intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình" nhằm đề xuất cơ chế hợp tác bảo vệ nguồn nước, tăng cường thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt là cấp phép và quản lý sau cấp phép các loại giấy phép về tài nguyên nước; Đề xuất xây dựng mạng giám sát chất lượng nước dưới đất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình Nguyễn Đức Huy1,*, Thân Văn Đón2 1 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường TÓM TẮT Tổng hợp đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tỉnh Ninh Bình về chất lượng và trữ lượng; Tính toán, tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp mô hình dòng chảy và phương pháp giải tích; đánh giá chất lượng nước dưới đất; Khoanh định các vùng nhiễm mặn, vùng ô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm của NDĐ, dự báo xâm nhập mặn của tầng chứa nước qp bằng phương pháp mô hình dòng chảy; Khoanh định các vùng hạn chế khai thác cho từng tầng chứa nước nhằm khai thác bền vững NDĐ, không làm cạn kiệt nguồn nước, không làm gia tăng sự ô nhiễm của NDĐ; Đề xuất cơ chế hợp tác bảo vệ nguồn nước, tăng cường thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt là cấp phép và quản lý sau cấp phép các loại giấy phép về tài nguyên nước; Đề xuất xây dựng mạng giám sát chất lượng nước dưới đất. Từ khóa: Hiện trạng tài nguyên nước; chất lượng; trữ lượng. 1. Đặt vấn đề Nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Bắc Bộ sang Bắc Trung Bộ, phía bắc Ninh Bình giáp Hà Nam, Hòa Bình, phía đông giáp Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 1.387,10 Km2 với 8 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn. Dân số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính đến năm 2020 theo Niên giám thống kê là 993.921 người. Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt mức khá (Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,73%, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp), nhu cầu sử dụng nước của Ninh Bình cho các ngành nghề sản xuất cũng không ngừng gia tăng, điều đó đã dẫn đến mâu thuẫn, cạnh tranh giữa các ngành sử dụng nước. Khai thác tài nguyên nước quá mức, nhất là NDĐ đã dẫn tới sự cạn kiệt quá mức suy giảm trữ lượng NDĐ, đồng thời do hoạt động xả thải vào nguồn nước chưa có sự kiểm soát đã dẫn tới việc làm ô nhiễm nguồn NDĐ trên địa bàn tỉnh. Để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác bền vững nguồn tài nguyên quý giá này cần thiết phải đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên nước dưới đất nhằm bảo vệ và thống nhất trong cách quản lý và giám sát chất lượng, trữ lượng nước dưới đất. Cơ sở lý thuyết - Để tính toán trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đã sử dụng các phương pháp tính toán sau: + Phương pháp mô hình dòng chảy: Ứng dụng mô hình dòng chảy Visual Modflow để mô hình hóa, tính toán trữ lượng đối với các tầng chứa nước bở rời bao gồm 03 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen trên (qh2), tầng chứa nước Holocen dưới (qh1) và tầng chứa nước Pleistocen (qp); + Phương pháp giải tích: tính toán trữ lượng cho các tầng chứa nước khe nứt lục nguyên, khe nứt – karst gồm tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên Neogen (n); tầng chứa nước khe nứt- khe nứt Karst trong trầm tích Tri-as giữa, hệ thống Đồng giao (t2); tầng chứa nước khe nứt-khe nứt karst trong trầm tích Trias dưới hệ tầng Cò Nòi - Tân Lạc (t1). - Tiếp cận hiện trạng tài nguyên nước của tỉnh Ninh Bình thông qua việc điều tra, đánh giá khai thác, sử dụng nước, đã sử dụng kết quả nghiên cứu, hút nước thí nghiệm của 55 lỗ khoan trong TCN qh2, 11 lỗ khoan trong TCN qh1, 11 lỗ khoan trong TCN qp, 4 lỗ khoan trong TCN n, 11 lỗ khoan trong TCN qp, 75 lỗ khoan trong TCN t2, 38 lỗ khoan trong TCN t1 * Tác giả liên hệ Email: duchuy25282@gmail.com 227
