intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng mô hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các vùng biển cận biên và gợi ý ban đầu cho Việt Nam

Chia sẻ: Tung Tung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo giới thiệu tổng quan các mô hình hợp tác quốc tế về các khu bảo tồn biển đa quốc gia trên thế giới. TBMPA là vùng biển nằm trên khu vực biển, đại dương có hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương, được hợp tác quản lý thông qua luật pháp hoặc các chính sách khác trên qui mô song phương hay đa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng mô hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các vùng biển cận biên và gợi ý ban đầu cho Việt Nam

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/280942711<br /> <br /> Bảo vệ đa dạng sinh học biển xuyên quốc gia (transboundary marine biodiversity<br /> for Vietnam sea)<br /> Article  in  International Studies · September 2011<br /> CITATIONS<br /> <br /> READS<br /> <br /> 0<br /> <br /> 871<br /> <br /> 2 authors, including:<br /> Du Van Toan<br /> Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam<br /> 91 PUBLICATIONS   70 CITATIONS   <br /> SEE PROFILE<br /> <br /> Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br /> <br /> Đánh giá thiệt hại kinh tế lũ lụt, BĐKH cho vùng ven biển View project<br /> <br /> Particularly Sensitive Sea Area for Vietnam Sea View project<br /> <br /> All content following this page was uploaded by Du Van Toan on 14 August 2015.<br /> <br /> The user has requested enhancement of the downloaded file.<br /> <br /> Hiện trạng mô hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các vùng<br /> biển cận biên và gợi ý ban đầu cho Việt Nam<br /> TS Dư Văn Toán<br /> Viện Nghiên cứu biển và hải đảo<br /> Email: duvantoan@gmail.com<br /> Tóm tắt. Báo cáo giới thiệu tổng quan các mô hình hợp tác quốc tế về các khu bảo tồn<br /> biển đa quốc gia trên thế giới. TBMPA là vùng biển nằm trên khu vực biển, đại dương có<br /> hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các<br /> nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương, được hợp tác quản lý thông<br /> qua luật pháp hoặc các chính sách khác trên qui mô song phương hay đa phương. Lợi ích<br /> của TBMPA nhằm cải thiện trong quan hệ và công tác bảo tồn quốc tế, thực thi các công<br /> ước và điều ước quốc tế về biển. Có một số mô hình TBMPA thành công ở các vùng biển<br /> tranh chấp của nhiều quốc gia được gọi Công viên biển hòa bình (MPP), mô hình xây<br /> dựng vùng biển đặc biệt nhậy cảm (PSSA) của IMO. Biển Việt Nam có nhiều vùng biển<br /> có ranh giới với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Inddonesia.. là<br /> vùng biển có rất nhiều khu biển có giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa đã được bảo tồn cấp<br /> quốc gia và của một số tổ chức quốc tế như Cô Tô, Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Trường Sa,<br /> Hoàng Sa, Phú Quốc. Bài báo đề xuất phân chia khu vực biển cận biên Việt Nam thành 4<br /> vùng: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, Hoàng Sa, Trường Sa và mô hình HTQT phù hợp. Bài<br /> báo cũng đề xuất xây dựng khu vực Trường Sa thành Công viên biển hòa bình quốc tế.<br /> International co-operation model on development of Transboundary marine<br /> protected areas (TBMPA) and proposed orientation for Vietnam’s Sea<br /> Du Van Toan<br /> Research institute for the management of Sea and Islands<br /> Abstract. Report overview of international models on marine protected areas across<br /> national borders in the world. TBMPA is located on the sea and the ocean has two or<br /> more borders between nations, which acts to preserve biodiversity, natural resources and<br /> local cultural significance, is the management through laws or other policies on the scale<br /> of bilateral or