Nam (NXB An Giang, 1989; NXB Văn học, Hà Nội,1998), Văn học miền Nam (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003). “Công trình giới thiệu các văn thi sĩ đã có mặt trên bước đường của văn học nơi miền đất mới cho đến những năm cuối thế kỷ XX”[1]. Nguyễn Q.Thắng không đi sâu chia văn học thành khuynh hướng hay trường phái. Mỗi tác giả được tuyển chọn vào công trình chỉ “giới thiệu nội dung tác phẩm; còn tiểu sử tác giả nằm ở phần cước chú”[2]. Từ Chương VII (tập 2) trở đi, tác giả giới thiệu một số nhà văn Nam Bộ như Đoàn Giỏi, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Sơn Nam. v.v… Từ năm 2006 đến 2015, trong các trường đại học và viện nghiên cứu nằm trên địa bàn Nam Bộ có các công trình sưu tầm, nghiên cứu về văn học Nam Bộ như sau: đề tài Tác giả văn học văn hóa Tây Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 của Trung tâm nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa xã hội vùng Nam Bộ; 03 đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh của Khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Khảo sát, đánh giá và bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn đầu (từ 1865 đến 1930); Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học Nam Bộ 1930-1945; Sưu tầm, khảo sát và đánh giá văn học Nam Bộ 1945-1954. Phạm vi khảo sát của các công trình nói trên về văn học Nam Bộ chỉ từ 1954 trở về trước. Ngoài các công trình sưu tầm, nghiên cứu, một số luận án tiến sĩ mới bảo vệ gần đây ít nhiều có đề cập đến tình hình sáng tác văn học Nam Bộ, chẳng hạn: Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX –đầu thế kỷ XX của Võ Văn Nhơn (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008); 1 Nguyễn Q.Thắng, Văn học miền Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003, tr.10 2 Nguyễn Q.Thắng, Văn học miền Nam, Sđd, tr.10. 2
- Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965 của Phạm Thanh Hùng (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008); Con người và những giá trị văn hóa truyền thống trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 của Nguyễn Thị Thu Trang (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,2008). Có luận án nghiên cứu lĩnh vực lý luận, phê bình như: Lý luận, phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 của Trần Hoài Anh (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2008), nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại từ 1975 trở về trước. Năm 2014, Phan Mạnh Hùng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932” (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Mảng truyện ngắn Nam Bộ được chú ý khảo sát trong trong một số luận án tiến sĩ. Luận án của Trần Mạnh Hùng: Khảo sát đặc điểm truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2011); Luận án của Nguyễn Văn Đông nghiên cứu truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ hướng tiếp cận văn hóa học:“Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa” (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2013) và gần đây, NCS Lâm thị Thiên Lan vận dụng lý thuyết tự sự để tiếp cận truyện ngắn Nam Bộ giai đọan 1954-1975 trong đề tài luận án: Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945-1975) (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2015). Trong chuyên khảo của một số tác giả ở các hội VHNT tại các địa phương ĐBSCL, một số thể loại văn học ở địa phương được khảo sát, đánh giá. Chẳng hạn, Nguyễn Kim Nương (Hội VHNT An Giang) xuất bản tiểu luận Truyện ngắn An Giang 1975- 2000 (Văn nghệ An Giang, 2005). Tác giả Như Anh (Hội VHNT Tiền Giang) có những bài bình về thơ ĐBSCL trong 3 tập tiểu luận: Ai tri âm đó I (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh,1997), Ai tri âm đó II (NXB Thanh niên, 2001) và Ai tri âm đó III (NXB Thanh niên, 2006). Phan Văn Tường (Hội VHNT Long An) với Bước đầu tìm hiểu văn học ở Long An (NXB Văn nghệ, 2007). Bàn tròn thơ ĐBSCL (Cần Thơ, 10-9-2003), Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL lần 1 (Mỹ Tho-Tiền Giang, 10-9-2004), có các bài tham luận quan tâm đến tình hình sáng tác, nghiên cứu, phê bình của khu vực. Trên các báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Văn nghệ trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Nghiên cứu văn học, Nhà văn; trên các website http://www.vannghesongcuulong.org.vn,http://tuoitreonline.vn, …, rải rác có bài đề cập tình hình văn học ĐBSCL, hoặc về tác giả, hoặc về sáng tác trong phạm vi từng thể loại. v.v… Ở ngoài nước, rải rác có những bài viết về văn học ĐBSCL sau năm 2000 trên một số website cá nhân. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu văn học ĐBSCL từ năm 2000 đến nay, do nội dung và giới hạn của các công trình, các bài nghiên cứu, việc khảo sát, nghiên 3
- cứu văn học ĐBSCL còn dừng lại ở từng thể loại riêng lẻ (thơ hoặc văn xuôi) với những đánh giá chung xuất phát từ cái nhìn lịch sử hoặc tiếp cận tác giả, tác phẩm ở góc độ thi pháp học hoặc văn hóa học. Phạm vi khảo sát của các công trình về văn học Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng chủ yếu dừng lại ở mốc thời gian trước năm 2000. Có thể kết luận rằng, tình hình nghiên cứu văn học ĐBSCL từ năm 2000 đến nay đang bỏ ngỏ. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL từ năm 2000 đến nay là để tìm hiểu, đánh giá các hoạt động như: sáng tác (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, ký), quảng bá văn học (xuất bản sách, báo, phát sóng, quảng bá trên mạng internet qua các website, hoạt động thư viện, nhà sách, sinh hoạt CLB, hội thảo, bàn tròn, giao lưu giữa nhà văn và độc giả…, hoạt động thưởng thức văn học (văn học Việt Nam và văn học địa phương Nam Bộ trong đó có ĐBSCL, văn học thế giới) diễn ra ở vùng ĐBSCL. Qua đây có thể xác định hiệu quả có tính xã hội của sự tương tác giữa văn học và đời sống; ưu thế của các loại hình quảng bá văn học; nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng trong việc thưởng thức văn học; tác dụng của văn học trong việc giáo dục, làm phong phú tinh thần con người vùng đất này trong đời sống hiện tại như thế nào? Từ kết quả này có thể cung cấp những thông tin cho đội ngũ sáng tác và hoạt động quảng bá văn học, văn hóa ở địa phương nhằm phát huy chức năng xã hội của văn học trong thực tiễn. Thực hiện đề tài “Hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL (từ năm 2000 đến