  2. - Tiếp cận hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là một số vùng khó khăn về nước sinh hoạt. - Tiếp cận các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước để thực hiện và đề xuất các nội dung cho phù hợp và đúng quy định hiện hành; - Tiếp cận sự đồng thuận của các các cơ quan quản lý, hộ dùng nước chính thông qua hội thảo lấy ý kiến về các vấn đề đã được xác định và các quy hoạch tài nguyên nước thành phần. Các phương pháp sử dụng để thực hiện các nội dung công việc: - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp nghiên cứu hiện trường, điều tra khảo sát. - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích tài liệu. - Phương pháp kinh nghiệm. - Phương pháp mô hình toán. - Phương pháp chuyên gia, tổ chức hội thảo. - Kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). 2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2.1. Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Các tầng chứa nước chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao gồm: a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ không phân chia (q). - Phân bố ở các huyện vùng núi Nho Quan, Tam Điệp ở các vùng thấp, thung lũng giữa núi. - Thành phần đất đá hỗn hợp: Sạn, sỏi, cát lẫn sét, các mảnh dăm phong hóa từ đá gốc, tảng lăn. - Đây là tầng chứa nước nghèo, chỉ có giá trị cung cấp cho hộ gia đình hoặc tập thể nhỏ. b. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (qh2) Đây là tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất. Chúng phân bố rộng ở các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô… Diện tích tổng cộng khoảng 650,0 km2. Thành phần thạch học là cát bột sét, bộ cát lẫn sét. Khả năng chứa nước kém nên xếp vào loại nghèo nước, không dùng để cung cấp cho nơi có nhu cầu, quy mô vừa và lớn, chỉ có thể dùng cung cấp cho quy mô hộ gia đình và tập thể ít người. c. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen trên, hệ tầng Hải Hưng (qh1) Đây là tầng chứa nước thứ 2 kể từ mặt đất, bị các trầm tích của hệ tầng Thái Bình và trầm tích biển (mQ21-2hh) hệ tầng Hải Hưng phủ kín. Thành phần thạch học: cát, cát bột, bột sét lẫn cát có các di tích hữu cơ màu xám, xám đen. Với tài liệu hiện có nhận thấy tầng chứa nước qh1 thuộc loại nghèo nước, nước chủ yếu bị lợ và mặn không có giá trị sử dụng cấp cho sinh hoạt và các mục đích khác. d. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen (qp) Phân bố ở phía Bắc thị xã Tam Điệp, tổng diện tích tầng chứa nước là 263 km2. Thành phần của chúng gồm phía dưới là sạn cát, bột lẫn cát, cát sạn sỏi lẫn ít sét bột chuyển lên là sét bột lẫn ít cát, sạn. Qua tài liệu phản ánh về mức độ chứa nước, cũng như chất lượng nước (cơ bản đã bị nhiễm mặn), nhận thấy tầng qp ở đây không có khả năng cung cấp nước trên quy mô lớn. e. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên Neogen (n) Phần lộ trên mặt là những khoảng nhỏ có diện tích 0,3 - 0,5 km2 ở vùng Quang Sơn – Tam Điệp. Thành phần thạch học: Cát kết, bột kết, sét kết, cuội kết, sạn kết. Có nơi bắt gặp các di tích thực vật thân gỗ lẫn trong tầng. f. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias trên, hệ tầng Sông Bôi và hệ tầng suối Bàng (t3). Tầng chứa nước khe nứt t3 bao gồm các thành tạo của hai hệ tầng Sông Bôi và Suối Bàng, phân bố ở phía Bắc huyện Gia Viễn và Bắc huyện Nho Quan. Diện tích khoảng 27 km2. Tầng chứa nước t3 lỗ khoan nghiên cứu về địa chất thủy văn còn ít, theo kết quả nêu trên tầng chứa nước t3 được xếp vào loại trung bình, nước nhạt. Vì vậy có thể dùng cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt. g. Tầng chứa nước khe nứt- khe nứt Karst trong trầm tích Trias giữa, hệ thống Đồng giao (t2). Xét về quy mô phân bố, mức độ chứa nước, cũng như chất lượng nước ở những vùng nhạt, tầng chứa nước t2 là tầng chứa nước quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trên địa bàn tỉnh. h. Tầng chứa nước khe nứt-khe nứt karst trong trầm tích Trias dưới hệ tầng Cò Nòi - Tân Lạc (t1). Diện phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc thuộc địa bàn huyện Nho Quan, TP. Tam Điệp và một diện tích nhỏ ở Bắc huyện Gia Viễn. Diện tích tổng cộng khoảng 103 km2. Thành phần thạch học: Cát kết, bột kết tuf, đá phiến sét, sét vôi, đá vôi sét, đá vôi. 2.2. Hiện trạng tài nguyên nước dưới đất a. Trữ lượng nước dưới đất 228
  3. Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng của các tầng chứa nước Trữ lượng (m3/ng) Tầng Trữ Trữ Trữ Trữ TT chứa Cấp lượng lượng tĩnh lượng tĩnh Cấp A Cấp B Cấp C1 lượng khai thác nước A+B động tự tự nhiên đàn hồi nhiên (Qe) (Vtn) (Vđh) tiềm năng (Qkt) 1 qh2 198.720 181.125.000 204.153,75 2 qp 229,96 43.960,3 246.768.000 68.637,12 3 t2 23.923 16.937 40.860 60.685,23 304.202,3 304.202.3 4 t1 2.022 11.001 13.023 10.200 94.279,7 94.279,70 Tổng cộng 25.945 27.938 53.883 71.115,19 641.162 181.125.000 246.768.000 671.272,87 b. Chất lượng nước dưới đất * Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ không phân chia (q) Về thành phần hóa học của nước, các thành phần nhiễm bẩn của hợp chất Nitơ nhìn chung đều đảm bảo trong giới hạn cho phép của nước ngầm với hàm lượng NO2-, NH4+ trong nước gần như không phát hiện thấy. Chất lượng nước về mặt vi sinh rất tốt, đảm bảo cho nước sinh hoạt. * Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (qh2) Về độ tổng khoáng hóa (M-g/l): Phần lớn các giếng đào khu vực Tràng An-Hoa Lư, TP. Ninh Bình, khu vực huyện Yên Mô, Kim Sơn đều vượt tiêu chuẩn cho phép về nước ngầm, Về phương diện vi sinh vật: Khu vực nhiễm bẩn vi sinh vật: TP. Ninh Bình, Hoa Lư, phía nam TP. Tam Điệp, phía bắc huyện Nho Quan. Các khu vực khác nước đảm bảo cho sinh hoạt. * Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen (qp) Tuy là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân vùng Yên Khánh, Kim Sơn bằng các lỗ khoan Unicef nhưng thành phần hóa học của nước trong tầng chứa qp khá phức tạp, nước bao gồm cả nước nhạt và nước lợ. Khu vực TP. Ninh Bình và một số khu vực tập trung đông dân cư, đã có dấu hiệu ô nhiễm các hợp chất của Nitơ, đặc biệt là thành phần amoni có mẫu đã vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Nguồn nước bị nhiễm khuẩn, khi sử dụng cho sinh hoạt cần phải được xử lý. * Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Neogen (n) Nước trong tầng chứa nước thuộc loại nước từ nhạt đến lợ độ tổng khoáng hóa của nước trong khoảng từ 0,58 đến 1,5 g/l. * Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias trên, hệ tầng Sông Bôi và hệ tầng suối Bàng (t3). Nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt, độ tổng khoáng hóa trong khoảng từ 0,15 g/l đến 0,44 g/l. trung bình là 0,26 g/l. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tầng chứa nước chưa bị nhiễm bẩn các hợp chất của nitơ. Tầng chứa nước đảm bảo về mặt vi sinh. * Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - Karst trong trầm tích hệ Trias giữa – Hệ tầng Đồng Giao (t2) Thành phần của nước biến đổi khá phức tạp, nước từ nhạt đến lợ, mặn, độ tổng khoáng hóa nằm trong khoảng từ 0,11 đến 10,20 g/l. Kết quả phân tích hóa học cho thấy tầng chứa nước có dấu hiệu nhiễm bẩn các hợp chất của Nitơ, đặc biệt là nitrat và amoni. Về mặt vi sinh, tầng chứa nước đã bị nhiễm các loại vi khuẩn như Coliform, vi khuẩn hiếu khí, kị khí * Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Trias dưới (t1) Thành phần hóa học và độ tổng khoáng hóa của tầng chứa nước cũng tăng dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thành phần hóa học của nước nhìn chung đảm bảo tiêu chuẩn của nước ngầm. Kết quả phân tích vi phân cho thấy, tầng chứa nước bị nhiễm các vi khuẩn như Coliform, vi khuẩn hiếu khí, kị khí vượt quá quy chuẩn cho phép. c. Các vấn đề nổi cộm của nước dưới đất. + Tầng chứa nước trên mặt bị nhiễm bẩn các hợp chất nitơ, đặc biệt là khu vực TP. Ninh Bình, Tam Điệp và các khu vực tập trung đông dân cư...nguyên nhân gây ô nhiễm có thể do hoạt động của con người như: rác thải, nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh, chăn nuôi… Ngoài ra, khả năng nguồn gây ô nhiễm do vệ sinh quanh lỗ khoan không tốt. + Một số tầng chứa nước tiềm năng bị nhiễm mặn, ranh giới mặn nhạt ngày càng dịch chuyển sâu vào tầng chứa nước. - Vùng nước nhạt TDS1.500mg/l: chiếm diện tích 525km2. Vùng này phân bố ở trung tâm tỉnh, dọc sông Đáy và thuộc địa bàn các huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Có khả năng khai thác cho những mục tiêu hạn chế. 229
  4. Hình 1. Sơ đồ các khu vực mẫu nước bị nhiễm mặn Hình 2. Sơ đồ phân vùng mặn nhạt của TCN qp tỉnh Ninh Bình Hình 3. Sơ đồ khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước bở rời 230
  5. + Khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước kém: tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên phần lớn diện tích tỉnh cỏ khả năng tự bảo vệ rất kém (chỉ số DRASTIC DC>140) 3. Giải pháp bảo vệ nước dưới đất 3.1. Bảo vệ trữ lượng nước dưới đất - Tổng lượng nước khai thác trên toàn tỉnh không được vượt quá trữ lượng có thể khai thác (lấy bằng 30% tiềm năng tài nguyên nước dưới đất) là 201.382 m3/ngđ. - Khu vực các huyện Kim Sơn, Yên Khánh không được khai thác nước tập trung theo quy mô công nghiệp vào tầng chứa nước qh2 mà chỉ được khai thác nhỏ lẻ theo quy mô 1-3 hộ gia đình nhằm tránh hiện tượng cạn kiệt quá mức tầng chứa nước gây hiện tượng sụt lún mặt đất, dịch chuyển biên mặn vào tầng chứa nước. - Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, không khai thác tại các khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước động quy định trong giấy phép liên tục từ 03 tháng trở lên, đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình có giấy phép và có quy định về mực nước động cho phép của từng giếng, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến mực nước động bị hạ thấp quá mức; 3.2. Bảo vệ chất lượng nước - Tại các khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư, cần kiểm soát lượng nước thải thải ra môi trường, xử lý nguồn nước xả thải trước khi thải vào nguồn nước - Tại các khu vực tồn tại ranh giới mặn nhạt của các tầng chứa nước, vùng có các nghĩa trang, bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ được khoanh định vùng hạn chế khai thác theo các quy định tại Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. 