multilateral. Benefits of TBMPA-improved relations and international<br /> conservation work, implementation of conventions and treaties on the protection of the<br /> marine environment. Natural ecosystems, rare wildlife and marine environment to exist<br /> and move continuously on the ocean has no boundaries. There are some successful<br /> models TBMPA in the disputed sea area of many countries called Marine Park Peace<br /> (MPP), the model construction is particularly sensitive sea area (PSSA)-co-management<br /> vessels of IMO . Vietnam's sea has border with China, Philippines, Cambodia, Indonesia<br /> .. Sea is the sea has many valuable ecological, historical, and cultural preservation of the<br /> national and some international organizations such as Cat Ba and Ha Long Bay, Truong<br /> Sa, Hoang Sa and Phu Quoc. This paper proposes models of the construction of TBMPA<br /> for Vietnam Sea.<br /> The article proposed zoning Vietnam marginal sea into four regions: the Gulf of<br /> Tonkin, Gulf of Thailand and Hoang Sa, Truong Sa and appropriate ICD models. The<br /> paper also proposes the construction Spratly area - International Marine Park Peace.<br /> <br /> I. Mở đầu.<br /> Theo định nghĩa của IUCN khu bảo tồn liên quốc gia (Transboundary Marine<br /> Proctected Area-TBMPA): “Một khu TBMPA là vùng biển nằm trên khu vực<br /> biển, đại dương có hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, các đơn vị<br /> lãnh thổ như tỉnh, vùng, vùng tự trị hoặc các vùng nằm ngoài giới hạn chủ quyền<br /> và phạm vi quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên<br /> thiên nhiên và bản sắc văn hóa, được hợp tác quản lý thông qua luật<br /> .<br /> Thành lập khu bảo tồn biển liên quốc gia nhằm cải thiện trong quan hệ và công tác<br /> bảo tồn tài nguyên môi trường quốc tế. Các hệ sinh thái và động vật hoang dã của<br /> họ không có ranh giới chính trị, đặc biệt trên biển và đại dương. Do vậy, quản lý<br /> tài nguyên môi trường biển phải được coi là nhiệm vụ quốc tế, của khu vực và của<br /> các quốc gia láng giềng.<br /> Có một số cách tiếp cận hay mô hình HTQT trong việc thiết lập các khu bảo vệbảo tồn biển. Các khu bảo tồn xuyên biên giới (hay liên quốc gia) có thể được gọi<br /> là TBMPA-khu bảo tồn xuyên biên giới, MPP-công viên biển hòa bình, hay<br /> PSSA-vùng biển đặc biệt nhậy cảm. Với nỗ lực chung là đạt được bảo tồn liên<br /> quốc gia dựa trên phương thức quản lý hệ sinh thái phục vụ phát triển biển bền<br /> vững.<br /> II. Hiện trạng mô hình và các phương pháp tiếp cận TBMPA trên thế giới<br /> Các tổ chức quốc tế đang tích cực thúc đẩy các mô hình TBMPA là IUCN, WWF,<br /> IMO và đã thực hiện được gần 30 năm. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và đa<br /> dạng sinh học biển xuyên quốc gia phục vụ phát triển bền vững biển và đại dương.<br /> 1. Khu bảo tồn biển xuyên biên giới -TBMPA là những vùng mà các quốc gia<br /> láng giềng đã có ranh giới chủ quyền được phân định rõ ràng.<br /> Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã kiểm kê số lượng các khu<br /> vực bảo vệ phức hợp xuyên biên giới hiện đang tồn tại, cả trên cạn và dưới biển.<br /> Theo UNEP, hiện trên thế giới có 227 trong số này.<br /> Một số khu biển TBMPA hiện có trên thế giới (hình 3-số tương ứng như thứ tự):<br /> <br /> Hình 1. Khu TBMPA Wadden (Đan Mạch, Đức, Hà Lan)<br /> 1.Khu vực bảo vệ quốc tế Biển Wadden - bao gồm nhiều khu bảo tồn biển và bảo<br /> vệ khác nhau tại các quốc gia Đan Mạch, Đức, và Hà Lan - là một ví dụ hàng đầu<br /> về Mô hình quản lý bảo tồn và hợp tác quốc tế dựa vào hệ sinh thái. Từ năm 1982<br /> Chính phủ 3 QG đã ký hiệp ước hợp tác về BTB. Đến nay khu này đã là di sản<br /> thiên nhiên thế giới UNESCO, PSSA.<br /> 2.Khu các dải san hô Trung Mỹ bao gồm 80 khu bảo vệ-bảo tồn thiên nhiên giữa<br /> các quốc gia của Belize, Guatemala và Mexico.