Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG<br />
(Penaeus vannamei Boone, 1931) THƯƠNG PHẨM<br />
TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN<br />
THEO HƯỚNG ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG<br />
CULTURE TECHNIQUE OF WHITE LEG SHRIMP (Penaeus vannamei Boone, 1931)<br />
IN QUANG NGAI PROVINCE AND DEVELOPED SOLUTIONS TOWARDS STABILITY<br />
AND SUSTAINABILITY<br />
Nguyễn Văn Năm1, Đỗ Thị Hòa2<br />
Ngày nhận bài: 22/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 29/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng và đề xuất các giải pháp phát triển<br />
theo hướng ổn định và bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi. Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm được<br />
thực hiện trong năm 2012. Trong nghiên cứu này, 230 hộ trong tổng số 2.298 hộ nuôi tôm chân trắng được tiến hành điều<br />
tra, phỏng vấn và thu mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy diễn biến tình hình nghề nuôi tôm chân trắng, hiện trạng kỹ thuật<br />
nuôi, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng, trị. Nghiên cứu cũng đã đề xuất 5 biện pháp cải tiến kỹ thuật và 5 giải pháp<br />
quản lý để phát triển nghề nuôi tôm chân trắng theo hướng ổn định và bền vững.<br />
Từ khóa: tôm chân trắng, kỹ thuật nuôi, dịch bệnh, Quảng Ngãi<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study has ben performed to evaluate present culture technique white leg shrimp and proposed solutions to<br />
develop technique towards stability and sustainability in Quang Ngai province. This has also aimed to investigate culture<br />
technique white leg shrimp as merchandise made in 2012. In this study we investigated, questioned and took samples from<br />
230 households out of a total of 2.298 households which were rearing White leg shrimps. The results indicated that in<br />
the present culture technique, diseases more commonly occurred than in prophylactic methods. This study also suggests 5<br />
methods to improve the cultural technique and 5 strategies for sustainable aquacultural development.<br />
Key words: White leg shrimp, culture technique, disease, Quang Ngai<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931),<br />
có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được biết có nhiều ưu<br />
điểm như tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng nhanh,<br />
nhu cầu về hàm lượng đạm trong thức ăn thấp, thời<br />
gian nuôi ngắn, có thể nuôi ở mật độ cao và cho<br />
năng suất cao hơn so với tôm sú. Do vậy, từ năm<br />
2001, tôm chân trắng đã được nhập vào Việt Nam,<br />
được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển thay thế dần cho<br />
tôm sú và bước đầu đã thu được một số thành công<br />
[5]. Người nuôi tôm ở Quảng Ngãi bắt đầu nuôi tôm<br />
chân trắng từ năm 2004, với 17 ha; đến 2012 đã<br />
1<br />
2<br />
<br />
có 525 ha nuôi thương phẩm đối tượng này, chiếm<br />
78% tổng diện tích có thể nuôi tôm của địa phương<br />
này. Những năm đầu đưa tôm chân trắng vào nuôi<br />
ở Quảng Ngãi đã đạt kết quả cao về năng suất, sản<br />
lượng và hiệu quả kinh tế, nhưng khi đã có một số<br />
lượng lớn diện tích ở địa phương chuyển sang nuôi<br />
đối tượng này, thì người nuôi tôm phải đối mặt với<br />
tình hình dịch bệnh thường xuyên xuất hiện trên<br />
diện rộng và diễn biến ngày càng phức tạp [6], [7],<br />