nay)”, chúng tôi chọn xã hội học văn học3 làm hướng tiếp cận chính. Theo quan điểm mác xít trong nghiên cứu văn học, K. Marx cho rằng, văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội đặc thù,“Con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Quan niệm trên đây của K.Marx được hiểu ở hai phương diện:K. Marx coi sáng tạo văn học nghệ thuật là một hình thức sản xuất xã hội đặc thù. Mặt khác, hình thức sản xuất này có mối liên hệ xã hội tổng hòa, xác định, nghĩa là sự sáng tạo văn học nghệ thuật cũng nằm trong cấu trúc cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội. Hiểu như thế thì những mối liên hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau của sản xuất, trao đổi và tiêu thụ trong quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật rất đáng chú ý. Văn học phải được nhìn nhận trong tính quá trình của nó, trong mối liên hệ với lịch sử, văn hóa, xã hội, trong sự thống nhất các khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ văn học. 3Theo Alain Guillemin (Giáo sư Đại học Provence - Pháp), trong chuyên đề: A la recherche du meilleur des modes (Littérature et siences socialles) (trình bày tại Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong 2 ngày 20 và 21 tháng 11 năm 2008), xã hội học văn học xem văn học (littérature) là sản phẩm của sinh hoạt xã hội của con người ở ba phương diện:người làm ra sản phẩm, kỹ thuật làm ra sản phẩm, người tiêu thụ nó. Trong khi giải quyết đề tài chúng tôi có tham khảo chuyên đề trên đây để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài. 4
- Với hướng nghiên cứu như trên, sử dụng những thành tựu khoa học của xã hội học, chúng tôi chọn xã hội học văn học là hướng tiếp cận chính. Hướng tiếp cận xã hội học được vận dụng như sau: Tiến hành sưu tầm xã hội học (tài liệu có sẵn, tài liệu thực tại), tổ chức tư liệu. Chuẩn bị nội dung phỏng vấn, dùng kỹ thuật khác nhau để tiếp cận như: phỏng vấn (trực tiếp) có ghi âm, trả lời bảng câu hỏi, chọn mẫu tiêu biểu. Sau đó kiểm chứng tư liệu để nhận thức tính xác thực của vấn đề và đề xuất giải pháp. Để việc xem xét, đánh giá hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL (từ năm 2000 đến nay) được sáng tỏ hơn, cùng với cách tiếp cận xã hội học, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận văn hóa học. Sở dĩ sử dụng cách tiếp cận văn hóa học là vì: để thấy được đóng góp của nhà văn ĐBSCL đương đại phải đặt tác phẩm của họ vào môi trường văn hoá xã hội của vùng Nam Bộ, xác định những thành tố nào chi phối sự hình thành và tồn tại của tác phẩm trên bình diện văn hóa. Một điểm nữa, từ kết quả khảo sát những hiện tượng liên quan đến sự phân hóa về thị hiếu thẩm mỹ như việc lựa chọn phương tiện, thể loại, đề tài.v.v…trong thưởng thức văn học của công chúng ĐBSCL, trên bình diện văn hóa, có thể góp phần lý giải những hiện tượng này. Quan điểm lịch sử- cụ thể cũng được vận dụng để xem xét các họat động văn học ĐBSCL từ năm 2000 đến nay trong mối liên hệ với tiến trình văn học Nam Bộ và văn học cả nước; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê cũng được sử dụng từ việc xử lý số liệu khảo sát mà nhóm nghiên cứu có được hoặc khi cần thiết, để làm sáng tỏ kết quả của nhóm nghiên cứu so với kết quả nghiên cứu của người đi trước, nhằm giúp bạn đọc thấy rõ hơn đặc điểm của văn học ĐBSCL thời kỳ Đổi mới ở thời điểm bước vào thế kỷ XXI. Về mặt thuật ngữ, tên gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” (tên tiếng Anh: Mekong Delta) chúng tôi sử dụng để chỉ khu vực thuộc Tây Nam Bộ và vùng đồng bằng do hệ thống sông Mê Kông bồi đắp. Về mặt địa lý - hành chính, vùng này hiện có 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương là: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ. Trong chuyên luận, chúng tôi sử dụng tên gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” hay “vùng châu thổ sông Cửu Long” hoặc “vùng Tây Nam Bộ” cũng có nghĩa như trên. Cụm từ “nhà văn Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi hiểu là những nhà văn đã và đang sống ở ĐBSCL. Nhà văn ở những nơi khác đến nhưng sống ở ĐBSCL và có tác phẩm viết về ĐBSCL cũng được coi là nhà văn ĐBSCL.Chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồ:“Theo tôi, hiện có hai loại nhà văn viết về ĐBSCL, đó là nhà văn viết tại chỗ và nhà văn viết “vọt cần câu”(nhà văn hiện ở địa phương khác nhưng (đã trải qua quá trình sống ở ĐBSCL- NVK) viết về ĐBSCL), cả hai đều gọi là nhà văn ĐBSCL chứ không nhất thiết phải có hộ khẩu ở ĐBSCL”. 5
- “Hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL” nghĩa là sự tồn tại của văn học trong đời sống con người ĐBSCL, thể hiện sự tương tác xã hội (social interaction) giữa cá nhân (hay nhóm cá nhân) có thể nhìn thấy và định lượng được. Đó là các hoạt động như sáng tác, nghiên cứu, phê bình; hoạt động quảng bá văn học như xuất bản sách (book publishing), báo chí (press), phát sóng (broadcasting-chủ yếu là TV, radio); phát hành (distribution) qua hệ thống phát hành sách (nhà nước và tư nhân), kể cả trên mạng internet qua website, hoạt động của thư viện; sinh hoạt văn học như CLB, hội thảo, bàn tròn, giao lưu giữa nhà văn với công chúng, hoạt động của các Hội VHNT…; hoạt động thưởng thức, tiếp nhận văn học của công chúng. v.v… Trong phạm vi của cuốn sách này, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu: tình hình sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học; hoạt động quảng bá văn học (xuất bản sách, báo chí, phát sóng (trên TV, radio),phát hành qua hệ thống các công ty phát hành sách, trên mạng internet (qua website), hoạt động của thư viện, sinh hoạt CLB văn học; công chúng ĐBSCL với việc thưởng thức văn học (văn học Việt Nam, văn học thế giới). Nội dung cuốn sách “Hiện trạng đời sống văn học ĐBSCL” tập trung khảo sát các họat động văn học ở ĐBSCL từ năm 2000 đến nay như sau: Về sáng tác, khảo sát mảng văn học viết của các tác giả đã và đang sống ở vùng ĐBSCL, hoặc đang sống ở địa phương khác nhưng viết về ĐBSCL. Những tác phẩm của các tác giả này đã được xuất bản, hoặc tái bản (ở các nhà xuất bản trung ương và địa phương) chủ yếu từ năm 2000 đến nay, ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, ký (mảng kịch, chúng tôi chưa khảo sát trong công trình này). Riêng hoạt động nghiên cứu, phê bình, hoạt động gắn liền với sáng tác nên được xếp chung vào lĩnh vực hoạt động sáng tác. Về hoạt