<br /> 3. Khu Pelagos 100.000 km2 cho cá voi ở biển Liguria - hợp tác giữa các nước<br /> Pháp, Ý, và Monaco.<br /> 4.Vùng Đông Thái Bình Dương có Khu TBMPA gồm các đặc khu kinh tế của<br /> Colombia, Costa Rica, Ecuador, và Panama.<br /> 5.Vùng Nam Đại Dương, quản lý như một khu vực được bảo vệ rất lớn bởi Ủy ban<br /> bảo tồn tài nguyên sinh vật biển của Nam Cực.<br /> 6. Khu bảo tồn biển giữa Nam Phi và Modambich.<br /> 7. Đảo Rùa nằm trên đường biên giới của Malaysia và Philip<br /> , được biết đến là nơi bảo<br /> tồn loài Rùa Xanh (Chelonia mydas). Đảo này hiện nay đã được công nhận “Khu<br /> bảo tồn Di sản Đảo Rùa được ký kết giữa Philippines và Malaysia từ năm 1996.<br /> <br /> Hình 2. Đảo Rùa (Malaysia và Philippines)<br /> 2. Công viên biển hòa bình<br /> <br /> Theo IUCN định nghĩa "công viên biển hòa bình" là: Khu bảo vệ liên quốc gia<br /> được chính thức dành riêng cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và tài<br /> nguyên thiên nhiên và văn hóa có liên quan, và để thúc đẩy hòa bình và hợp tác<br /> quốc tế trên biển, hải đảo tại những nơi còn có xung đột, mâu thuẫn.<br /> Công viên biển hòa bình có những lợi ích sau đây:<br /> -Biểu tượng của sự hợp tác đang diễn ra giữa các quốc gia với mục đích hòa bình;<br /> -Điểm nhấn cho các cuộc thảo luận giữa các nước láng giềng mặc dù các quốc gia<br /> có thể đang có chia rẽ sâu sắc về kinh tế, xã hội, môi trường, hoặc lợi ích khác;<br /> -Tăng cường an ninh và kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực biên giới<br /> biển để các chủ sở hữu hợp pháp có thể có lợi hơn từ chúng;<br /> -Phát triển cơ hội cho du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững liên doanh quốc<br /> tế trên một khu vực qui mô rộng hơn;<br /> -Một địa điểm phong phú và linh hoạt của các mối quan hệ đối với các nhà quản lý<br /> bảo tồn biển từ các quốc gia tham gia, các cơ quan chính phủ, địa phương và phi<br /> chính phủ quốc tế, và cộng đồng các nhà tài trợ.<br /> Hiện trạng Công viên biển Hòa bình-MPP (hình 3).<br /> 1. Mô hình MPP điểm về HTQT: "Công viên biển hòa bình Hồng Hải" áp dụng<br /> theo đúng nghĩa đen với những gì Israel và Jordan đã được công nhận trong phía<br /> Bắc Vịnh Aqaba, một vùng biển nửa kín được chia sẻ bởi các quốc gia này. Là<br /> một phần của hiệp ước hòa bình của họ đã ký năm 1994 để bình thường hóa quan<br /> hệ, hai quốc gia Israel và Jordan đã phát triển MPP Hồng Hải, thể hiện tại hai Khu<br /> bảo tồn biển: Aqaba của Jordan và khu Eilat của Israel. Việc thành lập MPP Hồng<br /> Hải kêu gọi các quốc gia đối tác có những nỗ lực nghiên cứu về san hô và và sinh<br /> vật biển, và thực hiện các chính sách và quy định phối hợp để bảo vệ các rạn san<br /> hô và tài nguyên sinh vật biển.<br /> 2.Công viên biển hòa bình Triều Tiên:<br /> Những bài học từ các MPP Hồng hải, cũng như từ nhiều công viên hòa bình trên<br /> mặt đất, đang được áp dụng trong các nỗ lực thành lập một công viên hòa bình<br /> biển trên bán đảo Triều Tiên. Năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch bắt<br /> đầu xây dựng MPP với Bắc Triều Tiên trong vùng biển phía tây bán đảo Triều<br /> Tiên- nhằm mục đích giúp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và hòa bình<br /> trong khu vực, là biểu tượng của "3 chữ P": bảo vệ sinh thái toàn vẹn, hòa bình và<br /> thịnh vượng kinh tế.<br /> 3. Các ứng cử viên MPP.<br /> Các nhà nghiên cứu từ Israel, Jordan, và Hoa Kỳ đề xuất một số MPP tiềm năng<br /> dự kiến trên toàn Đại dương thế giới chủ yếu tại các vùng còn có các xung đột,<br /> khủng hoảng:<br /> 3. Phía Đông đảo quốc Caribbean;<br /> 4.Vùng biển Địa Trung Hải (Gaza/Jordan/Israel);<br /> 5. Vùng ven biển Pakistan và Ấn Độ (vùng ven đồng bằng sông Indus);<br /> 6. Vùng biển Adriatic (thuộc các nước cộng hòa Nam Tư cũ);<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2