[11]. Do đó, việc tìm hiểu về quy trình kỹ thuật nuôi<br />
và tình hình bệnh ở tôm chân trắng trên địa bàn<br />
tỉnh Quảng Ngãi là một yêu cầu cần thiết, kết quả<br />
<br />
Nguyễn Văn Năm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các<br />
giải pháp cải tiến về kỹ thuật và quản lý dịch bệnh,<br />
giúp nghề nuôi tôm chân trắng của địa phương phát<br />
triển trong thế ổn định và bền vững.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trong năm 2012, các vùng nuôi tôm trọng điểm<br />
của tỉnh Quảng Ngãi được tiến hành thu mẫu. Số<br />
liệu thứ cấp về hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng<br />
được thu thập chủ yều từ Sở Nông nghiệp và Phát<br />
triển nông thôn, Chi cục Thú y, Phòng Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn các huyện. Số liệu sơ cấp được<br />
thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn 230 mẫu trong<br />
tổng số 2.298 hộ nuôi tôm chân trắng tại 5 huyện là<br />
Bình Sơn (47/465), Sơn Tịnh (92/921), Tư Nghĩa<br />
(37/372), Mộ Đức (19/191) và Đức Phổ (35/349).<br />
Các mẫu được phân bố ngẫu nhiên bằng hàm Rand<br />
trong phần mềm excel. Đồng thời dùng phầm mềm<br />
excel để mã hóa và phân tích số liệu thu được.<br />
<br />
Những nội dung chính thu thập trong điều tra gồm:<br />
thông tin về người nuôi tôm chân trắng (tuổi, giới<br />
tính, trình độ học vấn, thâm niên nuôi tôm); hiện<br />
trạng kỹ thuật nuôi (diện tích, độ sâu ao nuôi, thời<br />
vụ nuôi, số vụ nuôi/năm, tẩy dọn ao hồ, gây màu<br />
nước, nguồn giống, cỡ giống, chọn giống, thả giống,<br />
mật độ thả nuôi, thức ăn và cách cho ăn, chăm sóc,<br />
quản lý các yếu tố môi trường, thu hoạch, hiệu quả<br />
kinh tế); hiện trạng bệnh (các bệnh đã gặp trong<br />
3 năm gần đây, mô tả dấu hiệu chính, tác hại của<br />
bệnh, mùa vụ xuất hiện, phòng, trị và khả năng chữa<br />
trị). Dựa trên các kết quả thu được, các đề xuất giải<br />
pháp cải tiến về kỹ thuật và quản lý để phát triển ổn<br />
định và bền vững nghề nuôi tôm chân trắng thương<br />
phẩm tại tỉnh Quảng Ngãi [10].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng của<br />
Quảng Ngãi<br />
<br />
Bảng 1. Diện tích và sản lượng tôm chân trắng tại Quảng Ngãi từ năm 2008 – 2012<br />
Năm 2008<br />
<br />
Địa<br />
phương<br />
<br />
Năm 2009<br />
<br />
Năm 2010<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
DT (ha)<br />
<br />
SL (tấn)<br />
<br />
DT (ha)<br />
<br />
SL (tấn)<br />
<br />
DT (ha)<br />
<br />
SL (tấn)<br />
<br />
DT (ha)<br />
<br />
SL (tấn)<br />
<br />
DT (ha)<br />
<br />
SL (tấn)<br />
<br />
Bình Sơn<br />
<br />
15<br />
<br />
138<br />
<br />
88<br />
<br />
414<br />
<br />
112<br />
<br />
532<br />
<br />
97,5<br />
<br />
315<br />
<br />
97<br />
<br />
457<br />
<br />
Sơn Tịnh<br />
<br />
43<br />
<br />
159<br />
<br />
61<br />
<br />
272<br />
<br />
79,5<br />
<br />
265<br />
<br />
89<br />
<br />
237<br />
<br />
75<br />
<br />
246<br />
<br />
Tư Nghĩa<br />
<br />
131<br />
<br />
493<br />
<br />
165<br />
<br />
538<br />
<br />
169,5<br />
<br />
496<br />
<br />
146<br />
<br />
520<br />
<br />
146<br />
<br />
450<br />
<br />
Mộ Đức<br />
<br />
111<br />
<br />
2.250<br />
<br />
111<br />
<br />
3.277<br />
<br />
110,5<br />
<br />
2.794<br />
<br />
110,5<br />
<br />
2.674<br />
<br />
74<br />
<br />
1.014<br />
<br />
Đức Phổ<br />
<br />
180<br />
<br />
2.100<br />
<br />
173<br />
<br />
2.250<br />