động quảng bá văn học ở ĐBSCL, khảo sát các hoạt động như xuất bản sách, báo chí, phát sóng (chủ yếu là TV và radio), phát hành qua hệ thống các công ty phát hành sách, trên mạng internet (qua website); sinh hoạt văn học như CLB, hoạt động thư viện, phòng đọc sách ở các Nhà văn hóa của địa phương. Để bao quát tình hình thực tiễn văn học ở ĐBSCL, trong hoạt động quảng bá văn học, chúng tôi cũng khảo sát mảng văn học trong nhà trường. Về hoạt động thưởng thức văn học (văn học trong nước, văn học nước ngoài (văn học dịch), chúng tôi khảo sát việc đọc các tác phẩm văn học được xuất bản thành sách, đăng trên báo, tạp chí hay chuyển tải trên mạng internet (qua website tiếng Việt), nghe qua radio, xem chương trình văn học trên TV (trung ương và địa phương). Những tác phẩm văn học ở hải ngoại, những công trình nghiên cứu ở hải ngoại về văn học ĐBSCL…, chúng tôi mới chỉ nhắc đến khi cần thiết, chưa có điều kiện để khảo sát.Trong phạm vi của cuốn sách chúng tôi không khảo sát các nhóm dân tộc thiểu số. Bố cục cuốn sách chia làm hai phần. Phần 1 trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay). Phần 1 gồm 3 chương: 6
- Chương 1- Tiền đề lịch sử,văn hóa, xã hội của văn học Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thế kỷ XXI. Chương 2- Tình hình sáng tác, nghiên cứu- phê bình văn học Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến nay. Chương 3 - Quảng bá và thưởng thức văn học ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến nay. Phần 2, giới thiệu chân dung một số nhà văn tiêu biểu của ĐBSCL từ năm 2000 đến nay.Trong khuôn khổ của cuốn sách, chúng tôi chỉ giới hạn trình bày tiểu sử (tóm tắt), thành tích sáng tác và tâm sự nghề nghiệp của nhà văn. Nội dung nghiên cứu trình bày trong cuốn sách dựa trên kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học “Hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long”, được thực hiện từ nguồn tài trợ kinh phí của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), với sự hợp tác, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm nghiên cứu để việc tiến hành nghiên cứu được đồng bộ, sớm đi đến kết quả. Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác đầy tinh thần trách nhiệm của Nghiên cứu viên Cao cấp Nguyễn Quang Vinh,Thạc sĩ Lưu Phương Thảo,Thạc sĩ Trần Đan Tâm (Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và con người của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ); sự cộng tác của dịch giả Nguyễn Khắc Dương giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về xã hội học văn học từ văn bản bài giảng của Alain Guillemin (Giáo sư Đại học Provence - Pháp); các Hội VHNT tại các tỉnh ĐBSCL đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho nhóm nghiên cứu khi đến địa phương khảo sát. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tài trợ kinh phí cho việc khảo sát, nghiên cứu đề tài, sự quan tâm của lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, sự cộng tác, đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sĩ, sự hợp tác, giúp đỡ của các Hội Văn học nghệ thuật ở ĐBSCL, Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ để đề tài được hoàn thành. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tài trợ kinh phí giúp cho việc biên sọan và xuất bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã góp ý, biên tập và in ấn để cuốn sách được ra mắt bạn đọc. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến tình hình văn học ĐBSCL để vấn đề nghiên cứu được sáng rõ. TP Hồ Chí Minh, tháng Giêng, Ất Mùi 2015 Nguyễn Văn Kha 7
- Chương 1 TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ,VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BƯỚC VÀO THẾ KỶ XXI 1.1. Vài nét về tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1.Tên gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” (tiếng Anh: Mekong Delta) Về tên gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” có nhiều cách giải thích khác nhau. Ở đây chỉ xin nói về hai cách hiểu được sử dụng trong cuốn sách. Cũng như Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL được hình thành do sự bồi đắp của con sông lớn: sông Cửu Long. Sông Cửu Long, còn gọi là sông Mêkông, bắt nguồn từ những đỉnh núi quanh năm phủ đầy băng tuyết trên cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, cuối cùng là Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Theo Phạm Đức Dương trong Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long giải thích: Mêkông là phiên âm của tiếng Lào“Mè Khoóng”, nghĩa là “Sông Mẹ”. Cấu trúc địa danh Lào - Thái, các sông lớn đều gọi là sông mẹ:“Mè”, như “Mè Khoóng” (Mêkông), “Mè Nặm” (Mênam). Từ “Khoóng” hay “kroong” để chỉ sông, gần như phổ biến khắp vùng Đông Nam Á, kể cả miền Nam Trung Quốc. Từ “giang” là sông được dùng từ Nam Trường Giang trở xuống. “Giang” có thanh phụ “công” để phiên âm từ “kroong” của hệ ngữ Nam Á. Còn người Việt dùng từ Hán Việt “Cửu Long” để phiên âm từ “kroong”. Trong số những con sông từ lục địa Đông Nam Á đổ ra biển như Iaravadi, Mênam, sông Hồng… thì Cửu Long là lớn hơn cả. Và cùng với sông Hằng, sông Dương Tử, Cửu Long là con sông lớn ở châu Á. Qua ngã ba biên giới Thái Lan - Miến Điện - Lào, sông bỏ qua vùng thượng nguồn nhiều thác ghềnh để đi vào vùng trung lưu rất rộng lớn. Đến Phnômpênh sông bắt đầu vào hạ lưu châu thổ. Ở Phnômpênh, sông có một nhánh thông với Biển Hồ, đó là sông Tônglêsáp và hai nhánh khác chảy vào Đồng bằng Nam Bộ, đó là sông Tiền Giang (cũng gọi là sông Mêkông) ở phía Bắc và sông Hậu Giang (còn gọi là sông Bát Sắc) ở phía Nam. “Sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn đổ ra biển Đông theo hai con sông Tiền và sông Hậu này với 9 cửa (Cửu Long). Sông Tiền chảy ra biển bằng sáu cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông Hậu chảy ra biển bằng ba cửa: Định An, Bát Sắc, Tranh Đề. Sáu cửa của sông Tiền cùng với ba cửa của sông Hậu thành chín con rồng 8
