Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
128(14): 93 - 100<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC<br />
THEO TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NHÃ LỘNG,<br />
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Phan Đình Binh*<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm<br />
và xác định các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp để ngăn<br />
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng đáp ứng tiêu chí về môi<br />
trường trong xây dựng nông thôn mới. Các mẫu nước ngầm đã được thu thập và phân tích tại<br />
Phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. Kết quả phân tích nước ngầm<br />
cho thấy kết các chỉ tiêu pH, Sắt, Amoni, Coliform đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN<br />
02:2009/BYT) đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt trên địa bàn xã hiện đang phải<br />
đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm như: Ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn sinh hoạt; do chất thải<br />
chăn nuôi và do hoạt động canh tác nông nghiệp.<br />
Từ khóa: Chất lượng môi trường, nước ngầm, ô nhiễm nước, Coliform<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Phú bình là một huyện thuộc tỉnh Thái<br />
Nguyên, kinh tế còn chậm phát triển, đời sống<br />
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn [6]. Do vậy,<br />
vấn đề môi trường của huyện đã bộc lộ nhiều<br />
bất cập thậm chí đáng báo động. Hiện nay,<br />
môi trường đất, môi trường không khí, nguồn<br />
nước mặt, nước ngầm đang bị ô nhiễm [4].<br />
Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời<br />
sống và sức khoẻ người dân. Trên địa bàn<br />
huyện có sông Cầu chảy qua, là nguồn nước<br />
rất quan trọng cung cấp cho sản xuất nông<br />
nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động<br />
khác [6]. Tuy nhiên do tiếp nhận nguồn nước<br />
thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,<br />
nhà máy công nghiệp…và từ Thành phố Thái<br />
Nguyên nên nước đang bị ô nhiễm. Bên cạnh<br />
đó, Phú bình là một huyện thuần nông, chủ<br />
yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Do lạm dụng<br />
phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật cùng với<br />
chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt chưa<br />
được thu gom, xử lý, rác thải rắn bừa bãi đã<br />
làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm [3].<br />
Hiện nay, xã đang thực hiện các tiêu chí xây<br />
dựng Nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về<br />
Môi trường. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà<br />
nước về môi trường nói chung và môi trường<br />
nước nói riêng trên địa bàn xã Nhã Lộng chưa<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com<br />
<br />
được quan tâm, chú trọng đúng mức. Sự ô<br />
nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm<br />
nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có<br />
biện pháp quản lý tốt chất lượng tài nguyên<br />
nước [2]. Để khắc phục, giảm thiểu được ảnh<br />
hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và sức<br />
khoẻ người dân thì công việc quan trọng là<br />
đánh giá chính xác mức độ và nguyên nhân<br />
gây ô nhiễm nước trên địa bàn xã để đưa ra<br />
giải pháp khắc phục, giảm thiểu một cách hữu<br />
hiệu và phù hợp với điều kiện của địa<br />
phương. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó,<br />
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá<br />
hiện trạng môi trường nước theo tiêu chí xây<br />
dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện<br />
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu:<br />
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường<br />
nước mặt, nước ngầm và xác định các nguồn<br />
gây ô nhiễm tại xã Nhã Lộng huyện Phú Bình<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
- Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường<br />
phù hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm<br />
môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng<br />