<br />
132<br />
<br />
1.800<br />
<br />
144<br />
<br />
2.200<br />
<br />
133<br />
<br />
1.014<br />
<br />
Toàn tỉnh<br />
<br />
480<br />
<br />
5.140<br />
<br />
598<br />
<br />
6.751<br />
<br />
603,5<br />
<br />
5.887<br />
<br />
587<br />
<br />
5.946<br />
<br />
525<br />
<br />
4.637<br />
<br />
Chú thích: DT: diện tích, SL: sản lượng<br />
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)<br />
<br />
Số liệu ở bảng 1 đã thể hiện nghề tôm chân trắng ở Quảng Ngãi phát triển mạnh từ năm 2008, diện tích<br />
nuôi năm 2010 đạt cao nhất 603,5 ha, sản lượng năm 2009 đạt cao nhất 6.751 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2011<br />
đến nay do tình hình dịch bệnh nên diện tích và sản lượng nuôi giảm dần. Đến năm 2012, diện tích nuôi chỉ<br />
còn 525 ha và sản lượng chỉ đạt 4.637 tấn. Quảng Ngãi có 3 hình thức nuôi, đó là: quảng canh cải tiến có 160<br />
ha, bán thâm canh có 229 ha và thâm canh có 136 ha; có 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm chân trắng,<br />
sản lượng đạt 130 triệu con PL12 (PL: post-larvae: hậu ấu trùng), đáp ứng khoảng 10 – 15% nhu cầu con giống<br />
trong tỉnh, còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh [6], [7], [8].<br />
2. Thông tin về người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi<br />
Bảng 2. Độ tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi (n=230)<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
Khoảng dao động<br />
Tuổi ≤ 35<br />
Tuổi từ 36 – 50<br />
Tuổi > 50<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Kết quả điều tra<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
38,5 ± 2<br />
18 – 58<br />
45<br />
151<br />
34<br />
219<br />
11<br />
<br />
19,6<br />
65,6<br />
14,8<br />
95,5<br />
4,5<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Số liệu ở bảng 2 đã thể hiện người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi có độ tuổi trung bình 38,5±2; đa số<br />
học hết cấp II (60,4%) và có sự phân bố không đều giữa các huyện; nam giới chiếm tỷ lệ 95,5%, phụ nữ chiếm<br />
tỷ lệ 4,5%. Hình 1 thể hiện số người có thâm niên nuôi tôm từ 3 - 7 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 57%.<br />
<br />
Hình 1. Thâm niên của người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi (n=230)<br />
<br />
3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng ở 230 hộ nuôi được điều tra<br />
Bảng 3. Phân bố các hình thức nuôi theo huyện điều tra<br />
Hình thức nuôi (n=230)<br />
Huyện<br />
<br />
QCCT<br />
<br />
BTC<br />
<br />
TC<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Bình Sơn (n=47)<br />
<br />
16<br />
<br />
34,0<br />
<br />
25<br />
<br />
53,2<br />
<br />
6<br />
<br />
12,8<br />
<br />
Sơn Tịnh (n=92)<br />
<br />
32<br />
<br />
34,8<br />
<br />
52<br />
<br />
56,5<br />
<br />
8<br />
<br />
8,7<br />
<br />
Tư Nghĩa (n=37)<br />
<br />
12<br />
<br />
32,4<br />
<br />
18<br />
<br />
48,7<br />
<br />
7<br />
<br />
18,9<br />
<br />
Mộ Đức (n=19)<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
3<br />
<br />
15,8<br />
<br />
16<br />
<br />
84,2<br />
<br />
Đức Phổ (n=35)<br />
<br />
1<br />
<br />
2,8<br />
<br />
3<br />
<br />
6,6<br />
<br />
31<br />
<br />
88,6<br />
<br />
Toàn tỉnh (n=230)<br />
<br />
61<br />
<br />
26,5<br />
<br />
101<br />
<br />
43,9<br />
<br />
68<br />
<br />
29,6<br />
<br />