- phun nước ra biển Đông nên có tên gọi là Cửu Long”4 ĐBSCL là phần lãnh thổ nằm ở phía cực Nam của Tổ quốc. Đây cũng là một trong những tiểu vùng đặc biệt quan trọng và giàu có của nước ta (cùng với Đồng bằng sông Hồng). Theo phân chia địa giới hành chính hiện nay vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ. 1.1.2. Vị trí địa lý ĐBSCL là một trong những vùng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á. Diện tích của vùng lên tới 39.568 km², tức là rộng gấp ba lần châu thổ sông Hồng. Nó là một phần lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kéo dài từ khoảng 11° xuống đến 8°30’ vĩ tuyến bắc, nghĩa là toàn vùng đã nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới ẩm điển hình, có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Phần thềm lục địa bao quanh cũng thuộc về một trong những thềm lục địa rộng nhất thế giới. Vị trí địa lý của vùng rất đáng được chú ý, có nhiều thuận lợi về mặt kinh tế. Trên đất liền, các đường giao thông thủy bộ dễ dàng, nối liền với các nước Lào và Campuchia ở phía tây, tây bắc, từ đó sang Thái Lan; ở phía bắc và đông bắc thì nối với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bộ phận Biển Đông bao quanh (bao gồm cả vịnh Thái Lan) là một trong những khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á cũng như với Ôxtraylia và các quần đảo trong Thái Bình Dương. Sau 1975, đất nước thống nhất, vị trí của vùng càng được khẳng định với quốc sách về kinh tế nhằm xây dựng ĐBSCL thành một vùng trọng điểm về lương thực thực phẩm, khẳng định tiềm năng to lớn của vùng đồng bằng này xuất phát từ điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, trong đó trước hết là đặt niềm tin vào con người. 1.1.3.Thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long Vị trí của ĐBSCL không những tiếp giáp với đất liền mà ba mặt đông, tây, nam của vùng đều tiếp giáp với biển, dài 600 km. Vì vậy tính chất bán đảo và nhiệt đới mùa thể hiện rất rõ ở vùng đất này. ĐBSCL không có tình trạng “nắng cháy da, mưa thối đất” như ở Đồng bằng sông Hồng. Thiên nhiên của vùng cũng làm rõ nền tảng của thiên nhiên Việt Nam là nhiệt đới, gió mùa. Nó tồn tại và phát triển trong trạng thái tương phản: tương phản giữa sông và biển, mùa khô và mùa mưa, gió mùa tây nam và mùa gió chướng, lũ và hạn, nước ngọt rất thừa mà lại rất thiếu, đất phù sa ngọt và đất mặn …Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ở ĐBSCL mang lại rất nhiều thuận lợi cho không chỉ cây trồng, sinh vật mà cả con người. Chín trăm loại thực vật phát hiện ở đồng bằng này đều nằm trong giới hạn nhiệt đới; nguồn sinh vật chủ yếu ưa nước; hệ thống sinh thái 4 Nguyễn Công Bình, Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học xã hội, 1990, tr.11 9
- rừng ngập mặn ven biển là nét tiêu biểu của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. Con người ở đây cũng có thể tận dụng những mặt tích cực của tài nguyên khí hậu để phát triển sản xuất, nhất là nông nghiệp. Điểm ấn tượng nhất khi nói đến ĐBSCL làm người ta dễ dàng liên tưởng đến một vùng sông nước.Dấu ấn của vùng sông nước thể hiện qua ngôn ngữ. Từ những tên gọi khác nhau để chỉ sông nước trong ngôn ngữ của cư dân ĐBSCL gợi lên đặc điểm một vùng đất: vịnh, vũng, sông, rạch, kênh, mương, đìa, đầm, tắt…Những dòng sông trãi mình qua những cánh đồng mênh mông, những con rạch chằng chịt ôm lấy những cánh đồng, ruộng lúa bao la, ôm lấy làng quê miền Tây Nam Bộ; kênh rạch chi chít nối từ ấp này sang ấp khác, từ xã này sang xã kia, nối liền các vùng trong và ngoài đồng bằng lại với nhau, không đâu ở Việt Nam có được. Người Nam Bộ có câu ca dao: Không đi thì nhớ thì thương Đi thì lại mắc cái mương cái cầu. Nói là “đi”, nhưng thực ra người Nam Bộ đi lại làm ăn, thăm viếng nhau chủ yếu phải “lội” nước. Với địa hình sông nước, đi lại phải “lội” trong nước nên trong ngôn ngữ người Tây Nam Bộ không có từ “đi bộ” mà chỉ có “lội bộ”. Và con đò (thuyền) trở thành phương tiện giao thông gắn bó với đời sống con người đến mức khi phương tiện đi lại đã được hiện đại hóa, người dân nơi đây vẫn gắn từ “đò” đằng sau từ “xe”. Người dân vùng sông nước ĐBSCL đi xe (xe ô tô) gọi là “xe đò” (để phân biệt với việc đi lại bằng đò (thuyền, ghe). Mạng lưới sông rạch ở ĐBSCL dày đặc và nối liền đến mức, có thể ngồi trên thuyền, trên ghe đi khắp đồng bằng, qua các thành phố, thị trấn, làng mạc, miệt vườn, qua Campuchia mà không cần đặt chân lên bờ. Sông nước trở thành môi trường sinh sống, một nét đặc trưng khu biệt tiểu vùng này của vùng đất Nam Bộ. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân luôn gắn bó với mọi biến động của dòng nước, của con nước. Các kênh rạch chi chít nối từ ấp này sang ấp khác, từ xã này sang xã khác.Đi từ nhà này sang nhà khác thăm nhau, mời nhau “nhậu” cũng bằng thuyền, bằng ghe.Thuyền, ghe là phương tiện bất ly thân giống như xe đạp, xe máy ở ngoài Bắc. Ngoài Bắc, người dân bám lấy mặt đường để làm ăn buôn bán, ở vùng này dân bám lấy mặt sông, mặt kênh. Có chỗ một dãy dài vài ba cây số, dân làm nhà chen chúc hai bờ sông, sàn nhà mấp mé mặt nước, được chống bằng những cây gỗ đước hoặc mắm. Nhà nào cũng hướng ra mặt sông, mở cửa là bước xuống thuyền. Sông rạch ở đây còn đem phù sa nước ngọt đắp bồi, tưới mát nên nơi này có hoa trái đầy vườn, lúa vàng đầy ruộng, tôm cá nhiều đầy ghe. Con người ĐBSCL gắn chặt cuộc đời mình cùng với sông nước, nên nơi nào có sông nước là có ghe thuyền. Có chiếc thuyền để làm ăn sinh sống là nhu cầu và ước vọng của người dân. Nhiều gia đình đời đời lập nghiệp bằng con thuyền, làm giàu từ con thuyền. Họ coi thuyền như là nhà của mình. Nhiều ghe thuyền họp lại tạo nên những khu dân cư nổi trên sông. Cảnh tượng đi lại, vận chuyển bằng ghe, 10
- bằng thuyền ở ĐBSCL cũng phát triển từ lâu. Trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết: “Ở Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hoặc để đi thăm người thân thích, hoặc để chở củi gạo đi buôn bán rất tiện lợi. Ghe thuyền chật sông, ngày đêm đi lại không ngớt …”. Từ bao đời nay, mọi sinh hoạt của người dân ở ĐBSCL đều lấy dòng sông, con nước làm phương tiện để sinh sống. Giữa bốn bề sông nước ấy, Chợ nổi như một nét đẹp văn hóa của vùng đồng bằng này. Người xưa đã nói Thiên - Địa - Nhân hợp nhất. Vùng đất, thời tiết nào con người ở đó có phong cách, sắc thái riêng của vùng đó, cũng như trái cây, con vật là đặc sản của từng vùng. Nói như Trần Đỗ Liêm trong Sông nước Cửu Long: “Vải thiều phải trồng ở đất Thanh Hà, Hải Dương mới có các mùi vị, màu sắc, độ dày cùi …, của thứ vải đặc sản. Nhãn lồng Hưng Yên phải trồng ngay ngoại ô thị xã Hưng Yên thì mới có được quả đặc sản nổi tiếng như người ta thường ca ngợi. Gà đất Quy Nhơn thì phải là giống gà nuôi ở vùng gần ngoại thành Quy Nhơn thì ăn mới ngọt, mới thơm, mới béo ngậy không giống