đáp ứng tiêu chí về môi trường trong xây<br />
dựng nông thôn mới.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,<br />
nguồn nước và hiện trạng môi trường nước,<br />
93<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô<br />
nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn xã<br />
Nhã Lộng.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ<br />
cấp: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự<br />
nhiên, kinh tế - xã hội tại UBND xã Nhã<br />
Lộng và Phòng Tài nguyên và Môi trường<br />
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến<br />
hành phỏng vấn người dân xã Nhã Lộng<br />
(chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình trong toàn xã,<br />
chia đều cho 14 xóm; không phân biệt tuổi, giới<br />
tính, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo...).<br />
Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu<br />
* Lấy mẫu: Lấy mẫu nước theo quy định<br />
TCVN 6663-11 với tổng số 18 mẫu.<br />
* Phân tích mẫu: Mẫu nước được phân tích tại<br />
phòng thí nghiệm của Viện Khoa học sự sống<br />
- Đại học Thái Nguyên.<br />
<br />
128(14): 93 - 100<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội<br />
Vị trí địa lý và khí hậu: Nhã Lộng là xã trung<br />
du miền núi nằm ở phía Tây huyện Phú Bình,<br />
cách trung tâm huyện khoảng 5 km, với tổng<br />
diện tích tự nhiên là 549,8 ha, có có ranh giới<br />
tiếp giáp với các xã như sau: Phía Bắc giáp xã<br />
Bảo Lý; Phía Đông giáp xã Úc Kỳ; Phía Tây<br />
giáp xã Điềm Thụy; Phía Nam giáp xã Điềm<br />
Thụy,Úc Kỳ huyện Phú Bình. Xã Nhã Lộng<br />
có 14 xóm, dân số (năm 2013) là 7343 khẩu<br />
(1664 hộ) [6].<br />
Xã Nhã Lộng là một xã trung du của huyện<br />
Phú Bình, khí hậu mang tính chất đặc thù của<br />
vùng nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt [6].<br />
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là<br />
23,1oC – 24,4oC.<br />
- Lượng mưa trung bình cả năm là 2000 mm<br />
đến 2500 mm.<br />
<br />
Phương pháp khảo sát thực địa: Quan sát<br />
màu sắc nước, mùi vị,…Màu sắc của nước<br />
được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và<br />
đánh giá bằng cảm quan.<br />
<br />
- Tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 7) và<br />
thấp nhất vào tháng 1<br />
<br />
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số<br />
liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy<br />
tính bằng phần mềm Excel và biểu diễn trên<br />
bảng, biểu đồ. Kết quả nghiên cứu, phân tích<br />
được so sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy<br />
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước<br />
sinh hoạt để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm<br />
có trong nước giếng [1].<br />
<br />
Với nhiệt độ và lượng mưa của vùng khí hậu<br />
nhiệt đới ẩm, về cơ bản điều kiện khí hậu của<br />
xã có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất<br />
nông, lâm nghiệp với phát triển đa dạng các<br />
loại cây trồng, có thể thâm canh tăng vụ, bố<br />
trí được từ 3 đến 4 vụ cây trồng ngắn ngày<br />
trong năm để tăng hệ số sử dụng đất.<br />
<br />
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ<br />
1200 h – 1600 h.<br />
<br />
Bảng 1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Màu sắc<br />
Mùi vị<br />
pH<br />
<br />
4<br />
<br />
Fe<br />
<br />
5<br />
<br />
NH4+<br />
<br />
6<br />
<br />
Coliform<br />
<br />
94<br />
<br />
Phương pháp phân tích<br />
Cảm quan<br />
Cảm quan<br />
Máy đo pH Meter F-51<br />
TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt<br />
bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10phenantrolin<br />
Xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so<br />
màu với thuốc thử Nessler<br />
TCVN 6187-1:1996 Chất lượng nước. Phát hiện và<br />
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu<br />
nhiệt và Escherichia coli giả định.<br />
<br />
Bảo quản<br />
Bảo quản không quá 24h<br />
Ở nhiệt độ từ 0 - 4 oC<br />
bảo quản không quá 1 tuần<br />
Ở nhiệt độ từ 0 - 4 oC<br />
bảo quản không quá 1 tuần<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư xã Nhã<br />