3.3. Xây dựng mạng giám sát trữ lượng và chất lượng nước dưới đất. Giám sát chất lượng, trữ lượng nước dưới đất toàn diện trong tất cả các tầng chứa nước. Với nguồn ngân sách hàng năm dành cho lĩnh vực tài nguyên, môi trường, việc đề xuất xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng NDĐ nên chia theo hai giai đoạn sau để thuận lợi cho công tác đầu tư, cụ thể như sau: - Giai đoạn thứ nhất từ năm 2022-2025: Xây dựng mạng lưới giám sát trên phạm vi toàn tỉnh tại các điểm có nguy cơ ô nhiễm cao. - Giai đoạn thứ hai từ năm 2026-2030: Xây dựng mạng lưới giám sát trên phạm vi toàn tỉnh tại các điểm có nguy cơ ô nhiễm cao và tăng cường các điểm giám sát tại các vị trí có ranh giới mặn nhạt, các khu vực tập trung nghĩa trang, bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn lớn của tỉnh. 4. Kết quả và kiến nghị Bài báo đã đánh giá tổng quát được đặc điểm các tầng chứa nước, tính toán tiềm năng nước dưới đất bằng các phương pháp mô hình số và giải tích phù hợp với đặc điểm các tầng chứa nước, sơ bộ đánh giá chất lượng các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đã đánh giá được một số vấn đề nổi cộm về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh như ô nhiễm, nhiễm mặn của các tầng chứa nước, đồng thời dự báo sự dịch chuyển của biên mặn tầng chứa nước qp bằng phương pháp mô hình số. Đề xuất được các giải pháp bảo vệ số lượng, chất lượng nước dưới đất bằng các giải pháp công trình, phi công trình và phân kỳ đầu tư thực hiện. Kiến nghị, khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất để bảo vệ các tầng chứa nước; Tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệp nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Tài liệu tham khảo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến 2020. Phạm Văn Công - Đoàn 47, 2002; Báo cáo điều tra địa chất đô thị Ninh Bình. Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc. Vũ Văn Nghi, 1978; Báo cáo thăm dò tỉ mỉ nước dưới đất vùng Rịa - Hà Nam Ninh; Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc. Cao Sơn Xuyên – Đoàn 63, 1985; Báo cáo thành bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình tỷ lệ 1: 200000 tờ F48 - XXIV (Ninh Bình). Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài 231
  6. nguyên nước miền Bắc. HĐND tỉnh Ninh Bình, 2011; “Nghị quyết thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020”. Lưu HĐND tỉnh Ninh Bình. Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT. Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. ABSTRACT Assess the current status and propose solutions to protect groundwater resources in Ninh Binh province Nguyen Duc Huy1, Than Van Đon2 1 National Center for Water Resources Planning and Investigation (NAWAPI) General evaluation of the current status of groundwater resources in Ninh Binh province on the quality and volume; Calculate sum up the current state of underground water potential in Ninh Binh province, identified potential mining stocks, water qualityland; Zoning saline areas, contaminated sites, pollution of groundwater; Limited areas delineated for each aquifer exploitation for sustainable exploitation of groundwater, water depletion, not increase the pollution of groundwater; Proposed mechanisms for the protection of water resources, enhancelaw enforcement, inspection and testing of underground water resources, particularly licensing and license management after the permits on water resources; Proposed groundwater quality monitoring stations; capacity centralized wastewater treatment in industrial parks in the province Ninh Binh; propose, design reasonable forms of exploitation for each aquiferspecifics in these regions. Keywords: Current status of water resources; quality; quantity. 232
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1