bất cứ một loại gà nào. Cũng vậy, nếu những cư dân ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên mà xuống ĐBSCL thì chỉ thấy sông rộng, nước sâu cũng đủ phát khiếp. Ngược lại dân cư ĐBSCL nếu không có sông rạch, không có nắng vàng mùa khô, mùa lũ Đồng Tháp Mười, không có nước nổi thì họ không chỉ buồn mà còn thất vọng”5. Có thể nói, tất cả đã tạo ra cho ĐBSCL một phức thể văn minh, văn hóa sông rạch rất đặc sắc. Trên vùng đất mới này, khu vực sinh sống của người Việt không giống với người miền Bắc, với những lũy tre xanh bao bọc xung quanh. Khu vực định cư của con người ĐBSCL dọc theo những bờ kênh, con rạch, đằng trước ghe thuyền qua lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, phía sau là đồng ruộng. Dân “tứ xứ” đến đây lập nghiệp, trở thành dân ấp nhưng rồi cũng dễ dàng chuyển đến một nơi khác “mần ăn” trước một thiên nhiên: Ruộng đồng mặc sức chim bay Biển bờ lai láng, cá bầy đua bơi. 1.2. Con người Nam Bộ trong quá trình tương tác với môi trường địa lý- tự nhiên, hòan cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội Nhiều bằng chứng cho thấy cách đây khoảng 2.500 năm, ĐBSCL đã nổi lên trên mực nước biển. Ở phía bắc như Long An được bồi lấp nhanh hơn ở phía nam. Bề mặt châu thổ vẫn nằm trong trạng thái lầy lội trừ một số đất cao ở vùng Bảy Núi hay ở các gờ sông, các cồn cát duyên hải. Hệ thống sông rạch chằng chịt dẫn thủy triều lên xuống hằng ngày gần như làm toàn châu thổ bị ngập mặn. Các dòng sông Tiền, sông Hậu và chi nhánh của chúng vào mùa lũ còn đổi dòng, bằng chứng là vô số khúc sông chết còn để lại rải rác trong châu thổ, kể cả ở Đồng Tháp Mười. 5Trần Đỗ Liêm, Sông nước Cửu Long, tạp chí Văn học, số 2, 2008, tr.147 11
- Ở thời kì nói trên, con người chưa xuất hiện, mãi đến đầu công nguyên mới có bằng chứng về sự định cư của con người thông qua di chỉ Óc Eo - Ba Thê (thuộc hai tỉnh Kiên Giang, An Giang), trong vùng đất phèn tứ giác Long Xuyên. Nhưng nền văn hóa này chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi mất tích. Cho đến thế kỉ 17, vùng cửa sông Đồng Nai và từ Sài Gòn trở vào, toàn là rừng rậm đến hơn mấy nghìn dặm, nhiều sông rạch, không thể đi đường bộ được. Việc sinh sống ở đây do đó không dễ dàng. Con người sống trên những vùng đất cao vẫn phải chống chọi với các cơn lũ đe dọa tràn ngập, với hiện tượng sông đổi dòng … Những người di cư đến vùng đất mới vật lộn với rừng rậm, đầm lầy để mở mang đất đai thành những vùng bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu, đi đôi với việc đào kênh khơi ngòi. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Kết quả là đến giữa thế kỉ 19 (trước khi người Pháp đến xâm lược), ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn trong cả nước và điều quan trọng là các sản phẩm làm ra được đã trở thành hàng hóa. Trong vòng hơn 100 trăm năm trở lại đây, tổ chức sản xuất ở ĐBSCL đã trải qua nhiều sự biến đổi. Đi đôi với quá trình khai phá lãnh thổ, quá trình tích tụ đất đai cũng xảy ra rất sớm. Những người dân di cư đến vùng này ngày càng đông, được chúa Nguyễn “cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa” dần dần mới sinh ra người giàu có. Đến thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công cuộc khai phá vẫn được tiếp tục. Do vậy, bề mặt của vùng đã bị biến đổi đáng kể. Ngày nay cảnh quan nhân tạo chiếm phần lớn diện tích của đồng bằng. Những cảnh quan tự nhiên nguyên thủy hầu như không còn bao nhiêu nữa, trừ các rừng nước mặn mới sinh. ĐBSCL vì vậy có thể coi là sản phẩm của hoạt động lao động của con người, một hoạt động lao động nhẫn nại, bền bỉ và đầy sáng tạo kéo dài trong hàng trăm năm gần đây. Về Nam Bộ hôm nay, giữa bạt ngàn màu xanh nhiệt đới, giữa mênh mông sông nước, ta bắt gặp ở ven lộ hay dưới tán lá cây, vòm cây quen thuộc những ngôi chùa, những đền miếu. Sống giữa thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên, đời sống tâm linh của con người trở nên phong phú. “Đất có thổ công sông có hà bá”, có đến vùng đất Nam Bộ mới thấy hết ý nghĩa của câu thành ngữ này. Từ nhà cửa, sông rạch, cầu phà đều gợi cảnh sông nước. Sông rạch chằng chịt, lại có những chỗ sông rộng hàng cây số. Sống ở vùng đất mênh mông sông nước nên những câu hò điệu lý nảy sinh. Cảnh sinh tình. Cuộc sống ở các thành phố lớn, hiện đại rất xô bồ. Tốc độ cuộc sống công nghiệp đang hút mọi người vào guồng quay của nó. Nhưng về Nam Bộ vẫn thấy người dân ung dung, trật tự trên những chuyến “xe đò”, những chuyến phà. Bóng dáng chiếc xe máy, hay chiếc xuồng gắn máy bị mất hút đi giữa bạt ngàn màu xanh và mêng mông sông nước. Trong xu thế đô thị hóa, Nam Bộ là nơi lưu giữ văn hóa nông nghiệp đậm nét nhất ở Việt Nam hiện nay là do đặc trưng của địa lý vùng đất này. Người Việt Nam yêu văn chương, đó là một đặc điểm trong tính cách người 12
- Việt. Thế nhưng ở từng vùng miền, do môi trường địa lý- tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, con người Việt Nam đến với văn chương mang những nét đặc thù. Chẳng hạn, người miền Bắc với cái nôi văn hóa Kinh Bắc, người Bắc sẵn có chất văn chương (Nguyễn Hiến Lê). Trong khi người Trung coi văn chương là phương tiện để phục vụ xã hội, “lập thân tối hạ thị văn chương” là câu Phan Bội Châu rất tâm đắc. Vậy, người Nam Bộ đến với văn chương như thế nào? Từ suy nghĩ như trên, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, cần thiết phải trình bày tính cách con người Nam Bộ. Từ đó nhằm cắt nghĩa họat động sáng tạo và thưởng thức văn chương của người Nam Bộ từ phương diện tính cách như là sự tổng hòa trong quan hệ với môi trường địa lý- tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn hóa của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Người Việt từ lúc đặt chân đến vùng đất phương Nam cho đến ngày hôm nay là quá trình đương đầu với thiên nhiên, chống chọi với “kẻ thù hai chân và kẻ thù bốn chân”. Trong quá trình đó, người Việt đã khôn ngoan, biết tiếp biến về văn hóa và hình thành nét bản sắc riêng, làm phong phú hệ giá trị của con người Việt Nam. Chúng tôi xem đây là quá trình hình thành tính cách con người Nam Bộ6. Một trong những người đầu tiên nhận xét về tính cách con người Nam Bộ được giới nghiên cứu nhắc đến là Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ông là người Minh Hương nên có cái nhìn khách quan về con người Nam Bộ ở phương diện này. Theo Sơn Nam, Trịnh Hoài Đức khi bàn đến tính