Lộng phân bố ở 3 miền, bao gồm:<br />
- Miền Thanh Bình gồm các xóm: xóm<br />
Hanh, xóm Nón, xóm Đồi, xóm Bến, và<br />
xóm Thanh Đàm.<br />
<br />
128(14): 93 - 100<br />
<br />
bới ở rìa sông để khai thác cát, sỏi khiến<br />
cho vào mùa khô mực nước ngầm càng thấp<br />
dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt<br />
càng gia tăng.<br />
Loại hình sử dụng nước cho sinh hoạt<br />
<br />
- Miền Sông Cầu gồm các xóm: xóm Trại,<br />
xóm Soi 1, xóm Soi 2, xóm Chiễn 1, xóm<br />
Chiễn 2.<br />
<br />
58%<br />
<br />
- Miền Hợp Thành gồm các xóm: xóm Mịt,<br />
xóm Đô, xóm Náng, xóm Xúm.<br />
<br />
42%<br />
<br />
Giếng khoan<br />
Giếng đào<br />
<br />
Nguồn nước và tình hình sử dụng nguồn<br />
nước tại xã Nhã Lộng<br />
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa<br />
bàn xã Nhã Lộng bao gồm sông, hồ, ao, kênh,<br />
mương. Là một xã trung du miền núi nên Nhã<br />
Lộng có số lượng ao, hồ ít. Nhã Lộng có dòng<br />
sông Cầu chảy qua 3 xóm: xóm Trại, xóm Soi<br />
1 và xóm Chiễn 2. Nguồn nước mặt của xã<br />
chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp<br />
và nuôi thủy sản. Nguồn nước cung cấp cho<br />
tưới tiêu nông nghiệp chủ yếu lấy từ Hồ Núi<br />
Cốc. Nguồn nước mặt của xã đang có dấu<br />
hiệu ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt ở các khu vực<br />
đông dân cư. Nguyên nhân là do nước thải<br />
chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, rác thải của<br />
người dân trong xã hầu hết đều thải ra sông,<br />
hồ ao và các kênh mương ở gần khu vực sinh<br />
sống của họ.<br />
Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn<br />
xã Nhã Lộng chủ yếu được khai thác dưới<br />
hình thức giếng đào và giếng khoan nhằm sử<br />
dụng cho mục đích sinh hoạt của các hộ gia<br />
đình (Hình 1). Biểu đồ 1 cho thấy, tại xã Nhã<br />
Lộng hiện nay giếng đào chiếm 58%, giếng<br />
khoan chiếm 42%. Phần lớn giếng đào có<br />
đường kính từ 0,8 - 1 m, sâu 10 - 15 m, độ<br />
cao miệng giếng so với mặt đất khoảng 0,5 0,8 m. Giếng khoan trên địa bàn xã có độ sâu<br />
trung bình từ 25 - 50 m. Theo ý kiến của<br />
người dân, vào mùa khô mực nước giếng rất<br />
thấp, khó khai thác vì vậy không đáp ứng đủ<br />
cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.<br />
Đặc biệt theo một số ý kiến của người dân tại<br />
miền Sông Cầu hiện nay do có hoạt động đào<br />
<br />
Hình 1: Loại hình sử dụng nước cho sinh hoạt tại<br />
xã Nhã Lộng<br />
<br />
Đánh giá hiện trạng môi trường nước xã<br />
Nhã Lộng<br />
Nước mặt<br />
Quan sát đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn xã,<br />
nước sông có màu xanh đậm, không có mùi<br />
khó chịu nhưng có sự hiện diện của các loài<br />
thực vật thủy sinh như rêu, rong... Qua đánh<br />
giá cảm quan nước vẫn có chất lượng khá tốt<br />
nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên<br />
nhân do người dân thực hiện các hoạt động<br />
chăn nuôi ở rìa sông như chăn nuôi vịt; các hộ<br />
dân ở gần sông hầu hết đều dẫn nước thải ra<br />
sông cùng với nước thải nông nghiệp.<br />
Các kênh mương: Tại các đoạn kênh mương<br />
gần khu vực đông dân cư, nước có màu đen<br />
và có mùi khó chịu; tại các đoạn kênh mương<br />
ở khu vực có ít dân cư và chảy qua các cánh<br />
đồng, nước không có màu hay mùi lạ, tuy<br />
nhiên tại các khu vực này lại chứa nhiều các<br />
bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, xác<br />
thực vật (cỏ dại)...<br />
Tuy tại khu vực này chưa bị ô nhiễm nhưng<br />
nếu người dân vẫn tiếp tục thải các bao bì<br />
thuốc BVTV, xác thực vật xuống nguồn nước<br />
thì chất ô nhiễm sẽ được tích tụ theo thời gian<br />
và gây ô nhiễm nguồn nước.<br />
Tại các hồ, ao: Trong các ao trên địa bàn xã,<br />
phần lớn trong các ao quan sát được nước có<br />
màu xanh đen, các ao của các hộ gia đình<br />
95<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
128(14): 93 - 100<br />
<br />
chăn nuôi lợn nước có mùi khó chịu bốc lên.<br />
Qua đánh giá cảm quan, nước ao trên địa bàn<br />
xã có chất lượng không tốt. Nguyên nhân là<br />