Chú thích: QCCT: quảng canh cải tiến, BTC: bán thâm canh, TC: thâm canh<br />
<br />
Số liệu ở bàng 3 đã thể hiện trong năm 2012, có 26,5% hộ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến,<br />
diện tích dao động từ 0,3 – 0,8 ha/ao; có 43,9% hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh, diện tích dao động từ<br />
0,25 – 0,50 ha/ao và 29,6% hộ nuôi theo hình thức thâm canh, diện tích dao động từ 0,2 – 0,5 ha/ao. Hình 2<br />
thể hiện rằng chất đáy bùn cát và cát bùn chiếm tỷ lệ cao 57% và có 14% đáy ao có lót bạt chống thấm. Có tới<br />
56% hộ nuôi sử dụng hệ thống cấp thoát nước chung, 95,2% hộ nuôi không có ao chứa.<br />
<br />
Hình 2. Tần suất gặp các loại chất đáy của ao nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi (n=230)<br />
<br />
Công tác tẩy dọn ao đã được người nuôi chú<br />
trọng. Các thao tác kỹ thuật như cày xới và phơi<br />
nắng đáy ao, vét chất thải, rửa nền đáy, khử trùng<br />
ao nuôi,… đã được thực hiện nghiêm ngặt. Tuy<br />
nhiên, một số ao nuôi ở vùng hạ triều không có điều<br />
kiện để tẩy dọn đúng yêu cầu kỹ thuật.<br />
Có từ 10 – 15% con giống được cung cấp tại<br />
địa phương, còn đa phần phải nhập từ ngoài tỉnh,<br />
<br />
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
nên công tác quản lý chất lượng giống của địa<br />
phương gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 10,4% số hộ<br />
nuôi ở địa phương thực hiện kiểm dịch con giống<br />
trước khi thả nuôi; cỡ giống thả nuôi từ PL8 – PL14<br />
(PL: post-larvae: hậu ấu trùng). Mật độ thả khác<br />
nhau tùy theo hình thức nuôi, quảng canh cải tiến từ<br />
20 – 49 con/m2, bán thâm canh từ 50 - 99 con/m2 và<br />
thâm canh từ 100 đến trên 200 con/m2.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Bảng 4. Thời vụ thả nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi năm 2012<br />
Vụ nuôi<br />
<br />
Vụ I<br />
(n = 230)<br />
Vụ II<br />
(n = 230)<br />
Vụ III (vụ đông)<br />
(n = 230)<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
<br />
Tháng 2 - 3<br />
<br />
Thời gian thả nuôi<br />
<br />
132<br />
<br />
57,4<br />
<br />
Tháng 4 - 5<br />
<br />
98<br />
<br />
42,6<br />
<br />
Không thả<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tháng 6 – 7<br />
<br />
113<br />
<br />
49,1<br />
<br />
Tháng 7 – 8<br />
<br />
19<br />
<br />
8,3<br />
<br />
Không thả<br />
<br />
98<br />
<br />
42,6<br />
<br />
Tháng 9 - 01 năm sau<br />
<br />
29<br />
<br />
12,9<br />
<br />
Không thả<br />
<br />
201<br />
<br />
87,1<br />
<br />
thâm canh tỷ lệ sống từ 70 - 80% và năng suất đạt<br />
từ 7 – 9 tấn/ha/vụ; nuôi thâm canh tỷ lệ sống từ<br />
80 - 90% và năng suất đạt trên 10 tấn/ha/vụ. Thu<br />
hoạch được tiến hành thu một lần vào cuối vụ. Cỡ<br />
tôm thu hoạch tùy thuộc vào mật độ nuôi, thông<br />
thường từ 45 - 130 con/kg.<br />
Lợi nhuận thu được khác nhau tùy theo hình<br />
thức nuôi, trong đó quảng canh cải tiến thấp nhất<br />
75 triệu đồng/ha/vụ, thâm canh cao nhất 210 triệu<br />
đồng/ha/vụ. Hàng năm giải quyết việc làm cho 4.200<br />
lao động trực tiếp, ngoài ra, giúp phát triển thêm các<br />
ngành sản xuất, kinh doanh khác.<br />
<br />
Số liệu ở bảng 4 thể hiện hầu hết các hộ nuôi<br />
2 vụ/năm, thời gian thả nuôi vụ I tập trung từ tháng<br />
2 – tháng 3, vụ II từ tháng 6 đến tháng 7, cá biệt có<br />
một số hộ vẫn còn thả nuôi vụ III (vụ đông). Thời<br />
gian của 01 vụ nuôi trung bình 86 ± 1,3 ngày, dao<br />
động từ 67 – 110 ngày. Có 100% hộ nuôi sử dụng<br />
thức ăn công nghiệp, trong đó thức ăn của Công<br />
ty Unipresident và Công ty CP là chiếm thị phần<br />
cao nhất.<br />
Tỷ lệ sống và năng suất thay đổi theo hình thức<br />
nuôi: nuôi quang canh cải tiến, tỷ lệ sống từ 40 60% và năng suất đạt từ 2-3 tấn/ha/vụ; nuôi bán<br />
4. Hiện trạng bệnh tôm chân trắng nuôi tại Quảng Ngãi<br />
<br />
Bảng 5. Một số bệnh đã gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Quảng Ngãi năm 2012<br />
TT<br />
<br />
Tên bệnh<br />
(Gọi tên theo<br />
dấu hiệu)<br />
<br />
Tần số và tần suất bệnh theo hình thức nuôi<br />
QCCT (n=61)<br />
<br />
BTC(n=101)<br />
<br />
Tính chung<br />
(n=230)<br />
<br />
TC (n=68)<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
Hội chứng đốm trắng<br />
<br />
8<br />
<br />
13,11<br />
<br />
13<br />
<br />
12,87<br />
<br />
16<br />
<br />
23,53<br />
<br />
37<br />
<br />
16,09<br />
<br />
2<br />
<br />
Bệnh hoại tử cơ<br />
<br />
5<br />
<br />
8,20<br />
<br />
6<br />
<br />
5,94<br />
<br />
6<br />
<br />
8,82<br />
<br />
17<br />
<br />
7,39<br />
<br />
3<br />
<br />
Bệnh dị dạng<br />
<br />
3<br />
<br />
4,92<br />
<br />
4<br />
<br />
3,96<br />
<br />
8<br />
<br />
11,76<br />
<br />
15<br />
<br />
6,52<br />
<br />
4<br />
<br />
Hội chứng chết sớm<br />
<br />
6<br />
<br />
9,83<br />
<br />
9<br />
<br />
8,91<br />
<br />
13<br />
<br />
19,11<br />
<br />
28<br />
<br />
12,17<br />
<br />
5<br />
<br />
Hội chứng gan tụy<br />
<br />
8<br />
<br />
13,11<br />
<br />
8<br />
<br />
7,92<br />
<br />
13<br />
<br />
19,12<br />
<br />
29<br />
<br />
12,61<br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh phát sáng<br />
<br />
3<br />
<br />
4,92<br />
<br />
5<br />
<br />
4,95<br />
<br />
5<br />
<br />
7,35<br />
<br />
13<br />
<br />
5,65<br />
<br />
7<br />
<br />
Hội chứng đen mang<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
2<br />
<br />
1,98<br />
<br />
3<br />
<br />
4,41<br />
<br />
7<br />
<br />
3,04<br />
<br />
8<br />
<br />
Hội chứng mềm vỏ<br />
<br />
4<br />
<br />
6,56<br />
<br />
3<br />
<br />
2,97<br />
<br />
3<br />
<br />
4,41<br />
<br />
10<br />
<br />
4,35<br />
<br />
Hội cong thân<br />
<br />
5<br />
<br />
8,20<br />
<br />
4<br />
<br />
3,96<br />
<br />
3<br />
<br />
4,41<br />
<br />
12<br />
<br />
5,22<br />
<br />
9<br />
<br />
Chú thích: QCCT: quảng canh cải tiến, BTC: bán thâm canh, TC: thâm canh<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 đã thể hiện<br />
rằng, tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng<br />
Ngãi thường gặp 9 hội chứng bệnh, bao gồm: hội<br />
chứng đốm trắng, bệnh hoại tử cơ, bệnh dị dạng,<br />
hội chứng chết sớm, hội chứng gan tụy, bệnh phát<br />
sáng, hội chứng đen mang, hội chứng mềm vỏ,<br />
hội chứng cong thân. Trong đó, hội chứng đốm<br />
trắng, hội chứng gan tụy và hội chứng chết sớm có<br />
tần suất gặp cao nhất trong năm 2012 (16,09%),<br />
<br />
tỷ lệ gây chết lớn và chưa có biện pháp phòng, trị<br />
hiệu quả. Bệnh trên tôm chân trắng thường xuất<br />
hiện quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào đầu<br />
mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4). Đã có nhiều<br />
biện pháp phòng và trị bệnh đã được người nuôi<br />
tôm chân trắng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ<br />