cách con người đi khẩn hoang ở vùng đất phương Nam hoang sơ và khắc nghiệt, đã dùng cụm từ “sĩ khí hiên ngang” để chỉ những con người “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”, chuộng công bằng lẽ phải”7. Năm 2004, Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam có nhận xét về con người Nam Bộ: “Họ cởi mở, chan hòa, dễ kết thân, dễ hòa vào với cộng đồng mới lạ, không sỉ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối”8. Trong một bài viết ngắn đăng trên tạp chí Khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), Dương Hoàng Lộc nhìn nhận con người Nam Bộ ở tính khoan dung: “Người Việt đến từ một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời (…),tinh thần tương trợ, thương yêu, nhân ái và thấm đượm tính khoan dung hết sức nhân bản của 4000 năm văn hóa dân tộc”9. Sử dụng tư liệu dân gian và phương pháp định lượng, Trần Ngọc Thêm trong 6 Người Nam Bộ, chúng tôi muốn nói đến cộng đồng cư dân người Việt, một cư dân chủ thể trên vùng đất Nam Bộ hơn mấy thế kỷ qua 7 Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long-nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004, tr.50. 8 Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004, tr.289. 9 Dương Hoàng Lộc, Mấy suy nghĩ về tính khoan dung trong văn hóa Nam Bộ, Khoa học xã hội, số 3(79), 2005, tr.69. 13
- bài nghiên cứu Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ 10 xem xét tính cách người Việt Nam Bộ là sản phẩm tổng hợp của 3 nhân tố chính: truyền thống văn hóa dân tộc tiếp biến với văn hóa phương Tây trong bối cảnh tự nhiên – xã hội Nam Bộ. Tác giả cắt nghĩa tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ với 5 đặc trưng tính cách như: tính sông nước, tính bao dung, tính năng động, tính trọng nghĩa, tính thiết thực cùng với hệ quả của nó. Có thể coi đây là một cách nhìn tính cách con người Nam Bộ ở phương diện văn hóa có hệ thống bằng cách tiếp cận vấn đề và sử dụng phương pháp nghiên cứu, trình bày vấn đề khoa học. Một số công trình nghiên cứu11, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có đề cập đến tính cách con người Nam Bộ, hoặc tìm hiểu tính cách con người Nam Bộ trong văn chương12. Nhìn chung chưa có những công trình chuyên sâu về đề tài này. Dưới đây, chúng tôi trình bày sự hình thành tính cách con người Nam Bộ tổng hòa trong quan hệ với môi trường địa lý tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn hóa của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Với hướng tiếp cận như vậy, đặt vấn đề tìm hiểu tính cách con người Nam Bộ là đi tìm những đặc điểm đặc thù về lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng người Nam Bộ, được biểu hiện thông qua các cá nhân hay nhóm cá nhân, để khu biệt với cá nhân hay nhóm cá nhân thuộc cộng đồng người khác (chẳng hạn người miền Trung, hay miền Bắc). 1.2.1. Hào khí của người “khai sơn phá thạch” Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ đã nói được tính cách con người Nam Bộ: vừa oai hùng, vừa tình nghĩa. Con người “mang gươm đi mở cõi”, phải là con người chí khí trượng phu lắm mới dám nghĩ đến việc “khai sơn phá thạch”, dám từ bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” để ra đi. Phải là con người luôn có đầu óc sáng tạo, không chịu sự ràng buộc mới nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Quả thật, những con người buổi đầu khai phá vùng đất mới là những nhà “thám hiểm”. Những con người này về phương diện chí khí, sự phiêu lưu không 10 Bài viết được công bố lần đầu tiên tại hội thảo “Đồng bằng sông Cửu Long thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010” do ĐHKHXH & NV thuộc ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006. Sau đó tác giả có sửa chữa và bổ sung với nhan đề: “Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một hệ thống” và trình bày tại Hội thảo “ Nam Bộ thời kỳ cận đại” do Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 4/3 năm 2008. Văn bản chúng tôi sử dụng trong bài viết là văn bản đã được sửa chữa và bổ sung, được đăng trên website của Khoa Văn hóa học (trường Đại học KHXH &NV) http:// vanhoahoc.com. 11 Gần đây, một số bài viết có nhắc đến công trình Lục Châu học của Nguyễn Văn Trung. 12 Chẳng hạn: Bài viết của Trần Văn Nam, Tính cách Nam Bộ qua biểu trưng ca dao, đăng trên Website http://vanhoahoc.com; Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Tôn Thị Mai Thanh Đặc điểm Nam Bộ trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, Đại học Vinh, 2008. Trong luận văn này, tác giả đã dành một số trang để tìm hiểu tính cách con người Nam Bộ trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu và trong các thể loại thơ Đường luật, văn tế, hịch. 14
- thua kém những người như Christopher Columbus (1451-1560) đã tìm ra châu Mỹ, bác sĩ Yersin (1863-1943) đã tìm ra cao nguyên Đà Lạt. v.v… Những con người phương Tây thuở ấy đã có phương tiện thuyền buồm, có la bàn, ống nhòm.v.v… Bác sĩ Yersin đi thám hiểm ở thế kỷ XIX, đã có máy móc, phương tiện hiện đại. Còn như cha ông chúng ta, những người đi mở cõi chỉ có hào khí của người đi “khai sơn phá thạch”. Nhà thơ Viễn Phương trong ký ức sâu thảm về lịch sử cha ông đi khai phá vùng đất mới đã vẽ nên hình ảnh lớp người đi khẩn hoang buổi ban đầu thật ấn tượng: Ông cha xưa đi mở cõi Ngang trời bóng cao vòi vọi …. Đầu đội hài cốt cha ông Vai mang giáo gươm cuốc xẻng. (Viễn Phương-Mở cõi) Đồng bằng Nam Bộ thuở trước, theo các tài liệu khảo cổ, là các đầm lầy ngập mặn13 với tràm, đước, cây dừa nước. v.v…bạt ngàn mênh mông. Miền Đông đất đỏ là xứ sở của các loài cây nhiệt đới. Trên là rừng, dưới là biển, những con người phiêu lưu ấy phải đối mặt với vô số tai họa đang rình rập14: thú dữ tấn công, dòng nước xoáy nhấn chìm những con thuyền, bãi lầy lún ngập có thể nuốt chửng rất nhiều sinh mạng. Mùa nước lớn những rắn, chuột, thú dữ. v.v… có thể dạt vào những quần cư của những kẻ phiêu lưu này. Mùa gió chướng, một ngọn sóng thần có thể cuốn phăng ra biển bao nhiêu sinh mạng, chôn vùi bao nhiêu thôn ổ trong lòng biển cả. v.v…Nguy cơ ấy là thường trực đối với những con người dám sống chung với lũ, với thú rừng, với đầm lầy, với sông nước. Nhưng bù lại, họ lại được thiên nhiên ưu đãi. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, sông nước lưu thông: Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định Đồng Nai thì về. Đất lành chim đậu, những người con mang hoài bão đi mở cõi đã gắn bó với đất, với rừng, với biển, vừa chinh phục, vừa tìm cách hài hoà với thiên nhiên. Vùng đất màu mỡ này đã bao dung cuộc sống con người. Con người cũng dang tay đón nhận sự ban phát hào phóng của thiên nhiên 15. Chính đất đai, xứ sở đã tạo 13 Những điều đã viết trên đây dựa trên cơ sở tài liệu khảo cổ học. Chẳng hạn, trong bài Đồng bằng Nam Bộ trong buổi đầu tiếp xúc Đông-Tây, Lê Xuân Diệm viết: “Loại di tích kiểu “nhà sàn” dựng trên cọc gỗ mang đặc trưng văn hoá bản địa đậm nét, có điạ bàn phân bố rải rác trên các đầm lầy ngập mặn, từ Bà Rịa (Bưng Bạc, Bưng Thơm) qua Long Thành (Cái Vạn, Rạch Lá) đến Long An (Rạch Rừng…); thậm chí còn thấy dấu tích của nó tại tầng đất sâu của di tích Gò Tháp (Tháp Mười- Đồng Tháp). Có thể nói, đây là loại di tích của cư dân bản địa, mở đầu công cuộc khai phá vùng đất mới ven biển và ven châu thổ sông Cửu Long” (Lê Xuân Diệm, Đồng bằng Nam Bộ trong buổi đầu tiếp xúc Đông-Tây, in trong sách: Những thành tựu khoa học xã hội và nhân văn ở các tỉnh phía Nam trong thời kỳ Đổi mới, NXB Khoa học xã hội, 2003, tr. 833). 14 (Như 1) 15 Trong cuốn Đồng bằng sông Cửu Long –nét sinh họat xưa và văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam 15
- ra tính cách con người Nam Bộ: hào phóng. Hào phóng vì thiên nhiên đã ưu đãi cho con người. Hào phóng vì con người cần nương tựa vào nhau để tăng thêm sức mạnh. Có lẽ, cách xưng hô của con người Nam Bộ: anh Hai, chị Ba…, là cách xưng hô vừa thể hiện ngôi thứ, nhưng đằng sau đó cũng là sự sàng lọc tính cách, nhiều khi cách xưng hô nghiêng về tính cách: “tính cách anh Hai”, tính cách của người trượng phu, hào phóng. “Tuổi tác và phẩm hạnh là điều mà người Nam Bộ quan tâm và phân biệt đối xử. Hẳn vì thế mà người ta quen gọi nhau bằng thứ, anh Hai, chị Ba, rất ít khi thêm các chức vị phía trước tên người”16. Nét tính cách trượng phu, hào phóng để thể hiện sức mạnh của con người trước thiên nhiên, đang đòi hỏi con người phải khẳng định mình. 1.2.2. “Sĩ khí” hiên ngang của người trượng phu Một yếu tố ảnh hưởng đến tính cách con người Nam Bộ là hoàn cảnh xã hội, lịch sử. Không thể hiểu đúng tính cách con người Nam Bộ, nếu không chú ý đúng mức đặc điểm lịch sử, xã hội của cư dân vùng đất này trong lịch sử. Khác với các vùng miền khác trên dải đất Việt Nam, người Nam Bộ đã sống với quy chế dân chủ dưới thời thuộc địa gần một thế kỷ17.Với quy chế thuộc địa, tự do dân chủ cũng được mở rộng hơn so với miền Trung và Bắc. Một yếu tố cần nhắc tới như là đặc trưng của cư dân vùng đất mới Nam Bộ là họ cởi mở, dễ tiếp nhận cái mới; cách sống, lối cảm, lối nghĩ ảnh hưởng của phương Tây. Trên cơ sở ấy, ý thức cá nhân xuất hiện. Cơ chế xã hội đó hình thành ở người Nam Bộ cái ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi rất rõ ràng. Trong đó, sở hữu cá nhân đã trở thành một giá trị thiêng liêng. Trong thực tế lịch sử hai cuộc kháng chiến, người Nam Bộ đấu tranh vì quyền lợi dân tộc nhưng lồng vào đó là mồ mả cha ông là ruộng đất, nhà cửa, là hạnh phúc của chính họ: “Tấc đất ngọn rau ơn Chúa, tài bồi cho nước nhà ta; Bát cơm manh áo viết: “Khẩn hoang tận ĐBSCL là tiếp nối bình thường truyền thống giữ nước, dựng nước, lần hồi, tạo thêm nét đa dạng trong tính thống nhất về văn hóa dân tộc. Ta vốn có kinh nghiệm về sự khắc nghiệt của rừng núi đầy sương mù và rừng rậm nhiệt đới, môi trường của bệnh sốt rét. Miền Đông Nam Bộ đến đầu thế kỷ XX từng nổi danh với “ma thiêng nước độc”. Nơi đất đỏ, đất xám mà thực dân khai thác cao su trong buổi đầu. ĐBSCL với sông rạch, rừng chồi, đầm lầy. Tuy khá quang đảng nhưng trong thời gian dài là môi trường của sốt rét mạn tính, ít nguy hại, tương đối dễ điều trị, không phá họai cơ thể đến mức suy kiệt, nếu con người được bồi dưỡng với cơm cá dồi dào. Biển là nguồn lợi đáng kể, nghề đánh cá làm nước mắm đã phát triển với kimh nghiệm cao về kỹ thuật, từ bờ biển miền Trung. Sông Tiền (Cửu Long) và sông Hậu rất rộng lượng, đôn hậu, ít khi trở chướng, cho rất nhiều, ít khi lấy lại. Nước lụt hàng năm không gây tai họa nếu con người biết quy luật xử lý khôn khéo nước” (Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long- nét sinh họat xưa và văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, 2004, tr.18-19) 16 Phan An- Nguyễn Thị Nhung, Người Nam Bộ trước và trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, in trong sách: Những thành tựu khoa học xã hội và nhân văn ở các tỉnh phía Nam trong thời kỳ Đổi mới, NXB Khoa học xã hội, 2003, tr. 936. 17 Theo Hiệp ước 1862 và Hiệp ước1874, vùng đất Nam Bộ (trước đó được chia thành các trấn thuộc phủ Gia Định, từ 1832 dưới thời vua Minh Mạng lại chia thành 6 tỉnh trực thuộc trung ương) thuộc Pháp. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, tổng thống Pháp V.Orion đã ký với quốc trưởng Bảo Đại Hiệp ước Elide, theo đó Pháp chính thức trả lại Nam Bộ cho quốc gia Việt Nam. Như vậy, Nam Bộ nằm trong Quy chế “lãnh thổ hải ngoại của Pháp” từ 1862 đến 1949 (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ (1802-1954), NXB Thế Giới, 2006. In lại trong tạp chí Xưa Nay- Cơ quan Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, số 284 (tháng 5/ 2007), tr.32 16
- ở đời, mắc mớ chi ông cha nó” (Nguyễn Đình Chiểu). Vì vậy, khi tổ quốc bị xâm lăng cũng đồng nghĩa quyền lợi riêng của mỗi người bị đe dọa thì người Nam Bộ sẵn sàng xả thân. Sự xả thân này thể hiện ở sự lựa chọn quyết liệt, nhất là trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, dẫn đến những quyết định táo bạo mà con người ở những vùng đất khác không dám vượt lên. Giáo sư Trần Văn Giàu dùng tên gọi để chỉ tính cách này ở các sĩ phu Nam Bộ là “sĩ khí”. Và tương tự như vậy, khi quyền lợi riêng của họ bị xâm phạm, họ cũng sẵn sàng đấu tranh đến cùng18. 