do các hộ gia đình hầu hết thải trực tiếp nước<br />
thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa qua<br />
xử lý xuống ao.<br />
<br />
gia đình (các hình thức cấp nước bằng<br />
đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như<br />
giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần,<br />
đường ống tự chảy).<br />
<br />
Như vậy, môi trường nước mặt trên địa bàn<br />
xã đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt tại các<br />
khu vực đông dân cư. Tại các khu vực thưa<br />
dân cư, môi trường nước mặt hiện vẫn có chất<br />
lượng khá tốt. Môi trường nước mặt sẽ bị ô<br />
nhiễm và ô nhiễm nặng thêm nếu không được<br />
quản lý tốt và có các biện pháp phòng ngừa<br />
hợp lý do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, phế<br />
phẩm nông nghiệp... thải vào môi trường khi<br />
chưa được xử lý.<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho<br />
thấy các chỉ tiêu pH, Fe, NH4+, Coliform của<br />
các mẫu nước ở các miền đều nằm trong giới<br />
hạn cho phép đối với nước sinh hoạt. Nước<br />
giếng trong khu vực của các miền có chất<br />
lượng khá tốt. Các nguồn gây ô nhiễm nước<br />
giếng chưa gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng<br />
nước giếng của khu vực.<br />
<br />
Nước ngầm<br />
Để đánh giá chất lượng nước ngầm tại xã Nhã<br />
Lộng chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước giếng<br />
tại một số vị trí điển hình thuộc 3 miền và<br />
phân tích các chỉ tiêu như Bảng 1.<br />
Kết quả phân tích được so sánh với QCVN<br />
02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia<br />
về chất lượng nước sinh hoạt để đánh giá chất<br />
lượng nước giếng trên địa bàn xã, trong đó:<br />
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với<br />
các cơ sở cung cấp nước.<br />
<br />
Xã Nhã Lộng được chia làm 3 miền là: Sông<br />
Cầu, Hợp Thành và Thanh Bình. Các miền có<br />
nhiều đặc điểm tự nhiên, đời sống sản xuất,<br />
sinh hoạt chung nhưng mỗi miền cũng có<br />
những đặc điểm riêng. Vì vậy mà mỗi miền<br />
cũng có các nguồn gây ô nhiễm nước giếng<br />
đặc trưng của từng nguồn.<br />
<br />
Hiện trạng chất lượng nước giếng tại các<br />
miền như số liệu Bảng 2.<br />
<br />
So sánh chất lượng nước giếng giữa các miền<br />
<br />
* Giá trị pH (Hình 2a): Giá trị pH tại các<br />
điểm khảo sát đều nằm trong giới hạn cho<br />
phép và có giá trị tương đồng đều, dao động<br />
từ 6,32 – 6,62. Độ pH tại xóm Hanh (miền<br />
Thanh Bình) là cao nhất (pH = 6,62) và thấp<br />
nhất là ở xóm Xúm (miền Hợp Thành).<br />
<br />
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với<br />
các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng tại các miền<br />
<br />
TT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn<br />
vị<br />
<br />
1<br />
<br />
Màu sắc<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
Mùi vị<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
pH<br />
Fe<br />
NH4+<br />
<br />
6<br />
<br />
Colifor<br />
m<br />
<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
VK/<br />
100<br />
ml<br />
<br />
Sông Cầu<br />
<br />
Kết quả phân tích các miền<br />
Hợp Thành<br />
Thanh Bình<br />
<br />
Mẫu N1<br />
<br />
Mẫu<br />
N2<br />
<br />
Mẫu<br />
N1<br />
<br />
Mẫu<br />
N2<br />
<br />
Mẫu<br />
N1<br />
<br />
Mẫu<br />
N2<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,33<br />
0,021<br />
0,08<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,32<br />
0,061<br />
0,10<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,25<br />
0,03<br />
0,13<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,35<br />
0,005<br />
0,32<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,43<br />
0,128<br />
0,04<br />
<br />
Không<br />
màu<br />
Không<br />
có mùi<br />
vị lạ<br />
6,62<br />
0,179<br />
0,05<br />
<br />
93<br />
<br />
15<br />
<br />
2<br />
<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
QCVN<br />
02:2009/B<br />
YT<br />
(GHTĐCP<br />
II)<br />
<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
6,0 – 8,5<br />
0,5<br />
3<br />
150<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu phân tích mẫu)<br />
<br />
96<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
128(14): 93 - 100<br />
<br />
* Giá trị sắt (Hình 2b):Qua biểu đồ trên hình<br />
2b cho thấy tại tất cả các điểm khảo sát trong<br />
xã đều có hàm lượng sắt trong nước giếng<br />
nằm trong QCCP đối với nước sinh hoạt. Tại<br />
xóm Hanh (miền Thanh Bình) có hàm lượng<br />
sắt cao nhất (0,179 mg/l), xóm Chiễn 2 (miền<br />
Sông Cầu) có hàm lượng sắt thấp nhất (0,21<br />
mg/l).<br />
<br />
sinh hoạt, chăn nuôi, còn do trong quá trình<br />
sản xuất sử dụng nhiều phân bón hóa học, đặc<br />
biệt là phân đạm có chứa hàm lượng Nito cao<br />
làm tăng hàm lượng amoni trong nước ngầm.<br />
Miền Sông Cầu có hàm lượng amoni cao thứ<br />
hai do ngoài nguồn gây ô nhiễm là nước thải<br />
sinh hoạt, chăn nuôi thì nước giếng còn bị ảnh<br />
hưởng của nước sông Cầu.<br />
<br />
* Giá trị Amoni (Hình 2c): Hình 2c cho thấy,<br />
tại tất cả các điểm khảo sát trong xã đều có<br />
hàm lượng amoni trong nước giếng nằm trong<br />
QCCP đối với nước sinh hoạt. Hàm lượng<br />
Amoni giữa các miền chênh lệch nhau khá<br />
nhiều. Tại xóm Náng (miền Hợp Thành) có<br />
hàm lượng amoni cao nhất (0,32 %), xóm<br />
Bến (miền Thanh Bình) có hàm lượng amoni<br />
thấp nhất (0,04 %). Nguyên nhân nước ngầm<br />
bị nhiễm amoni chủ yếu do các hợp chất có<br />
chứa Nito có trong nước thải sinh hoạt, nước<br />
thải chăn nuôi, phân bón,... Miền Hợp Thành<br />
có hàm lượng amoni cao nhất do đây là khu<br />
vực có hoạt động sản xuất rau rất phát triển,<br />
vì vậy ngoài nguồn gây ô nhiễm là nước thải<br />
<br />
* Giá trị Coliform (Hình 2d): Qua biểu đồ<br />
trên ta thấy, tại tất cả các điểm khảo sát trong<br />
xã đều có số lượng coliform trong nước giếng<br />
nằm trong QCCP đối với nước sinh hoạt. Số<br />
lượng Coliform trong nước giếng trên địa bàn<br />
xã có độ chênh lệch rất lớn, dao động từ 2 –<br />
93 VK/100ml. Tại xóm Chiễn 2 (miền Sông<br />
Cầu) có số lượng Coliform trong nước giếng<br />
cao nhất (93 VK/100ml), tại xóm Xúm (miền<br />
Hợp Thành) có số lượng Coliform trong nước<br />
giếng thấp nhất (2 VK/100ml). Miền Sông<br />
Cầu là khu vực ven sông Cầu, chất lượng<br />
nước sông đã có ảnh hưởng đến giá trị<br />
Coliform của khu vực làm cho tại đây có số<br />
lượng Coliform trong nước giếng là cao nhất.<br />
Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Fe trong nước giếng giữa<br />
các miền trong xã<br />
<br />
Biểu đồ thể hiện giá trị pH của nước giếng giữa<br />
các miền trong xã<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
6.7<br />
<br />
0.6<br />
<br />
6.6<br />
<br />
0.5<br />
<br />
6.5<br />
0.4<br />
<br />
6.4<br />
<br />
pH<br />
<br />
6.3<br />
6.2<br />
<br />
Fe<br />
<br />
0.3<br />
QCVN<br />
02:2009<br />
<br />
0.2<br />
<br />
6.1<br />
<br />
0.1<br />
<br />
6<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
Kí hiệu các xóm<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Kí hiệu các xóm<br />
<br />
a/<br />
<br />
b/<br />
Biểu đồ biểu diễn số lượng Coliform trong nước giếng<br />
giữa các miền trong xã<br />
<br />
Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Amoni trong nước giếng<br />
giữa các miền trong xã<br />
mg/l<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
3.5<br />
<br />
160<br />
140<br />
<br />
3<br />
<br />
120<br />
<br />
2.5<br />
<br />
NH4+<br />
<br />
2<br />
<br />
QCVN<br />
02:2009<br />
<br />
1.5<br />
<br />
100<br />
<br />
Coliform<br />
<br />
80<br />
<br />
QCVN<br />
02:2009<br />
<br />
60<br />
<br />
1<br />
<br />
40<br />
<br />
0.5<br />
<br />
20<br />
0<br />
<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Kí hiệu các xóm<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Kí hiệu các xóm<br />
<br />
c/<br />
d/<br />
(Ghi chú: (1): xóm Chiễn, (2): xóm Trại, (3): xóm Xúm, (4): xóm Náng, (5): xóm Bến, (6): xóm Hanh)<br />
Hình 2: So sánh các giá trị a/ pH, b/ sắt, c/ Amoni và d/Coliform giữa các miền trong xã Nhã Lộng<br />
<br />
97<br />
<br />