đạt được ở một số bệnh như bệnh phát sáng, hội<br />
chứng mềm vỏ, hội chứng cong thân và đôi khi hội<br />
chứng đen mang.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Hình 3. Những bệnh thường gặp ở tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi<br />
A: Tôm chân trắng bị bệnh hoại tử cơ<br />
C: Tôm chân trắng bị hội chứng chết sớm<br />
<br />
5. Một số đề xuất giải pháp cải tiến về kỹ thuật<br />
và quản lý nghề nuôi tôm chân trắng thương<br />
phẩm tại tỉnh Quảng Ngãi theo hướng ổn định và<br />
bền vững<br />
5.1. Các đề xuất giải pháp về cải tiến kỹ thuật<br />
Các ao nuôi thâm canh ở Quảng Ngãi, thả nuôi<br />
với mật độ khá cao từ 100 đến trên 200 con/m2,<br />
nhưng độ sâu trung bình chỉ 1,4-1,5m, do đó cần<br />
nâng cao độ sâu lên khoảng 1,7-1,8m để ổn định<br />
môi trường và tăng không gian hoạt động cho tôm<br />
nuôi. Có một số lượng lớn người nuôi tôm chân<br />
trắng không có ao chứa nước (95,2%) và không<br />
có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt (56%), đây<br />
chính là điều kiện để bệnh tôm nhanh chóng lây<br />
lan thành dịch. Do vậy, cần tăng tỷ lệ số hộ có ao<br />
chứa và hệ thống cấp thoát nước riêng biệt sẽ có<br />
ý nghĩa lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh.<br />
Có 2,9% hộ nuôi còn thả tôm vụ III (từ tháng 9 đến<br />
tháng 1 năm sau), đây là vụ nuôi chứa đựng nhiều<br />
rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi<br />
cần thực hiện thả nuôi đúng mùa vụ để giảm thiểu<br />
thiệt hại. Chỉ có 40,4% số hộ nuôi bán thâm canh<br />
và thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học trong<br />
quá trình nuôi. Vì thế, cần tăng tỷ lệ hộ nuôi sử<br />
dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng<br />
nước ao nuôi, cải thiện tốc độ sinh trưởng và tăng<br />
cường sức khỏe cho tôm nuôi hạn chế dịch bệnh.<br />
<br />
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
B: Tôm chân trắng bị bệnh đen mang<br />
D: Tôm chân trắng bị bệnh đốm trắng<br />
<br />
Đa số người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi<br />
thả giống chưa qua kiểm dịch (89,6%). Do đó, đề<br />
nghị người nuôi cần thực hiện kiểm dịch con giống<br />
bằng kỹ thuật PCR để đảm bảo con giống không<br />
bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [1], [2],<br />
[3], [4], [7].<br />
5.2. Các đề xuất về công tác quản lý<br />
Hiện nay các vùng nuôi tôm ở Quảng Ngãi chủ<br />
yếu là do người dân tự phát không theo quy hoạch,<br />
điều kiện hạ tầng vùng nuôi và ao nuôi không đáp<br />
ứng quy trình kỹ thuật nuôi. Do đó, đề nghị các nhà<br />
quản lý cần tiến hành quy hoạch cải tạo nâng cấp<br />
các vùng nuôi tôm hiện có theo hướng có kênh cấp<br />
thoát riêng biệt, đồng thời dành một phần diện tích<br />
để xây dựng ao chứa xử lý nguồn nước cấp và ao<br />
xử lý nước thải. Tăng số lượng và quy mô công<br />
suất cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm chân<br />
trắng để chủ động cung cấp con giống đảm bảo<br />
số lượng, chất lượng và đúng mùa vụ cho người<br />
nuôi. Thực hiện đầu tư và nhanh chóng đưa phòng<br />
xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR đi<br />
vào hoạt động. Quản lý chặt chẽ hơn thời vụ nuôi,<br />
có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp cố tình<br />
thả nuôi tôm vụ III. Tạo mối gắn kết giữa người sản<br />
xuất giống với người nuôi tôm và người thu mua sản<br />
phẩm [8], [9], [10].<br />
<br />