1.2.3. “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” Người Việt đi về phương Nam mang theo truyền thống thượng võ với nét hào hoa của lịch sử 4000 năm văn hiến: “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. Truyền thống đó đã làm nên chí khí của nghĩa quân Cần Giuộc, tính cách trượng phu của Trương Định, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị. v.v…đồng thời làm nên truyền thống trọng văn của người Nam Bộ. Những cánh đồng mỏi cánh cò bay, “Nhất Đồng Nai nhì hai huyện”, màu xanh ngút ngàn, sông nước mênh mang…, gợi cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật. Sống trong môi trường đó, cảm xúc con người trước cái đẹp dễ bật ra. Nam Bộ chứa đựng kho tàng văn học dân gian phong phú với những chuyện cổ, thơ ca, câu đố, những câu chuyện nổi tiếng về thời khẩn hoang,… Nhất là vùng sông Tiền “đất giồng cao ráo nên sinh hoạt đã định hình. Vựa lúa của Nam Bộ…” 19. Theo số liệu đã thống kê, chỉ tính riêng vùng đất Bến Tre có đến 75 điệu lý khác nhau. Địa phương này của Nam Bộ là một trong những cái nôi của dân ca Nam Bộ. Hát cải lương ra đời từ việc cải cách nghệ thuật sân khấu hát bội truyền thống và là kết quả của sự tiếp thu nghệ thuật sân khấu phương Tây20. Vùng đất Nam Bộ với lịch sử hơn 300 năm mang đến kho tàng văn hóa dân tộc những sản phẩm nghệ thuật vô giá, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng sông nước. Văn chương, nghệ thuật Nam Bộ, thấm đượm khí chất con người Nam Bộ đồng hành cùng lịch sử dân tộc với tên tuổi của Mạc Thiên Tích gắn với “tao đàn” Chiêu Anh Các, Nguyễn Đình Chiểu tấm gương lao động nghệ thuật sáng chói với quan niệm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”… Thành tựu của văn học quốc ngữ nước nhà (văn học viết bằng chữ cái Latinh) gắn với tên tuổi các nhà văn, nhà thơ tiên phong của vùng đất Nam Bộ như: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ, Mộng Tuyết.v.v… Trong nghệ thuật cải lương, với tên tuổi của Cao Văn Lầu, Trần Hữu 18 Người Nam Bộ không ai không biết câu chuyện ông già Ba Tri. Chuyện kể rằng, có một nông dân quê ở BaTri (một huyện thuộc tỉnh Bến Tre), “cuốc” bộ ra tận triều đình Huế gặp vua nhà Nguyễn, đòi lại cho bằng được đất đai của gia đình ông bị bọn địa chủ, cường hào ở địa phương lấn chiếm. 19 Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long- nét sinh họat xưa và văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, 2004, tr. 46. 20 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001, tr.307-308. 17
- Trang và những nghệ sĩ hữu danh và vô danh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần con người Nam Bộ vào thời kỳ lịch sử sôi động của dân tộc. Vùng ĐBSCL trở thành đất văn vật, đi vào lịch sử dân tộc, làm phong phú hành trang tinh thần của người Việt ở phía Nam tổ quốc. 1.2.4. Đạo lý, tình nghĩa- đặc trưng ứng xử của người Nam Bộ Giữa cái mênh mông của đồng lầy, của rừng ngập mặn, của biển cả và sông nước, con người cần phải nương tựa vào nhau. Nhưng sự liên kết đó dựa trên cơ sở nào? Phải lấy cái gì để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người. Trong hoàn cảnh và môi trường sống như vậy, con người Nam Bộ đã lấy tình nghĩa và đạo lý làm chỗ dựa tinh thần cho sự gắn bó, liên kết giữa người với người: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Cụ Đồ Chiểu đã viết như thế trong tác phẩm Dương Từ Hà Mậu và coi đây là mục đích nghệ thuật trong suốt đời cầm bút của mình, và đấy cũng là lẽ sống, cách ứng xử của con người Nam Bộ. Cái gốc của con người là đạo lý, sự gắn kết giữa con người là tình nghĩa làm cho con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn giữa thiên nhiên hoang dã. Đây chính là nét văn hóa đặc trưng của con người Nam Bộ. Cách xưng gọi theo ngôi thứ: anh Hai, chị Ba…, vừa xác định vị trí, tư thế của mỗi người trong cộng đồng gia đình, vừa lôi kéo mỗi thành viên vào cuộc sống gia đình, họ hàng đậm đà tình nghĩa. Khi đã lấy đạo lý, tình nghĩa làm chuẩn mực, con người sẽ được nhân thêm sức mạnh để bảo vệ lẽ phải: Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường thấy cảnh bất bằng mà tha. (Nguyễn Đình Chiểu) 1.2.5. Sáng tạo và thưởng thức văn chương- nhu cầu tinh thần của người Nam Bộ Con người không chỉ dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên mà còn phải biết lợi dụng hoàn cảnh, phải khôn ngoan, sáng tạo để nối dài cánh tay của mình trong mối liên hệ với môi trường, hoàn cảnh. Chính khả năng này của con người làm cho nó vừa thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống, vừa tự giải phóng cho mình. Ph.Angel đã từng nói, mỗi bước đi của văn hóa là mỗi bước con người đến với tự do. Đặc điểm này với người Nam Bộ thể hiện rõ nét ở sự tiêu dùng. Người Nam Bộ gọi là “xài”, “tiêu xài”. “Tiêu xài” vừa có nghĩa là “tiêu dùng”, vừa có nghĩa “chơi” trong đó. Ta vẫn hay nghe người Nam Bộ nói chuyện đi mua sắm là để “xài chơi”. Từ chiếc nồi cơm điện, bánh xà phòng, dầu gội đầu, đến những trang phục như quần áo, giầy, dép.v.v…đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt hàng ngày, người Nam Bộ đều gọi là “xài”. Có lẽ “xài” với người Nam Bộ là một quan niệm sống. Sống phải tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người, nhưng còn phải 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước
23 p | 2983 | 816
-
Tổng quan hiện trạng đất ngập nước việt nam sau 15 năm thực hiện công ước ramsar
79 p | 336 | 119
-
Cơ sở khoa học thiết kế mạng lưới giám sát môi trường nước
55 p | 334 | 106
-
Nhập môn Thủy sinh học đại cương: Phần 1
139 p | 151 | 19
-
53 dân tộc thiểu số - Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của năm 2019
103 p | 21 | 8
-
Bài giảng Vật lý II (Phần 1: Quang học sóng): Chương 4 - TS. TS. Ngô Văn Thanh
23 p | 101 | 7
-
VN: Vẫn còn cá sấu Xiêm trong tự nhiên
5 p | 130 | 7
-
Thiên văn học - Nhìn lên những chòm sao: Phần 1
95 p | 76 | 6
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn
5 p | 11 | 5
-
Quản lý giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và những vấn đề đặt ra
6 p | 69 | 4
-
Thực trạng và giải pháp về vấn đề xả rác của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
8 p | 59 | 3
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp lý, hướng dẫn phương pháp, tổ chức kiểm toán về nước thải, rác thải phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam của kiểm toán nhà nước
6 p | 53 | 3
-
Đánh giá hiện trạng hợp chất Peflo (PFCs) trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
12 p | 10 | 3
-
Đánh giá tác động của một số yếu tố tự nhiên và nhân sinh đến hiện tượng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 64 | 2
-
Đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác số liệu mưa phục vụ dự báo lũ, áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Chu
7 p | 59 | 2
-
Hoàn nguyên lũ đầu tháng 10 năm 2007 trên sông Chu
8 p | 43 | 1
-
Hoàn nguyên lũ đầu tháng 10 năm 2007 trên sông Hoàng Long
7 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn